Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, nhu cầu về hoa trên
thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng tăng nhanh hơn bao giờ hết. Hoa tươi trở
thành một loại sản phẩm mang giá trị kinh tế cao và chiếm vị trí đặc biệt trong thị
trường sản phẩm hàng hóa nông nghiệp thế giới.Trong đó, hoa Cúc là một trong
những loại hoa được nhiều người ưa chuộng và phổ biến nhất.
Trong xu thế hội nhập, cùng với chính sách mở cửa của nhà nước, nhiều nhà
đầu tư nước ngoài như Công ty Hasfarm ở Đà Lạt không ngừng đưa vào Việt Nam
những giống hoa Cúc đẹp và có giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy, hiện nay sản phẩm
hoa Cúc rất đa dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc. Việc xuất hiện liên tục của
những giống hoa Cúc ngoại nhập, bên cạnh các giống hoa nội địa, đã giúp mở rộng
sản xuất và qua đó đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
Khi sản xuất được mở rộng, nhu cầu về giống cũng tăng theo, và phương pháp
nhân giống cũng không ngừng cải tiến. Cây hoa Cúc được nhân giống chủ yếu bằng
phương pháp vô tính qua phương pháp giâm cành truyền thống. Nhiều năm qua, thực
tế cho thấy phương pháp này không đáp ứng kịp nhu cầu giống, mặt khác còn mang
nguy cơ làm lây lan bệnh hại và làm thoái hóa giống.Vì vậy trong sản xuất số lượng
lớn cây giống sạch bệnh với tốc độ nhanh, chất lượng đồng đều và đồng nhất về mặt di
truyền, phương pháp nhân giống vô tính in vitro cây hoa Cúc rất hiệu quả.
Các nghiên cứu nuôi cấy mô truyền thống thường không quan tâm nhiều đến
các yếu tố môi trường, và thường dựa quá nhiều vào những ứng dụng các chất điều hòa
tăng trưởng thực vật ngoại sinh. Bên cạnh đó, việc bổ sung đường, agar và vitamin vào
môi trường nuôi cấy, cùng với việc sử dụng hệ thống nuôi cấy kín dẫn đến nhu cầu đòi
hỏi sự vô trùng tuyệt đối. Điều này làm tăng chi phí sản xuất; gây ra sự mất mát một số
lượng lớn cây con do nhiễm nấm khuẩn trong quá trình nuôi cấy; cảm ứng sự biến dị
về hình thái, sinh lý cây nuôi cấy; đặc biệt là hiện tượng thủy tinh thể (vitrification)
thường xuất hiện. Chính vì vậy mà tỷ lệ sống của cây in vitro trong giai đoạn thuần
hóa sau ống nghiệm thấp.
95 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5433 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nuôi cấy quang tự dưỡng cây hoa cúc cắt cành (chrysanthemum sp.) bằng hệ thống túi nylon, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
TRẦN PHƢỚC LINH
NUÔI CẤY QUANG TỰ DƢỠNG
CÂY HOA CÚC CẮT CÀNH (Chrysanthemum sp. )
BẰNG HỆ THỐNG TÚI NYLON
Luận văn kỹ sƣ
Chuyên ngành công nghệ sinh học
Thành phố Hồ Chí Minh
2006
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
***000***
NUÔI CẤY QUANG TỰ DƢỠNG
CÂY HOA CÚC CẮT CÀNH (Chrysanthemum sp. )
BẰNG HỆ THỐNG TÚI NYLON
Luận văn kỹ sƣ
Chuyên ngành công nghệ sinh học
Giáo viên hƣớng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS. NGUYỄN TIẾN THỊNH TRẦN PHƢỚC LINH
Niên khóa: 2002 – 2006
Thành phố Hồ Chí Minh
8/2006
3
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY,HCHC
DEPARTMENT OF BIOTECHNOLOGY
***000***
PHOTOAUTOTROPHIC CULTURE OF
CUT MUM (Chrysanthemum sp. ) USING
NYLON – BAG SYSTEM
GRADUATION THESIS
MAJOR: BIOTECHNOLOGY
Professor: Student:
PhD. NGUYEN TIEN THINH TRAN PHUOC LINH
Term: 2002 - 2006
HCMC
9/2006
4
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, nhu cầu về hoa trên
thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng tăng nhanh hơn bao giờ hết. Hoa tươi trở
thành một loại sản phẩm mang giá trị kinh tế cao và chiếm vị trí đặc biệt trong thị
trường sản phẩm hàng hóa nông nghiệp thế giới.Trong đó, hoa Cúc là một trong
những loại hoa được nhiều người ưa chuộng và phổ biến nhất.
