Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế xuất phát từ nông nghiệp cho nên
nông nghiệp vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong nềnkinh tế quốc dân Ngày
nay bạn bè trên thế giới biết đến Việt Nam là một cường quốc về sản xuất và
xuất khẩu gạo, đặc biệt ngày 07/11/2006 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức
thương mại thế giới ( Wold Trade Organnization -WTO) đã tạo ra rất nhiều cơ
hội và thách thức cho nền kinh tế nhất là các ngành xuất khẩu và nhập khẩu.
Tuy nhiên hội nhập cũng tạo một thuận lợi không nhỏ cho công cuộc công
nghịệp hóa, hiện đại hóa đất nước; trong đó có quá trình hiện đại hóa nền nông
nghiệp nước nhà.
Hai khu vực cóvai trò rất quan trọng đối với ngành nông nghiệp Việt
Nam và của cả thế giới là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long,
riêng đồng bằng sông Cửu Long có 2,977 triệu hecta đất nông nghiệp, chiếm
75% diện tích đất tự nhiên của cả vùng. Sản xuất nôngnghiệp chủ yếu là lúa,
cây ăn trái, mía, hoa màu, .với số lượng và chất lượng ngày càng nâng cao.
Cơ cấu mùa vụ cũng thay đổi theo chiều hướng ngày càng đạt hiệu quả cao hơn
như: mô hình luân canh hai vụ lúa –một vụ màu, một vụ lúa –hai vụ màu, hai
vụ lúa –một vụ cá, Một trong những địa phương thực hiện rất tốt công tác
này là huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Lãnh đạo và nhân dân địa phương đã
tổ chức thực hiện rất tốt công tác luân canh và đã đạt hiệu quả rất cao, góp phần
không nhỏ vào công tác xóa đóigiảm nghèo; trong đó mô hình luân canh hai
vụ lúa –một vụ bắp đã được nhân dân trong vùng áp dụng phổ biến. Do bắp là
lọai cây trồng dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, vốn đầu tư thấp, thị trường tiêu thụ khá
hấp dẫn, Để đánh giá lại hiệu quả kinh tế của việc áp dụng mô hình luân canh
2 lúa –1 bắp của huyện Bình Tân nhằm giúp cho nông dân có cái nhìn đúng
đắn hơn về tính kinh tế của mô hình qua đó đề xuất những giải pháp cũng như
khuyến cáo giúp cho nông dân đạt hiệu quả cao hơn khi áp dụng mô hình, tôi
đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả mô hình luân canh hai lúa -một bắp ở
huyện Bình Tân –Vĩnh Long” làm luận văn tốt nghiệp.
72 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3448 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả mô hình luân canh hai lúa - Một bắp ở huyện Bình Tân – Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cần Thơ, 05/2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
BỘ MÔN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
----- oo0oo-----
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ MÔ HÌNH
LUÂN CANH HAI LÚA - MỘT BẮP Ở
HUYỆN BÌNH TÂN – VĨNH LONG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Ths. Trần Quốc Dũng Nguyễn Việt Tú
MSSV: 4054331
Mã số lớp: KT 0523A1 – K31
LỜI CẢM TẠ
Trong suốt 4 năm theo học tại trường em đã được các giảng viên của
trường cũng như của khoa truyền đạt những kiến thức về xã hội lẫn chuyên
ngành rất hữu ích cả về lý thuết và thực tiễn. Những kiến thức này sẽ trang bị
cho em các kỹ năng cần thiết để bước vào cuộc sống.
Với tất cả lòng biết ơn, em xin chúc cho các quý thầy cô của trường Đại
học Cần Thơ cũng như quý thầy cô của khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh
dồi dào sức khỏe và ngày càng thành công trên con đường truyền đạt kiến thức
mới. Đặc biệt em xin cám ơn thầy Trần Quốc Dũng đã tận tình hướng dẫn em
hoàn thành bài luận văn ra trường này.
Đồng thời em cũng xin cám ơn các cô, chú,anh, chị phòng Nông nghiệp
& Phát triển nông thôn huyện Bình Tân nhất là chú Võ Văn Theo đã tận tình
giúp đỡ và tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài này. Chúc các cô, chú, anh, chị
công tác tốt.
