Luận văn Phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dệt 8-3

Đại hội Đảng lần thứ VIII đánh dấu 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng phát động và lãnh đạo, đó cũng là khoảng thời gian chúng ta thực hiện chuyển đổi có chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo cơ chế này, mục tiêu đầu tiên là đưa nền kinh tế nước ta đạt hiệu quả cao, phát triển nhanh vào đầu thế kỉ XXI. Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp phải đặc biệt coi trọng vấn đề chất lượng và hiệu quả vì mỗi doanh nghiệp được tự do kinh doanh và tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh. Với nguồn lực có hạn nhưng nếu có cách quản lý và sử dụng thích hợp, doanh nghiệp vẫn có thể thành công, làm ăn có lãi. Bởi vậy, hoạt động quản lý kinh tế không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, là một trong những yếu tố quan trọng tiên quyết giúp các doanh nghiệp ngày càng phát triển, làm ra của cải vật chất, thu được nhiều lợi nhuận góp phần xây dựng đất nước. Là một sinh viên kinh tế, em thấy rằng những kiến thức đã học ở trường không thể tách rời với cuộc sống thực tế, với nền kinh tế đang phát triển từng ngày. Bởi vậy, đợt thực tập này là một dịp rất tốt để em có thể tìm hiểu, thu thập các tài liệu thực tế, phân tích đánh giá các lĩnh vực quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản, bổ sung cho những hiểu biết lý thuyết đồng thời qua đó tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Bản báo cáo gồm 3 phần: Phần 1: Giới thiệu khái quát chung về Công ty dệt 8-3. Phần 2: Phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phần 3: Đánh giá chung và lựa chọn hướng đề tài tốt nghiệp.

pdf43 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2248 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dệt 8-3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dệt 8-3 Lời nói đầu Đại hội Đảng lần thứ VIII đánh dấu 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng phát động và lãnh đạo, đó cũng là khoảng thời gian chúng ta thực hiện chuyển đổi có chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo cơ chế này, mục tiêu đầu tiên là đưa nền kinh tế nước ta đạt hiệu quả cao, phát triển nhanh vào đầu thế kỉ XXI. Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp phải đặc biệt coi trọng vấn đề chất lượng và hiệu quả vì mỗi doanh nghiệp được tự do kinh doanh và tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh. Với nguồn lực có hạn nhưng nếu có cách quản lý và sử dụng thích hợp, doanh nghiệp vẫn có thể thành công, làm ăn có lãi. Bởi vậy, hoạt động quản lý kinh tế không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, là một trong những yếu tố quan trọng tiên quyết giúp các doanh nghiệp ngày càng phát triển, làm ra của cải vật chất, thu được nhiều lợi nhuận góp phần xây dựng đất nước. Là một sinh viên kinh tế, em thấy rằng những kiến thức đã học ở trường không thể tách rời với cuộc sống thực tế, với nền kinh tế đang phát triển từng ngày. Bởi vậy, đợt thực tập này là một dịp rất tốt để em có thể tìm