Trong xu thế hội nhập, cùng với chính sách mở cửa của nhà nước, nhiều nhà
đầu tư nước ngoài như Công ty Hasfarm ở Đà Lạt không ngừng đưa vào Việt Nam
những giống hoa Cúc đẹp và có giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy, hiện nay sản phẩm
hoa Cúc rất đa dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc. Việc xuất hiện liên tục của
những giống hoa Cúc ngoại nhập, bên cạnh các giống hoa nội địa, đã giúp mở rộng
sản xuất và qua đó đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
Khi sản xuất được mở rộng, nhu cầu về giống cũng tăng theo, và phương pháp
nhân giống cũng không ngừng cải tiến. Cây hoa Cúc được nhân giống chủ yếu bằng
phương pháp vô tính qua phương pháp giâm cành truyền thống. Nhiều năm qua, thực
tế cho thấy phương pháp này không đáp ứng kịp nhu cầu giống, mặt khác còn mang
nguy cơ làm lây lan bệnh hại và làm thoái hóa giống.Vì vậy trong sản xuất số lượng
lớn cây giống sạch bệnh với tốc độ nhanh, chất lượng đồng đều và đồng nhất về mặt di
truyền, phương pháp nhân giống vô tính in vitro cây hoa Cúc rất hiệu quả.
Các nghiên cứu nuôi cấy mô truyền thống thường không quan tâm nhiều đến
các yếu tố môi trường, và thường dựa quá nhiều vào những ứng dụng các chất điều hòa
tăng trưởng thực vật ngoại sinh. Bên cạnh đó, việc bổ sung đường, agar và vitamin vào
môi trường nuôi cấy, cùng với việc sử dụng hệ thống nuôi cấy kín dẫn đến nhu cầu đòi
hỏi sự vô trùng tuyệt đối. Điều này làm tăng chi phí sản xuất; gây ra sự mất mát một số
lượng lớn cây con do nhiễm nấm khuẩn trong quá trình nuôi cấy; cảm ứng sự biến dị
về hình thái, sinh lý cây nuôi cấy; đặc biệt là hiện tượng thủy tinh thể (vitrification)
5
thường xuất hiện. Chính vì vậy mà tỷ lệ sống của cây in vitro trong giai đoạn thuần
hóa sau ống nghiệm thấp.
Nhiều nghiên cứu ở những loài thực vật khác nhau đã cho thấy phương pháp có
thể giúp khắc phục những nhược điểm trên, nâng cao rõ rệt chất lượng cây giống là
phương pháp: Vi nhân giống bằng công nghệ quang tự dƣỡng. Theo phương pháp
này khả năng tự quang hợp của cây được tạo điều kiện phát triển, sử dụng môi trường
nhân giống chỉ bao gồm các loại muối khoáng, mà không có sự bổ sung đường hay các
loại vitamin.
Song song với những nghiên cứu về quang tự dưỡng, hệ thống nuôi cấy cũng
không ngừng được cải tiến.
Trong đó hệ thống nghiên cứu trong túi nylon rẻ tiền tỏ ra có nhiều triển vọng
trong hạ giá thành sản phẩm cây con.
Với những lý do đã nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “nuôi cấy quang tự
dƣỡng cây hoa Cúc cắt cành (chrysanthemum sp. ) bằng hệ thống túi Nylon”.
1.2. Mục đích – yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu các điều kiện nuôi cấy quang tự dưỡng thích hợp, sử dụng các bịch
nylon dân dụng, nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành cây giống Cúc in vitro.
1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu tăng trưởng của cây hoa Cúc trong phòng thí nghiệm và
ngoài vườn ươm ở các điều kiện thí nghiệm quang tự dưỡng khác nhau.
Tính toán sơ bộ chi phí giữa các hệ thống và phương pháp nuôi cấy. Từ đó xác
định được giá thành của chúng.
