Ngày nay, các ngân hàng hiện đại hoạt động đa năng nhằm tăng thu nhập không
những từ các nghiệp vụ ngân hàng truy ền thống, mà ngày càng mở rộng các
nghiệp vụ ngoại bảng như kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế (TTQT), bảo
lãnh Các ho ạt động ngoại bảng mang lại thu nhập cho ngân hàng dưới dạng phí
ngày một tăng không những về mặt số lượng mà cả tỷ trọng. Tuy nhiên các hoạt
động ngoại bảng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro; đặt biệt, khi một số người cho rằng
hoạt động ngoại bảng mang lại thu nhập hấp dẫn nhưng ngân hàng không hề phải
bỏ vốn, càng làm cho họ chủ quan lơ là, bất chấp những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy
ra bất cứ lúc nào.
Trong các nghiệp vụ ngoại bảng, thì TTQT đối với các ngân hàng thương mại
(NHTM) là nghiệp vụ quan trọng nhất, có tốc độ tăng trưởng mạnh, mang lại cho
ngân hàng khoản thu phí ngày một tăng, thông qua nghiệp vụ TTQT để chắp nối
phát triển các nghiệp vụ khác như mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, tài trợ xuất nhập
khẩu, mở rộng quan hệ tài khoản, tín dụng. Do đó, nghiệp vụ TTQT có thể được
coi là nghiệp vụ ngoại bảng đặt trưng của NHTM ngày nay. Trong TTQT,
phương thức thanh toán được sử dụng nhiều nhất là phương thức tín dụng chứng
từ (thanh toán bằng L/C) vì nó an toàn, giảm thiểu tối đa các rủi ro, bất trắc.
Phương thức thanh toán này được nhiều doanh nghiệp và ngân hàng sử dụng bởi
tính ưu việt của nó trong việc đảm bảo quyền lợi cho cả người mua lẫn người
bán. Mặc dù vậy, phương thức thanh toán bằng L/C vẫn thường xảy ra tranh chấp
do kỹ thuật áp dụng tương đối phức tạp, các bên tham gia lại thiếu sự am hiểu
tường tận về các thông lệ quốc tế cũng như một số quy định trong L/C. Vậy cần
làm gì để nâng cao hiệu quả hoạt động trong thanh toán bằng L/C cũng như mang
lại hiệu quả hoạt động cao nhất cho ngân hàng? Với những kiến thức đã tích lũy
được qua bốn năm học và một số kiến thức nghiên cứu từ thực tiển em tiến hành
phân tích đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C
tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sóc Trăng” nhằm giải
quyết vấn đề về thanh toán L/C cũng như hoàn thiện hơn kiến thức tiếp thu từ
sách vở và tiếp cận gần hơn với những phát sinh trong thực tiển.
57 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3197 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng l/C tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang i
Luận văn
Phân tích hiệu quả hoạt động thanh toán
quốc tế bằng L/C tại ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Sóc Trăng
Trang ii
LỜI CẢM ƠN
Sau bốn năm học tập và nghiên cứu, được sự dẫn dắt và hướng dẫn tận
tình của Quý thầy cô cùng toàn thể Ban giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ cùng
với sự nổ lực của bản thân, nay em xin trình bày kết quả học tập của mình qua đề
tài nghiên cứu về kết quả hoạt động TTQT tại NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng.
Được sự chấp thuận của Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường
Đại Học Cần Thơ và Ban Giám Đốc chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng em
đã có cơ hội thực tập tại chi nhánh.
Trong thời gian thực tập tương đối ngắn tại chi nhánh, nhưng em đã được
sự hướng dẫn tận tình của Ban lãnh đạo, của các cô, chú, anh, chị trong ngân
hàng mà đặc biệt là sự giúp đở nhiệt tình của các chị Phòng TTQT, đã tạo điều
kiện cho em tiếp xúc thực tế, có cơ hội tốt để bổ sung thêm những kiến thức còn
thiếu sót trong quá trình học tập chưa hiểu rõ đồng thời cũng là dịp để có thêm
nhiều kiến thức để phục vụ đề tài. Em xin chân thành cảm ơn những tình cảm tốt
đẹp đó.
