Luận văn Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần MISA

Trong nền kinh tếhội nhập phát triển hiện nay, các sản phẩm ứng dụng công nghệthông tin trong quản lý tài chính kếtoán có vai trò cực kỳquan trọng trong quá trình phát triển doanh nghiệp cũng nhưquản lý tài chính công. Công ty cổphần MISA (sau đây gọi tắt là MISA) cung cấp các sản phẩm, hỗtrợcác sản phẩm ứng dụng công nghệthông tin trong quản lý tài chính kếtoán. Thành lập năm 1994, với sựnỗlực sáng tạo và cung cấp, hỗtrợcho khách hàng phần mềm tốt nhất, giải pháp tối ưu nhất với giá thành hợp lý nhất nhằm đóng góp vào quá trình tin học hóa toàn cầu nói chung và sựphổbiến của phần mềm MISA nói riêng. Đến nay, MISA đã cung cấp các giải pháp phần mềm hữu ích tới hơn 50.000 ngàn khách hàng trên toàn quốc và trởthành công ty đứng trong hàng TOP 5 cáccông ty CNTT tại Việt Nam. Với công cuộc hội nhập quốc tếvà sựphát triển nhanh nhưvũbão của công nghệthông tin , công ty MISA đang phải đứng trước cuộc cạnh tranh khốc liệt trong ngành cung cấp phần mềm tài chính kếtoán. Là một cán bộlàm công tác quản lý tài chính công, sau khi kết thúc khóa học tôi muốn vận dụng những kiến thức được học đểphân tích chiến lược hiện tại và đềxuất hướng phát triển cho công ty MISA trong những năm tiếp theo.

pdf29 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7007 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần MISA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MASTER OF BUSINESS ADMINISTRATION (Bilingual) Hanoi Intake 4 Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (Hệ song ngữ) Subject code (Mã môn học) : MGT510 Subject name (Tên môn học) : Quản trị chiến lược Assignment No. (Tiểu luận số) : Đồ án tốt nghiệp Student Name (Họ tên học viên): Nguyễn Văn Thọ Student ID No. (Mã số học viên): E0900354 2 TÊN KHÓA HỌC: Tích (√) vào ô lựa chọn HELP MBA √ Họ tên học viên Nguyễn Văn Thọ Lớp M14 – EV4 – MBA Môn học Quản trị chiến lược Mã môn học MGT510 Họ tên giảng viên Việt Nam TS. Bùi Đức Tuân Tiểu luận số Đồ án tốt nghiệp Hạn nộp 25/7/2011 Số từ CAM ĐOAN CỦA HỌC VIÊN Tôi xin khẳng định đã biết và hiểu rõ quy chế thi cử của Đại học HELP và tôi xin cam đoan đã làm bài tập này một cách trung thực và đúng với các quy định đề ra. Ngày nộp bài: ……………........................Chữ ký:……..…………….................. LƯU Ý • Giáo viên có quyền không chấm nếu bài làm không có chữ ký • Học viên sẽ nhận điểm 0 nếu vi phạm cam đoan trên 3 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn sự động viên, quan tâm, hướng dẫn nhiệt tình và trách nhiệm của giáo viên hướng dẫn - TS. Bùi Đức Tuân và Mr Michael M.Dent. Trong suốt quá trình học chương trình đào tạo thạc sỹ, tôi xin cảm ơn sự nhiệt tình giảng dạy và giàu trách nhiệm của các giáo sư, tiến sỹ phía Trường Đại học HELP, khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng như sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của các cán bộ đào tạo và quản lý của khoa. Xin chân thành cảm ơn tập thể lớp MBA-EV4, với sự đoàn kết, gắn bó, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cả quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Công ty cổ phần MISA đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi hoàn thành đồ án này. Hà Nội, ngày 23 tháng 7 năm 2011 Học viên Nguyễn Văn Thọ 4 Chương I PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Trong nền kinh tế hội nhập phát triển hiện nay, các sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính kế toán có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển doanh nghiệp cũng như quản lý tài chính công. Công ty cổ phần MISA (sau đây gọi tắt là MISA) cung cấp các sản phẩm, hỗ trợ các sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính kế toán. Thành lập năm 1994, với sự nỗ lực sáng tạo và cung cấp, hỗ trợ cho khách hàng phần mềm tốt nhất, giải pháp tối ưu nhất với giá thành hợp lý nhất nhằm đóng góp vào quá trình tin học hóa toàn cầu nói chung và sự phổ biến của phần mềm MISA nói riêng. Đến nay, MISA đã cung cấp các giải pháp phần mềm hữu ích tới hơn 50.000 ngàn khách hàng trên toàn quốc và trở thành công ty đứng trong hàng TOP 5 các công ty CNTT tại Việt Nam. Với công cuộc hội nhập quốc tế và sự phát triển nhanh như vũ bão của công nghệ thông tin , công ty MISA đang phải đứng trước cuộc cạnh tranh khốc liệt trong ngành cung cấp phần mềm tài chính kế toán. Là một cán bộ làm công tác quản lý tài chính công, sau khi kết thúc khóa học tôi muốn vận dụng những kiến thức được học để phân tích chiến lược hiện tại và đề xuất hướng phát triển cho công ty MISA trong những năm tiếp theo. 1.2. Đối tượng nghiên cứu: Đồ án tập trung nghiên cứu “ Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần MISA” 1.3. Mục đích nghiên cứu: Phân tích, đánh giá được chiến lược phát triển kinh doanh của công ty MISA xem đã hợp lý hay chưa? Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ mà MISA đang phải đối mặt là gì? Chiến lược mà MISA đang theo đuổi là gì? Có gì chưa phù hợp cần hoàn thiện? Thông qua đó tôi muốn mạnh dạn đưa ra một số gợi ý, đề xuất cá nhân của mình về chiến lược của MISA thời gian tới. Tôi hy vọng những nghiên cứu, đóng góp của mình sẽ giúp cho MISA phát triển đúng hướng và vươn tới tầm cao mới. 1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu tổng quát mô hình Delta (Delta Project Model) và bản đồ chiến lược (Strategy Map-SM) và các công cụ phổ biến để phân tích chiến lược như công cụ phân tích PEST, phân tích mô hình SWOT, phân tích 5 áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp…. 5 Nghiên cứu áp dụng lý thuyết để đánh giá chiến lược hiện tại của MISA, phân tích sự phù hợp của việc triển khai, thực thi chiến lược với chiến lược đặt ra của MISA. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của chiến lược hiện tại đang được MISA áp dụng, đề xuất một số chiến lược cho MISA trong 5 năm tới. Câu hỏi nghiên cứu: Để việc nghiên cứu chiến lược của MISA và hoàn thành bài luận một cách khoa học, khi thực hiện tìm kiếm thông tin và nghiên cứu chiến lược của MISA, tôi có thể sẽ sử dụng bảng các câu hỏi dưới đây để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình như sau: - Chiến lược mà MISA đề ra nằm ở vị trí nào trong tam giác Delta? Chiến lược đó phù hợp với điều kiện thực tế của MISA hay chưa? - Theo lý thuyết của mô hình Delta và Sơ đồ chiến lược thì chiến lược của MISA có những điểm mạnh, điểm yếu như thế nào? - Trong khu vực thị trường hoạt động của MISA đang xảy ra những biến động gì? Các biến động này có liên quan, ảnh hưởng gì đến định hướng tương lai của MISA hay không? - Việc triển khai chiến lược có phù hợp không? 1.5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu: Thông qua việc áp dụng các lý thuyết và kiến thức đã học để có được cái nhìn tổng thể về chiến lược của MISA. Xác định được vị trí hiện tại của MISA, đưa ra những điểm mạnh và những tồn tại để đề xuất phương hướng phát triển phù hợp với chiến lược đã lựa chọn. Từ đó đưa ra những kiến nghị, góp ý để chiến lược đó phù hợp hơn. 1.6. Giới thiệu bố cục của đồ án. Ngoài lời cảm ơn, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục nội dung chính của đồ án chia làm 7 chương cụ thể như sau: Chương 1: Phần mở đầu Chương 2: Tổng