6
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu về cây hoa Cúc
2.1.1. Nguồn gốc cây hoa Cúc
Hoa Cúc có tên khoa học là Chrysanthemum sp. (hiện nay chi Chrysanthemum
còn có tên là Dendrathema). Hoa Cúc có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản. Các
nhà khảo cổ học Trung Quốc đã chứng minh rằng từ đời Khổng Tử người ta đã làm lễ
thắng lợi hoa vàng (hoa Cúc) và cây hoa Cúc cũng đã đi vào các tác phẩm hội họa từ
thời gian này. Ở Nhật Bản, Cúc là một loài hoa quí (Quốc hoa) thường được dùng
trong các buổi lễ quan trọng.
2.1.2. Tình hình sản xuất và thƣơng mại cây hoa Cúc trên thế giới và Việt Nam
Tuy cây Cúc có nguồn gốc từ lâu đời nhưng đến năm 1688 Jacob Layn người
Hà Lan mới trồng phát triển mang tính thương mại ở đất nước này. Đến đầu thế kỷ 18,
cây hoa Cúc là cây hoa quan trọng nhất đối với Trung Quốc, Nhật Bản. Ở Hà Lan, Cúc
là cây quan trọng thứ hai sau hoa hồng. Hàng năm kim ngạch giao lưu buôn bán hoa
cúc trên thị trường thế giới ước đạt tới 1,5 tỷ USD (Đặng Văn Đông, 2003).
Bảng 2.1. Những nƣớc xuất khẩu và nhập khẩu hoa Cúc hàng năm
Tên nƣớc Xuất khẩu (triệu USD) Nhập khẩu (triệu USD)
Trung Quốc 300 200
Nhật Bản 150 200
Hà Lan 250 100
Pháp 70 110
Đức 80 50
Nga 120
Mỹ 50 70
Singapo 15
Israel 12
(Theo Đặng văn Đông, 2003).
7
Ở Việt Nam, hoa Cúc được du nhập vào từ thế kỷ 15. Đến đầu thế kỷ 19 đã
hình thành các vùng chuyên canh cung cấp cho người tiêu dùng, một phần để chơi
thưởng thức, một phần phục vụ việc cúng lễ và một phần dùng làm dược liệu. Hiện
nay hoa Cúc có mặt ở khắp mọi nơi từ vùng núi cao đến đồng bằng, từ nông thôn đến
thành thị. Các vùng trồng nhiều mang tính tập trung là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh, Đà Lạt, và Hải Phòng.
Riêng ở Đà Lạt là nơi lý tưởng cho việc trồng hoa Cúc quanh năm. Ngoài ra
điều kiện khí hậu rất thích hợp cho việc sinh trưởng, phát triển của hầu hết các giống
Cúc được nhập từ nước ngoài vào. Hiện nay ở Đà Lạt có trên 70 giống Cúc được trồng
với mục đích cắt cành. Giống hoa Cúc hiện nay chủ yếu xuất phát từ Hà Lan và được
du nhập vào Đà Lạt với nhiều hình thức khác nhau. Trong đó các công ty nước ngoài
như Harfarm, Bonifarm góp một phần không nhỏ trong việc tạo sự đa dạng cho thị
trường giống Cúc Việt Nam.
Theo số liệu thống kê về tình hình sản xuất hoa tại thành phố Đà Lạt, cho thấy
diện tích và sản lượng hoa Cúc là lớn nhất so với những loại hoa khác.
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất hoa tại thành phố Đà Lạt
Chủng loại Diện tích (ha) Sản lƣợng (triệu cành)
Hoa Cúc 300 120
Hoa Hồng 122 56
Hoa Cẩm Chƣớng 13,5 12
Hoa Lys Lys 12 4
(Nguồn: thông tin kinh tế-xã hội tỉnh Lâm Đồng, 2005)
2.1.3. Vị trí phân loại
- Ngành : Angiospermatophyta
- Lớp : Dicotyledoneae
- Bộ : Asterales
- Họ : Asteraceae
- Chi :Chrysanthemum (Dendrathema).
- Loài: Có nhiều loài, nhưng phổ biến như hoa cắt cành có thể kể là: morifolium.
8
2.1.4. Đặc điểm thực vật học và sinh thái cây hoa Cúc
2.1.4.1. Đặc điểm thực vật học
Rễ
Rễ của Cúc là loại rễ chùm, phần lớn phát triển theo chiều ngang, phân bố ở
tầng đất mặt từ 5 – 20cm. Số lượng rễ rất lớn nên khả năng hút nước và các chất dinh
dưỡng rất mạnh.
Thân
Cây thuộc loại thân thảo nhỏ, có nhiều đốt giòn dễ gãy. Kích thước thân cao hay
thấp, to hay nhỏ, cứng hay mềm phụ thuộc từng giống và thời vụ trồng.