Em chân thành cảm ơn Quý thầy cô Trường Đại Học Cần Thơ đã bỏ nhiều
công sức và thời gian quý báu để giảng dạy chúng em trong suốt khóa học, đặc
biệt em xin chân thành ghi ơn thầy Phan Thái Bình là người đã tận tình chỉ bảo
cho em trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thoa
Trang iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề này là trung thực, đề này không trùng với bất cứ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.
Ngày 12 tháng 5 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thoa
Trang iv
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 ....................................................................................................... vi
GIỚI THIỆU ....................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: ............................................................ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: ...................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung: .................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể: ................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ........................................................................ 2
CHƯƠNG 2 ........................................................................................................ 3
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 3
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN: .......................................................................... 3
2.1.1 Khái niệm hoạt động tín dụng chứng từ: .............................................. 3
2.1.2 Các bên tham gia: ................................................................................ 3
2.1.3 Các loại L/C: ....................................................................................... 4
2.1.3.1 L/C có thể hủy ngang(Revocable L/C): ......................................... 4
2.1.3.2 L/C không thể hủy ngang(irrevocable L/C): .................................. 4
2.1.3.3 Thư tín dụng xác nhận(Confirmed L/C): ....................................... 4
2.1.4 Quy trình thanh toán qua L/C: ............................................................. 4
2.1.5 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thanh toán ......... 5
2.1.5.1 Mức ký quỹ:.................................................................................. 5
2.1.5.2 Trợ giúp khách hàng trong việc lựa chọn hình thức thanh toán phù
hợp: .......................................................................................................... 5
2.1.5.3 Trợ giúp khách hàng phòng ngừa rủi ro tỷ giá: ............................. 5
2.1.5.4 Thái độ phục vụ của nhân viên: ..................................................... 6
2.1.5.5 Uy tín của ngân hàng trong việc cần ngân hàng khác xác nhận L/C:
................................................................................................................. 6
2.1.5.6 Mức chiết khấu: ............................................................................ 7
2.1.5.7 Khả năng thẩm định tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng: ........... 7
2.1.5.8 Mạng lưới ngân hàng thông báo/ ngân hàng đại lý: ....................... 7
2.1.5.9 Khả năng của doanh nghiệp trong thương mại quốc tế: ................. 8
2.1.6 Các rủi ro thường xảy ra trong thanh toán tín dụng chứng từ: .............. 8
2.1.6.1 Rủi ro cho nhà nhập khẩu như: ...................................................... 8
2.1.6.2 Rủi ro cho nhà xuất khẩu: ............................................................. 9
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ............................................................. 9
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu: ............................................................. 9
2.2.2.Phương pháp phân tích số liệu: ............................................................ 9
CHƯƠNG 3 ...................................................................................................... 11
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA AGRIBANK .......................... 11
SÓC TRĂNG .................................................................................................... 11
3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP SÓC TRĂNG: .......... 11
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: .................................................... 11
3.1.1.1 Lịch sử hình thành: ..................................................................... 11
3.1.1.2 Nhiệm vụ, chức năng và định hướng phát triển: .......................... 11
3.1.1.3 Quá trình hoạt động chính: .......................................................... 12
3.1.2 cơ cấu tổ chức và nhân sự: ................................................................. 13
3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2005-2007: .................................... 14
3.1.4 Phân tích thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến Agribank Sóc Trăng:15
3.1.4.1 Thuận lợi: ................................................................................... 15
Trang v
3.1.4.2 Khó khăn: ................................................................................... 15
3.1.5 Giới thiệu về phòng thanh toán quốc tế: ............................................ 16
3.2 GIỚI THIỆU QUI TRÌNH THANH TOÁN L/C TẠI NGÂN HÀNG: ..... 16
3.2.1 L/C xuất khẩu: ................................................................................... 16
3.2.2 L/C nhập khẩu: .................................................................................. 17
