1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀTÀI
Xã hội ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày càng được cải
thiện, thì hoạt động kinh doanh dịch vụngày càng phát triển mạnh hơn. Bởi lẽ,
hoạt động kinh doanh dịch vụlà một ngành kinh tếmang tính tổng hợp cao, sản
phNm của ngành dịch vụngày càng đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của
người tiêu dùng nhiều hơn.
Ngoài các nhu cầu về đi lại thăm viếng các danh lam, thắng cảnh, các dịch
vụliên quan đến nhu cầu ăn, ngủ, thưởng thức âm nhạc, vui chơi giải trí trong
khoảng thời gian nhàn rỗi, nhu cầu mua sắm đồdùng, đồlưu niệm, thì nhu cầu
khám chữa bệnh ngày càng được mọi người quan tâm sâu sắc hơn vì sức khỏe là
yếu tốquan trọng luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên thực tếcho thấy chất
lượng khám chữa bệnh hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế: tình trạng quá tải, sự
chênh lệch vềchất lượng khám bệnh, thái độphục vụchưa ân cần chu đáo,
hiểu được tính chất đặc thù của ngành nghềkinh doanh mà ban quản trịcông ty
không ngừng nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, mởrộng quy mô, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân, mà đặc biệt là nhân tỉnh
nhà.
Bên cạnh đó, tại địa bàn có bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long, quy mô rộng
lớn và sốlượng các cơsởy tếngày càng phát triển, chất lượng khám chữa bệnh
được nâng cao.
Nhận thức được nhu cầu thịtrường, khảnăng cạnh tranh của đối thủlà chưa
đủ, công ty cần hiểu được nội lực của mình để đạt được mục tiêu mởrộng phạm
vi hoạt động kinh doanh trong địa bàn. Muốn vậy, nhà lãnh đạo cần biết công ty
đã đạt được những gì và còn tồn tại những gì? Từ đó đưa ra định hướng hoạt
động và giải pháp giải quyết định hướng đó. Với nhu cầu thiết yếu đó, tôi quyết
định chọn đềtài: “Phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh của công ty
TNHH Loan Trâm”. Đểhiểu rõ hơn vềnội dung nghiên cứu ta lần lượt đi vào
từng nội dung phân tích cụthể.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Ta tiến hành phân tích kết quảhoạt động kinh doanh và các chỉsốtài chính
qua đó đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, để đưa ra giải pháp
khắc phục những yếu kém đang tồn tại và nâng cao hiệu quảhoạt động của công
ty trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụthể
Từmục tiêu chung đềra, ta tiến hành phân tích những mục tiêu cụthểsau:
Đánh giá khái quát kết quảhoạt động kinh doanh của công ty từnăm 2006
đến năm 2008 nhằm đưa những nhận định ban đầu vềthực trạng hoạt động của
công ty.
Phân tích các chỉtiêu vềkết quảkinh doanh nhưdoanh thu, chi phí qua ba
năm 2006, 2007 và năm 2008, từ đó đánh giá cụthểhiệu quảthực hiện các chỉ
tiêu này cũng nhưxác định nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả đạt được.
Phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh thong qua một sốtỷsốtài chính để
làm rõ xu hướng, tốc độtăng trưởng, tiềm năng hoạt động kinh doanh của công
ty.
Từ đó những nội dung phân tích, ta đềra giải pháp khắc phục những yếu
kém còn tồn tại đểcó chính sách nâng cao hiệu quảhoạt động của công ty trong
tương lai.
59 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2318 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Loan Trâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xã hội ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày càng được cải
thiện, thì hoạt động kinh doanh dịch vụ ngày càng phát triển mạnh hơn. Bởi lẽ,
hoạt động kinh doanh dịch vụ là một ngành kinh tế mang tính tổng hợp cao, sản
phNm của ngành dịch vụ ngày càng đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của
người tiêu dùng nhiều hơn.
Ngoài các nhu cầu về đi lại thăm viếng các danh lam, thắng cảnh, các dịch
vụ liên quan đến nhu cầu ăn, ngủ, thưởng thức âm nhạc, vui chơi giải trí trong
khoảng thời gian nhàn rỗi, nhu cầu mua sắm đồ dùng, đồ lưu niệm,…thì nhu cầu
khám chữa bệnh ngày càng được mọi người quan tâm sâu sắc hơn vì sức khỏe là
yếu tố quan trọng luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên thực tế cho thấy chất
lượng khám chữa bệnh hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế: tình trạng quá tải, sự
chênh lệch về chất lượng khám bệnh, thái độ phục vụ chưa ân cần chu đáo,…
hiểu được tính chất đặc thù của ngành nghề kinh doanh mà ban quản trị công ty
không ngừng nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, mở rộng quy mô, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân, mà đặc biệt là nhân tỉnh
nhà.