Lá
Thường là lá đơn không có lá kèm, mọc so le nhau, bản lá xẻ thùy lông chim,
phiến lá mềm mỏng có thể to hay nhỏ, màu sắc xanh đậm hay nhạt phụ thuộc vào từng
giống. Mặt dưới phiến lá bao phủ một lớp lông tơ, mặt trên nhẵn, gân hình mạng. Trong
một chu kỳ sinh trưởng tùy từng giống mà trên một thân cây Cúc có từ 30 – 50 lá.
Hoa
Hoa Cúc chủ yếu ở hai dạng:
- Dạng lưỡng tính: trong hoa có cả nhị đực và nhụy cái.
- Dạng đơn tính: chỉ có nhị đực hoặc nhụy cái, đôi khi có loại vô tính (không
có cả nhụy, nhị).
Màu sắc hoa Cúc rất khác nhau, hầu như có tất cả các màu của tự nhiên: trắng,
vàng, đỏ, tím, hồng, xanh. Trong đó trên mỗi bông hoa có thể có một màu duy nhất,
hoặc có vài màu riêng biệt hoặc có thể có rất nhiều màu pha trộn, tạo nên một thế giới
màu sắc vô cùng phong phú và đa dạng.
Tùy theo cách sắp xếp của cánh hoa mà người ta phân ra thành nhóm hoa kép
(có nhiều vòng hoa sắp xếp trên bông) và nhóm hoa đơn (chỉ có một vòng hoa trên
bông). Những cánh hoa nằm ở phía ngoài có màu sắc đậm hơn. Cánh hoa có nhiều
hình dáng khác nhau: có dạng cong hoặc thẳng, có loại cánh ngắn hoặc cánh dài, cuốn
ra ngoài hay cuốn vào trong.
Đường kính của bông hoa phụ thuộc vào giống. Giống hoa to có đường kính 10
– 12cm, loại trung bình 5 – 7cm và loại nhỏ từ 1 – 2cm.
9
2.1.4.2. Sinh thái cây hoa Cúc
Nhiệt độ
Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự sinh trưởng, phát
triển, nở hoa và chất lượng của hoa Cúc. Đa số các giống Cúc được trồng hiện
nay đều ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 15 – 200C. Bên cạnh đó có
một số giống chịu nhiệt độ cao (30 – 350C). Trong thời kỳ ra hoa cần đảm bảo
nhiệt độ thích hợp (cho từng loại giống Cúc) thì hoa sẽ to và đẹp.
Ánh sáng
Ánh sáng có hai tác dụng chính đối với Cúc:
+ Ánh sáng là một yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển của cây. Nó
cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp tạo ra chất hữu cơ cho cây.
+ Ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân hóa mầm hoa và nở hoa của Cúc.
Cúc được xếp vào loại cây ngày ngắn. Thời gian chiếu sáng thời kỳ phân hóa
mầm hoa tốt nhất là 10 giờ chiếu sáng/ngày. Thời gian chiếu sáng kéo dài thì sự
sinh trưởng của cây hoa Cúc dài hơn, thân cây cao, lá to, hoa ra muộn, chất lượng
hoa tăng. Thời gian chiếu sáng 11 giờ/ngày cho chất lượng hoa Cúc tốt nhất.
Ẩm độ
Cúc là cây trồng cạn, không chịu được úng. Đồng thời là cây có sinh khối lớn,
bộ lá to, tiêu hao nước nhiều nên cũng kém chịu hạn. Độ ẩm đất từ 60 – 70%,
độ ẩm không khí 55 – 65% thuận lợi cho cây Cúc sinh trưởng tốt.
Đất và dinh dƣỡng
- Đất: có vai trò cung cấp nước, dinh dưỡng cho sự sống của cây. Cây hoa Cúc
có bộ rễ ăn nông do vậy yêu cầu đất cao ráo, thoát nước, tơi xốp.
- Các chất dinh dưỡng: các loại phân hữu cơ (phân chuồng, phân vi sinh, than
bùn), phân vô cơ (đạm, lân, kali) và các loại phân trung, vi lượng (Ca, Mg, Zn,
Cu, Fe, Mn, Bo…) có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát
triển, năng suất và chất lượng của hoa Cúc.
10
2.1.5. Phân loại
2.1.5.1. Nhóm giống cũ
(1) Cúc đại đóa vàng: Cây cao 60-80cm, thân yếu, mềm, lá to, không đứng thẳng
được tự nhiên mà phải có cọc đỡ. Hoa kép to đường kính 8-10cm, cánh dài hơi cong
vào trong, cánh không sít vào nhau. Khả năng chịu rét kém nhưng chịu hạn tốt. Thời
gian sinh trưởng rất dài 150-180 ngày, hiện nay ít trồng.
(2) Cúc vàng hè Đà Lạt: Cây cao 40-50cm, thân nhỏ mảnh và cong. hoa to trung
bình 4-5cm, cánh ngắn, mềm, màu vàng tươi. Nhiều lá to màu xanh vàng, chịu nóng
tốt. thời gian sinh trưởng 90-120 ngày. Nhược điểm là cánh hoa mềm, tuổi thọ hoa
ngắn nên giống này hiện nay ít trồng.
(3) Cúc chi Đà Lạt: Cây cao 40-50cm, cây bụi, thân nhỏ cong, phiến lá to mỏng,
màu xanh nhạt. Hoa đơn nhỏ, đường kính 2,0-2,5cm cánh màu trắng ở viền ngoài và
hơi vàng ở giữa. Cây chịu lạnh, thời gian sinh trưởng 120-150 ngày.
(4) Cúc chi trắng Đà Lạt: Cây nhỏ, dạng thân bò, phân cành nhiều, lá nhỏ màu
xanh đậm. Hoa nhỏ đường kính 1-1,5cm có màu trắng, mùi thơm nhẹ. Trồng đẻ ướp
chè, phơi khô làm thuốc nam.
(5) Cúc chi vàng Đà Lạt: Cây giống như chi trắng, hoa màu vàng mùi thơm hắc.
Trước kia người ta trồng để tạo thành cây hình cầu, trồng vào chậu chơi tết, hoặc để
trồng trong các bồn hoa công viên.
(6) Cúc gấm: Dạng cây bụi cao khoảng 30-40cm, khả năng phân cành rất mạnh do
đó cũng dùng để tạo tán hình cầu trông giống mâm xôi. Hoa màu vàng nhạt đường
kính 1,5-2,5cm. Thời gian sinh trưởng dài 120-150 ngày, khả năng chịu rét kém.
(7) Cúc họa mi: Cây cao 45-50cm khả năng phân cành mạnh. Hoa đơn nhỏ, đường
kính hoa 3-4cm, cánh dài, chiều rộng cánh nhỏ, màu trắng nhạt. Thời gian sinh trưởng
dài 5-6 tháng. Khả năng chịu rét kém
(8) Cúc kim tử nhung: Cây cao 55-60cm, thân cứng lá to, dài, răng cưa sâu, có
màu xanh đậm. Hoa màu vàng nghệ pha đỏ nâu, đường kính hoa to 8-10cm. Thời gian
sinh trưởng dài, chịu rét tốt.
(9) Cúc tím hoa cà: Cây cao 50-60cm, thân cứng. Hoa to 8-10cm, cánh xếp chồng
lên nhau cuốn cong vào phần giữa, hoa màu hoa cà, chịu rét tốt. Thời gian sinh trưởng
dài 110-130 ngày.
11
(10) Cúc đỏ tiết dê: Cây cao 50-60cm, thân cứng. Hoa to đường kính 8-12cm, màu
đỏ tiết dê cánh hẹp dài uốn cong vào phía giữa hoa.
2.1.5.2. Nhóm giống mới nhập nội
(11) Cúc vàng Đài Loan: Được chọn lọc từ tập đoàn Cúc nhập nội của Đài Loan
năm 1994. Cây cao 70-80cm, lá xanh đậm, phiến lá dày, thân mập thẳng, cứng. Hoa
kép to có nhiều tầng xếp rất chặt, đường kính hoa 10-12cm, hoa màu vàng nghệ, rất
bền (10-12 ngày ). Thời gian sinh trưởng 120-150 ngày, thích hợp với vụ mùa thu
đông.
(12) Cúc CN 93: Được nhập nội từ Nhật Bản về Việt Nam năm 1993, nhiều năm
liền được thị trường ưa chuộng. Cây cao trung bình 60-70cm, cứng, mập thẳng, lá
xanh to. Hoa kép, màu vàng, đường kính 10-12cm, cánh dày xếp sít chặt nhau, hoa
bền, thời gian cắm lọ 10-15 ngày. Thời gian sinh trưởng ngắn 90-110 ngày, chịu nhiệt
tốt có thể trồng nhiều thời vụ trong năm, nhưng thích hợp nhất là vụ xuân hè và hè thu
(tháng 4-tháng 11).