3.3 Định hướng phát triển năm 2008: ............................................................. 17
CHƯƠNG 4 ...................................................................................................... 19
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
TTQT BẰNG L/C CỦA NGÂN HÀNG ............................................................ 19
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TTQT CỦA NGÂN HÀNG: .......................... 19
4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN L/C: .............. 21
4.3 PHÂN TÍCH TỶ TRỌNG CỦA TỪNG PHƯƠNG THỨC THANH
TOÁN: .......................................................................................................... 24
4.4 DOANH SỐ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG SO VỚI CÁC NGÂN
HÀNG KHÁC TRONG TỈNH: ...................................................................... 25
4.5 PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU VỀ TTQT CỦA AGRIBANK
SOC TRĂNG: ............................................................................................... 26
4.6 PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
THANH TOÁN L/C CỦA NGÂN HÀNG:.................................................... 32
4.6.1 Chưa mở rộng tài trợ nhập khẩu: ....................................................... 32
4.6.2 Chưa đảm nhiệm tốt vai trò của mình: ............................................... 33
4.6.3 Chưa đa dạng các dịch vụ trong thanh toán quốc tế: .......................... 33
4.6.4 Chưa khẳng định được uy tín: ............................................................ 34
4.6.5 Mạng lưới ngân hàng đại lý còn khiêm tốn: ....................................... 34
4.6.6 Chưa đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng xuất khẩu: ................... 34
4.6.7 Chưa thực hiện ưu đãi cho vay đối với khách hàng có uy tín: ............ 35
4.7 PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG THANH TOÁN L/C CỦA AGRIBANK
SÓC TRĂNG: ............................................................................................... 35
4.8 DỰ BÁO DOANH SỐ THANH TOÁN L/C NĂM 2008: ........................ 36
CHƯƠNG 5 ...................................................................................................... 41
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN
DỤNG CHỨNG TỪ CHO AGRIBANK SÓC TRĂNG ................................... 41
5.1.Mở rộng hình thức tài trợ xuất nhập khẩu: ............................................... 41
5.2 Tư vấn cho khách hàng: .......................................................................... 43
5.2.1 Tìm hiểu kỹ lưỡng bạn hàng: ............................................................. 43
5.2.1.1 Đối với khách hàng nhập khẩu: ................................................... 43
5.2.1.2 Đối với khách hàng xuất khẩu: .................................................... 43
5.2.2 Lựa chọn hình thức trả tiền phù hợp với hàng hóa mua bán: ............. 43
5.2.3 Biết cách phòng ngừa rủi ro tỷ giá: . .................................................. 44
5.3 Cần đa dạng các sản phẩm dịch vụ: .......................................................... 44
5.4 Mở rộng quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng trên thế giới: ....................... 45
CHƯƠNG 6 ...................................................................................................... 46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 46
6.1 Kết luận: .................................................................................................. 46
6.2 Kiến nghị: ................................................................................................ 47
6.2.1 Kiến nghị đến chính phủ: ................................................................... 48
6.2.2 Kiến nghị đến Lãnh đạo ngân hàng:................................................... 48
6.2.3 Kiến nghị đến chính quyền địa phương: ................................................ 50
Trang vi
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
TTQT: thanh toán quốc tế
NHTM: ngân hàng thương mại
XK: xuất khẩu
XNK: xuất nhập khẩu
VSTP: vệ sinh thực phẩm
ATVS: an toàn vệ sinh
QTD: quỹ tín dụng
Trang 1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Ngày nay, các ngân hàng hiện đại hoạt động đa năng nhằm tăng thu nhập không
những từ các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống, mà ngày càng mở rộng các
nghiệp vụ ngoại bảng như kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế (TTQT), bảo
lãnh…Các hoạt động ngoại bảng mang lại thu nhập cho ngân hàng dưới dạng phí
ngày một tăng không những về mặt số lượng mà cả tỷ trọng. Tuy nhiên các hoạt
động ngoại bảng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro; đặt biệt, khi một số người cho rằng
hoạt động ngoại bảng mang lại thu nhập hấp dẫn nhưng ngân hàng không hề phải
bỏ vốn, càng làm cho họ chủ quan lơ là, bất chấp những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy
ra bất cứ lúc nào.
Trong các nghiệp vụ ngoại bảng, thì TTQT đối với các ngân hàng thương mại
(NHTM) là nghiệp vụ quan trọng nhất, có tốc độ tăng trưởng mạnh, mang lại cho
ngân hàng khoản thu phí ngày một tăng, thông qua nghiệp vụ TTQT để chắp nối
phát triển các nghiệp vụ khác như mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, tài trợ xuất nhập
khẩu, mở rộng quan hệ tài khoản, tín dụng. Do đó, nghiệp vụ TTQT có thể được
coi là nghiệp vụ ngoại bảng đặt trưng của NHTM ngày nay. Trong TTQT,
phương thức thanh toán được sử dụng nhiều nhất là phương thức tín dụng chứng
từ (thanh toán bằng L/C) vì nó an toàn, giảm thiểu tối đa các rủi ro, bất trắc.
