Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế đã và đang diễn ra sâu rộng trên toàn thếgiới,
vấn đềhội nhập kinh tếQuốc tế đã trởthành một xu thếtất yếu của các nền kinh tế. Kinh tếthế
giới đã ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến sựphát triển kinh tếxã hội của mỗi quốc gia. Quá
trình hội nhập vào nền kinh tếthếgiới sẽ đem lại rất nhiều cơhội cho các doanh nghiệp nhưng
chính nó cũng sẽ đem lại những rủi ro và thách thức lớn lao cho các doanh nghiệp. Đểcó thể
tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp cần xây dựng cho
mình một chiến lược kinh doanh phù hợp. Khi có chiến lược kinh doanh tốt, doanh nghiệp sẽ
dễdàng nắm bắt được cơhội và chống đỡ được những rủi ro từmôi trường kinh doanh. Đây là
một công việc rất quan trọng, bởi vì nó sẽquyết định sựthành công hay thất bại của một doanh
nghiệp. Tuy nhiên trên thực tếkhông phải công ty nào cũng quan tâm đến việc xây dựng cho
mình một chiến lược kinh doanh tốt.
Tại Việt Nam, có nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp nhỏphát triển
nhanh nhưng thường bịcuốn vào vòng xoáy của công việc phát sinh hàng ngày. Đó là những
công việc liên quan đến sản xuất hoặc mua hàng, tìm kiếm khách hàng, bán hàng, giao hàng,
thu tiền, quản lý hàng tồn, công nợ Hầu hết những việc này được giải quyết theo yêu cầu
phát sinh, xảy ra đến đâu, giải quyết đến đó, chứkhông hề được hoạch định một cách bài bản,
quản lý một cách có hệthống hoặc đánh giá hiệu quảmột cách khoa học. Việc thực hiện theo
sựvụ đã chiếm hết thời gian của các cấp quản lý nhưng vẫn bịrối và luôn luôn bị động. Để
doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh và có sựphát triển mạnh mẽvà bền vững thì các
doanh ghiệp cần phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh rõ ràng phù hợp. Khi đó
doanh nghiệp mới có thểxác định rõ ràng được mục tiêu, hướng đi, vạch ra các con đường hợp
lý và phân bổcác nguồn lực một cách tối ưu. Công ty DPN cũng có những thuận lợi và khó
khăn của ngành, công ty đang tìm những biện pháp nhằm tận dụng những cơhội và né tránh
những mối đe dọa trong kinh doanh hiện nay và tương lai tới. Là một thành viên trong công ty
DPN, tác giảmuốn mang tới những kiến thức và những thông tin đã học được, góp phần nhỏ
bé của mình trong việc cũng cốvà phát triển công ty. Đó là lý do mà tác giảchọn đềtài “Phân
tích, đánh giá và đềxuất giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011 -2015
của công ty quảng cáo Đất Phương Nam”
33 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2009 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011 -2015 của công ty quảng cáo Đất Phương Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG…………..
Luận văn
Phân
tích, đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn thiện chiến
lược kinh doanh giai đoạn 2011 -2015
của công ty quảng cáo Đất Phương Nam
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Văn Hiến
1
Học viên thực hiện: Bùi Thị Mỹ Nga
CHƯƠNG 1
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế đã và đang diễn ra sâu rộng trên toàn thế giới,
vấn đề hội nhập kinh tế Quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu của các nền kinh tế. Kinh tế thế
giới đã ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Quá
trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới sẽ đem lại rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng
chính nó cũng sẽ đem lại những rủi ro và thách thức lớn lao cho các doanh nghiệp. Để có thể
tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp cần xây dựng cho
mình một chiến lược kinh doanh phù hợp. Khi có chiến lược kinh doanh tốt, doanh nghiệp sẽ
dễ dàng nắm bắt được cơ hội và chống đỡ được những rủi ro từ môi trường kinh doanh. Đây là
một công việc rất quan trọng, bởi vì nó sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh
nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế không phải công ty nào cũng quan tâm đến việc xây dựng cho
mình một chiến lược kinh doanh tốt.
Tại Việt Nam, có nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp nhỏ phát triển
nhanh nhưng thường bị cuốn vào vòng xoáy của công việc phát sinh hàng ngày. Đó là những
công việc liên quan đến sản xuất hoặc mua hàng, tìm kiếm khách hàng, bán hàng, giao hàng,
thu tiền, quản lý hàng tồn, công nợ… Hầu hết những việc này được giải quyết theo yêu cầu
phát sinh, xảy ra đến đâu, giải quyết đến đó, chứ không hề được hoạch định một cách bài bản,
quản lý một cách có hệ thống hoặc đánh giá hiệu quả một cách khoa học. Việc thực hiện theo
sự vụ đã chiếm hết thời gian của các cấp quản lý nhưng vẫn bị rối và luôn luôn bị động. Để
doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh và có sự phát triển mạnh mẽ và bền vững thì các
doanh ghiệp cần phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh rõ ràng phù hợp. Khi đó
doanh nghiệp mới có thể xác định rõ ràng được mục tiêu, hướng đi, vạch ra các con đường hợp
lý và phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu. Công ty DPN cũng có những thuận lợi và khó
khăn của ngành, công ty đang tìm những biện pháp nhằm tận dụng những cơ hội và né tránh
những mối đe dọa trong kinh doanh hiện nay và tương lai tới. Là một thành viên trong công ty
DPN, tác giả muốn mang tới những kiến thức và những thông tin đã học được, góp phần nhỏ
bé của mình trong việc cũng cố và phát triển công ty. Đó là lý do mà tác giả chọn đề tài “Phân
tích, đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011 -2015
của công ty quảng cáo Đất Phương Nam”
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Văn Hiến
2
Học viên thực hiện: Bùi Thị Mỹ Nga
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết về quản trị chiến lược, tác giả đã nghiên cứu thực trạng phát triển
của ngành quảng cáo tại Việt Nam, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối
với sự phát triển của công ty. Từ đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện chiến lược kinh
doanh cho công ty trong giai đoạn 2011- 2015.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty DPN trong giai đoạn 2011 đến 2015. Đề tài tập trung phân tích, đánh giá những
vấn đề tổng quát phục vụ cho việc hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty DPN, tác giả
không đi sâu vào những vấn đề mang tính chyên nghành.
1.4 Kết quả nghiên cứu
- Xác định được những điễm yếu và điểm mạnh của công ty đồng thời cũng xác định
những mặc đạt được và những vấn đề chưa đạt được khi xây dựng chiến lược, từ đó có thể xây
dựng được sứ mệnh và tầm nhìn từ năm 2011 -2015 của công ty DPN.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược 2011 -2015 của công ty DPN.
1.5 Bố cụ đồ án
Nội dung của luận văn bao gồm 7 chương:
Chương 1: Mục đích nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan lý thuyết chiến lược kinh doanh
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Phân tích chiến lược kinh doanh hiện tại của công ty quảng cáo Đất Phương Nam
Chương 6: Đánh giá chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011 -2015 của công ty quảng cáo Đất
Phương Nam
Chương 7: Kết luận
Tóm tắt chương 1: Chương này trình bày mục đích và lý do chọn đề tài, mục tiêu
và phạm vi nghiên cứu đề tài, kết quả dự kiến mà đề tài sẽ đạt được
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Văn Hiến
3
Học viên thực hiện: Bùi Thị Mỹ Nga
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
2.1 Tổng quát về chiến lược
2.1.1. Định nghĩa
Theo Mintzberg, thuật ngữ chiến lược kinh doanh được dùng theo ba ý nghĩa phổ biến
nhất: xác định các mục tiêu dài hạn cơ bản của doanh nghiệp, đưa ra các chương trình hành
động tổng quát, lựa chọn các phương án hành động, triển khai phân bố nguồn tài nguyên để
thực hiện mục tiêu đó.
Từ khái niệm tổng quát ở phần trên, ta có thể hiểu chiến lược kinh doanh của một doanh
nghiệp như sau: Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là kế hoạch tổng quát, toàn diện
được thiết lập nhằm đảm bảo cho việc hoàn thành sứ mệnh và đạt được các mục tiêu của
doanh nghiệp.
2.1.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh
Định hướng cho doanh nghiệp có một phương hướng kinh doanh cụ thể, có hiệu quả, làm
kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Giúp cho doanh nghiệp phát huy được lợi thế cạnh tranh, tăng cường thêm sức mạnh cho
doanh nghiệp, phát triển thị phần, hạn chế bớt rủi ro, bất trắc đến mức thấp nhất, tạo điều kiện
cho doanh nghiệp kinh doanh ổn định lâu dài và phát triển không ngừng.