hiểu, thu thập các tài liệu thực tế, phân tích đánh giá các lĩnh vực quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản, bổ sung cho những hiểu biết lý thuyết đồng thời qua đó tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Bản báo cáo gồm 3 phần: Phần 1: Giới thiệu khái quát chung về Công ty dệt 8-3. Phần 2: Phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phần 3: Đánh giá chung và lựa chọn hướng đề tài tốt nghiệp. Phần 1 Giới thiệu khái quát chung về Công ty dệt 8 - 3 - Công ty Dệt 8 - 3 (EMTEXCO) - Loại hình Công ty : doanh nghiệp Nhà nước. - Sản phẩm chủ yếu : sợi, vải, hàng may mặc. - Số lượng lao động : 3225 người. - Địa chỉ giao dịch : 460 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội. I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty dệt 8 - 3. 1. Những biến đổi về tổ chức, quy mô, cơ cấu và định hướng kinh doanh. Công ty dệt 8 - 3 được Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị ký quyết định thành lập vào ngày 8 - 3 - 1960. Với tên gọi ban đầu là Nhà máy dệt 8 - 3. - Đầu năm 1965 Nhà máy đi vào hoạt động với cơ cấu bao gồm 2 dây truyền sản xuất chính. + Dây truyền sản xuất sợi bông. + Dây truyền sản xuất vải và bao tải đay. Công ty thực hiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế tập trung bao cấp Nhà nước cung cấp mọi đầu vào và bao tiêu sản phẩm. - Cuối năm 1965, để tránh sự phá hoại bằng không quân của Đế quốc Mỹ, phân xưởng đay của Nhà máy được di chuyển xuống Hưng Yên, lập nên nhà máy đay Tam Hưng. - Đầu năm 1969, trên nền của phân xưởng đay cũ, Bộ Công nghiệp nhẹ đã xây dựng một phân xưởng sợi với 18000 cọc sợi. Việc này làm tăng công suất của nhà máy lên rất nhiều. - Năm 1985 đánh dấu sự chuyển biến lớn trong cơ cấu tổ chức, quản lý kinh doanh của Công ty dệt 8 - 3. + Về tổ chức: Công ty dệt 8 - 3 lắp đặt thêm hai dây truyền may, làm tăng công suất, quy mô của Công ty. + Về quản lý kinh doanh: Công ty dệt 8 - 3 đã tự chủ hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty tự hạch toán sản xuất kinh doanh, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần vốn sản xuất. - Năm 1991 tiếp tục đánh dấu nhiều thay đổi lớn của Công ty. + Về mặt quản lý sản xuất: Công ty dệt 8 - 3 chuyển hẳn sang hoạt động theo cơ chế thị trường, nhà nước huỷ bỏ hoàn toàn sự bao cấp đầu vào và đầu ra cho sản phẩm. + Về mặt tổ chức: Công ty tiến hành sắp xếp lại doanh nghiệp, thay đổi cơ cấu tổ chức sản xuất cụ thể là Công ty dệt có 8 xí nghiệp thành viên. - 3 Xí nghiệp sợi (A, B, II). - Xí nghiệp dệt. - Xí nghiệp nhuộm. - Xí nghiệp may. - Xí nghiệp cơ điện. - Xí nghiệp dịch vụ. + Về mặt thị trường: Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Các thị trường truyền thống như Liên Xô, Đông Âu không còn , việc tiêu thụ trong nước gặp nhiều khó khăn do những bất ổn của nền kinh tế, lạm phát quá cao, các sản phẩm nhập ngoại tràn ngập thị trường. Tuy vậy, với những cố gắng của Ban giám đốc, của toàn thể cán bộ công nhân viên cùng với sự phục hồi của nền kinh tế. Công ty dệt 8 - 3 dần dần khôi phục được sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế. Công ty đã thực hiện được kinh doanh có lãi, duy trì mức tăng trưởng tương đối ổn định cho đến ngày nay. 2. Thành tích nổi bật của Công ty dệt 8 - 3. Công ty dệt 8 - 3 đã góp phần vào sự ổn định, phát triển của thị trường dệt may Việt Nam qua hơn 30 năm qua và nhất là thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, Công ty đã 2 lần được công nhận là lá cờ đầu của ngành dệt may Việt Nam, được Nhà nước trao tặng huy chương lao động hạng 3. Công ty cũng đã giành được nhiều danh hiệu cao quý tại các hội chợ, triển lãm hàng tiêu dùng trong cả nước. Công ty đã tạo được hàng ngàn công ăn việc làm cho người lao động, góp phần vào việc ổn định xã hội. Với tất cả những gì đã đạt được Công ty dệt 8 - 3 đã khẳng định vị thế của mình trong ngành dệt may Việt Nam. 3. Yếu tố uy tín - vị thế của Công ty. Trải qua hơn 35 năm xây dựng và phát triển, với quy mô luôn là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu ngành dệt may, Công ty dệt 8 - 3 đã tạo lập được uy tín lớn, vị thế vững chắc trên thị trường dệt may Việt Nam. Điều này thể hiện ở những khía cạnh sau: - Công ty có những bạn hàng truyền thống, mua hàng với khối lượng ổn định. - Công ty có một hệ thống các nhà phân phối trải rộng trong phạm vi cả nước đặc biệt tập trung ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.... Họ rất tin tưởng vào chính sách kinh doanh của Công ty. - Công ty có nhiều loại sản phẩm dệt, may được tiêu dùng rộng rãi như: vải phin, vải katê, vải chéo, quần áo may sẵn... - Công ty thường xuyên nhận được sự quan tâm về công nghệ, tín dụng, nguyên vật liệu, thị trường từ phía Tổng Công ty dệt may Việt Nam của Bộ Công nghiệp. Nhìn chung đây là những tiền đề quan trọng, những thế mạnh để Công ty thực hiện khuếch trương sản phẩm, tạo lòng tin ở các trung gian và người tiêu dùng. II. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty. 1. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu. Hiện nay, Công ty đang tiến hành kinh doanh trên 4 lĩnh vực chủ yếu, đó là: sợi, dệt, nhuộm và may mặc. a) Lĩnh vực sợi: Trong lĩnh vực này Công ty thực hiện việc sản xuất sợi từ các nguyên liệu ban đầu là bông và xơ. Sợi được sản xuất tại 3 xí nghiệp. Đó là xí nghiệp sợi A, xí nghiệp sợi B và xí nghiệp sợi ý (sợi II). Hàng năm, Công ty sản xuất khoảng 4000 tấn sợi. Phần lớn số sợi sản xuất ra được dùng để phục vụ việc dệt vải của Công ty, một phần bán ra thị trường. b) Lĩnh vực dệt vải: Đây là lĩnh vực sản xuất chính của Công ty, lĩnh vực này chiếm hơn 50% doanh thu toàn Công ty. Các chủng loại sản phẩm dệt chính của Công ty bao gồm: phin, nỉ, katê, si, láng, chéo, bò... Mỗi chủng loại này lại có hàng trăm mẫu mã khác nhau và được cải tiến liên tục để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm vải của Công ty chủ yếu được bán ra thị trường khách hàng công nghiệp và khách hàng tiêu dùng, một phần nhỏ được dùng để phục vụ các xí nghiệp may của Công ty. Chiến lược mà Công ty áp dụng cho các sản phẩm dệt đó là đa dạng hoá sản phẩm. Sản phẩm bao gồm cả những loại chất lượng cao, giá cao, phục vụ cho khách hàng có thu nhập trung bình và cao, những loại sản phẩm thông dụng, chất lượng trung bình phục vụ đông đảo người tiêu dùng có thu nhập trung bình và thấp ở các thành phố lớn và nông thôn. c) Lĩnh vực nhuộm: Về cơ bản Xí nghiệp Nhuộm thực hiện việc nhuộm, in các sản phẩm dệt của Công ty. Tuy nhiên Xí nghiệp cũng nhận nhuộm thuê cho một số Công ty như Công ty dệt vải Công nghiệp Hà Nội, Công ty sợi Hà Nội, Công ty dệt Phong Phú... và một số cơ sở dệt tư nhân quy mô nhỏ không có khả năng tẩy, nhuộm... Lĩnh vực này đóng góp một tỷ lệ rất nhỏ vào tổng doanh thu của Công ty. d) Lĩnh vực may mặc: Các sản phẩm may mặc của Công ty được sản xuất dưới 3 hình thức chính. Đó là nhận gia công cho khách hàng (vải do khách hàng cung cấp), Công ty thuê các đơn vị bạn gia công (vải do Công ty cung cấp) và các sản phẩm được làm từ vải của Công ty. Trong đó chủ yếu là các sản phẩm may mặc làm từ vải của Công ty. Chiến lược thị trường mà Công ty áp dụng cho lĩnh vực may mặc là liên tục cải tiến nâng cao chất lượng hàng hoá, đa dạng mẫu mã mầu sắc. Sản phẩm của Công ty phục vụ nhiều đối tượng khách hàng với các mức thu nhập khác nhau. Trong thời gian tới Công ty có kế hoạch nâng quy mô sản xuất của Xí nghiệp May lên gấp 2 lần nhằm đủ mức tiêu thụ một lượng lớn vải do Công ty sản xuất ra, hạn chế mức thấp nhất tình trạng ứ đọng vải thường xảy ra hiện nay. 2. Các loại hàng hoá chủ yếu mà hiện tại Công ty đang kinh doanh. Hiện nay, Công ty có 3 chủng loại sản phẩm chính là: sợi, vải và sản phẩm may mặc. a) Sợi: - 100% bông (chải thô và chải kỹ) : Ne 10, Ne 20, Ne 30, Ne 32, Ne 40. - 100% PE : Ne 20, Ne 30, Ne 40, Ne 42, Ne 45. - PE/bông : Ne 20, Ne 32, Ne 45. - Sợi có thể là : sợi đơn, sợi đậu (chập) hay sợi xe. b) Vải: Phin 3925, phin 3423, pơhin 5127, chéo 5146, chéo 5449, chéo 5438, katê 7640, katê 7621... Vải có thể xuất xưởng ở dạng vải mộc hay vải thành phẩm (trắng, mầu hay hoa) các khổ khác nhau, thành phần nguyên liệu khác nhau (100% bông, 100% PE, PE/bông)... c) Hàng may: Vỏ chăn, ga trải giường, vỏ gối, quần áo bảo hộ lao động, áo sơ mi nam nữ, quần âu, quần sooc nam nữ, váy, quần áo trẻ em các loại.... Các sản phẩm trên đều có thể sản xuất ở cấp độ chất lượng khác nhau để bán ở các thị trường khác nhau (Nam hay Bắc, trong nước hay xuất khẩu, Châu Âu hay Châu á). III. Công nghệ sản xuất của một số hàng hoá chủ yếu. 1. Giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất. Chu kỳ sản xuất thường với sợi 5 - 7 ngày, dệt 10 - 20 ngày, hoàn tất 5 - 7 ngày, may 2 - 3 ngày. Chu kỳ sản xuất sản phẩm qua nhiều công đoạn nhất nếu tính liên tục, đơn lẻ 22 - 38 ngày. Tuy nhiên một lô hàng may thường giao hàng sau 30 - 45 ngày tính từ ngày bắt đầu sản xuất. Hệ thống cung cấp các điều kiện phụ trợ tập trung (điện, hơi, nước, nước lạnh, cơ khí). Do vậy, việc phối kết hợp cho dây chuyền sản xuất trôi chảy là vấn đề lớn trong điều hành. Hệ thống máy móc thiết bị tạo dây chuyền khép kín gồm của Trung Quốc, Liên Xô, Hàn Quốc, ấn