Bên cạnh đó, tại địa bàn có bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long, quy mô rộng
lớn và số lượng các cơ sở y tế ngày càng phát triển, chất lượng khám chữa bệnh
được nâng cao.
Nhận thức được nhu cầu thị trường, khả năng cạnh tranh của đối thủ là chưa
đủ, công ty cần hiểu được nội lực của mình để đạt được mục tiêu mở rộng phạm
vi hoạt động kinh doanh trong địa bàn. Muốn vậy, nhà lãnh đạo cần biết công ty
đã đạt được những gì và còn tồn tại những gì? Từ đó đưa ra định hướng hoạt
động và giải pháp giải quyết định hướng đó. Với nhu cầu thiết yếu đó, tôi quyết
định chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
TNHH Loan Trâm”. Để hiểu rõ hơn về nội dung nghiên cứu ta lần lượt đi vào
từng nội dung phân tích cụ thể.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Ta tiến hành phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và các chỉ số tài chính
qua đó đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, để đưa ra giải pháp
khắc phục những yếu kém đang tồn tại và nâng cao hiệu quả hoạt động của công
ty trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu chung đề ra, ta tiến hành phân tích những mục tiêu cụ thể sau:
Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2006
đến năm 2008 nhằm đưa những nhận định ban đầu về thực trạng hoạt động của
công ty.
Phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh như doanh thu, chi phí qua ba
năm 2006, 2007 và năm 2008, từ đó đánh giá cụ thể hiệu quả thực hiện các chỉ
tiêu này cũng như xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả đạt được.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh thong qua một số tỷ số tài chính để
làm rõ xu hướng, tốc độ tăng trưởng, tiềm năng hoạt động kinh doanh của công
ty.
Từ đó những nội dung phân tích, ta đề ra giải pháp khắc phục những yếu
kém còn tồn tại để có chính sách nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty trong
tương lai.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian nghiên cứu
Đề tài chỉ phân tích các chỉ tiêu kinh tế trong phạm vi công ty TNHH Loan
Trâm.
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ ngày 02/02/2009 đến 25/4/2009 và số liệu phục vụ
cho nghiên cứu là số liệu phát sinh trong ba năm 2006, 2007, và năm 2008.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các báo cáo tài chính và các báo cáo đánh giá
tình hình hoạt động kinh doanh (doanh thu, chi phí, lợi nhuận) của công ty qua ba
năm 2006, 2007 và 2008.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CÚU
Sinh viên Nguyễn Việt Ngân (2006). Phân tích tình hình tiêu thụ và
hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cafatex, Trường Đại Học Cần Thơ.
Luận văn phân tích tình hình tiêu thụ sản phNm của công ty theo nhiều khía cạnh
khác nhau, các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ đồng thời sử dụng các tỷ
số tài chính và phương pháp so sánh để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
của công ty trong thời gian trong ba năm từ năm 2003 đến năm 2005. Từ đó đưa
ra biện pháp khắc phục yếu kém và định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh ở
tương lai.
Sinh viên Võ Ngọc Huỳnh (2006). Phân tích hiệu quả hoạt động kinh
doanh tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ, Trường Đại Học Cần Thơ. Đề tài phân
tích tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế như doanh thu, chi phí, lợi nhuận
theo kết cấu và theo các nhân tố ảnh hưởng; đồng thời kết hợp với phân tích tình
hình tài chính của công ty. Từ kết quả phân tích đó đưa ra giải pháp tăng khối
lượng tiêu thụ, điều chỉnh giá bán phù hợp, quản lý lại chi phí,..nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Sự khác biệt giữa đề tài nghiên cứu của cá nhân và tài liệu lược khảo là đề
tài không đi sâu phân tích tình hình tiêu thụ của công ty mà chỉ phân tích tình
hình thực hiện khá tổng thể doanh thu, chi phí và thông qua một số chỉ số tài
chính tiêu biểu để nhận ra những mặt còn yếu kém, từ đó tìm giải pháp khắc phục
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong tương lai, đồng
thời đề tài có không gian nghiên cứu và thời gian nghiên cứu khác hoàn toàn
khác biệt.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh
2.1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh (operating activities analysis) là môn học
nghiên cứu quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt cụ thể như:
hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Bằng
những phương pháp riêng, kết hợp với các lý thuyết kinh tế và các phương pháp
kỹ thuật khác nhằm đến việc phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh và những
nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, phát hiện những quy luật của
các mặt hoạt động trong một doanh nghiệp phải dựa vào các dữ liệu lịch sử, làm
cơ sở cho các thuyết quyết định hiện tại, những dự báo và hoạch định chính sách
trong tương lai.
2.1.1.2. Đối tượng và mục đích của hoạt động kinh doanh
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng là kết quả hoạt
động kinh doanh.
Nội dung phân tích chính là quá trình tìm cách lượng hóa những yếu tố đã
tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh. Đó là những yếu tố của quá trình
cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa, thuộc các lĩnh vực sản xuất,
thương mại, dịch vụ.
Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng các
nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai; những nhân tố nội tại của doanh
nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường kinh doanh, đã trực tiếp ảnh hưởng
đến hiệu quả của các mặt hoạt động của doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào những kết quả đã đạt được, những
hoạt động hiện hành và dựa trên kết quả phân tích đó để đưa ra các quyết định
quản trị kịp thời trước mắt – ngắn hạn hoặc xây dựng kế hoạch chiến lược – dài
hạn.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
Có thể nói theo ngắn gọn, đối tượng của phân tích là quá trình kinh doanh
và kết quả kinh doanh – tức sự việc đã xảy ra ở quá khứ; phân tích, mà mục đích
cuối cùng là đúc kết chúng thành quy luật để nhận thức hiện tại và nhắm đến
tương lai cho tất cả các hoạt động của doanh nghiệp.
2.1.1.3. Sự cần thiết khách quan của phân tích hoạt động kinh doanh
Khác với kế toán có tính pháp lệnh và mang tính chuNn mực, phân tích hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp hướng vào phục vụ nội bộ quản trị doanh
nghiệp, rất linh hoạt và đa dạng trong phương pháp kỹ thuật. Số liệu của phân
tích không có trách nhiệm pháp lý cung cấp rộng rãi như các báo cáo kế toán mà
đôi khi ở một vài khía cạnh, là những bí mật riêng của doanh nghiệp trong điều
kiện cạnh tranh của nền kinh tế vận hành cơ chế thị trường.
Hoạt động phân tích vì vậy mang tính ý thức, có tác dụng:
Giúp doanh nghiệp tự đánh giá mình về thế mạnh, thế yếu để củng cố, phát
huy hay khắc phục, cải tiến quản lý;
Phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa những nguồn lực của
doanh nghiệp, nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh;
Kết quả của phân tích là cơ sở để ra các quyết định quản trị ngắn hạn và dài
hạn;
Phân tích kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro bất
định trong kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh trở nên cần thiết và đóng vai trò quan trọng
hơn bao giờ hết đối với tất cả doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường – một thị
trường vốn cạnh tranh khốc liệt và tiềm Nn chính trong long của nó nhiều rủi ro
bất trắc.
2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
2.1.2.1. Chỉ tiêu doanh thu
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phNm, hàng hóa,
cung ứng dịch vụ sau khi trừ các khoản thuế thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng
bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và được khách hàng chấp nhận thanh toán
(không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền).
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu hàng hóa, dịch vụ là ta tiến
hành phân tích ảnh hưởng của hai nhân tố giá và nhân tố khối lượng tiêu thụ đến
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
sự tăng trưởng doanh thu của kỳ thực hiện so với kỳ trước (kế hoạch). Đối với
công ty có nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thì ta có thể tổng hợp theo từng mặt
hàng.
Biến động giá: (p1a – p0a) q1a + (p1b – p0b) q1b+ ...
Biến động lượng: p0a (q1a– q0a) + p0b (q1b– q0b) +…
Trong đó: p1: đơn giá hàng hóa, dịch vụ kỳ thực hiện.
P0: đơn giá hàng hóa, dịch vụ kỳ trước (kế hoạch).
q1: khối lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ kỳ thực hiện.
q0: khối lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ kỳ trước (kế
hoạch).
a, b,…: loại hàng hóa, dịch vụ.
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng theo từng mặt hàng:
Mặt hàng a: (p1a – p0a) q1a + p0a (q1a– q0a)
Mặt hàng b: (p1b – p0b) q1b + p0b (q1b– q0b)
Biến động doanh thu kỳ thực hiện/ kỳ trước = Biến động lượng + Biến
động giá = Biến động doanh thu mặt hàng a + Biến động doanh thu mặt hàng b.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện doanh thu hàng
hóa, dịch vụ theo từng mặt hàng giúp cho nhà quản trị có được cái nhìn cụ thể,
chi tiết hơn về hiệu quả tiêu thụ của mỗi loại hàng hóa, dịch vụ, hơn thế nữa đây
cũng là một trong những cơ sở để nhà quản trị quyết định hạn chế hay tiếp tục
phát triển mỗi loại hàng hóa dịch vụ.
2.1.2.2. Chỉ tiêu chi phí
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh
doanh với mong muốn mang về một sản phNm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết
quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương
mại, dịch vụ nhằm đến việc đạt đến mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp: doanh
thu và lợi nhuận. Chi phí được phân loại dựa trên nhiều góc nhìn khác nhau và sự
phân loại chi phí (classifying cost) như vậy không nằm ngoài mục đích phục vụ
nhu cầu quản trị doanh nghiệp.
Dựa vào tình hình hoạt động của công ty, ta chia chi phí thành hai loại là chi
phí trực tiếp và chi phí gián tiếp:
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
Tổng chi phí
Tỷ suất chi phí = x 100%
Doanh thu
- Chi phí trực tiếp (direct cost): là chi phí cấu thành sản phNm, gắn liền với
giá trị một sản phNm hoặc dịch vụ nhất định.
- Chi phí gián tiếp (indirect cost): là chi phí có liên quan đến nhiều sản
phNm, không trực tiếp làm tăng giá trị sản phNm (non value added cost).
Muốn phân tích chất lượng của chi phí ta phải đặt chúng trong mối quan hệ
với doanh thu hoạt động thực tế. Từ đó, ta có chỉ tiêu tỷ suất chi phí.
Tỷ suất chi phí là chỉ tiêu tương đối nói lên trình độ tổ chức quản lý hoạt
động kinh doanh, chất lượng quản lý chi phí. Nhìn chung doanh nghiệp nào có tỷ
suất chi phí thấp có thể sơ bộ kết luận doanh nghiệp đó kinh doanh có hiệu quả.
2.1.2.3. Các công cụ tài chính
Phân tích tình hình tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp,
công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác
trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm
lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra quyết định tài chính,
quyết định quản lý phù hợp.
a) Nhóm chỉ tiêu thanh toán
Trong quá trình kinh doanh, ở doanh nghiệp có nhiều khoản nợ phải thu và
nhiều khoản nợ phải trả, nên việc nợ nần lẫn nhau giữa các doanh nghiệp là bình
thường. Tuy nhiên nếu để tình trạng nợ nần dây dưa, chiếm dụng vốn lẫn nhau
thì sẽ dẫn đến hậu quả một số doanh nghiệp không có khả năng thanh toán, phá
sản. Đây là hiện tượng không tốt vừa vi phạm các nguyên tắc quản lý tài chính
vừa vi phạm pháp luật của Nhà nước. Để không rơi vào tình trạng trên ảnh hưởng
không tốt đến hoạt động của doanh nghiệp, cần thường xuyên phân tích tình hình
công nợ và khả năng thanh toán công nợ của doanh nghiệp.
Hệ số thanh toán vốn lưu động
Trong tổng tài sản lưu động bao gồm rất nhiều khoản mục có tính thanh
khoản khác nhau, hệ số thanh toán vốn lưu động là tỷ lệ giữa tài sản có khả năng
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
Tiền và các chứng khoán ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Tiền và các chứng khoán ngắn hạn
Hệ số thanh toán vốn lưu động =
Tài sản lưu động
Doanh thu từ hoạt động chính
Số vòng quay tài sản =
Tổng tài sản
chuyển hóa thành tiền để trả nợ (tiền và các chứng khoán ngắn hạn) chiếm trong
tài sản lưu động.
Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động
trước các khoản nợ ngắn hạn. Khoản có thể dùng để trả ngay các khoản nợ đến
hạn là tiền và chứng khoán ngắn hạn.
Về nguyên tắc, bất kỳ khoản tài sản lưu động nào có khả năng chuyển hóa
nhanh thành tiền đều nói lên khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn.
b) Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu được quan tâm đặc biệt của chủ sở hữu
vốn và là thước đo năng lực nhà quản trị doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hiện
đại khi mà các nguồn lực ngày mỗi hạn hẹp đi và chi phí cho việc sử dụng chúng
ngày càng cao, vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn lực càng trở nên gay gắt hơn bao
giờ hết.
Số vòng quay tài sản
Số vòng quay tài sản là hệ số tổng quát về số vòng quay tổng tài sản nói lên
doanh thu được tạo ra từ tổng tài sản hay nói cách khác: một đồng tài sản nói
chung mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số càng cao hiệu quả sử dụng tài
sản càng cao.