Ngày 21 .tháng 5 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Việt Tú
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan là đề tài này do chính tôi thực hiện , các số liệu thu thập
và kết quả phân tích là trung thực, đê tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên
cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày 21 tháng 05 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Việt Tú
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên người hướng dẫn: Trần Quốc Dũng
Học vị: Thạc sĩ
Chuyên ngành : Kế toán – kiểm toán
Cơ quan công tác: Bộ môn Kế toán – kiểm toán, khoa KT & QTKD
Tên học viên: Nguyễn Việt Tú
Mã số sinh viên: 4054331
Chuyên nghành: Kinh tế nông nghiệp
Tên đề tài: Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình luân canh 2 lúa – 1 bắp ở
huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp với chuyên nghành đào tạo……………………………………..
…………………………………………………………………………………..
2. Về hình thức ....................................................................................................
………………………………………………………………………………….
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:……………………
…………………………………………………………………………………
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:……………………….
…………………………………………………………………………………
5. Nội dung và kết quả đạt được ( theo mục tiêu nghiên cứu): ………………..
…………………………………………………………………..……………..
6. Các nhận xét khác: …………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
7. Kết luận: ……………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày 21 tháng 05 năm 2009
Người nhận xét
Ths. Trần Quốc dũng
MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu ............................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2
1.3. Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu................................................. 2
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định ...................................................................... 2
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 2
1.4.1. Không gian ................................................................................................. 2
1.4.2. Thời gian .................................................................................................... 3
1.4.3. Đới tượng nghiên cứu ................................................................................. 3
1.5. Lược khảo tài liệu..................................................................................................... 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 4
2.1. Phương pháp luận..................................................................................................... 4
2.1.1. Khái niệm hộ gia đình, kinh tế hộ ............................................................... 4
a. Khái niệm về hộ gia đình ............................................................................... 4
b. Khái niệm về kinh tế hộ ................................................................................. 4
c. Vai trò của kinh tế hộ ..................................................................................... 4
d. Đặc điểm của kinh tế hộ ................................................................................. 5
e. Xu hướng của hộ gia đình .............................................................................. 5
2.1.2. Khái niệm luân canh, đặc điểm sinh trưởng phát triển của bắp, lúa ............. 5
a. Khái niệm luân canh....................................................................................... 5
b. Đặc điểm cây bắp........................................................................................... 5
c. Đặc diểm cây lúa............................................................................................ 5
2.1.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất ........................................ 7
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 8
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ........................................................... 8
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................... 8
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................... 8
Chương 3: GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..................................................11
3.1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu ..................................................................................11
3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................11
3.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng .................................................................................12
3.1.3. Thời thiết, khí hậu......................................................................................12
3.2. Tình hình kinh tế, xã hội huyện Bình Tân................................................................14
3.3. Giới thiệu chung về hai xã Tân Qưới và Thành Lợi .................................................16
3.3.1. Xã Tân Qưới ..............................................................................................16