2.1.3. Khái niệm quản trị chiến lược
Theo Alfred Chandler - giáo sư đại học Harvard, quản trị chiến lược là tiến trình xác
định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn cách thức hoặc phương hướng
hành động và phân bố tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó.
Theo John Pearce II và Richard B.Robinson, quản trị chiến lược là một hệ các quyết
định và hành động để hình thành và thực hiện các kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu của
doanh nghiệp”.
2.2 Lý thuyết về mô hình Delta (DPM)
Mô hình Delta gồm có 3 bộ phận cốt lõi căn bản: Hệ thống tối ưu, khách hàng tối ưu và
sản phẩm tốt nhất .
Mô hình Delta giúp công ty nhận biết muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì cần phải xây
dựng cho mình một chiến lược, mà trong đó nội bộ phải có tinh thần đoàn kết và mỗi một cá
nhân trong công ty cần phải biết phát huy hết các khả năng của mình, từ quản lý đến nhân viên
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Văn Hiến
4
Học viên thực hiện: Bùi Thị Mỹ Nga
phải tạo thành một sâu chuỗi liên kết thì công ty mới có được một hệ thống tối ưu. Khi có một
hệ thống tối ưu công ty có thể tạo ra sản phẩm tốt nhất. Những sản phẩm đó đáp ứng được nhu
cầu cho khách hàng từ đó có được mối quan hệ gắn bó kinh doanh với
Sơ đồ 2.2: Mô hình Delta
những khách hàng cũ. Tiếp cận và thu hút khách hàng mới đến mua sản phẩm - dịch vụ của
công ty, khách hàng mới trung thành, gắn bó với công ty, mới tìm được khách hàng mục tiêu.
Công ty đó biết rõ khách hàng của họ là ai, và họ cần những sản phẩm và dịch vụ nào, và từ đó
công ty tăng doanh thu và tạo ra lợi nhuận cao.
2.3 Lý thuyết năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter
Theo Michael Porter, khi phân tích môi trường vi mô cần phân tích 5 yếu tố cơ bản bao
gồm: Đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, người mua, sản phẩm thay thế, các đối thủ tiềm ẩn.
Sơ đồ 2.3: Mô hình vi mô của Michael Porter
Cơ cấu ngành:
Các yếu tố ngọai cảnh quyết định tính hấp
dẫn ngành
Sứ mệnh của Doanh nghiệp:
- Phạm vi kinh doanh
- Các năng lực chính
Hiệu quả hoạt động
Chọn khách hàng mục tiêu
Giải pháp Sản phẩm tốt nhấtCác giải pháp khách hàng
Lịch họat động chiến lược
Thử nghiệm và Phản hồi
Ma trận kết hợp và ma trận hình cột
Lịch trình chiến lược cho quá trình thích ứng
Đổi mới, cải tiến
Xác định vị trí cạnh tranh:
Các họat động tác động khả năng sinh lãi
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Văn Hiến
5
Học viên thực hiện: Bùi Thị Mỹ Nga
Các đối thủ tiềm ẩn: Khi các đối thủ mới tham gia vào ngành sẽ làm giảm thị phần, lợi
nhuận của doanh nghiệp. Để bảo vệ vị thế cạnh tranh của mình, doanh nghiệp phải tăng rào cản
nhập ngành thông qua các biện pháp như đa dạng hóa sản phẩm, lợi thế theo quy mô hoặc
muốn gia nhập ngành đòi hỏi phải có chi phí đầu tư ban đầu lớn.
Sản phẩm thay thế: Khi giá của sản phẩm chính tăng thì sẽ khuyến khích người tiêu
dùng sử dụng sản phẩm thay thế và ngược lại. Sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi
nhuận của doanh nghiệp, đe dọa thị phần của doanh nghiệp. Để giữ vững vị thế trên thị trường
doanh nghiệp cần phải không ngừng nghiên cứu và cải tiến sản phẩm.
Khách hàng: Khách hàng có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Vì đó là đầu
ra của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp cần phải nắm rõ thông tin về khách hàng như nhu
cầu, sự mong muốn, thị hiếu, khả năng thanh toán…Từ đó tạo sự tín nhiệm của khách hàng đối
với sản phẩm của doanh nghiệp.