Phương thức thanh toán này được nhiều doanh nghiệp và ngân hàng sử dụng bởi
tính ưu việt của nó trong việc đảm bảo quyền lợi cho cả người mua lẫn người
bán. Mặc dù vậy, phương thức thanh toán bằng L/C vẫn thường xảy ra tranh chấp
do kỹ thuật áp dụng tương đối phức tạp, các bên tham gia lại thiếu sự am hiểu
tường tận về các thông lệ quốc tế cũng như một số quy định trong L/C. Vậy cần
làm gì để nâng cao hiệu quả hoạt động trong thanh toán bằng L/C cũng như mang
lại hiệu quả hoạt động cao nhất cho ngân hàng? Với những kiến thức đã tích lũy
được qua bốn năm học và một số kiến thức nghiên cứu từ thực tiển em tiến hành
phân tích đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C
tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sóc Trăng” nhằm giải
quyết vấn đề về thanh toán L/C cũng như hoàn thiện hơn kiến thức tiếp thu từ
sách vở và tiếp cận gần hơn với những phát sinh trong thực tiển.
Trang 2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.2.1 Mục tiêu chung:
Phân tích và đánh giá hiệu quả thanh toán quốc tế bằng L/C tại ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Sóc Trăng (Agribank Sóc Trăng). Thấy được
những thuận lợi và khó khăn, đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu
quả TTQT của ngân hàng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích chung tình hình TTQT bằng L/C tại Agribank Sóc Trăng.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thanh toán L/C hàng năm
của ngân hàng.
- Xem xét sự ảnh hưởng giữa các nhân tố kinh tế đến việc phát hành L/C.
- Dự báo doanh số hoạt động trong thời gian tới.
- Dựa vào thực trạng thanh toán L/C của ngân hàng đề ra giải pháp thu hút
thêm khách hàng mới cho ngân hàng.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động TTQT bằng L/C từ năm 2005-2007
tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sóc Trăng.
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thanh toán trong
phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Sóc Trăng.
Trang 3
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN:
2.1.1 Khái niệm hoạt động tín dụng chứng từ:
Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó theo yêu cầu
của khách hàng ngân hàng sẽ phát hành một bức thư (gọi là thư tín dụng – letter
of credit) cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba khi người
này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều
kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng.
Thực chất, L/C là một cam kết bằng văn bản của một ngân hàng (ngân hàng phát
hành L/C), được phát hành theo chỉ thị của người mua (người yêu cầu mở L/C)
cho người bán hưởng (người hưởng lợi L/C) và có thể được thanh toán theo
phương thức trả ngay hay trả kỳ hạn.
2.1.2 Các bên tham gia:
- Người xin mở L/C: là người mua yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành
một L/C cho người bán hưởng.
- Người thụ hưởng L/C: là người bán được hưởng tiền thanh toán hay sở hữu hối
phiếu chấp nhận thanh toán.
- Ngân hàng phát hành L/C: là ngân hàng theo yêu cầu của người mua, phát hành
một L/C cho người bán hưởng.
- Ngân hàng thông báo L/C: là ngân hàng được ngân hàng phát hành yêu cầu
thông báo L/C cho người thụ hưởng. Ngân hàng thông báo thường là ngân hàng
đại lý hay là một chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nước nhà xuất khẩu.
Trong nhiều trường hợp, để đảm bảo chắc chắn khả năng thanh toán của ngân
hàng phát hành, nhà xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng phát hành chỉ định ngân
hàng xác nhận.
- Ngân hàng xác nhận: là một ngân hàng khác đứng ra xác nhận khả năng thanh
toán cho ngân hàng phát hành. Thông thường ngân hàng xác nhận là một ngân
hàng lớn có uy tín và trong nhiều trường hợp ngân hàng thông báo được đề nghị
là ngân hàng xác nhận L/C. Muốn được xác nhận ngân hàng phát hành phải trả
phí rất cao và thường là phải đặt cọc trước, mức đặt cọc có thể đạt tới 100% giá
trị L/C.
Trang 4
2.1.3 Các loại L/C:
2.1.3.1 L/C có thể hủy ngang(Revocable L/C):
Là loại L/C mà sau khi được phát hành, ngân hàng phát hành có quyền sửa đổi,
bổ sung hoặc hủy bỏ nó mà không cần có sự đồng ý của người hưởng lợi L/C.