3.3.2. Xã Thành Lợi.............................................................................................16
3.4. Tình hình sản xuất lúa, bắp ở huyện Bình Tân .........................................................17
Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ MÔ HÌNH LUÂN CANH...............................25
4.1. Tổng quan về các hộ điều tra ...................................................................................24
4.1.1. Về diện tích sản xuất ..................................................................................24
4.1.2. Về lao động................................................................................................25
4.1.3. Về trình độ học vấn....................................................................................25
4.1.4. Về kinh nghiệm sản xuất ............................................................................26
4.1. Tình hình sản xuất của mô hình 2 lúa – 1 bắp ở địa bàn nghiên cứu.........................27
4.3. Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận của mô hình ................................................28
4.3.1 Phân tích doanh thu bình quân/ha................................................................28
4.3.2 Phân tích chi phí bình quân/ha ....................................................................29
4.3.3 Phân tích lợi nhuận bình quân/ha ................................................................30
4.4. Đánh giá mô hình luân canh 2 lúa – 1 bắp ...............................................................31
Chương 5: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔ HÌNH LUÂN CANH ..............32
5.1. Vụ lúa Đông Xuân...................................................................................................32
5.1.1 Năng suất ....................................................................................................32
5.1.2 Lợi nhuận....................................................................................................34
5.2. Vụ lúa Hè Thu.........................................................................................................37
5.2.1 Năng suất ...................................................................................................37
5.2.2.Lợi nhuận...................................................................................................38
5.3. Vụ bắp Thu Đông ....................................................................................................40
5.3.1 Năng suất ..................................................................................................40
5.3.2 Lợi nhuận...................................................................................................41
5.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình ............................................................ 3
5.4.1. Những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình..............43
5.4.1.1. Cơ cấu mùa vụ .......................................................................................43
5.4.1.2 Kỹ thuật canh tác, trình độ học vấn .........................................................44
5.4.1.3. Về thị trường..........................................................................................44
5.4.1.4. Về vốn ...................................................................................................44
5.4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ..........................................................44
5.4.2.1. Nhóm các giải pháp rút ra từ việc phân tích hiệu quả mô hình................44
4.4.2.2. Nhóm các giải pháp khác .......................................................................45
a. Thay đổi cơ cấu giống .....................................................................................45
b. Chuẩn bị đất thật kỹ .........................................................................................46
c. Áp dụng mô hình 3 giảm – 3 tăng ....................................................................46
d. Cơ giới hóa đồng ruộng ...................................................................................47
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................49
6.1. Kết luận...................................................................................................................49
6.2. Kiến nghị.................................................................................................................50
6.2.1. Đối với nông hộ ..........................................................................................50
6.2.2. Đối với chíng quyền địa phương .................................................................50
6.2.3.Đối với nhà nước .........................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1:BIỂU THỐNG KÊ PHÂN HẠCH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH HUYỆN
BÌNH TÂN
Bảng 2: TỔNG SẢN PHẨM ( GDP) TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH TÂN
Bảng 3: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ XÃ HỘI CỦA HUYỆN BÌNH TÂN
Bảng 4: TÌNH HÌNH TỰ NHIÊN, XÃ HỘI Ở HAI XÃ TÂN QƯỚI VÀ
THÀNH LỢI NĂM 2008
Bảng 5: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG LÚA – NGÔ GIAI ĐOẠN
