1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, chúng ta chấp nhận
sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan nh ư quy luật giá trị phản ánh bên
trong doanh nghiệp có tính chất quyết định đến phương hướng sản xuất và trao đổi
trên thị trường. Do đó, một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh muốn đứng vững, tồn
tại và phát triển phải phấn đấu đổi mới tự hoàn thiện mình. Muốn vậy, không có con
đường nào khác là doanh nghiệp phải tổ chức quản lý chặt chẽ các yếu tố của quá
trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản
phẩm. Trong đó, việc hạ thấp giá thành đóng vai trò quan trọng để nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh đồng thời giá thành cũng thể hiện một phần hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hạ thấp giá th ành là biện pháp chủ yếu cơ bản để
không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp, tăng nguồn tích lũy cho doanh
nghiệp, từ đó mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho
người lao động. Và nó ngày càng có ý nghĩa quyết định khi thị trường đang thay
đổi, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, khi mà các biện pháp
nhằm tăng lợi nhuận bằng cách gia tăng khối l ượng bán ra hay gia tăng giá bán là vô
cùng khó khăn và rất ít khả thi.
Chính vì vậy, giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng. Từ đó, phải thường
xuyên kiểm tra đánh giá công tác quản lý giá thành để có hướng hoạt động của
doanh nghiệp mình theo kế hoạch dựng sẵn cũng như có thể khắc phục nhanh chóng
những tình huống, những nhân tố gây bất lợi, trong đó công tác phân tích giá thành
giữ vai trò quan trọng. Phân tích giá thành là cơ sở để doanh nghiệp đề ra biện pháp
nhằm hạ thấp giá thành, đề ra phương hướng cải tiến công tác quản lý giá thành.
Việc tính toán đúng, đủ những chi phí bỏ ra sẽ giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp
hình dung được bức tranh thực về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Nước ta là nước có nền kinh tế nhiều thành phần, mỗi thành phần kinh tế đóng
góp cho xã hội theo mỗi cách khác nhau tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của m ình,
trong đó một trong nhữnh ngành quan trọng không thể thiếu trong đời sống xã hội
đó là ngành điện.
Đối với ngành điện Việt Nam, mặc dù đã được chuyển đổi theo mô hình Tập
đoàn, được kinh doanh đa ngành nhưng nhiệm vụ chính vẫn là đảm bảo cung cấp đủ
điện cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, do công tác quy hoạch nhu
cầu điện không lường được tốc độ phát triển quá nhanh của nền kinh tế nên ngành
điện đang đứng trước tình hình thiếu điện. Để đảm bảo mục tiêu cung cấp đủ điện
cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, Tập đoàn đang tập trung vốn, huy động mọi
nguồn lực đầu tư phát triển nguồn điện. Trước mắt, Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(EVN) phải mua điện thêm bên ngoài với giá thành cao.
ĐLTV (gọi tắt là đơn vị) là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Công ty
Điện lực 2 (PC2-thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam) một trong những đơn vị quản
lý đầu cuối của quá trình sản xuất là phân phối điện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Với
những nét đặc thù của một ngành công nghiệp đặc biệt lại trong điều kiện hạch toán
phụ thuộc PC2, công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh phân phối điện đặc
biệt là công tác quản lý giá thành tại ĐLTV luôn được ban lãnh đạo quan tâm, chú
trọng hàng đầu.
Nhận thức được tầm quan trọng của giá thành trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp trong quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ và thấy được ý
nghĩa thực tiễn của giá thành khi thực tập tại ĐLTV nên em đã chọn đề tài “phân
tích giá thành phân phối điện tại Điện lực Trà Vinh” làm đề tài nghiên cứu cho
bài luận văn của mình.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn.
Ngày 12.2.2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định
số 21/2009/QĐ-TTg, phê duyệt giá bán điện năm 2009 và các năm 2010-2012 theo
cơ chế thị trường.Theo đó, từ 1.3.2009, mức giá bán lẻ điện bình quân 948,5
đồng/kWh (chưa gồm VAT) được áp dụng thống nhất toàn quốc cho các đối tượng
khách hàng tại những vùng nối lưới điện quốc gia. Mục đích của việc tăng giá bán
điện là để tăng nguồn vốn đầu tư để đầu tư nâng cấp hệ thống lưới điện quốc gia để
hạn chế tình trạng thiếu điện xảy ra ảnh hưởng đến sinh hoạt sản xuất và an ninh
quốc phòng của đất nước. Do đó, vấn đề cấp thiết hiện nay của Điện lực các tỉnh là
thực hiện tốt công quản lý giá th ành phân phối điện (chi phí phân phối điện) v à đề ra
những biện pháp để hạ giá thành phân phối. Từ đó góp phần l àm cho hoạt động kinh
doanh ngành điện ngày càng hiệu quả hơn nâng cao nguồn vốn đầu tư của toàn
ngành để đầu tư cho hệ thống lưới điện quốc gia phục vụ công cuộc công nghiệp hóa
– hiện đại hóa của đất nước. Toàn thể cán bộ - công nhân viên của ĐLTV đã và
đang phấn đấu để góp phần hoàn thành nhiệm vụ đó.
Nội dung của đề tài nhằm phân tích tình hình thực hiện và quản lý giá thành
phân phối điện tại ĐLTV từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để hạ giá thành
phân phối điện của đơn vị.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích giá thành phân phối điện tại ĐLTV giai đoạn 2006-2008. Từ đó
đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để góp phần hạ giá thành phân phối điện
tại đơn vị.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Xuất phát từ mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể của đề tài là:
- Nghiên cứu sự biến động giá thành đơn vị sản phẩm, nhằm thấy khái quát
sự biến động về giá thành phân phối điện thương phẩm tại ĐLTV.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng làm tăng, giảm giá thành phân phối điện.
- Tìm ra những tồn tại về tình hình thực hiện kế hoạch giá thành phân phối
điện trong ba năm 2006-2008 tại ĐLTV và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó.
- Đề ra một số biện pháp khắc phục để giảm giá thành, tăng lợi nhuận.
88 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2008 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích giá thành phân phối điện tại điện lực Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cần Thơ - 2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
______ ______
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH PHÂN PHỐI ĐIỆN
TẠI ĐIỆN LỰC TRÀ VINH
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG NGUYỄN THỊ KIM THOA
MSSV: 4053638
Lớp : KT 0520A1
www.kinhtehoc.net
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, chúng ta chấp nhận
sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan như quy luật giá trị phản ánh bên
trong doanh nghiệp có tính chất quyết định đến phương hướng sản xuất và trao đổi
trên thị trường. Do đó, một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh muốn đứng vững, tồn
tại và phát triển phải phấn đấu đổi mới tự hoàn thiện mình. Muốn vậy, không có con
đường nào khác là doanh nghiệp phải tổ chức quản lý chặt chẽ các yếu tố của quá
trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản
phẩm. Trong đó, việc hạ thấp giá thành đóng vai trò quan trọng để nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh đồng thời giá thành cũng thể hiện một phần hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hạ thấp giá thành là biện pháp chủ yếu cơ bản để
không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp, tăng nguồn tích lũy cho doanh
nghiệp, từ đó mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho
người lao động. Và nó ngày càng có ý nghĩa quyết định khi thị trường đang thay
đổi, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, khi mà các biện pháp
nhằm tăng lợi nhuận bằng cách gia tăng khối lượng bán ra hay gia tăng giá bán là vô
cùng khó khăn và rất ít khả thi.
Chính vì vậy, giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng. Từ đó, phải thường
xuyên kiểm tra đánh giá công tác quản lý giá thành để có hướng hoạt động của
doanh nghiệp mình theo kế hoạch dựng sẵn cũng như có thể khắc phục nhanh chóng
những tình huống, những nhân tố gây bất lợi, trong đó công tác phân tích giá thành
giữ vai trò quan trọng. Phân tích giá thành là cơ sở để doanh nghiệp đề ra biện pháp
nhằm hạ thấp giá thành, đề ra phương hướng cải tiến công tác quản lý giá thành.
Việc tính toán đúng, đủ những chi phí bỏ ra sẽ giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp
hình dung được bức tranh thực về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
www.kinhtehoc.net
2
Nước ta là nước có nền kinh tế nhiều thành phần, mỗi thành phần kinh tế đóng
góp cho xã hội theo mỗi cách khác nhau tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của mình,
trong đó một trong nhữnh ngành quan trọng không thể thiếu trong đời sống xã hội
đó là ngành điện.
Đối với ngành điện Việt Nam, mặc dù đã được chuyển đổi theo mô hình Tập
đoàn, được kinh doanh đa ngành nhưng nhiệm vụ chính vẫn là đảm bảo cung cấp đủ
điện cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, do công tác quy hoạch nhu
cầu điện không lường được tốc độ phát triển quá nhanh của nền kinh tế nên ngành
điện đang đứng trước tình hình thiếu điện. Để đảm bảo mục tiêu cung cấp đủ điện
cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, Tập đoàn đang tập trung vốn, huy động mọi
nguồn lực đầu tư phát triển nguồn điện. Trước mắt, Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(EVN) phải mua điện thêm bên ngoài với giá thành cao.
ĐLTV (gọi tắt là đơn vị) là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Công ty
Điện lực 2 (PC2-thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam) một trong những đơn vị quản
lý đầu cuối của quá trình sản xuất là phân phối điện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Với
những nét đặc thù của một ngành công nghiệp đặc biệt lại trong điều kiện hạch toán
phụ thuộc PC2, công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh phân phối điện đặc
biệt là công tác quản lý giá thành tại ĐLTV luôn được ban lãnh đạo quan tâm, chú
trọng hàng đầu.
Nhận thức được tầm quan trọng của giá thành trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp trong quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ và thấy được ý
nghĩa thực tiễn của giá thành khi thực tập tại ĐLTV nên em đã chọn đề tài “phân
tích giá thành phân phối điện tại Điện lực Trà Vinh” làm đề tài nghiên cứu cho
bài luận văn của mình.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn.
Ngày 12.2.2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định
số 21/2009/QĐ-TTg, phê duyệt giá bán điện năm 2009 và các năm 2010-2012 theo
cơ chế thị trường.Theo đó, từ 1.3.2009, mức giá bán lẻ điện bình quân 948,5
đồng/kWh (chưa gồm VAT) được áp dụng thống nhất toàn quốc cho các đối tượng
www.kinhtehoc.net
3
khách hàng tại những vùng nối lưới điện quốc gia. Mục đích của việc tăng giá bán
điện là để tăng nguồn vốn đầu tư để đầu tư nâng cấp hệ thống lưới điện quốc gia để
hạn chế tình trạng thiếu điện xảy ra ảnh hưởng đến sinh hoạt sản xuất và an ninh
quốc phòng của đất nước. Do đó, vấn đề cấp thiết hiện nay của Điện lực các tỉnh là
thực hiện tốt công quản lý giá thành phân phối điện (chi phí phân phối điện) và đề ra
những biện pháp để hạ giá thành phân phối. Từ đó góp phần làm cho hoạt động kinh
doanh ngành điện ngày càng hiệu quả hơn nâng cao nguồn vốn đầu tư của toàn
ngành để đầu tư cho hệ thống lưới điện quốc gia phục vụ công cuộc công nghiệp hóa
– hiện đại hóa của đất nước. Toàn thể cán bộ - công nhân viên của ĐLTV đã và
đang phấn đấu để góp phần hoàn thành nhiệm vụ đó.
Nội dung của đề tài nhằm phân tích tình hình thực hiện và quản lý giá thành
phân phối điện tại ĐLTV từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để hạ giá thành
phân phối điện của đơn vị.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích giá thành phân phối điện tại ĐLTV giai đoạn 2006-2008. Từ đó
đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để góp phần hạ giá thành phân phối điện
tại đơn vị.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Xuất phát từ mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể của đề tài là:
- Nghiên cứu sự biến động giá thành đơn vị sản phẩm, nhằm thấy khái quát
sự biến động về giá thành phân phối điện thương phẩm tại ĐLTV.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng làm tăng, giảm giá thành phân phối điện.
- Tìm ra những tồn tại về tình hình thực hiện kế hoạch giá thành phân phối
điện trong ba năm 2006-2008 tại ĐLTV và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó.
- Đề ra một số biện pháp khắc phục để giảm giá thành, tăng lợi nhuận.
www.kinhtehoc.net
4
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
- Đề tài được thực hiện trong quá trình thực tập tại ĐLTV, trụ sở tại số 02
Hùng Vương – Phường 4 – TX. Trà Vinh – Tỉnh Trà Vinh.
1.3.2 Phạm vi thời gian
- Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 02/02/2009 đến ngày 25/ 04/ 2009.
- Thời gian nghiên cứu: số liệu trong giai đoạn 2006- 2008.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
- Tình hình thực hiện và quản lý giá thành phân phối điện tại ĐLTV.
- Một số giải pháp và kiến nghị để giảm giá thành phân phối điện.
www.kinhtehoc.net
5
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các vấn đề chung về giá thành sản phẩm
2.1.1.1 Khái niệm
Giá thành là toàn bộ hao phí lao động vật hóa (nguyên vật liệu, nhiên liệu,
động lực, khấu hao TSCĐ và công cụ nhỏ) và lao động sống trong sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm, quản lý kinh doanh, được tính bằng tiền cho một sản phẩm, một đơn vị
công việc, hoặc một dịch vụ sau một thời kỳ, thường là đến ngày cuối tháng.
2.1.1.2 Phân loại giá thành
- Căn cứ vào phạm vi nội dung các chi phí cấu thành gồm có: giá thành sản
xuất sản phẩm và giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ
+ Giá thành sản xuất (hay giá thành công xưởng): là toàn bộ chi phí liên
quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Giá thành sản xuất của sản phẩm được sử dụng ghi sổ cho những sản phẩm
hoàn thành nhập kho hoặc giao cho khách hàng, đồng thời là căn cứ tính giá vốn
hàng bán và lãi gộp của doanh nghiệp sản xuất.
+ Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: là toàn bộ chi phí phát sinh liên
quan đến một khối lượng sản phẩm hoàn thành từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ xong
sản phẩm.
Giá thành sản xuất sản phẩm
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
www.kinhtehoc.net
6
Giá thành toàn bộ còn được gọi là giá thành đầy đủ và được tính như sau :
Giá thành toàn bộ = giá thành sản xuất + chi phí ngoài sản xuất
Giá thành toàn bộ sản phẩm được xác định khi sản phẩm tiêu thụ, là căn cứ
để tính toán xác định lãi trước thuế và lợi tức của doanh nghiệp.
- Căn cứ vào thời điểm xác định và số liệu nguồn để tính giá thành
+ Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh
doanh cho tổng sản phẩm kế hoach dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch.
+ Giá thành định mức: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh
doanh cho 1 đơn vị sản phẩm dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch.
Giữa giá thành kế hoạch và giá thành định mức có mối quan hệ với nhau như
sau:
Giá thành kế hoạch = giá thành định mức x tổng sản phẩm theo kế hoạch
+ Giá thành thực tế: là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành việc
chế tạo sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh và kết quả sản xuất kinh
doanh thực tế đạt được.
Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí xác
định được nguyên nhân vượt (hụt) định mức trong kỳ hạch toán. Từ đó điều chỉnh
kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp.
Giá thành được xác định là mục tiêu để phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất và
chi phí tiêu thụ, đồng thời là căn cứ thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến việc tổ chức
quản lý kinh doanh, thực hiện tiết kiệm và có hiệu quả trong sản xuất để hạ giá
thành sản phẩm.
2.1.2 Phân tích giá thành sản phẩm
2.1.2.1 Ý nghĩa, mục đích, nhiệm vụ của việc phân tích giá thành
● Ý nghĩa
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lường hiệu quả
kinh tế của hoạt động kinh doanh. Đồng thời chỉ tiêu giá thành còn có chức năng
www.kinhtehoc.net
7
thông tin và kiểm tra về chi phí, giúp cho người quản lý có cơ sở để đề ra quyết định
kinh doanh đúng đắn, kịp thời. Vì vậy việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản
phẩm là một trong những công tác trọng yếu trong việc quản lý giá thành. Muốn hạ
giá thành sản phẩm phải nâng cao chất lượng công tác (chất lượng công nghệ sản
xuất sản phẩm, tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất,...). Phân tích giá thành sản
phẩm là cách tốt nhất để biết rõ nguyên nhân và các nhân tố làm ảnh hưởng đến giá
thành giảm bớt các khoản tổn thất và lãng phí trong quá trình sản xuất kinh doanh,
từ đó giúp cho doanh nghiệp ra các quyết định tối ưu.
● Mục đích
- Phân tích tình hình giá thành là cơ sở để doanh nghiệp đề ra biện pháp hữu
hiệu nhằm hạ thấp giá thành, đề ra phương hướng cải tiến công tác quản lý giá
thành.
- Qua phân tích giá thành nhằm mục đích đánh giá tình hình thực hiện chế độ
chính sách của nhà nước liên quan đến giá thành như: chế độ khấu hao, chính sách
thuế, chính sách tiền lương,... trên cơ sở đó có phương pháp giúp cho doanh nghiệp
thực hiện tốt chế độ chính sách.
- Tài liệu phân tích giá thành là cơ sở để đưa ra những dự đoán chính xác
khoa học giá thành ở kỳ sau.
● Nhiệm vụ
Phân tích giá thành có những nhiệm vụ sau đây:
- Đánh giá khái quát tình hình giá thành. Xác định các nhân tố làm ảnh hưởng
đến tình hình đó.
- Đề ra các biện pháp nhằm không ngừng hạ thấp giá thành sản phẩm, trên cơ
sở nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm bớt các khoản tổn
thất và lãng phí trong quá trình sản xuất kinh doanh.
www.kinhtehoc.net
8
2.1.2.2 Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch giá thành
Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành nhằm cung cấp cho
nhà quản lý thông tin tổng quát về tình hình tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản
phẩm. Để đánh giá chung, cần tính ra và so sánh giữa kết quả đạt được với nhiệm vụ
kế hoạch đề ra trên cả 2 chỉ tiêu: mức hạ và tỉ lệ hạ giá thành.
Nếu cả 2 chỉ tiêu đều hoàn thành thì kết luận đơn vị hoàn thành một cách toàn
diện kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm, ngược lại nếu 1 trong 2 chỉ tiêu đơn vị
không hoàn thành thì kết luận hoàn thành không toàn diện.
+ Mức hạ giá thành (ký hiệu là M): biểu hiện số tuyệt đối về mức giảm của
giá thành năm nay so với năm trước, nó phản ánh khả năng tăng lợi nhuận của
doanh nghiệp.
+ Tỷ lệ hạ giá thành (ký hiệu là T): biểu hiện bằng số tương đối kết quả giảm
của giá thành năm nay so với năm trước, nó phản ánh tốc độ giảm giá thành nhanh
hay chậm và mức phấn đấu hạ giá thành.
Qui ước một số ký hiệu sau:
Qk: sản lượng kỳ kế hoạch
Qt: sản lượng kỳ thực tế
Zk : giá thành đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch
Ztt : giá thành đơn vị sản phẩm kỳ thực tế
Znt : giá thành đơn vị sản phẩm năm trước
Mức hạ giá thành: M = )( QtZttQkZk
Tỷ lệ hạ giá thành: T= (M ÷ )QkZk x 100%
2.1.2.3 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm so sánh
được.
Mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp là phải phấn đấu hạ giá thành, mức hạ
càng nhiều khả năng tăng lợi tức càng cao. Hạ thấp giá thành trong điều kiện chất
www.kinhtehoc.net
9
lượng sản phẩm không đổi là phương hướng phấn đấu cho tất cả các ngành sản xuất,
cho tất cả các loại sản phẩm, dịch vụ cung cấp, nhất là những sản phẩm so sánh
được.
Việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm so sánh
được tiến hành trên 2 chỉ tiêu là mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành.
Bước1: Xác định nhiệm vụ hạ giá thành kế hoạch
+ Mức hạ giá thành kế hoạch
Mk = )( ZntZkQk
+ Tỷ lệ hạ giá thành kế hoạch
Tk = QkxZnt
Mk
x100%
Bước 2: Xác định kết quả thực tế hạ giá thành
+ Mức hạ giá thành thực tế
Mt = )( ZntZttQt
+ Tỷ lệ hạ giá thành thực tế
Tt = QtxZnt
Mt
x 100%
Bước 3: So sánh giữa thực tế với kế hoạch
+ Mức hạ (M) = Mt – Mk
Nếu kết quả là số âm (-): mức hạ đã hạ thêm, đây là biểu hiện tốt, tăng khả năng
lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nếu kết quả là số dương (+): biểu hiện không tốt, giá thành tăng.
+ Tỷ lệ hạ: (T) = Tt - Tk
www.kinhtehoc.net
10
Nếu kết quả là số âm (-): biểu hiện tốt, doanh nghiệp có nhiều cố gắng trong công
tác quản lý giá thành, hạ được giá thành sản phẩm.
Nếu kết quả là số dương (+): không tốt, doanh nghiệp cần phải xem xét lại trong
công tác quản lý giá thành.
Bước 4: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc thực hiện kế hoạch hạ giá
thành
Nguyên nhân làm cho giá thành sản phẩm tăng hay giảm có thể có nhiều nguyên
nhân nhưng ta dễ dàng nhận thấy ảnh hưởng bởi 3 nhân tố:
- Sản lượng sản phẩm
- Kết cấu mặt hàng
- Giá thành đơn vị
Dùng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định lần lượt mức độ ảnh hưởng
bởi 3 nhân tố trên đến chỉ tiêu mức hạ và tỉ lệ hạ giá thành.
+ Nhân tố sản lượng sản phẩm: giả định rằng chỉ có sản lượng thay đổi, các
nhân tố khác không đổi (kết cấu mặt hàng, giá thành đơn vị sản phẩm).
Mức hạ giá thành (Msl) = Mk x R (với R là tỉ lệ hoàn thành kế hoạch sản lượng
chung)
R =
QkxZnt
QtxZnt
x 100%
Mức độ ảnh hưởng: Msl = Msl- Mk (với Mk mức hạ giá thành kỳ kế hoạch)
Tỷ lệ hạ, do sản lượng phản ánh qui mô còn tỷ lệ hạ phản ánh tốc độ hạ nên khi
sản lượng sản xuất thay đổi không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ hạ chung.
Tsl = QtxZnt
Msl
x 100%
Tỷ lệ ảnh hưởng : Tsl = Tsl – Tk = 0 (với Tk tỉ lệ hạ kỳ kế hoạch)
www.kinhtehoc.net
11
+ Kết cấu mặt hàng : do mỗi loại sản phẩm khác nhau đều có mức hạ và tốc
độ hạ giá thành khác nhau nên khi thay đổi kết cấu mặt hàng, mức hạ và tỷ lệ hạ giá
thành chung cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Mức hạ giá thành (Mkc) = QtZk - QtZnt
Mức độ ảnh hưởng: Mkc = Mkc - Msl
Tỷ lệ hạ Tkc = QtZnt
Mkc
x 100%
Tỷ lệ ảnh hưởng: Tkc = Tkc – Tsl
+ Nhân tố giá thành đơn vị: đây là nhân tố quyết định, phản ánh thành tích
của doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi
nhuận.
Mức hạ giá thành (Mz) = tQtZt - QtZnt = Mt (đây cũng chính là mức hạ giá
thành thực tế)
Mức ảnh hưởng: Mz = Mz - Mkc
Tỷ lệ hạ (Tz) = QtZnt
Mt
x 100%
Tỷ lệ ảnh hưởng: Tz = Tz – Tkc
Tổng hợp 3 nhân tố đánh giá: mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành từ đó rút ra nhận xét:
Mt - Mk = Msl + Mkc + Mz
Tt - Tk = Tsl + Tkc + Tz
Ngoài ra, sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, việc tăng năng suất lao động,...
cũng có ảnh hưởng nhất định đến giá thành sản phẩm. Như vậy, phân tích giá thành
sản phẩm vô cùng quan trọng và cần thiết nhằm giúp cho doanh nghiệp đánh giá
chính xác thực trạng về chi phí của đơn vị. Cho nên công tác này phải cần phải được
tiến hành thường xuyên, liên tục mới kịp thời phát hiện những vướng mắc và tìm
www.kinhtehoc.net
12
biện pháp hữu hiệu để khắc phục, góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tạo hiệu quả
kinh doanh ngày càng cao hơn.
2.1.2.4 Phân tích, đánh giá khoản mục ( hoặc yếu tố ) giá thành
Trong bước này cần so sánh từng khoản mục (hoặc yếu tố) chi phí thực tế với
kế hoạch, phân tích nội dung, nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sự biến động của giá
thành. Cụ thể phải đi sâu vào phân tích từng khoản mục chính (hoặc yếu tố):
* Chi phí chia theo khoản mục:
- Nguyên vật liệu trực tiếp
- Nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý
* Chi phí chia theo yếu tố:
- Nguyên vật liệu
- Nhân công
- CCDC
- Khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ thuê ngoài
- Chi phí khác bằng tiền
2.1.3 Khái quát về giá thành phân phối điện
Theo quy định của PC2, hàng năm đơn vị phải lập kế hoạch giá thành vào giữa
quí 4 năm báo cáo và trình Công ty duyệt.
Kế hoạch giá thành phân phối điện của năm sau được xây dựng dựa trên:
- Tình hình thực hiện giá thành quí 3 và ước thực hiện quý 4 năm trước.
- Tốc độ phát triển kế hoạch của các chỉ tiêu như: kế hoạch phát triển lưới
điện, kế hoạch sản lượng tiêu thụ, kế hoạch phát triển khách hàng,…
www.kinhtehoc.net
13
- Các yếu tố khác có liên quan, ảnh hưởng đến chỉ tiêu giá thành phân phối
điện như: tỷ lệ điện tổn thất, suất sự cố, kế hoạch sửa chữa lớn, kế hoạch lao động và
tiền lương,…
- Mức phấn đấu hạ giá thành năm kế hoạch.
Như đã nói ở phần trên, do đặc điểm hạch toán tập trung trên máy tính và đặc thù
của sản phẩm điện, chi phí sản xuất kinh doanh điện được hạch toán thẳng vào tài
khoản 154.1 (chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang) mà không hạch toán vào tài
khoản (621, 622), chi phí bán hàng và chi phí quản lý được hạch toán vào tài khoản
(641, 642).
Nếu chia chi phí phân phối điện theo khoản mục tính giá thành, căn cứ vào mã
số chi phí của PC2, ta có 7 khoản mục:
1. Nhiên liệu dùng trong sản xuất.
2. Vật liệu dùng trong sản xuất
3. Tiền lương công nhân
4. Chi phí điện mua
5. Chi phí điện vô công
6. Chi phí giải quyết sự cố
7. Chi phí sản xuất chung
Nếu chia theo yếu tố chi phí, chi phí giá thành sẽ gồm 6 yếu tố:
1. Vật liệu
2. Tiền lương và BHXH
3. Khấu hao cơ bản TSCĐ
4. Chi phí sửa chữa lớn
5. Chi phí dịch vụ mua ngoài
6. Chi phí bằng tiền
Hai cách phân loại trên được ĐLTV sử dụng đồng thời, bổ sung cho nhau giúp đơn
vị quản lý đầy đủ nhất nội dung của chi phí.
2.1.4 Phương pháp trích khấu hao TSCĐ trong đơn vị
Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá
của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng của TSCĐ.
www.kinhtehoc.net
14
Khấu hao TSCĐ là yếu tố chi phí cơ bản và thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong
giá thành. Đối với ngành điện, chi phí này chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá thành
hiện nay. Đối với các Điện lực, TSCĐ chủ yếu là khối lượng máy móc thiết bị sản
xuất, hệ thống truyền tải và phân phối cấp điện áp từ 15-22kV trở xuống. Điều lưu ý
ở đây là khối lượng máy móc thiết bị sản xuất đa phần đã được sử dụng lâu đời cũ
kỷ lạc hậu nhưng lại có giá trị lớn, chi phí khấu hao đưa vào giá thành phân phối
chiếm tỷ trọng rất cao.
Tất cả các TSCĐ khi được hạch toán tăng hoặc điều chỉnh tăng (giảm) trên máy
tính và trích khấu hao theo quyết định 206/2003/QĐ của Bộ tài chính ngày
12/