quan lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Nghiên cứu và phân tích chiến lược kinh doanh hiện tại của MISA Chương 5: Đánh giá chiến lược kinh doanh hiện tại của MISA Chương 6: Đề xuất chiến lược phát triển của MISA giai đoạn 2011-2015 Chương 7: Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục 6 Chương II TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2.1. Một số khái niệm cơ bản về quản trị chiến lược 2.1.1. Khái niệm chiến lược Chiến lược là chỉ ra mục tiêu đủ dài (khoảng 5 năm trở lên), vạch ra con đường đi đến mục tiêu và điều phối nguồn lực để thực hiện được mục tiêu đó. Theo G.Ailleret, chiến lược là việc xác định con đường và phương tiện vận dụng để đạt tới mục tiêu. Theo A. Chandler – 1962, Chiến lược là việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hành động cũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này. 2.1.2. Khái niệm quản trị chiến lược Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và các hành động làm cơ sở cho việc thiết lập và triển khai các kế hoạch được thiết kế để đạt được các mục tiêu của công ty (Tài liệu học tập môn Quản trị Chiến lược, ĐH Help tháng 5/2011). 2.2. Các bước để hoạch định chiến lược Để vận dụng tốt các mô hình để phân tích chiến lược của MISA trước hết tôi đưa ra quy trình quản trị chiến lược bao gồm các bước sau: - Xem xét sứ mệnh và các mục tiêu chủ yếu của MISA - Phân tích môi trường bên ngoài - Phân tích môi trường bên trong - Lựa chọn và định hình chiến lược của MISA - Xem xét quy trình thực thi chiến lược - Phân tích sự đồng nhất hoặc chưa đồng nhất giữa chiến lược và quá trình thực thi. - Đánh giá quá trình thực thi chiến lược - Đề xuất cải tiến. 2.3. Các mô hình, công cụ sử dụng để phân tích chiến lược 2.2.1. Mô hình Delta (Delta Project Model) Mô hình Delta (Delta Project Model) giúp ta định vị được chiến lược của công ty, bao gồm Cố định hệ thống, Giải pháp khách hàng toàn diện và Sản phẩm tối ưu. Từ đó đưa ra quy trình thực hiện, các chương trình hành động để thực thi mục tiêu chiến lược mà công ty đã định vị. 7 2.2.2. Bản đồ chiến lược Tác giả của bản đồ chiến lược là Robert S Kaplan và David P Norton. Bản đồ chiến lược được xây dựng dựa trên mô hình bảng đánh giá cân bằng (Balance Scorecard System- cùng tác giả), đưa ra một cái nhìn cụ thể và hoàn thiện về quá trình triển khai và thực thi chiến lược. Thẻ điểm cân bằng được phân tích dựa trên 4 vấn đề: tài chính, khách hàng, quy trình quản lý nội bộ và năng lực học hỏi. 2.2.3. Mô hình 5 thế lực cạnh tranh của Michael Porter Nhà kinh tế học Michael Porter của Đại học Harvad đã đặt ra những vấn đề cốt lõi nhất để sử dụng cho việc phân tích môi trường ngành. Đó là mô hình 5 lực lượng: - Đối thủ trong ngành: Phân tích sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành trong thị trường - Khách hàng: Áp lực đổi mới từ khách hàng, nhà phân phối - Nhà cung cấp: Áp lực từ nhà cung ứng nguyên vật liệu, dữ liệu… - Sản phẩm thay thế: Sự đe dọa từ các sản phẩm có thể thay thế cho lĩnh vực sản phẩm mà công ty đang hoạt động. - Đối thủ tiềm ẩn: Sự đe dọa từ các đối thủ chưa xuất hiện. Hình 3: Mô hình 5 áp lực của Micheal Porter NGÀNH Cạnh tranh giữa các công ty hiện tại Công ty sắp thành lập Hàng hóa thay thế Nhà cung cấp Người mua Quyền năng của nhà cung cấp Quyền năng của khách hàng Mối đe dọa của các sản phẩm hoặc hàng hóa thay thế Mối đe dọa từ các công ty mới thành lập 8 2.2.4. Mô hình SWOT Ra đời vào những năm 1960 và 1970, do nhóm nghiên cứu gồm các nhà kinh tế học Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert F. Stewart và Birger Lie đã đưa ra "Mô hình phân tích SWOT" nhằm mục đích tìm hiểu quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp, tìm ra giải pháp giúp các nhà lãnh đạo đồng thuận và tiếp tục thực hiện việc hoạch định, thay đổi cung cách quản lý. Bao gồm 4 yếu tố cần phân tích, trong đó: S- Strengths - Điểm mạnh của doanh nghiệp W: Weaknesses - Điểm yếu của doanh nghiệp O: Opportunities - Cơ hội dành cho doanh nghiệp T: Threats - Thách thức của doanh nghiệp 2.2.5. Mô hình PEST Do Michael Porter đưa ra nhằm mục đích phân tích môi trường vĩ mô, bao gồm P: Political- thể chế, luật pháp E: Economics- kinh tế S: Sociocultural: văn hóa, xã hội T: Technological: yếu tố công nghệ Đây là bốn yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế, các yếu tố này là các yếu tố bên ngoài của của doanh nghiệp và ngành phải chịu các tác động của nó đem lại như một yếu tố khách quan. Các doanh nghiệp dựa trên các tác động sẽ đưa ra những chính sách, hoạt động kinh doanh phù hợp. Chương III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Giới thiệu sơ đồ nghiên cứu 3.1.1. Trình tự nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu của đồ án, việc phân tích và đánh giá theo các bước sau: - Nhận định chiến lược hiện tại: Thông qua việc phân tích bên trong và bên ngoài MISA bằng những công cụ lý thuyết đã nêu ở chương 2 để nhận định chiến lược hiện tại của MISA. - Phân tích môi trường kinh doanh và định vị chiến lược và đánh giá xem chiến lược có phù hợp với môi trường bên ngoài, cũng như với mục tiêu và sứ mệnh của MISA hay không. 9 - Phân tích quá trình triển khai chiến lược của MISA: Đánh giá việc triển khai có phù hợp với mục tiêu của chiến lược, từ đó đề xuất cải tiến. 3.2. Cách thức thu thập số liệu 3.2.1. Dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các phương pháp thống kê và phân tích hàng năm của công ty MISA, gồm: - Báo cáo thường niên hàng năm của công ty - Bản tin thường niên - Thu thập thông tin từ các báo cáo khách hàng của MISA: các học viên/ các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng dịch vụ của MISA 3.2.1.Dữ liệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp Ban lãnh đạo MISA, bộ phận kinh doanh và cán bộ hành chính của MISA. - Ban lãnh đạo: Quy trình thành lập, chiến lược hoạt động, khó khăn khi tìm khách hàng và quá trình thực hiện hợp đồng. - Bộ phận kinh doanh: Khả năng tiếp cận khách hàng, khả năng thuyết phục và khả năng chốt hợp đồng. - Cán bộ hành chính: Các yêu cầu khác nhau của khách hàng, sự phụ thuộc vào nhà cung cấp… 3. 3. Phương pháp xử lý, phân tích thông tin Phương pháp tổng hợp các thông tin trong báo cáo (từ số liệu và tài liệu có sẵn) Phương pháp mô tả việc triển khai hoạt động thực thi công việc từ bảng hỏi Ban lãnh đạo và cán bộ MISA: đưa ra thuận lợi và khó khăn của MISA khi thực thi chiến lược đã đề ra. 3.4. Khó khăn, hạn chế trong quá trình nghiên cứu Thời gian nghiên cứu không có nhiều do công việc vừa đi làm vừa đi học Kiến thức phân tích chiến lược còn hẹp, khả năng phân tích còn hạn chế Việc thu thập thông tin còn có những hạn chế. 10 Chương IV NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HIỆN TẠI CỦA MISA 4.1. Giới thiệu chung về MISA 4.1.1. Thông tin chung 4.1.1.1. Quá trình hình thành phát triển Tên đơn vị: Công ty Cổ phần MISA (Tên giao dịch: MISA Joint Stock Company, tên viết tắt MISA JSC), thành lập vào ngày 25 tháng 12 năm 1994. Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 8-9, Tòa nhà TSB, Lô B1D, Cụm sản xuất Tiểu thủ công nghiệp và Công nghiệp nhỏ, đường Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội. MISA là thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực phần mềm. Công ty Cổ phần MISA là Công ty có kinh nghiệm lâu năm trong Hoạt động Tin học hoá công tác quản lý tại nhiều Bộ, ngành và tại nhiều tỉnh thành. Sản phẩm của MISA được Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia về CNTT khuyến cáo sử dụng trên toàn quốc. Với mục tiêu trở thành phần mềm phổ biến nhất, với những thành công và nhiều giải thưởng lớn có uy tín đã đạt được, MISA đã ngày càng khẳng định được vị trí của mình với hơn 50.000 khách hàng trên toàn quốc (chi tiết khách hàng và một số dự án tiêu biểu theo phụ lục đính kèm). Sản phẩm và dịch vụ Ngành nghề kinh doanh chính: (1). Dịch vụ nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (2). Sản xuất phần mềm máy tính (3). Dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý, tư vấn chuyển giao CNTT (4). Các lĩnh vực kinh doanh khác theo giấy phép đầu tư Các sản phẩm chính của MISA: ¾ MISA SME.NET – Phần mềm Kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ¾ MISA CRM.NET – Phần mềm quản trị quan hệ khách hàng ¾ MISA Mimosa.NET – Phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp ¾ MISA Mimosa.NET X1- Phần mềm tổng hợp báo cáo tài chính HCSN ¾ MISA HRM.NET – Phần mềm quản trị nguồn nhân lực ¾ MISA Bamboo.NET – Phần mềm kế toán xã Mạng lưới Hiện MISA có Trụ sở chính tại Hà Nội, 01 Trung tâm Phát triển phần mềm và 04 Văn phòng đại diện tại Hà Nội, Tp.HCM, Tp.Đà Nẵng, Tp.Buôn Ma Thuột, Tp Cần Thơ và hệ thống các đại lý, cộng tác viên tại 63 tỉnh thành. 11 4.1.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh Công ty hiện có trên 500 cán bộ, nhân viên và hệ thống các đại lý, cộng tác viên tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Trong đó, cán bộ có trình độ trên đại học 1%, cán bộ có trình độ đại học 77% và cán bộ có trình độ Cao đẳng và THCN 22%, 80% lao động tại công ty nằm trong độ tuổi từ 21-27 Với chiến lược phát triển mạnh mẽ, MISA đã chú trọng đầu tư vào con người cũng như cơ sở vật chất để đáp ứng tối đa môi trường làm việc hoàn thiện, chuyên nghiệp, phát huy nội lực của CBNV trong công ty. 4.1.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 2008 – 2010 (1). Kết quả hoạt động kinh doanh: Kết quả hoạt động kinh doanh; hơn 50.000 khách hàng trên toàn quốc đang ứng dụng giải pháp CNTT của MISA trong công tác quản lý tài chính kế toán; Đóng góp của MISA trong việc cập nhật kiến thức và nâng cao chất lượng đội ngũ kế toán trên toàn quốc. Năm 2009 Năm 2010 TT Các chỉ tiêu Năm 2008 Thực hiện Tỷ lệ % 2009/2008 Thực hiện Tỷ lệ % 2010/2009 1 Tổng doanh thu (tỷ đồng) 47,3 89.3 189.2 104,15 116,6 2 Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 9,54 17,04 186.3 17,3 101,5 (2). Số lượng đơn vị đang ứng dụng giải pháp CNTT của MISA trong công tác quản lý tài chính kế toán tại một số tỉnh thành (chi tiết theo phụ lục 3 đính kèm) (3). Kết quả đóng góp của MISA trong việc cập nhật kiến thức và nâng cao chất lượng đội ngũ kế toán trên toàn quốc (Năm 2010: 314 cuộc hội thảo khách hàng; 15.252 lượt kế toán doanh nghiệp tham gia hội thảo; 393 khóa tập huấn, đào tạo khách hàng với 9.201 lượt kế toán tham gia) 4.1.2. Chiến lược của công ty: Dựa trên tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh trong những năm qua. Từ nay đến năm 2015, với những sản phẩm mới đầy tiềm năng, Công ty kỳ vọng duy trì và tăng trưởng lợi nhuận hàng năm từ 30% đến 40%. Phấn đấu tới năm 2015, MISA quyết tâm đạt 100.000 khách hàng, phát triển đội ngũ lên 2500 người và mở rộng hệ thống văn phòng đại diện ra nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Đạt doanh số 650 tỉ đồng, lợi nhuận 130 tỉ đồng. 4.1.2.1. Tầm nhìn: Bằng nỗ lực lao động và sáng tạo trong khoa học và công nghệ, MISA mong muốn trở thành một công ty có phần mềm được sử dụng phổ biến nhất trong nước và quốc tế, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia có thứ hạng cao trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới. 12 4.1.2.2. Sứ mệnh: Hỗ trợ và cung cấp cho khách hàng phần mềm tốt nhất, giải pháp tối ưu nhất với giá thành hợp lý nhất nhằm đóng góp vào quá trình tin học hóa toàn cầu nói chung và sự phổ biến của phần mềm MISA nói riêng. 4.1.2.3. Giá trị cốt lõi: (1). Sự hài lòng của khách hàng: Luôn lấy khách hàng làm trung tâm trong mọi hoạt động. Các sản phẩm,dịch vụ cũng như quy trình kinh doanh của MISA đều hướng tới nhu cầu khách hàng. Mọi hoạt động của MISA đều nhắm tới mục đích mang lại nhiều lợi ích nhất cho khách hàng. (2). Động lực cho đội ngũ: Đội ngũ cán bộ nhân viên luôn được coi là tài sản lớn nhất của MISA. Công ty luôn có chế độ đãi ngộ và phần thưởng xứng đáng để nhân viên hoàn thành tốt mục tiêu được giao và phát huy tối đa khả năng của mỗi người. (3). Tri thức cho cộng đồng: MISA sẵn sàng đem trí thức của mình chia sẻ với cộng đồng thông qua các hoạt động trao học bổng, tài trợ phần mềm phục vụ công tác đào tạo cho các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên toàn quốc. Các sản phẩm miễn phí hỗ trợ doanh nghiệp khỏi nghiệp cũng chính là trách nhiệm xã hội mà MISA luôn khao khát chia sẻ. Luôn luôn sáng tạo, kế thừa tri thức, kinh nghiệm và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ cũng như để tạo ra các sản phẩm , dịch vụ mới mang lại hiệu quả công việc cao cho khách hàng. 4.2. Xác định, phân tích chiến lược hiện tại của MISA theo mô hình Delta và bản đồ chiến lược: 4.2.1. Định vị chiến lược theo mô hình Delta. Với mục tiêu đặt ra, MISA đã xác định chiến lược hoạt động của mình trong tam giác chiến lược là “Giải pháp khách hàng toàn diện” và đề ra một chiến lược hoạt động cho mục tiêu của mình. Việc MISA lựa chọn chiến lược cho mình là Giải pháp khách hàng toàn diện, cho nên các sản phẩm của MISA mang lại cũng rất đa dạng phục vụ tối đa nhu cầu của từng loại khách hàng. 4.2.1.1. Phân tích ngành 4.2.1.1.1. Phân tích môi trường bên ngoài - Mô hình PEST • P - Các thể chế, chính trị luật pháp: Chính trị ổn định, việc đầu tư phát triên cho ngành CNTT có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế. Cơ chế chính sách khuyến khích ưu tiên phát triển ngành này • E - Chính sách kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam đã đi vào phát triển ổn định, với xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới cần phải có có hạ tầng về 13 công nghệ thông tin để phát triển. Phát triển công nghệ thông tin để kéo gần khoảng cách với sự phát triển tiên tiến của thế giới. • S - Yếu tốt dân số và xã hội: Việt Nam là một nước có dân số trẻ, người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao, việc học tập và sử dụng công nghệ thông tin, phần mềm là cần thiết, nhu cầu đào tạo, sử dụng phần mềm rất cao, thuận lợi cho sự phát triển công nghệ thông tin. • T - Yếu tố công nghệ: Ngày nay, khoa học công nghệ ngày càng phát triển tiên tiến. Việc áp dụng Công nghệ thông tin vào phát triển kinh tế, hoạt động của doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao. Với xu thế phát triển của nền kinh tế, đồng nghĩa với việc phát triển đi lên của khoa học công nghệ. Đây cũng là điều kiện rất thuận lợi mở ra đa dạng sản phẩm để phân khúc cạnh tranh. Qua phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài trên có thể thấy
Luận văn liên quan