2006 – 2008
Bảng 6: DIỆN TÍCH TRỒNG LÚA VÀ BẮP GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 Ở H
UYỆN BÌNH TÂN
Bảng7: SẢN LƯỢNG LÚA VÀ BẮP GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 Ở HUYỆN
BÌNH TÂN
Bảng 8: NĂNG SUẤT LÚA, BẮP GIAI ĐOẠN 2006 – 2008
Bảng 9: 15 GIỐNG LÚA ĐƯỢC TRỒNG NHIỀU NHẤT NĂM 2008
Bảng 10: DIỆN TÍCH CANH TÁC CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN
Bảng 11: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN
Bảng 12: KINH NGHIỆM SẢN XUẤT
Bảng 13: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG MÔ HÌNH LUÂN
CANH 2 LÚA – 1 BẮP NĂM 2008
Bảng 14: DOANH THU BÌNH QUÂN/ HA CỦA MÔ HÌNH LUÂN CANH 2
LÚA – 1 BẮP NĂM 2008
Bảng 15: TỔNG HỢP CHI PHÍ BÌNH QUÂN/ HA CỦA MÔ HÌNH 2 LÚA –
1 BẮP NĂM 2008
Bảng 16: TỔNG HỢP DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHẬN/HA CỦA MÔ
HÌNH
Bảng 17: TỔNG HỢP CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ BÌNH QUÂN/HA CỦA MÔ
HÌNH LUÂN CANH 2 LÚA – 1 BẮP NĂM 2008
Bảng 18: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA VỤ
ĐÔNG XUÂN CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂM 2008
Bảng 19: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN VỤ ĐÔNG
XUÂN CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂM 2008
Bảng 20: TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔ HÌNH LUÂN
CANH 2 LÚA – 1 BẮP CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN NĂM 2008
DANH MỤC HÌNH
HÌNH 1: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH VĨNH LONG
HÌNH 2 : DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA GIAI ĐOẠN 2006 – 2008
HÌNH 3: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG BẮP GIAI ĐOẠN 2006 – 2008
HÌNH 4: NĂNG SUẤT LÚA VÀ BẮP GIAI ĐỌAN 2006 – 2008
HÌNH 5: CƠ CẤU DIỆN TÍCH CANH TÁC CỦA 50 HỘ PHỎNG VẤN
HÌNH 6: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN
HÌNH 7: KINH NGHIỆM SẢN XUẤT
HÌNH 8:TỶ TRỌNG CÁC LOẠI CHI PHÍ TRUNG BÌNH/HA CỦA MÔ
HÌNH LUÂN CANH 2 LÚA- 1 BẮP
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL đồng bằng Sông Cửu Long
ĐX đông xuân
HT hè thu
TĐ thu đông
DT diện tích
NS năng suất
SL sản lượng
NN nông nghiệp
DVNN dịch vụ nông nghiệp
TS thủy sản
TT trồng trọt
CN chăn nuôi
CN – XD công nghiệp – xây dựng
N - L – TS nông – lâm – thủy sản
TPHCM thành phố Hồ Chí Minh
GDP tổng sản phẩm
LN lợi nhuận
CP chi phí
Chương 1:
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu:
Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế xuất phát từ nông nghiệp cho nên
nông nghiệp vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân…Ngày
nay bạn bè trên thế giới biết đến Việt Nam là một cường quốc về sản xuất và
xuất khẩu gạo, đặc biệt ngày 07/11/2006 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức
thương mại thế giới ( Wold Trade Organnization - WTO) đã tạo ra rất nhiều cơ
hội và thách thức cho nền kinh tế nhất là các ngành xuất khẩu và nhập khẩu.
Tuy nhiên hội nhập cũng tạo một thuận lợi không nhỏ cho công cuộc công
nghịệp hóa, hiện đại hóa đất nước; trong đó có quá trình hiện đại hóa nền nông
nghiệp nước nhà.
Hai khu vực có vai trò rất quan trọng đối với ngành nông nghiệp Việt
Nam và của cả thế giới là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long,
riêng đồng bằng sông Cửu Long có 2,977 triệu hecta đất nông nghiệp, chiếm
75% diện tích đất tự nhiên của cả vùng. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lúa,
cây ăn trái, mía, hoa màu,….với số lượng và chất lượng ngày càng nâng cao.
Cơ cấu mùa vụ cũng thay đổi theo chiều hướng ngày càng đạt hiệu quả cao hơn
như: mô hình luân canh hai vụ lúa – một vụ màu, một vụ lúa – hai vụ màu, hai
vụ lúa – một vụ cá,…Một trong những địa phương thực hiện rất tốt công tác
này là huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Lãnh đạo và nhân dân địa phương đã
tổ chức thực hiện rất tốt công tác luân canh và đã đạt hiệu quả rất cao, góp phần
không nhỏ vào công tác xóa đói giảm nghèo; trong đó mô hình luân canh hai
vụ lúa – một vụ bắp đã được nhân dân trong vùng áp dụng phổ biến. Do bắp là
lọai cây trồng dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, vốn đầu tư thấp, thị trường tiêu thụ khá
hấp dẫn,…Để đánh giá lại hiệu quả kinh tế của việc áp dụng mô hình luân canh
2 lúa – 1 bắp của huyện Bình Tân nhằm giúp cho nông dân có cái nhìn đúng
đắn hơn về tính kinh tế của mô hình qua đó đề xuất những giải pháp cũng như
khuyến cáo giúp cho nông dân đạt hiệu quả cao hơn khi áp dụng mô hình, tôi
đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả mô hình luân canh hai lúa - một bắp ở
huyện Bình Tân – Vĩnh Long” làm luận văn tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu chung:
Mục tiêu chung của đề tài là nhằm phân tích và đánh giá hiệu quả mô
hình luân canh hai lúa - một bắp ở huyện Bình Tân , tỉnh Vĩnh Long. Từ đó tìm
ra những thuận lợi và khó khăn, những ưu và nhược điểm của mô hình để đề
xuất những giải pháp phù hợp nhằm phát triển mô hình trên địa phương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
Để thực hiện được mục tiêu chung, đề tài đi vào nghiên cứu các mục
tiêu cụ thể sau:
- Phân tích thực trạng sản xuất của mô hình luân canh hai lúa – một bắp.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình luân canh.
- Đánh giá hiệu quả mô hình và đề xuất giải pháp nhằm nhân rộng mô
hình cho địa phương.
1.3. Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu:
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định:
Mô hình sản xuất có hiệu quả không? và sự ảnh hưởng của các yếu tố
nào đến hiệu quả của mô hình luân canh 2 lúa – 1 bắp ở huyện Bình Tân, tỉnh
Vĩnh Long.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu:
- Thông tin chung về nông hộ (số nhân khẩu, số lao động tham gia sản
xuất nông nghiệp, số năm kinh nghiệm, diện tích đất canh tác,..)
- Những khỏan chi phí phát sinh, thu nhập và lợi nhuận khi áp dụng mô
hình luân canh 2 lúa – 1 bắp.
- Những thuận lợi và khó khăn gặp phải khi áp dụng mô hình sản xuất
này.
1.4. Phạm vi nghiên cứu:
1.4.1. Không gian :
Số liệu đề tài được thu thập thông qua phỏng vấn 50 hộ nông dân ở 2 xã
Thành Lợi và Tân Quới thuộc huyện Bình Tân, Vĩnh Long.
1.4.2. Thời gian:
Do những hạn chế khách quan nên bài luận văn chỉ phân tích các số liệu
thu thập được của năm 2008, do đó chưa thấy được sự biến động trong quá
trình sản xuất qua các năm như chi phí phân bón, chi phí nông dược, giá bán,
năng suất, sản lượng cũng như những ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu,…Cho
nên bài nghiên cứu chưa thể đánh giá được chính xác, khách quan về tính hiệu
quả của mô hình.
Thời gian thực hiện đề tài từ 02/02/2009 đến 20/04/2009.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu:
Tính hiệu quả cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình luân canh 2
lúa – 1 bắp ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long và giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả của mô hình.
1.5. Lược khảo tài liệu có liên quan
Luận văn tốt nghiệp “ phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản tại
phường Vĩnh Hiệp thành phố Rạch Giá – tỉnh Kiên Giang” năm 2007 của Hồ
Thị Linh. Tác giả kỳ vọng các yếu tố như: năng suất, giá bán, chi phí giống, chi
phí phân bón và chi phí thuê mướn lao động sẽ làm tăng thu nhập cho nông dân
nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có hai yếu tố làm tăng thu nhập là năng
suất và giá bán còn các khoản chi phí còn lại làm giảm thu nhập. Đề tài đã đưa
ra kết luận năng suất lúa phụ thuộc vào các yếu tố: diện tích, các khoản chi phí
còn kinh nghiệm và trình độ học vấn tuy có ảnh hưởng nhưng không có ý nghĩa
về mặt thống kê.
Luận văn tốt nghiệp “ so sánh hiệu quả kinh tế mô hình luân canh lúa
mè với mô hình 2 lúa ở nông trường sông Hậu TPCT” năm 2005 của Nguyễn
Quang Diệp. Đề tài trên tác giả đã cho thấy được giữa mô hình luân canh lúa
mè với lúa 2 vụ thì mô hình luân canh lúa mè đạt được năng suất và hiệu quả
hơn.
Chương 2:
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận:
2.1.1. Khái niệm hộ gia đình, kinh tế hộ:
a. Khái niệm về hộ gia đình:
Hộ gia đình là những người cùng sống chung một mái nhà, cùng ăn
chung và có cùng một ngân quỹ. Hay nói cách khác hộ gia đình là hình thức
liên kết giữa các thành viên của nó thông qua hình thức sống chung , sở hữu
chung, có hoạt động kinh tế chung và hưởng thụ chung các tài sản và thành quả
sản xuất của hộ gia đình.
Trong cấu trúc nội tại của hộ gia đình, các thành viên cùng huyết tộc là
chủ thể chính. Do đó hộ gia đình có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu,
quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất cũng như có sự thống nhất giữa quá trình
tổ chức sản xuất,