L/C loại này là một lời hứa trả tiền không chắc chắn cho người hưởng lợi. Do đó,
trên thực tế loại này rất ít được sử dụng.
2.1.3.2 L/C không thể hủy ngang(irrevocable L/C):
Là loại L/C sau khi được phát hành, ngân hàng phát hành không được sửa đổi, bổ
sung hoặc hủy bỏ từng phần hay toàn phần nội dung trong thời hạn hiệu lực của
L/C. L/C loại này là một sự cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành đối với
người hưởng lợi L/C. Vì vậy, đây là loại L/C được sử dụng phổ biến trong thực
tế.
Khi sử dụng loại L/C này cần chú ý nếu muốn sửa đổi, bổ sung phải tiến hành tu
chỉnh L/C theo nguyên tắc quy định trong UCP 600.
2.1.3.3 Thư tín dụng xác nhận(Confirmed L/C):
Là loại L/C không thể hủy bỏ được một ngân hàng khác xác nhận trả tiền theo
yêu cầu của ngân hàng phát hành L/C. L/C loại này đã được hai ngân hàng cùng
cam kết trả tiền cho người thụ hưởng. Do vậy, độ an toàn trong thanh toán của nó
rất cao.
2.1.4 Quy trình thanh toán qua L/C:
Ngân hàng thông báo
Advising Bank
Ngân hàng phát hành
Issuing Bank
Người hưởng lợi
Beneficiary
Người yêu cầu
Applicant
1
2
1
5
8
6 7
4
3 5 8
Trang 5
(1). Gửi đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng và tiến hành ký quỹ.
(2). Phát hành L/C qua ngân hàng đại lý/ngân hàng thông báo cho người xuất
khẩu hưởng lợi.
(3). Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo L/C và chuyển bản gốc L/C cho
người hưởng lợi.
(4). Giao hàng.
(5). Xuất trình chứng từ đòi tiền ngân hàng phát hành L/C.
(6). Ngân hàng phát hành thông báo kết quả kiểm tra chứng từ cho người yêu
cầu.
(7). Người yêu cầu chấp nhận hay từ chối thanh toán.
(8). Ngân hàng phát hành thông báo chấp nhận hay từ chối chứng từ.
2.1.5 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thanh toán
2.1.5.1 Mức ký quỹ:
Khi tham gia thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng, các doanh nghiệp luôn
mong muốn được ngân hàng tài trợ khả năng thanh toán. Bởi vì. Quá trình từ khi
ký quỹ cho đến khi thanh toán là rất dài. Đều này làm ứ đọng nguồn vốn của
doanh nghiệp, cũng như làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hiện
nay, ngân hàng chỉ tham gia thanh toán cho các doanh nghiệp ký quỹ 100%, hoặc
vay ngoại tệ để ký quỹ. Thực tế này cho thấy, ngân hàng chưa áp dụng tài trợ tín
dụng nhập khẩu cho doanh nghiệp. Điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động cũng như làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
2.1.5.2 Trợ giúp khách hàng trong việc lựa chọn hình thức thanh toán
phù hợp:
khi tham gia thương mại quốc tế, thực hiện nghiệp vụ an toàn, hiệu quả mà tiết
kiệm được chi phí là đều mà các khách hàng luôn mong muốn. Đều này đòi hỏi
các thanh toán viên phải nắm vững nghiệp vụ chuyên môn và hiểu biết thông lệ
quốc tế để tư vấn cho khách hàng. Đối với khách hàng lần đầu giao dịch, mà
chưa có tư vấn thì khó đạt được hiệu quả như mong muốn.
2.1.5.3 Trợ giúp khách hàng phòng ngừa rủi ro tỷ giá: Rủi ro tỷ giá là rủi
ro không tách rời của hoạt động TTQT. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta
Trang 6
buông tay, chúng ta vẫn có thể hạn chế nó thậm chí là có lợi từ nó bằng các hợp
đồng option, future. Vấn đề là làm thế nào để giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro tỷ
giá. Ngoài khả năng của doanh nghiệp thì vai trò của ngân hàng là rất quan trọng.
Ngân hàng không chỉ giúp khách hàng hạn chế rủi ro về tỷ giá mà còn kiếm lợi
từ việc thực hiện hợp đồng cho khách hàng. Nếu đảm đương được vai trò này, thì
không những giúp khách hàng giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn