Luận văn Phân lập vi khuẩn bacillus subtilis trong ao nuôi tôm sú (penaeus monodon) tại Sóc Trăng

Bacillus subtilislà vi khuẩn có lợi, có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Phần lớn các sản phẩm men vi sinh bán trên thịtrường đều có thành phần là B. subtilis. Đềtài được thực hiện nhằm phân lập và xác định đặc tính sinh hoá vi khuẩn phân lập để định danh vi khuẩnB. subtilis trong ao nuôi tôm sú thâm canh. Thu mẫu bùn tại 4 ao nuôi tôm thâm canh tại Sóc Trăng với nhịp thu 2 tuần/lần và phân tích tại phòng thí nghiệm. Kết quảphân lập được 39 chủng vi khuẩn thuộc giống Bacillus, trong đó có 8 chủng cho kết quảcác đặc tính sinh hoá gần giống với Bacillus subtilis. Tám chủng vi khuẩn này sẽ được trữlại và tiếp tục định danh theo phương pháp PCR. Tuy nhiên do thời gian có hạn đềtài chỉthực hiện đến việc xác định chủng vi khuẩn chuẩn B. subtilisS19 (bằng phương pháp PCR) sửdụng làm đối chứng dương.

pdf44 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5771 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân lập vi khuẩn bacillus subtilis trong ao nuôi tôm sú (penaeus monodon) tại Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THUỶ SẢN LÊ MỸ PHƯƠNG PHÂN LẬP VI KHUẨN Bacillus subtilis TRONG AO NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) TẠI SÓC TRĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN Cần Thơ, 2008 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THUỶ SẢN LÊ MỸ PHƯƠNG PHÂN LẬP VI KHUẨN Bacillus subtilis TRONG AO NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) TẠI SÓC TRĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PHẠM THỊ TUYẾT NGÂN Cần Thơ, 2008 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu DANH MỤC HÌNH Hình Trang Hình 4.1: Khuẩn lạc sau 24 giờ ở độ pha loãng 10-2 21 Hình 4.2: Khuẩn lạc thuần trên TSA sau 24 giờ 21 Hình 4.3: Vi khuẩn gram dương 22 Hình 4.4: Bào tử sau 28 giờ 22 Hình 4.5: Các bào tử tự do sau 36 giờ 22 Hình 4.6: Thủy phân Starch 24 Hình 4.7: Thuỷ phân Casein 24 Hình 4.8: Thuỷ phân Gelatin 24 Hình 4.9: Phản ứng V-P dương tính 25 Hình 4.10: Tạo Nitrite từ Nitrate dương tính 25 Hình 4.11: Methyl red dương tính 25 Hình 4.12: Vi khuẩn phát triển ở các nồg độ muối 2%, 5%, 7%, 10% 26 Hình 4.13: Xylose (+), Arabinose (+), Mannitol (+), Glucose (+), Sucrose (-) 26 Hình 4.14: Kết quả chạy điện di ADN dòng chuẩn Bacillus subtilis 27 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu MỤC LỤC Phần I: GIỚI THIỆU----------------------------------------------------------------- 1 Phần II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU------------------------------------------------------ 3 2.1 Ứng dụng của vi sinh vật đối với đời sống con người ------------------------ 3 2.2 Các vấn đề phát sinh trong ao nuôi tôm thâm canh----------------------------- 4 2.3 Probiotic trong thuỷ sản------------------------------------------------------------ 6 2.3.1 Khái niệm và ứng dụng của probiotic----------------------------------------- 6 2.3.2 Cơ chế tác dụng của probiotic-------------------------------------------------- 7 2.4 Đặc điểm sinh học của Bacillus subtilis------------------------------------------ 8 2.4.1 Vị trí phân loại------------------------------------------------------------------- 8 2.4.2 Quá trình hình thành bào tử---------------------------------------------------- 9 2.4.3 Vai trò của Bacillus subtilis -------------------------------------------------- 10 2.5 Các đặc tính sinh lý, sinh hóa của vi