(13) Cúc CN 97: Được nhập nội từ Nhật Bản. Cây cao từ 55-65cm, cây to mập, lá
xanh dày. Hoa kép màu trắng sữa, cánh dày đều xếp chặt vào nhau, đường kính hoa
10-12cm, Thời gian sinh trưởng 90-110 ngày, chịu rét.
(14) Cúc CN 98: Được nhập nội từ Nhật Bản.Cây cao thẳng từ 60-70cm, lá xanh
đậm. Hoa to, đường kính trung bình 8-10cm, màu vàng chanh. Thời gian sinh trưởng
80-90 ngày, chịu nóng, là một trong những giống chủ lực của mùa hè hiện nay.
(15) Cúc CN 42: Được Viện Di Truyền Nông Nghiệp nhập từ Hà Lan về năm
2001. Giống có đặc điểm cây cứng, lá xanh bóng, chiều cao trung bình 70-80cm. Hoa
màu trắng trong. Thời gian sinh trưởng 90-95 ngày, phù hợp với thời vụ đông.
(16) Cúc CN 45: Được nhập cùng giống CN 42, cây cao trung bình 70-80cm.
Cánh hoa bên ngoài màu trắng, cánh bên trong hơi vàng, đường kính hoa 7-10cm. Thời
gian sinh trưởng 90-100 ngày, thích hợp với vụ đông.
(17) Cúc CN 44: được nhập cùng giống CN 42, CN 45, cây cao 85-90cm, lá hình
lông chim hẹp, hoa màu vàng đậm, đường kính 9-11cm. thời gian sinh trưởng 90-95
ngày, thích hợp trồng trong vụ đông.
Ngoài các giống chính trên còn có rất nhiều giống khác đang được trồng ở Hà Nội
và các tỉnh phía Bắc. Tên gọi của chúng được mô tả theo đặc điểm hoa, màu sắc,
12
nguồn gốc hoặc do các tác giả đặt tên. Ví dụ như: cánh sen, vàng nhị nâu, đỏ cờ, da
hồng, tím Huế, tím lồi to, tím lồi con, trắng xanh, lồi xanh, vàng Tầu, chi trắng Hà
Lan, chi vàng Hà Lan, tím sen, tím xoáy, tím hè, ánh vàng, ánh bạc, đầu đỏ, đầu vàng,
CN40, Cn41, HL1…Bộ giống phong phú này luôn đáp ứng thị hiếu của người chơi
hoa và những người muốn sưu tập về hoa Cúc.
Hình 2.1. một số loài hoa Cúc
2.1.6. Các phƣơng pháp nhân giống cây hoa Cúc
2.1.6.1. Phƣơng pháp nhân giống cổ điển
a) Mầm giá
Mầm giá là những mầm non mọc lên từ rễ, phát sinh chung quanh gốc cây mẹ.
mầm giá phát sinh nhiều hay ít tùy giống, đất đai và điều kiện chăm sóc. Mầm giá
thường đảm bảo tính chất của cây mẹ, cho hoa to nhưng không đều.
13
Mầm giá thường to khỏe nên khả năng sinh trưởng, phát triển mạnh, cho hoa tốt
nhưng thời gian cho hoa lâu hơn so với giâm cành. Trong thực tế sản xuất quy mô nhỏ,
ta có thể tăng số lượng bằng cách tách mầm từ những cây Cúc có nhiều mầm chồi phát
sinh quanh gốc.
b) Giâm cành
Đây là biện pháp kỹ thuật đơn giản đang được sử dụng phổ biến. Muốn có cành
giâm tốt phải chuẩn bị vườn cây nguyên liệu (cây mẹ). Hệ số nhân Cúc theo phương
pháp này đạt từ 15 – 20 lần tức là để trồng từ 15 – 20 ha cần phải có 1 ha vườn cây mẹ.
2.1.6.2. Nhân giống Cúc bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô
Đây là phương pháp khoa học và hiện đại, phục vụ cho sản xuất với quy mô
công nghiệp lớn. Ưu điểm của phương pháp này là hệ số nhân giống rất cao, từ một bộ
phận của cây hoa Cúc sau 1 năm có thể cho ra đời từ 40 – 60 tỷ cây (Đặng Văn Đông,
2003). Các cây này đều sạch bệnh, chất lượng tương đối đồng đều và đồng nhất về mặt
di truyền.