Nhà cung cấp: Bao gồm những đơn vị cung cấp các yếu tố đầu vào như nguyên vật
liệu, máy móc thiết bị, tài chính, nguồn lao động… Nhà cung cấp có thể khẳng định quyền lực
của họ bằng cách đe doạ tăng giá hoặc giảm chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng hoặc rút
ngắn thời hạn thanh toán.
Đối thủ cạnh tranh: là một thành phần tất yếu của nền kinh tế thị trường. Là đối tượng
thường xuyên đe dọa trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Trong xu thế hội nhập sâu và
rộng như hiện nay các doanh nghiệp luôn đứng trước một áp lực cạnh tranh vô cùng khốc liệt.
Điều này luôn đe doạ trực tiếp đến vị thế và sự tồn tại của doanh nghiệp.
Theo Michael Porter, có hai loại lợi thế cạnh tranh cơ bản là lợi thế về chi phí thấp và
lợi thế về tính khác biệt của sản phẩm.
Các đối thủ cạnh
tranh trong ngành
Cường độ của các đối
thủ cạnh tranh
Các đối
thủ tiềm
ẩn
Nhà cung cấp
Sản phẩm
thay thế
Khách hàng
Khả năng ép
giá
của nhà cung
cấp
Khả năng ép
giá
của khách
hàng
Nguy cơ giảm thị phần do đối thủ
thủ cạnh tranh mới
Nguy cơ từ sản phẩm dịch vụ thay
thế
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Văn Hiến
6
Học viên thực hiện: Bùi Thị Mỹ Nga
Sơ đồ 2.3: Mô hình lợi thế cạnh tranh của Michael Porter
Doanh nghiệp sử dụng nguồn lực của mình (bao gồm: nhãn hiệu sản phẩm, uy tín
thương hiệu, sở hữu công nghệ, cơ sở dữ liệu khách hàng, danh tiếng của doanh nghiệp) và khả
năng sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả để tạo ra năng lực đặc biệt nhằm giá trị cho sản
phẩm thông qua lợi thế cạnh tranh về phí tổn thấp hoặc lợi thế cạnh tranh về tính khác biệt của
sản phẩm.
2.4 Lý thuyết về bản đồ chiến lược
Bản đồ chiến lược mô tả phương thức một tổ chức tạo ra các giá trị kết nối mục tiêu
chiến lược với nhau trong mối quan hệ nhân - quả rõ ràng. Các mục tiêu được nói đến là tài
chính, khách hàng, quá trình, kinh nghiệm và mở rộng.
Những nguyên tắc bản đồ chiến lược:
- Chiến lược hướng đến khách hàng với các giá trị khác nhau
- Chiến lược cân bằng các mâu thuẫn
- Các giá trị tạo ra nhờ các nội lực của doanh nghiệp
- Sự liên kết giữa các chiến lược tạo ra các giá trị vô hình
Sơ đồ 2.4: Bản đồ chiến lược
Các
nguồn lực
Khả năng
Năng lực
đặc biệt
Lợi thế về phí tổn thấp
Hoặc
Lợi thế về tính khác biệt của sản
phẩm
Giá trị sản
phẩm
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Văn Hiến
7
Học viên thực hiện: Bùi Thị Mỹ Nga
2.5 Lý thuyết về môi trường bên trong tạo ra điểm mạnh ( S) và điểm yếu (w)
Các lý thuyết cho rằng cần phải phân tích đầy đủ và chính xác môi trường bên trong
doanh nghiệp để tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Qua đó xác định
được thế mạnh của công ty và những điểm yếu từ đó đưa ra chiến lược phù hợp. Các yếu tố
môi trường bên trong doanh nghiệp bao gồm: quản trị, sản xuất, tài chính, kế toán, cung ứng
vật tư, maketing, quan hệ đối ngọai (PR), nguồn nhân lực, hệ thống thông tin …
Sơ đồ 2.5: Chuổi giá trị sức mạnh tổng lực
2.6 Lý thuyết về ma trận các yếu tố bên ngoài ( EEF)
Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) giúp ta tóm tắt và lượng hóa những ảnh hưởng của
các môi trường tới doanh nghiệp. Việc phát triển một ma trận EFE gồm năm bước:
Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành công của doanh
nghiệp như đã nhận diện trong quá trình đánh giá môi trường vĩ mô. Danh mục này bao gồm từ
10 đến 20 yếu tố, bao gồm cả những cơ hội và đe dọa ảnh hưởng đến doanh nghiệp và ngành
kinh doanh.
Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 ( không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi
yếu tố. Mức phân loại thích hợp có thể được xác định bằng cách so sánh những doanh nghiệp
thành công với công ty không thành công trong ngành, hoặc thảo luận và đạt được sự nhất trí
trong nhóm xây dựng chiến lược. Tổng số các mức phân loại phải bằng 1,0. Như vậy, sự phân
loại dựa trên cơ sở ngành.
Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định. Trong đó: 4 là phản ứng tốt, 3 là trên
trung bình, 2 là trung bình và 1 là yếu. Các mức này dựa trên hiệu quản chiến lược của doanh
nghiệp
Bước 4: Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với phân loại của nó (= bước 2 x bước 3) để xác
định số điểm về tầm quan trọng
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Văn Hiến
8
Học viên thực hiện: Bùi Thị Mỹ Nga
Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi biến số để xác định tổng số điểm quan
trọng của doanh nghiệp. Bất kể số lượng cơ hội và đe dọa trong ma trận, tổng số điểm quan
trọng cao nhất mà một công ty có thể có là 4,0, thấp nhất là 1,0 và trung bình là 2,5. Tổng số
điểm quan trọng lớn hơn 2,5 cho thấy công ty tận dụng cơ hội và hạn chế những đe dọa từ môi
trường ở mức độ trên trung bình
2.7 Lý thuyết ma trận hình ảnh cạnh tranh
Ma trận hình ảnh cạnh tranh nhận diện những đối thủ cạnh tranh chủ yếu cùng những
ưu và nhược điểm đặc biệt của họ. Ngoài ra trong ma trận hình ảnh cạnh tranh, các đối thủ
cạnh tranh cũng được xem xét và tính tổng số điểm quan trọng. Tổng số điểm được đánh giá
của các đối thủ cạnh tranh được so sánh với công ty đang nghiên cứu.
Cách xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh tương tự như cách xây dựng ma trân đánh
giá các yếu tố bên ngoài.
2.8 Lý thuyết về ma trận SWOT (điểm mạnh – điểm mạnh, cơ hội và thách thức)
Để xây dựng ma trận SWOT trước tiên ta cần phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
thách thức trên các ô tương ứng. Từ đó phối hợp các yếu tố trên để tạo ra một chiến lược và so
sánh mô tả có hệ thống từng cặp tương ứng.
Các điểm mạnh và cơ hội(SO): Chiến lược này sử dụng phân tích các yếu tố điểm mạnh
bên trong của doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội bên ngoài.
Các điểm mạnh và thách thức(ST): Chiến lược này sử dụng phân tích các yếu tố điểm
mạnh của doanh nghiệp để giảm những mối đe dọa bên ngoài.
Các điểm yếu và cơ hội (WO): Chiến lược này nhằm tận dụng những cơ hội từ môi
trường bên ngoài và cải thiện những điểm yếu bên trong doanh nghiệp
Các điểm yếu và thách thức(WT): Chiến lược này nhằm làm giảm đi những điểm yếu
bên trong doanh nghiệp và tránh những mối đe dọa từ môi trường bên ngoài.
(Nguồn trích từ giáo trình Quản trị chiến lược của trường Đại học Help, Sách Quản trị
chiến lược trong toàn cầu hóa của PGS-TS Đào Duy Huân)
Tóm tắt chương 2: Trên đây là cơ sở lý thuyết trình bày những phần lý thuyết có liên
quan đến đề tài bao gồm cơ sở lý thuyết của các học giả, cơ sở lý thuyết của mô hình Delta,
chiến lược cạnh tranh của Michael E. Porter, bản đồ chiến lược và lý thuyết ma trận SWOT,
các lý thuyết về môi trường bên trong và bên ngoài tạo ra điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội
thách thức.
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Văn Hiến
9
Học viên thực hiện: Bùi Thị Mỹ Nga
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quá trình thực hiện nghiên cứu, phân tích đánh giá chiến lược kinh doanh hiện tại của
công ty để hiệu quả hơn tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: thu thập
số liệu và phương pháp xử lý số liệu để phân tích, đánh giá nhằm đưa ra giải pháp tốt để hoàn
thiện chiến lược kinh doanh của công ty quảng cáo Đất Phương Nam.
3.1 Bước 1: Thu thập số liệu
Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách quan sát thực tế, phỏng vấn chuyên gia,…
thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn từ các chuyên gia về lĩnh vực của ngành quảng cáo. Ông
Nguyễn Trần Quang, Giám đốc điều hành Công ty Golden Advertising,
Các số liệu thứ cấp được tổng hợp thông qua các bản kế toán, báo cáo tài chính, tham
khảo các tài liệu liên quan trên internet, sách, báo, tạp chí, cục thống kê,…
3.2 Bước 2: Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê: thống kê các bảng biểu, số liệu từ đó rút ra các kết luận, các xu
hướng để đánh giá tình hình thực hiện chiến lược của công ty: sự gắn kết giữa sứ mệnh và quá
trình thực thi chiến lược của doanh nghiệp; tính hiệu quả của chiến lược trong mối quan hệ với
môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp, các khó khăn hay vấn đề nảy sinh từ quá
trình gắn kết chiến lược của doanh nghiệp với môi trường cạnh tranh, các khó khăn hay vấn đề
nảy sinh từ quá trình triẻn khai hay thực thi chiến lược của doanh nghiệp (được sử dụng tại
chương 4 của đề tài)
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: các số liệu từ các bảng báo cáo tài chính, kế
toán được so sánh qua các năm, phân tích chiến lược hiện tại của công ty DPN và tổng hợp để
đưa ra nhận xét. (được sử dụng tại chương 4 của đề tài)
- Phương pháp phân tích ma trận SWOT, các yếu tố bên ngoài, bên trong, chiến lược
cạnh tranh v.v….: là kỹ thuật để phân tích và xử lý kết quả nghiên cứu của môi trường hoạt
động bằng cách kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ, từ đó đề ra chiến lược một
cách khoa học. (được sử dụng trong chương 4 của đề tài).
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, đề tài đã có những thuận lợi và khó khăn:
1- Thuận lợi:
- Về mặt lý thuyết đề tài được tiếp cận với các lý thuyết thực tế, tài liệu nghiên cứu để
phục vụ cho đề tài rất phong phú (internet, tài liệu học tâp MBA, tài liệu quản trị chiến lược
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Văn Hiến
10
Học viên thực hiện: Bùi Thị Mỹ Nga
của PGS. TS. Đào Duy Huân v.v…, do đó có nhiều cơ sở để so sánh và chọn lọc những cơ sở
lý thuyết tốt nhất.
- Được sự hỗ trợ và giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, các phòng ban trong công ty
trong việc thu thập các số liệu chính xác của công ty DPN cũng như các ưu thế trong việc cạnh
tranh của công ty DPN với các công ty quảng cáo khác.
2- Khó khăn:
- Chiến lược của công ty là giai đoạn 2010 – 2015, trong khoảng thời gian đề tài được
thực hiện, số liệu của năm 2010 chưa được tổng kết, do đó việc nhận định về chiến lược của
công ty gặp nhiều khó khăn hơn. Nếu số liệu 2010 đã có, thì sẽ là điều kiện thuận lợi rất lớn
trong việc nhận định chiến lược của công ty trong bối cảnh kinh tế thế giới, cũng như kinh tế
Việt Nam năm 2010 có nhiều sự biến động, nhu cầu về quảng cáo của các công ty có nhiều sự
thay đổi, điều đó sẽ giúp cho ta có tiền đề để so sánh và đối chiếu một cách cụ thể hơn về tính
hiệu quả của chiến lược công ty và đề xuất giải pháp hoàn chỉnh chiến lược đến năm 2015.
- Trong quá trình thu thập số liệu qua việc phỏng vấn các chuyên gia gặp nhiều khó
khăn, vì việc nhận định về môi trường tác động, các đối thủ cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh
tế hiện nay khó có thể chính xác và cụ thể được, những nhận định chỉ mang tính chất tương
đối.
- Thời gian nghiên cứu còn hạn chế, chỉ trong khoảng hơn 1 tháng, chính vì vậy đề tài
chưa có thể đi sâu vào lĩnh vực chuyên ngành để có thể phân tích cụ thể và đề xuất giải pháp
thực hiện chiến lược chi tiết hơn. Nội dung còn mang tính khái quát, chủ yếu là phân tích chiến
lược hiện tại của công ty và đề ra giải pháp hoàn thiện chiến lược cho công ty.
Tóm tắt