Độ, Đức, Thuỵ Sĩ, Nhật, Đài Loan có thời gian chế tạo từ năm 1960 đến năm 1998. Về tu sửa thiết bị, công tác chuẩn bị vật tư phụ tùng phức tạp cần có sự phối hợp chuẩn xác, đồng bộ. Công ty đang dần từng bước đầu tư chiều sâu, trang bị máy móc thiết bị hiện đại và đồng bộ dần, sẽ khắc phục được những khó khăn do sự mất đồng bộ về thiết bị. 2. Các bước công việc trong quy trình công nghệ. Công ty dệt 8 - 3 là Công ty có dây chuyền sản xuất dài, máy móc thiết bị và công nghệ phức tạp có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm bán ra và gia công chế biến thuê ở nhiều khâu. Có thể tóm tắt ở các sơ đồ sau: Sơ đồ 1: tổng quát dây chuyền công nghệ toàn bộ Sơ đồ 2: tổng quát về kéo sợi . Sơ đồ 3: tổng quát về dệt vải Kéo sợi Dệt vải May Hoàn tất Nhập kho Bông xơ cungB ông xơ Chải ghép Sợi thô Sợi con Nhập kho Sợi thành phẩm Đánh ống Xe Đậu Sợi con đánh ống Mắc sợi dọc Hồ sợi dọc Xâu go Dệt vải Sợi con dạng suốt ngang Sợi ống Sơ đồ 4: nhuộm, in hoa Sơ đồ 5: tổng quát về may Tẩy trắng Làm bóng Giặt Rũ hồ đốt nóng Hoàn tất Nhuộm màu ủ In hoa Nấu Vải Cắt may Giặt sau may Là, gấp, đóng thùng Nhập kho Hoàn thiện IV. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Công ty. Công ty Dệt 8 - 3 với tổ chức sản xuất bao gồm các bộ phận sản xuất chính : sợi - dệt - nhuộm và các bộ phận phụ trợ: động lực, phụ tùng may - dịch vụ. Chức năng, chuyên môn hoá của từng bộ phận: - Bộ phận sợi: bao gồm ba xí nghiệp sợi A, sợi B, sợi ý (sợi II) với tổng diện tích 22.000 m2 và có 1650 công nhân có nhiệm vụ sản xuất sợi để cung cấp cho bộ phận dệt và sợi bán. - Bộ phận dệt: có một xí nghiệp với tổng diện tích 14.600 m2 và có 800 công nhân có nhiệm vụ nhận sợi từ xí nghiệp sợi và tiến hành sản xuất vải mộc để cung cấp cho xí nghiệp nhuộm hoặc in nhuộm hoặc bán vải mộc. - Bộ phận nhuộm: có một xí nghiệp với tổng diện tích 11.800 m2 và có 351 công nhân có nhiệm vụ nhận vải mộc về in hoa, nhuộm màu, tẩy trắng cung cấp cho xí nghiệp may và bán ra ngoài. - Xí nghiệp may: có nhiều máy móc thiết bị các loại dùng cho sản xuất ra các sản phẩm may hoặc nhận gia công cho các đơn vị khác. Đây là khâu hoàn tất cuối cùng của quá trình sản xuất. - Ngoài các xí nghiệp trên, công ty còn có các xí nghiệp sản xuất phụ trợ (động lực, phụ tùng) cung cấp các loại vật tư cho xí nghiệp chính là: thoi điện, nước, hơi than phục vụ cho sản xuất (hồ sợi, nhuộm). V. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty dệt 8 - 3. * Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý: - Tổng Giám đốc : ông Phan Việt Hảo. Công ty là một doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Dệt may Việt nam. Tổng giám đốc là người nắm quyền hành cao nhất chịu trách nhiệm điều hành chung về các hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty. - Ba phó Tổng giám đốc có nhiệm vụ giúp việc cho Tổng giám đốc trong công tác điều hành và quản lý công ty: + Phó Tổng giám đốc kỹ thuật chịu trách nhiệm về mảng kỹ thuật. + Phó Tổng giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm về mảng thị trường sản phẩm