Luận văn Phân tích hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu Tây Nam Bộ chi nhánh Cần Thơ

Cùng với sự phát triển của thời đại, hoà nhập vào xu thế toàn cầu hoá -Việt Nam đang từng bước chuyển mình b ắt kịp với các nước phát triển trên thế giới. Sự kiện Việt Nam đã gia nhập thành công WTO đang là vấn đề nóng bỏng và hướng tới những bước tiến mới đối với nền kinh tế nước ta nói chung và các doanh nghệp nói riêng. Bên cạnh đó cũng phát sinh nhiều rủi ro phức tạp, đặt ra cho doanh nghiệp những thách thức mới,đòi hỏi sức cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Do đó một doanh nghiệp muốn tồn tại vững chắc và ngày càng một thăng tiến hơn thì cần phải nhạy bén, sáng tạo và hoạt động có chất lượng hơn trong điều kiện canh tranh khắc nghiệt hiện nay. Việc kinh doanh của công ty xăng dầu Tây Nam Bộ ít nhiều cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta nói chung và đời sống của không ít lao động nói riêng. Nhìn chung những năm vừa qua việc kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả, lợi nhuận qua từng năm đều tăng lên đáng kể.Đều đáng chú ý là năm 2006 Việt Nam có nhiều bước tiến mới, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, việc kinh doanh xăng dầu có nhiều biến động hơn. Do đó lợi nhuận của công ty năm 2006 giảm xuống trầm trọng, có những tháng kinh doanh lỗ, nếu tình trạng này kéo dài sẽ không tốt cho công ty. Vì vậy việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty xăng dầu Tây nam bộ là hết sức cần thiết, qua đó ta sẽ tìm ra được các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

pdf87 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2732 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu Tây Nam Bộ chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -1- CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu Cùng với sự phát triển của thời đại, hoà nhập vào xu thế toàn cầu hoá - Việt Nam đang từng bước chuyển mình bắt kịp với các nước phát triển trên thế giới. Sự kiện Việt Nam đã gia nhập thành công WTO đang là vấn đề nóng bỏng và hướng tới những bước tiến mới đối với nền kinh tế nước ta nói chung và các doanh nghệp nói riêng. Bên cạnh đó cũng phát sinh nhiều rủi ro phức tạp, đặt ra cho doanh nghiệp những thách thức mới, đòi hỏi sức cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Do đó một doanh nghiệp muốn tồn tại vững chắc và ngày càng một thăng tiến hơn thì cần phải nhạy bén, sáng tạo và hoạt động có chất lượng hơn trong điều kiện canh tranh khắc nghiệt hiện nay. Việc kinh doanh của công ty xăng dầu Tây Nam Bộ ít nhiều cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta nói chung và đời sống của không ít lao động nói riêng. Nhìn chung những năm vừa qua việc kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả, lợi nhuận qua từng năm đều tăng lên đáng kể. Đều đáng chú ý là năm 2006 Việt Nam có nhiều bước tiến mới, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, việc kinh doanh xăng dầu có nhiều biến động hơn. Do đó lợi nhuận của công ty năm 2006 giảm xuống trầm trọng, có những tháng kinh doanh lỗ, nếu tình trạng này kéo dài sẽ không tốt cho công ty. Vì vậy việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty xăng dầu Tây nam bộ là hết sức cần thiết, qua đó ta sẽ tìm ra được các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. 1.1.2. Căn cứ khoa học thực tiễn Xét trên mọi khía cạnh lợi nhuận là chỉ tiêu của chất lượng biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh và là mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp. Mặt khác lợi nhuận còn là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng, là đòn bẩy kinh tế khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chính những ảnh hưởng to lớn đó nên việc phân tích những nhân tố ảnh hưởng lợi nhuận của doanh nghiệp là hết sức quan trọng nhằm giúp doanh nghiệp: GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -2- + Phát hiện các khả năng tiềm tàng + Nhìn nhận đúng khả năng, sức mạnh và hạn chế của công ty + Có những cơ sở quan trọng để đưa ra các quyết định kinh doanh, thúc đẩy chức năng quản trị của công ty ngày càng hiệu quả hơn. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Phân tích, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó tìm ra những tồn tại và nguyên nhân để có thể đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. Trên cơ sở đó đưa ra những hướng tích cực hơn nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngày một phát triển hơn. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Phân tích, đánh giá chung tình hình hoàn thành kế hoạch về lợi nhuận của công ty trong năm 2006. Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của công ty xăng dầu Tây Nam Bộ về doanh thu - chi phí - lợi nhuận qua ba năm (2004 - 2006). Phân tích mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố như khối lượng hàng hóa tiêu thụ, giá bán, giá vốn, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, thuế suất,… đến lợi nhuận của công ty. Đề ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Không gian nghiên cứu Để chuyên sâu đến vấn đề cần phân tích nên đề tài không nghiên cứu, phân tích các số liệu liên quan đến tổng thể các chi nhánh của công ty tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang mà chỉ tập trung nghiên cứu tình hình kinh doanh tại thành phố Cần Thơ - nơi đặt trụ sở chính của công ty. 1.3.2. Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu các số liệu liên quan đến việc phân tích từ năm 2004 đến năm 2006. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu khối lượng hàng hoá tiêu thụ, giá bán, giá mua, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp. GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -3- CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN Để có thể thuận lợi cho việc phân tích một cách chính xác hiệu quả kinh doanh cần phải hiểu rõ hơn về lợi nhuận, nguồn hình thành lợi nhuận và một số chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh doanh của công ty. 2.1.1. Lợi nhuận và nguồn hình thành lợi nhuận Trong điều kiện kinh tế hiện nay, hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được mọi doanh nghiệp cũng như toàn bộ xã hội quan tâm. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của đơn vị cũng như của nền kinh tế để thực hiện các mục tiêu đặt ra. Hiệu quả kinh doanh chỉ được coi là có hiệu quả khi lợi nhuận thu được không ảnh hưởng đến lợi ích của nền kinh tế, của các đơn vị và của toàn xã hội. Do đó, hiệu quả mà đơn vị đạt được phải gắn chặc với hiệu quả của toàn xã hội. Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp. Là chỉ tiêu chất lượng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp [3, tr. 271]. - Nguồn hình thành lợi nhuận [1, tr. 187]: Hiện nay theo chế độ kế toán mới bắt đầu thực hiện từ 1/4/1996 thì lợi nhuận của doanh nghiệp là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp hay còn gọi là lợi tức doanh nghiệp bao gồm lợi tức kinh doanh và lợi tức hoạt động khác. Lợi tức hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa khoản doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo qui định của pháp luật. Trong đó: Doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại. GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -4- Giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ bao gồm:  Giá thành sản xuất của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ (trong doanh nghiệp thương mại là giá mua hàng hóa).  Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.  Thuế doanh thu: theo chế độ hiện hành doanh thu tính thuế được tính theo giá trị thực tế thu tiền Lợi tức hoạt động khác bao gồm: Lợi tức hoạt động tài chính là số thu lớn hơn chi của các hoạt động tài chính, bao gồm các hoạt động: góp vốn liên doanh; cho thuê tài sản; mua bán trái phiếu, chứng khoán, ngoại tệ; lãi tiền gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh; lãi cho vay thuộc các nguồn vốn và quỹ; lãi cổ phần và lãi do góp vốn liên doanh; hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn và dài hạn. Lợi tức của hoạt động bất thường là chênh lệch giữa các khoản thu, chi bất thường.  Khoản thu: nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; thu về nợ khó đòi, các khoản nợ không xác định chủ…  Khoản chi: thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; giá trị còn lại khi thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; chi về tiền phạt khi vi phạm hợp đồng… 2.1.2. Một số chỉ tiêu về lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh Trước khi vào phân tích đề tài cần phải nghiên cứu một số chỉ tiêu về lợi nhuận để làm cơ sở để phân tích và đánh giá. 2.1.2.1. Tổng mức lợi nhuận Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp, nói lên qui mô của kết quả và phản ánh một phần hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động khác. LNtrước thuế = LNthuần + LNTC + LNK Trong đó: LNthuần : lợi nhuần từ hoạt động kinh doanh, LNTC : lợi nhuận từ hoạt động tài chính, LNk : lợi nhuận khác. GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -5- LNthuần = DTthuần - giá vốn hàng bán - CPBH,QLDN Lãi gộp = DTthuần - giá vốn hàng bán LNthuần = Lãi gộp - CPBH,QLDN LNTC = DTTC - CPTC Trong đó: DTthuần : doanh thu từ hoạt động kinh doanh, DTTC : doanh thu từ hoạt động tài chính, CPTC : chi phí cho hoạt động tài chính, CPBH,QLDN : chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. LNK = DTK - CPK Trong đó: DTK : doanh thu khác, CPK : chi phí khác. LNsau thuế = LNtrước thuế - thuế thu nhập doanh nghiệp 2.1.2.2. Tỷ suất lợi nhuận TSLN / DT = (lợi nhuận / doanh thu) * 100% TSLN / DT : tỷ suất lợi nhuận / doanh thu TSLN / DT là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, phản ánh một phần hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Sự thay đổi của nó phản ánh sự thay đổi hiệu quả kinh doanh của công ty. TSLN / vốn = (lợi nhuận / nguồn vốn kinh doanh) * 100% = LN/ DT * DT/Vốn TSLN / vốn : tỷ suất lợi nhuận / vốn TSLN / vốn là là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và vốn, phản ánh một đồng vốn tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, đồng thời cũng là thước đo hiệu quả của việc sử dụng vốn của công ty. 2.1.2.3. Các chỉ tiêu khác TSLG = (Lãi gộp / doanh thu) * 100% TSGVHB = (Giá vốn hàng bán / doanh thu) * 100% TSLG : tỷ suất lai gộp. Là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa lãi gộp và doanh thu. GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -6- TSGVHB : tỷ suất giá vốn hàng bán. Là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa giá vốn hàng bán và doanh thu. 2.1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận - hiệu quả kinh doanh Ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp có nhiều nhân tố khách quan và có thể phân thành các nhóm chính như việc mở rộng thị trường tiêu thụ, giảm chi phí sản xuất kinh doanh và hoàn thiện tổ chức sản xuất kinh doanh. Mỗi nhóm nhân tố đều có nhiều nhân tố khác nhau, nhưng chỉ có một số nhân tố có thể định lượng được mức tác động của nó đến lợi nhuận. Dựa vào các công thức ở phần trên ta thấy, lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng của các nhân tố: khối lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ; giá bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; giá vốn hàng bán; chi phí bán hàng; chi phí quản lý doanh nghiệp; thuế suất. Ngoài các nhân tố được thể hiện rõ trên công thức, lợi nhuận còn chịu ảnh hưởng bởi kết cấu mặt hàng thông qua tỷ suất lợi nhuận của mỗi loại hàng hóa. Nếu lợi nhuận được xác định từ lãi gộp thì lợi nhuận cũng chịu ảnh hưởng của lãi gộp và những nhân tố ảnh hưởng đến lãi gộp cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận là xác định mức độ ảnh hưởng của khối lượng hàng hoá tiêu thụ, giá bán, gía mua, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và thuế suất đến lợi nhuận. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để có thể áp dụng cách đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh trên cần phải thu thập các số liệu về doanh thu, giá bán, chi phí,…phù hợp và chính xác. Sau đây là phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu của đề tài: 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Dữ liệu thu thập là các số liệu thứ cấp cấu thành chỉ tiêu lợi nhuận như doanh thu, giá bán, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,…trong thời kỳ 3 năm (2004 - 2006) ở chi nhánh Cần Thơ qua đó ta có thể thấy được sự thay đổi, phát triển của công ty từ đó giúp đánh giá chính xác các yếu tố cấu thành của các chỉ tiêu phân tích và tìm ra những giải pháp khả thi hơn. GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -7- 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp so sánh số liệu nhằm xác định xu hướng mức độ biến động của chỉ tiêu. So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. So sánh bằng số bình quân: là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng tính chất. So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. - Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích [3, tr. 276]. Đề tài chỉ phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nên chỉ xác định mức ảnh hưởng của các chỉ tiêu cấu thành lợi nhuận, được xác định bằng công thức: Lợi nhuận = DT - GVHB - CPBH & QLDN - thuế TNDN Mà thuế TNDN = 0,28 * (DT - GVHB - CPBH & QLDN) Vậy lợi nhuận = 0,72 * (DT - GVHB - CPBH & QLDN) = 0,72*  KLHHTT * (Giá bán - Giá vốn - CPBH & QLDN bq) Trong đó: KLHHTT: khối lượng hàng hóa tiêu thụ, ký hiệu là q, Giá bán ký hiệu là p, GVHB: giá vốn hàng bán, giá vốn ký hiệu là z, CPBH & QLDN: chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, CPBH & QLDN bq: chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, ký hiệu là f, TNDN: Thu nhập doanh nghiệp, LN: lợi nhuận, DT: doanh thu. i là số lượng mặt hàng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ Từ đó ta được công thức: LN = 0,72 * qi *(pi - zi - fi) Lần lượt thay thế các nhân tố ảnh hưởng của kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến lợi nhuận GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -8- Tổng số mức ảnh hưởng của các nhân tố được xác định bằng đối tượng phân tích. Cụ thể như sau: Đối tượng phân tích là: L = L1 - Lk Trong đó: L: là mức chênh lệch tuyệt đối về tổng mức lợi nhuận giữa kỳ phân tích và kỳ gốc. L1, Lk: là tổng mức lợi nhuận kỳ phân tích và kỳ kế hoạch. Bằng phương pháp thay thế liên hoàn, có thể xác định sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận, như sau: Do ảnh hưởng của nhân tố khối lượng hàng hóa tiêu thụ là Q: Q = Lk * [(qi1*pik)/(qik*pik)] - Lk Do ảnh hưởng của nhân tố kết cấu về khối lượng sản phẩm hàng hóa là K: K = 0,72 * [(qi1 - qik)*(pik - zik - fik)] - Q Do ảnh hưởng của nhân tố giá bán là P: P = 0,72 * [qi1*(pi1 - pik)] Do ảnh hưởng của nhân tố giá vốn là Z: Z = 0,72 * [qi1*(zi1 - zik)] Do ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là F: F = 0,72 * [qi1*(fi1 - fik)] Tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cả các nhân tố đến chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp: L = Q + K + P + Z + F Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận, từ đó làm cơ sở kiến nghị những biện pháp xác thực, nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng giá bán, tăng tổng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp. GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -9- CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ 3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 3.1.1. Giới thiệu chung về công ty Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ là một trong những đơn vị trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam - Bộ Thương Mại Tên giao dịch quốc tế : Petrolimex TAY NAM BO Tên tiếng việt: Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ Trụ sở chính đặt tại : Số 21 - Cách mạng tháng 8 - P. Thới Bình – Q. Ninh Kiều - Tp. Cần Thơ Điện thoại : 071. 821656-765767- 826906 - 823913 Fax : (071) 822746 Văn phòng đại diện : Đặt tại 21-23 Hồ Tùng Mậu - Quận I - TP. Hồ Chí Minh Mã số thuế: 1800158559 Số tài khoản: + Tại ngân hàng ngoại thương thành phố Cần Thơ (VNĐ):011.1.00.000047.4 + Tại ngân hàng ngoại thương thành phố Cần Thơ (USD):011.137.000791.8 + Tại ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ: 10201000285209 Phạm vi hoạt động: Đồng bằng sông Cửu Long mà chủ yếu là Thành phố Cần Thơ và ba tỉnh: Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu ngoài ra còn tái xuất qua Campuchia. 3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ được thành lập vào tháng 5/1975 từ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật (kho tàng, bồn bể, đường ống,...) do các hãng của tư bản như hãng Shell, Esso, Caltex để lại với tên gọi ban đầu là công ty xăng dầu cấp I khu vực Tây Nam Bộ. Ngày 07/01/1976, Tổng cục vật tư bằng văn bản số 03/VH-KH quyết định thành lập Tổng kho xăng dầu Khu vực Tây Nam Bộ trực thuộc công ty xăng dầu Miền Nam (công ty xăng dầu Khu vực II ngày nay). GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -10- Tháng 7/1977 Tổng công ty xăng dầu có quyết định số 221/XD-QĐ đổi tên "Tổng kho xăng dầu khu vực Tây Nam Bộ" thành "Tổng kho xăng dầu Cần Thơ" trực thuộc công ty xăng dầu Khu Vực II. Ngày 11/09/1984, Giám đốc công ty xăng dầu Khu vực II ban hành quyết định số 134/TC.QĐ đổi tên " Tổng kho xăng dầu Cần Thơ " thành "Xí nghiệp xăng dầu Hậu Giang". Ngày 26/12/1988 Tổng Giám đốc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam ban hành Quyết định số 2209/XD.QĐ đổi tên "Xí nghiệp xăng dầu Hậu Giang" thành "Công ty xăng dầu Hậu Giang" và về trực thuộc Tổng công ty xăng dầu (nay là Tổng công ty xăng dầu Việt Nam - Petrolimex Việt Nam). Cùng với việc tách tỉnh Cần Thơ thành Thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu giang, ngày 08/12/2003 Bộ Thương Mại đã có quyết định số 1680/2003/QĐ-BTM đổi tên công ty xăng dầu Hậu giang thành "Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ" từ ngày 01/01/2004 trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay công ty không ngừng lớn mạnh, hiện có 3 chi nhánh trực thuộc ở 3 tỉnh Hậu Giang, Sóc trăng, Bạc Liêu cùng hệ thống kho bể với tổng sức chứa trên 120.000 m3/tấn. 3.2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 3.2.1. Chức năng Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ là một đơn vị thương mại, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. Mạng lưới kinh doanh của công ty trải rộng trên địa bàn 4 tỉnh trên thành phố (Tp.Cần thơ, Hậu giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu). Bao gồm Văn phòng công ty đặt tại trung tâm Thành phố Cần thơ, các chi nhánh ở các tỉnh cùng với hệ thống kho bể và các cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Công ty có chức năng kinh doanh xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu ... đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đảm bảo cho nhu cầu an ninh quốc phòng và yêu cầu phát triển kinh tế trong địa bàn được phân công. Ngoài mặt hàng chủ yếu là xăng dầu công ty còn tổ chức kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ như: kinh doanh kho bể (giữ hộ hàng hóa, cấp lẻ, nhập ủy thác,...), vận tải xăng dầu, dịch vị hàng dự trữ quốc gia nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -11- hàng. Bên cạnh đó công ty còn có chức năng thực hiện hợp đồng tái xuất sang Campuchia theo sự ủy nhiệm của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. 3.2.2. Nhiệm vụ Cung cấp xăng dầu cho các tỉnh Miền Tây ngoài ra còn tham gia tái xuất sang thị trường Campuchia. Phát huy nguồn lực, tổ chức kinh doanh có hiệu quả để hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch mà Tổng công ty giao. Ngày càng mở rộng thêm các loại hình dich vụ trong lĩnh vực kinh doanh nhằm gia tăng thị phần. Bên cạnh đó phải khai thác một cách có hiệu quả tài sản, nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp, đồng thời chống lãng phí gây thất thoát tài sản và nguồn vốn nhằm mang lại lợi ích cho công ty và xã hội. Trong công tác kinh doanh tạo ra được nguồn hàng có lợi thế hơn, xây dựng thị trường bán buôn, bán lẻ vững chắc và ổn định. Khai thác lợi thế là trung tâm phân phối nguồn hàng chính cho các công ty trong ngành ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đẩy nhanh tốc độ phát triển các điểm bán lẻ mới, hệ thống đại lý. Tổ chức kinh doanh có hiệu quả nhằm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, tăng thêm phần đóng góp vào ngân sách Nhà nước, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và đất nước nói chung. 3. 3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ 3.3.1. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của công ty theo mô hình trực tuyến chức năng. Đứng đầu là giám đốc công ty được Tổng giám đốc uỷ nhiệm chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công
Luận văn liên quan