khuẩn------------------------------------- 11 2.6 Phương pháp PCR ------------------------------------------------------------------ 12 Phần III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ---------------------- 14 3.1 Địa điểm và thời gian thực hiện-------------------------------------------------- 14 3.2 Môi trường, hóa chất và thiết bị-------------------------------------------------- 14 3.3 Phương pháp thu và phân tích mẫu ---------------------------------------------- 15 3.3.1 Thu mẫu--------------------------------------------------------------------------- 15 3.3.2 Phân tích mẫu--------------------------------------------------------------------- 15 3.4 Phân lập vi khuẩn------------------------------------------------------------------- 15 3.5 Xác định các chỉ tiêu hình thái, sinh lý, sinh hoá vi khuẩn------------------- 15 3.6 Phương pháp PCR------------------------------------------------------------------ 17 3.6.1 Ly trích ADN---------------------------------------------------------------------17 3.6.2 Qui trình chạy PCR--------------------------------------------------------------18 3.6.3 Chạy điện di và đọc kết quả---------------------------------------------------- 18 PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN-------------------------------------------- 19 4.1 Kết quả phân lập vi khuẩn---------------------------------------------------------- 19 4.2 Kết quả về hình thái, sinh lý, sinh hoá vi khuẩn--------------------------------- 19 4.3 Kết quả PCR dòng chuẩn----------------------------------------------------------- 26 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT------------------------------------------------28 5.1 Kết luận------------------------------------------------------------------------------- 28 5.1 Đề xuất-------------------------------------------------------------------------------- 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO--------------------------------------------------------------- 29 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu LỜI CẢM TẠ Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Thuỷ sản – Trường Đại học Cần Thơ. Đặc biệt là các thầy cô thuộc bộ môn Sinh học và Bệnh học Thủy sản đã truyền đạt kiến thức, những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình em học tập và nghiên cứu tại trường. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Phạm Thị Tuyết Ngân đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp. Đồng thời xin gởi lời cám ơn đến cô cố vấn Nguyễn Thị Thu Hằng cùng gia đình và các bạn lớp Bệnh học Thủy sản K30 đã động viên và hỗ trợ cho em trong thời gian học tập cũng như thực hiện đề tài tốt nghiệp. Sinh viên thực hiện Lê Mỹ Phương Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu TÓM TẮT Bacillus subtilis là vi khuẩn có lợi, có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Phần lớn các sản phẩm men vi sinh bán trên thị trường đều có thành phần là B. subtilis. Đề tài được thực hiện nhằm phân lập và xác định đặc tính sinh hoá vi khuẩn phân lập để định danh vi khuẩn B. subtilis trong ao nuôi tôm sú thâm canh. Thu mẫu bùn tại 4 ao nuôi tôm thâm canh tại Sóc Trăng với nhịp thu 2 tuần/lần và phân tích tại phòng thí nghiệm. Kết quả phân lập được 39 chủng vi khuẩn thuộc giống Bacillus, trong đó có 8 chủng cho kết quả các đặc tính sinh hoá gần giống với Bacillus subtilis. Tám chủng vi khuẩn này sẽ được trữ lại và tiếp tục định danh theo phương pháp PCR. Tuy nhiên do thời gian có hạn đề tài chỉ thực hiện đến việc xác định chủng vi khuẩn chuẩn B. subtilis S19 (bằng phương pháp PCR) sử dụng làm đối chứng dương. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 1 Phần I: GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, thuỷ sản đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Sản lượng thuỷ sản không chỉ đáp ứng được nhu cầu thực phẩm trong nước mà còn xuất khẩu sang thị trường các nước như Nhật, Nga, Mỹ, Úc,… Năm 2007, xuất khẩu thuỷ sản nước ta đạt 3,7 tỷ USD, vượt 2,78% so với kế hoạch, tăng 10,45% so với năm 2006 (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2007). Trong đó tôm Sú (Penaeus monodon) là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực, chiếm 39,9% tổng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu. Tuy nhiên để tăng năng xuất và lợi nhuận, người nuôi đã không ngừng tăng mật độ giống thả, sử dụng thuốc, hoá chất trong phòng và trị bệnh chưa hợp lý, thiếu sót trong quản lý môi trường… Vấn đề trên không chỉ làm xáo trộn sự cân bằng sinh học của hệ sinh thái trong ao nuôi mà còn tạo điều kiện cho dịch bệnh bùng phát ảnh hưởng đến sức khoẻ vật nuôi, đồng thời gây ô nhiễm môi trường. Trước tình hình trên, xu hướng chung của thế giới là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Hiện nay nhiều mô hình nuôi bền vững được đề xuất và áp dụng như nuôi tôm thân thiện môi trường, nuôi sinh thái, nuôi an toàn sinh học… Gần đây các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu việc tận dụng các vi sinh vật hữu ích để tạo các chế phẩm sinh học (như: Bio-remediation, Bio-control, Probiotics) thông qua cơ chế tác động của chúng như: sản xuất các hợp chất ức chế hoặc vi sinh vật gây hại, cạnh tranh về dinh dưỡng, nơi cư trú, tiết enzym phân huỷ hợp chất hữu cơ giúp cải thiện môi trường ao nuôi, hỗ trợ quá trình tiêu hoá cho đối tượng nuôi… Một trong các nhóm vi khuẩn được nghiên cứu nhiều nhất là Bacillus. Hầu hết các loài Bacillus không độc hại đối với động vật kể cả người. Nó có vai trò quan trọng vì khả năng sản sinh nhiều sản phẩm biến dưỡng thứ cấp như kháng sinh, thuốc trừ sâu sinh học, hoá chất và enzym (trích dẫn bởi Olmos, 2005). Đề tài “Phân lập vi khuẩn Bacillus subtilis trong ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon) tại Sóc Trăng” được thực hiện với mục tiêu và nội dung: Mục tiêu Phân lập và xác định các đặc tính sinh hóa của Bacillus subtilis trong ao nuôi tôm sú thâm canh. Từ đó làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 2 Nội dung Phân lập vi khuẩn Bacillus subtilis từ mẫu bùn trong ao nuôi tôm sú thâm canh. Khảo sát các đặc điểm sinh học của vi khuẩn theo phương pháp truyền thống. Nhận diện dòng vi khuẩn chuẩn Bacillus subtilis S19 bằng kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction). Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 3 Phần II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Ứng dụng vi sinh vật đối với đời sống con người Việc nghiên cứu vi sinh vật phát triển rất nhanh đã dẫn đến việc hình thành các lĩnh vực khác nhau: vi khuẩn học (Bacteriology); nấm học (Mycology); tảo học (Phicology); virus học (Virology),…Chúng được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực như: y học, thú y, công nghiệp, nông nghiệp, môi trường,…(Nguyễn Xuân Thành và ctv, 2005). Đa số vi sinh vật trong tự nhiên là có lợi, do đó cần nghiên cứu vai trò to lớn về nhiều mặt của các nhóm vi sinh vật trong tự nhiên và trong công nghiệp. Trên cơ sở đó tìm kiếm các phương pháp nhằm khai thác đầy đủ nhất những tác động tích cực của vi sinh vật và ngăn chặn một cách hiệu quả nhất các tác động có hại của chúng. Định hướng nghiên cứu về các lĩnh vực của công nghiệp vi sinh vật nhằm tạo ra nhiều chế phẩm vi sinh vật hữu ích ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, phục vụ đắc lực cho hoạt động sống của con người (Nguyễn Xuân Thành và ctv, 2005). Vi sinh vật tham gia vào việc khép kín vòng tuần hoàn các vật chất và giữ cân bằng sinh thái trong tự nhiên. Một số chủng vi sinh vật tiết ra chất kháng sinh, vitamin, chất kích thích sinh trưởng, hoặc trong tế bào chứa tinh thể diệt côn trùng áp dụng trong công nghệ sản xuất chất kháng sinh, vitamin, thuốc bảo vệ thực vật,… Ngoài ra, vi sinh vật còn phân huỷ các chất độc hại, các phế thải nông nghiệp, công nghiệp, làm sạch môi trường,…(Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007) Trong y học, công nghệ vi sinh đã góp phần trong việc tìm kiếm nhiều loại dược phẩm quan trọng, chẩn đoán và điều trị nhiều loại bệnh hiểm nghèo cho người, gia súc, gia cầm. Đặc biệt trong quá trình tìm kiếm các biện pháp, thuốc phòng trị các loại bệnh truyền nhiễm, công nghệ vi sinh đã tạo ra vacxin từ vi sinh vật như: vacxin tạo từ riboxom của từng loài vi khuẩn gây bệnh, có ưu điểm ít độc và tính miễn dịch cao hoặc vacxin được tạo từ các mảnh của vỏ virus gây bệnh. Ngoài ra vacxin còn được chế tạo từ vi khuẩn hoặc nấm men tái tổ hợp có mang gen mã hoá việc tổng hợp protein của kháng nguyên gây bệnh (Nguyễn Xuân Thành và ctv, 2005). Công nghệ vi sinh còn được ứng dụng để sản xuất men tiêu hóa cho con người. Hầu hết các men tiêu hóa hiện nay dùng cho con người trên thị trường đều có chứa các vi sinh vật thuộc nhóm Bacillus Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 4 subtilis như: Biosubtilic, Bidisubtilic, Antibio, Biofidin, Biobaby,…(Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007). Vi sinh vật còn có vai trò trong việc tạo ra nguồn năng lượng cho con người như lên men nguyên liệu rẻ tiền như rỉ đường để sản xuất cồn chạy xe thay xăng. Nhờ quá trình lên men yếm khí của vi sinh vật đã chuyển hoá vật chất hữu cơ tạo Biogas làm khí đốt. Đặc biệt, vi sinh vật có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ môi trường, tham gia tích cực trong việc xử lý phế thải nông nghiệp, công nghiệp, rác thải sinh hoạt, nước thải,…làm sạch môi trường. Trong tự nhiên, nhờ hoạt động sống của vi sinh vật nên một lượng lớn các chất hữu cơ bị khoáng hoá. Các hợp chất hữu cơ được chuyển hoá qua hàng loạt các phản ứng hoá học, xúc tác mỗi phản ứng là một enzyme (Nguyễn Xuân Thành, 2005). Trong chuyển hoá các hợp chất trong tự nhiên có nhiều loại vi sinh vật cùng tham gia, sản phẩm chuyển hoá của vi sinh vật này lại là cơ chất cho vi sinh vật khác, hoạt động của chúng diễn ra phức tạp và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Sự phân huỷ các chất hữu cơ diễn ra với tốc độ khác nhau phụ thuộc vào thành phần, số lượng và điều kiện môi trường. Thành phần chủ yếu của hợp chất hữu cơ trong nước và bùn ao nuôi tôm bao gồm: protein, lipit, hydratcacbon, kitin. Các vi khuẩn có khả năng phân huỷ protein thường gặp thuộc chi Pseudomonas, Clostridium, Bacillus. Chúng phân giải protein thành polypeptit, axit amin, NH3. Nhóm vi sinh vật phân huỷ các hydratcacbon bao gồm chi Bacillus, Aspegilus streptomyces, Streptocococus, Clostrium,… Trong quá trình này các hydratcacbon (tinh bột, xenluloza, pectin, hemixenluloza,…) được phân giải thành những phần nhỏ hơn, tạo ra các sản phẩm của quá trình trao đổi chất như các khí (NH3, CO2), axit formic, axit acetic, axit propinic, axit béo, axit lactic, các chất khoáng và sinh khối mới của vi sinh vật ( Một trong những đặc điểm quan trọng của vi sinh vật là chúng sinh trưởng nhanh. Khi nuôi cấy trong môi trường thích hợp chỉ sau 24 giờ từ một tế bào vi sinh vật có thể thu được một sinh khối lớn. Hơn nữa chúng có thể nuôi cấy dễ dàng trên các cơ chất rẻ tiền, không tốn nhiều diện tích và việc sản xuất không phụ thuộc vào sự thay đổi của thời tiết ( Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 5 2.2 Các vấn đề phát sinh trong nuôi tôm thâm canh Trong nuôi tôm thâm canh, việc làm sạch và duy trì ao nuôi sạch vẫn còn nhiều khó khăn, khiến cho những người nuôi tôm gặp rất nhiều rủi ro. Tình trạng nhiễm bẩn nặng của ao nuôi tôm mặc dù đã được khắc phục bằng giải pháp thay nước sạch thường xuyên hay nước đã được xử lý, song phần bùn ao nơi các chất thải tích tụ trong quá trình nuôi là môi trường lý tưởng cho các vi trùng và ký sinh trùng gây bệnh phát triển. Mỗi năm ở đáy ao nuôi tôm thâm canh hình thành một lớp bùn dày 10-15 cm, tương đương 30-50 tấn/ha chất khô giàu hữu cơ ( Bùn có thành phần chủ yếu là chất hữu cơ, bao gồm sinh khối vi sinh vật và xác động thực vật thuỷ sinh. Khi phân huỷ tự nhiên sẽ làm cạn kiệt lượng oxy hoà tan và sinh ra các chất độc hại đối với tôm như NH3, H2S, CH4…( Từ đó làm phát sinh bệnh và gây thiệt hại lớn. Theo Moriarty (1998), bệnh do vi khuẩn gây ra xảy ra ở tất cả các giai đọan phát triển của tôm và sự bùng phát bệnh gây thiệt hại kinh tế lớn. Theo trình bày của Ngân hàng thế giới thiệt hại kinh tế do bệnh gây ra trong nuôi thủy sản khoảng 3 tỷ đô la (Ludin, 1996; trích dẫn bởi Vaseeharan et al., 2002). Để kiểm soát và quản lý mầm bệnh người nuôi đã sử dụng thuốc, hóa chất bừa bãi dẫn đến hiện tượng chọn lọc và phát tán các gen kháng thuốc giữa các chủng vi khuẩn nhờ plasmid hoặc thể thực khuẩn (Moriarty, 1999). Điều này có nguy cơ gây nguy hiểm cho người và các động vật khác. Ngoài việc sử dụng kháng sinh, người nuôi còn sử dụng các chất tẩy uế để giết mầm bệnh. Các chất như formaline, chlorin có thể ngăn cản sự bùng phát bệnh, nhưng lâu dài sẽ tạo ra các vấn đề môi trường tiềm tàng (Rosenthal, 1980). Việc sử dụng chlorine kích thích sự phát triển nhiều gen kháng thuốc kháng sinh ở vi khuẩn (Murray et al. 1981; trích dẫn bởi Moriarty, 1999). Bên cạnh các vấn đề về môi trường, thức ăn cho tôm cũng là yếu tố quan trọng. Do thức ăn chiếm chi phí đắt nhất trong nuôi thủy sản, số lượng và chất lượng thức ăn là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm (Olmos, 2005). Thức ăn cho tôm chứa hàm lượng protein cao (trên 35%), do đó khi thức ăn không được tôm tiêu thụ hoặc các chất thải bài tiết từ tôm sẽ phóng thích lượng lớn các hợp chất chứa nitơ vào môi trường nước gây các vấn đề về môi trường và dịch bệnh. Để giải quyết vấn đề chất thải lắng tụ trong ao, vấn đề kiểm soát bệnh sao cho có hiệu quả và an toàn, đồng thời giảm chi phí về thức ăn cho tôm; các nhà Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 6 khoa học hướng tới việc tận dụng các vi sinh vật có lợi mà gần đây được biết như chế phẩm vi sinh (probiotics). 2.3 Probiotic trong thủy sản 2.3.1 Khái niệm và ứng dụng Probiotic Một thời gian dài trước khi phát hiện ra Probiotic, vi khuẩn chưa được xem như nguồn thức ăn cho sinh vật khác. Sau đó những nghiên cứu thực hành cho thấy những kết quả đã góp phần cải thiện sức khỏe con người. Vào những năm đầu thế kỷ 20, Metchnikoff đã cấy vi khuẩn lên men acid lactic vào đường tiêu hóa của người với mục đích khống chế họat động của vi khuẩn khác. Khái niệm mới về Probiotic đã được hình thành. Yasuda and Taga (1980), công bố sử dụng vi khuẩn như nguồn thức ăn và là nhân tố sinh học trong phòng trị bệnh cá. Vi khuẩn được đề nghị đầu tiên là Vibrio alginolyticus, sử dụng như một vi sinh vật hữu ích trong các trại giống ở Ecuado từ 1992 giúp giảm thời gian nghỉ của trại từ 21 ngày xuống còn 7 ngày (Phạm Thị Tuyết Ngân, 2006). Probiotics hiện nay thường xuyên được sử dụng giúp tăng sự kháng bệnh cho tôm và như một chất thay thế kháng sinh (Rengpipat et al., 1998). Probiotics là vi sinh vật hoặc sản phẩm của chúng có lợi cho sức khoẻ của vật chủ. Chúng được phát triển trong nuôi trồng thuỷ sản như là phương tiện kiểm soát bệnh, kích thích sự thèm ăn, cải tiến chất dinh dưỡng bằng cách tạo ra vitamin, giải độc các thành phần trong thức ăn và phân huỷ các chất không được tiêu hoá (Irianto and Austin, 2002). Theo Fuller (1987), probiotic là sản phẩm được nuôi hoặc bổ sung thức ăn vi khuẩn sống có lợi cho vật chủ bằng cách cải thiện sự cân bằng vi khuẩn đường ruột. Theo Gram et al. (1999), đề nghị probiotic là chất bổ sung vi khuẩn sống, tác dụng có lợi đối với động vật chủ bằng cách cải thiện sự cân bằng vi khuẩn của nó, định nghĩa này không gắn liền với thức ăn. Hơn nữa, Salminen et al. (1999), cho rằng probiotic như các thành phần của tế bào vi khuẩn (nhưng không cần thiết phải sống) có ảnh hưởng tốt đến sức khoẻ vật chủ. Tất nhiên probiotic phải không gây hại đến vật chủ (Salminen, 1999). Chúng chịu được ảnh hưởng của nhiệt độ, nồng độ muối khác nhau (Fuller, 1987). Ngày nay, Probiotic đã được sử dụng trong thức ăn nhân tạo (Robertson et al., 2000), thức ăn tươi sống như Artemia, Rotifers (Gatesoupe, 1991) và sử dụng trong môi trường nước (Austin, 1995). Hơn 50 năm qua, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu về probiotics để cải tiến các thực phẩm có lợi, góp phần tăng sức khoẻ cho con người và động vật (Rengpipat et al., 1998). Các loài vi sinh vật thường được dùng để tạo Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 7 Probiotics bao gồm Lactobacillus spp., Saccharomyces sp., Bacillus spp. (trích dẫn bởi Irianto and Austin, 2003). Austin (1995), nghiên cứu sử dụng probiotic (Vibrio alginolyticus) trên cá Hồi, kết quả cho thấy probiotic có thể làm giảm bệnh gây ra bởi Aeromonas salmonicids, Vibrio anguillarium và Vibrio ordalii. Một nghiên cứu khác khi ngâm tôm Sú (PL30) 10 ngày với Vibrio harveyi có sử dụng probiotic (Bacillus S11) cho thấy sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm là 100% cao hơn nhiều so với nhóm đối chứng (không sử dụng probiotic) 26% (Rengpipat et al., 1998). Bên cạnh đó tác giả còn cho rằng Bacillus S11 có thể thay thế cả Vibrio spp., một số loài vi khuẩn khác trong ruột tôm và trong môi trường nước. Theo Hasting and Nealson (1981) Bacillus S11 có thể tạo ra một số chất kháng khuẩn hoặc một vài sản phẩm chưa được biết có thể tiêu diệt V. harveyi D331. Theo Moriarty (1998), mầm bệnh do vi khuẩn Vibrio spp. đã được xem là một trong những nguyên nhân làm tôm chết hàng loạt. Tuy nhiên, các ly trích tế bào tự do Bacillus subtilis BT23 cho thấy có hiệu quả cao trong việc chống lại sự tăng trưởng của Vibrio harveyi phân lập từ tôm sú bệnh đen mang, tỉ lệ chết của tôm giảm 90% (Vaseeharan and Ramasamy, 2
Luận văn liên quan