và sản xuất. + Phó Tổng giám đốc phụ trách đào tạo lao động và chất lượng sản phẩm. - Các phòng ban: + Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm về quản lý thiết bị và công nghệ sản xuất, thiết kế những sản phẩm mới trong công ty. + Phòng kế hoạch tiêu thụ: có trách nhiệm sử dụng kế hoạch sản xuât kinh doanh của công ty, trực tiếp triển khai nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Căn cứ vào các hợp đồng đã ký của khách hàng, nguồn lực của công ty, sau đó được trình lên Tổng giám đốc, sau khi duyệt xong Tổng giám đốc giao kế hoạch cho các xí nghiệp, các phòng ban. + Trung tâm thí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm: có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, chịu trách nhiệm giám sát các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm sản xuất và kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào. + Phòng tổ chức hành chính: chịu trách nhiệm về quản lý tiền lương bảo hộ lao động, hành chính quản trị giải quyết chế độ CNVC. + Phòng kế toán tài chính: sau khi có kế hoạch sản xuất kinh doanh được duyệt, phòng này có trách nhiệm hạch toán thu chi, lỗ, lãi. + Ban đầu tư: có nhiệm vụ tính toán các dự án đầu tư xây dựng và sửa chữa nhà xưởng. + Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: tổ chức ký kết nhập khẩu hàng hoá và vật tư thiết bị cần thiết cho công ty. + Phòng bảo vệ quân sự: quản lý an ninh, an toàn, bảo vệ tài sản của công ty. Đây là cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng. Các xí nghiệp chịu sự tác động từ Tổng giám đốc đồng thời có trách nhiệm báo cáo mọi tình hình sản xuất kinh doanh lên Tổng giám đốc thông qua các phòng, ban chức năng của công ty. Phần 2 Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Dệt 8 - 3 I. Phân tích các hoạt động Marketing. 1. Giới thiệu về các loại hàng hoá của Công ty. a) Đặc điểm sản phẩm. Công ty Dệt 8 - 3 sản xuất cung ứng cho thị trường các loại sản phẩm sợi, vải, hàng may phục vụ tiêu dùng cá nhân và cung ứng cho các đơn vị sản xuất công nghiệp trong nước như công ty dệt Minh Khai, công ty 20, các công ty tư nhân, công ty dệt vải công nghiệp, công ty dệt 19 - 5, là một trong những công ty lớn, sản phẩm đa dạng, công ty bán cho hầu hết các thị trường trong nước từ Bắc đến Nam, xuất khẩu đi hầu hết các khu vực thị trường nước ngoài: Châu á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi. Sản phẩm phù hợp hầu hết các lứa tuổi nam, nữ. Theo bước tiến của thời đại, công ty luôn cải tiến mẫu mã sản phẩm chất lượng ngày càng cao phù hợp với thị hiếu nên thị trường luôn được mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. b) Danh mục sản phẩm chủ yếu của Công ty. - Sợi: + 100% bông (chải thô và chải kỹ) : Ne 10, Ne 20, Ne 30, Ne 32, Ne 40... + 100% PE : Ne 20, Ne 30, Ne 40, Ne 42, Ne 45... + PE/bông : Ne 20, Ne 32, Ne 45... + Sợi có thể là : sợi đơn, sợi đậu (chập) hay sợi xe. - Vải: Phin 3925, phin 3423, pơhin 5127, chéo 5146, chéo 5449, chéo 5438, katê 7640, katê 7621... Vải có thể xuất xưởng ở dạng vải mộc hay vải thành phẩm (trắng, mầu hay hoa) các khổ khác nhau, thành phần nguyên liệu khác nhau (100% bông, 100% PE, PE/bông)... - Hàng may: Vỏ chăn, ga trải giường, vỏ gối, quần áo bảo hộ lao động, áo sơ mi nam nữ, quần âu, quần sooc nam nữ, váy, quần áo trẻ em các loại.... Các sản phẩm trên đều có thể sản xuất ở cấp độ chất lượng khác nhau để bán ở các thị trường khác nhau (Nam hay Bắc, trong nước hay xuất khẩu, Châu Âu hay Châu á). c) Các yêu cầu về chất lượng: Tiêu chuẩn chất lượng của Công ty đặt ra dựa trên hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của ngành dệt may và những yêu cầu từ phía khách hàng. - Tiêu chuẩn chất lượng của sợi: được đánh giá theo 10 chỉ tiêu. + Sai lệch chi số ∆Ne (%): sai lệch giữa chi số thực tế quy chuẩn với chi số danh nghĩa (thiết kế). + Hệ số biến sai chi số CVNe (%). + Độ bền tương đối Po (gl/tex) tính theo cường lực kéo đứt. + Hệ số biến sai độ bền đứt CVP (%). + Độ biến thiên khối lượng Uster U (%). + Sai lệch độ săn ∆K (%). + Độ không đều săn T/K (%). + Kết tạp (điểm/km). + Điểm dày (điểm/km). + Điểm mỏng (điểm/km). Mỗi chỉ tiêu được phân loại theo 5 cấp: I, II, III, IV, V. Sợi OE (3 cấp) theo bảng tiêu chuẩn chất lượng. Bảng 2: Tiêu chuẩn chất lượng đối với sợi Côtôn chải kỹ Cấp ∆Ne (%) CVN e (%) Po (gl/tex) CVp (%) U (%) ∆K (%) Hk (%) K.tạp (đ/km ) Đ.dày (đ/km) Đ.mỏn g (đ/km) D.thoi D.kim 1 2 3 4 5 1,5 2,0 2,5 3,0 3,5 2,0 2,9 3,8 4,7 5,6 14 13,5 12,8 12 11 13,5 13 12,3 11,5 10,5 13 14 15 16 17 12 12,7 13,5 14,5 15,5 2 2,5 3,5 4,5 6 3,5 4,5 5,5 6,6 7,5 350 420 550 700 850 380 460 580 740 950 80 90 105 130 160 Bảng 3: Bảng tiêu chuẩn đối với sợi OE. Cấp ∆Ne (%) CVNe (%) Po (gl/tex) CVp (%) U (%) ∆K (%) Hk (%) K.tạp (đ/km ) Đ.dày (đ/km) Đ.mỏn g (đ/km) 1 2 3 2 2,5 3 2,6 3,6 4,6 11 10 9 13,5 14,5 15,5 13,5 14,5 14,5 2 3 4 3,5 4,5 5,5 180 280 380 160 220 320 50 100 150 - Tiêu chuẩn chất lượng của vải: Công ty ban hành tiêu chuẩn quy định phương pháp phân loại theo lỗi ngoại quan. Lỗi ngoại quan chia làm 2 loại: + Lỗi ngoại quan cục bộ: lỗi có khuyết tật phân bố trên một diện tích hoặc chiều dài ở giới hạn nhỏ của vải. + Lỗi ngoại quan liên tục: lỗi có khuyết tật trên suốt chiều dài tấm vải hoặc một phần lớn của tấm vải Bảng 4: Phân loại theo dạng lỗi ngoại quan Bình quân số mét vải trên 1 điểm lỗi Loại 1 Loại 2 Loại 3 Vải khổ hẹp (Vải có chiều rộng <115 cm) >=5,00 m 3,00 - 4,99 m <3,0 m Vải khổ rộng (Vải có chiều rộng >115 cm) >=4,00 m 2,50 - 3,99 m <2,50 m Căn cứ vào điểm lỗi liên tục cộng với số điểm lỗi cục bộ phát sinh trên mặt vải để phân loại vải. * Những lỗi vải liên tục được quy định: - Chiều dài lỗi 10 cm - <1 m : trừ 3 điểm. - Chiều dài lỗi 1 m - 5 m : trừ 5 điểm. - Chiều dài lỗi >5 m : trừ 10 điểm. * Quy định chiều dài tấm vải xuất xưởng: - Với loại vải nhẹ (có khối lượng =80 m. - Với loại vải nặng (có khối lượng >200 g/m2) chiều dài quy ước là >=60 m. - Chiều dài nhỏ nhất của vải là 20 m. Trong một lô vải xuất xưởng số tấm có chiều dài >= chiều dài quy ước không nhỏ hơn 60% số tấm có chiều dài từ 15 - 30 cm, k
Luận văn liên quan