Nuôi cấy mô hoa Cúc đã được thực hiện từ cuối những năm 1960 với mục đích
làm tăng nhanh tốc độ nhân giống hơn với cách giâm cành cổ điển, tạo được dòng sạch
bệnh vi rút, gây giống đột biến và dự trữ giống.
2.2. Phƣơng pháp nhân giống vô tính in vitro
2.2.1. Khái niệm
Nuôi cấy mô tế bào thực vật hay còn gọi là nuôi cấy in vitro là công cụ cần thiết
trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và ứng dụng của ngành công nghệ sinh học.
Nhờ áp dụng kĩ thuật nuôi cấy mô, con người đã thúc đẩy thực vật sinh sản nhanh hơn
gấp nhiều lần so với tự nhiên. Do đó tạo ra hàng loạt cá thể mới giữ nguyên tính trạng
di truyền của cơ thể mẹ, làm rút ngắn thời gian đưa giống mới vào sản xuất. Hơn nữa
dựa vào kĩ thuật nuôi cấy mô có thể duy trì và bảo quản nhiều giống cây trồng quí
hiếm để phục tráng giống cây trồng.
Phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật bắt đầu từ một mảnh nhỏ thực vật vô
trùng được đặt trong môi trường dinh dưỡng thích hợp. Chồi mới hay mô sẹo mà mẫu
cấy này sinh ra bằng sự tăng sinh được phân chia và cấy chuyền để nhân giống.
14
2.2.2. Lịch sử phát triển
Năm 1838, hai nhà sinh vật học Đức là Schleiden và Schwann đề xướng học thuyết
tế bào và nêu rõ: Mọi sinh vật phức tạp đều gồm nhiều sinh vật nhỏ, các tế bào hợp thành,
các tế bào phân chia mang thông tin di truyền chứa trong tế bào đầu tiên, đó là trứng sau
khi thụ tinh và là những đơn vị độc lập từ đó có thể xây dựng lại toàn bộ cơ thể.
Năm 1902, Haberlandt đề xướng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật để
chứng minh tính toàn năng của tế bào, nghĩa là mỗi tế bào đều mang đầy đủ thông tin
di truyền của cá thể. Ông tiến hành trên cây họ hòa thảo (cây một lá mầm) một loại cây
khó thực hiện và ông bị thất bại.
Năm 1922, Kote (học trò Haberlandt) và Robbins (nhà khoa học người Mỹ) đã
lặp lại thí nghiệm của Haberlandt và nuôi cấy được đỉnh sinh trưởng tách ra từ đầu rễ
của một loại cây thuộc họ hòa thảo tạo ra hệ rễ nhỏ và có cả rễ phụ. Tuy nhiên sự sinh
trưởng như vậy chỉ tồn tại trong một thời gian sau đó chậm lại và ngừng hẳn, mặc dù
tác giả đã chuyển sang môi trường mới.
Năm 1934, White đã nuôi cấy thành công đầu rễ cây cà chua (Lycopersicum
esculentum).
Năm 1937, Gautheret và Nobecout đã tạo ra và duy trì được sự sinh trưởng mô
sẹo cây cà rốt trong một thời gian dài trong môi trường thạch cứng.
Năm 1941, Overbeck đã chứng minh được vai trò của chất kích thích sinh trưởng
trong nuôi cấy phôi họ cà. Trong thời gian này chất kích thích sinh trưởng nhân tạo
thuộc nhóm auxin đã được nghiên cứu và tổng hợp hóa học thành công. Và năm 1948
Steward đã xác định được tác dụng của nước dừa trong nuôi cấy mô sẹo cây cà rốt
Năm 1955, người ta tìm ra tác dụng kích thích phân bào của kinetin. Sau đó các
chất cytokinine khác như BAP, 2 IP, Zeatin cũng được phát hiện.
Năm 1957, SKoog và Miller công bố kết quả nghiên cứu về tỷ lệ giữa
kinetin/auxin đối với sự hình thành các cơ quan từ mô sẹo trên cây thuốc lá.
Từ năm 1954, đến năm1959 kỹ thuật tách và nuôi cấy tế bào đơn đã được phát
triển,