Thời hạn trả tiền
Tỷ số này kiểm soát dòng tiền chi trả, đặc biệt là khoản phải trả cho nhà
cung cấp, giúp nhà quản trị xác định áp lực các khoản nợ, xây dựng kế hoạch
ngân sách và chủ động điều tiết lưu lượng tiền trong kinh doanh.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
Các khoản phải trả bình quân
Thời hạn trả tiền =
Giá vốn hàng bán bình quân một ngày
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
Doanh thu
c) Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận
Trong mỗi thời kỳ khác nhau người ta có những khái niệm khác nhau và từ
đó có những cách tính khác nhau về lợi nhuận. Ngày nay, lợi nhuận được biểu
hiểu một cách đơn giản là một khoản tiền dôi ra giữa tổng thu và tổng chi trong
hoạt động của doanh nghiệp hoặc có thể biểu hiện là phần dôi ra của một hoạt
động sau khi đã trừ đi mọi chi phí cho hoạt động đó.
Theo lý thuyết kinh tế, lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh quyết định quá
trình tái sản xuất mở rộng xã hội. Lợi nhuận được bổ sung vào khối lượng tư bản
cho chu kỳ kinh tế sản xuất sau, cao hơn trước. Ý nghĩa xã hội: mở rộng phát
triển sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và tiêu dùng xã hội, đNy mạnh
tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Đối với doanh nghiêp: lợi nhuận quyết định sự tồn vong, khẳng định khả
năng cạnh tranh, bản lĩnh doanh nghiệp trong một nền kinh tế mà vốn dĩ đầy bất
trắc và khắc nghiệt. Vì vậy, tạo ra lợi nhuận là chức năng duy nhất của doanh
nghiệp. Ta có một số lợi nhuận sau:
Lợi nhuận trước thuế (lãi chưa phân phối) là lợi nhuận đạt được trong quá
trình hoạt động kinh doanh.
Lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng hay lãi ròng) là phần lợi nhuận còn lại
sau khi nộp thuế lợi tức cho ngân sách nhà nước. Lợi nhuận sau thuế được dùng
để trích lập các quỹ, đối với các doanh nghiệp nhà nước.
Tỷ suất lợi nhuận trên với doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu hay còn gọi là hệ số lãi ròng – ROS (return
on sales), thể hiện một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu lãi ròng.
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu còn là một chỉ tiêu để xem xét mức
trích lập quỹ “khen thưởng, phúc lợi” đối với doanh nghiệp nhà nước khi quyết
toán tài chính hằng năm của doanh nghiệp.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
Tổng số nợ
Hệ số nợ =
Tổng tài sản
Tổng nợ
Hệ số nợ số với vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Lãi ròng
Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) =
Vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí =
Tổng chi phí
Lãi ròng
Suất sinh lời của tài sản (ROA) =
Tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản hay còn gọi là suất sinh lời của tài sản – ROA
( return on asset), mang ý nghĩa: một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lãi ròng.
Hệ số càng cao càng thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý
và hiệu quả.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (hay vốn cổ đông) suất sinh lời của
vốn chủ sở hữu – ROE (return on equity) mang ý nghĩa một đồng vốn chủ sở hữu
tạo ra bao nhiêu lãi ròng cho chủ sở hữu.
Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí
Ý nghĩa: mức lợi nhuận đạt được trên một đồng chi phí.
d. Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính
Hệ số nợ so với tài sản
Hệ số nợ (tỷ số nợ) là phần nợ vay chiếm trong tổng nguồn vốn, tức là cho
thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay.
Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu (đòn cân tài chính), là loại hệ số cân bằng
dùng so sánh giữa nợ vay và vốn chủ sở hữu, cho biết cơ cấu tài chính của doanh
nghiệp rõ ràng nhất.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Loan Trâm
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp là các báo cáo tài chính và các báo cáo đánh
giá tình hình hoạt động kinh doanh do phòng kế toán công ty cung cấp.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
2.2.2.1. Phương pháp so sánh.
Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng lâu đời phổ biến nhất. So
sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được
lượng hóa một nội dung một tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ
biến động của các chỉ tiêu. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét
chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ sở
đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu
quả để tìm ra các giải pháp tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Vì vậy, để tiến
hành so sánh bắt buộc phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc
để so sánh, xác định điều kiện so sánh, mục tiêu so sánh.
- So sánh số tuyệt đối:
Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ so
sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện
kỳ trước.
- So sánh số tương đối:
Là tỷ lệ phần trăm (%) của