1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu của Đông Nam Á và thế giới. ĐBSCL là vùng trọng điểm về cây ăn trái của cả nước. Nơi đây có điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu, nguồn nước., rất thuận lợi để phát triển cây ăn trái nhiệt đới với chủng loại đa dạng, phong phú. Tổng diện tích đất đai của cả vùng xấp xỉ 4 triệu ha, chiếm khoảng 12% diện tích cả nước, trong đó loại đất tốt nhất là đất phù sa chiếm gần 30%. Đất sản xuất nông nghiệp chiếm 63,0%, đất lâm nghiệp 8,2%, đất chuyên dùng 6,0% và đất ở 2,8%.(Nguồn: NGTK 2009). Nói đến trái cây ĐBSCL, nhiều người liên tưởng đến nhiều loại trái đặc sản và nổi tiếng đã thành thương hiệu như: bưởi da xanh, sầu riêng Cái Mơn (Bến Tre); vú sữa lò rèn Vĩnh Kim, xoài cát Hòa Lộc Cái Bè (Tiền Giang); xoài cát chu, quýt hồng Lai Vung (Đồng Tháp), chôm chôm, cam sành và bưởi Năm Roi (Vĩnh Long); bưởi Năm Roi Phú Hữu (Hậu Giang); dâu Hạ Châu Phong Điền (TP Cần Thơ). Các loại trái cây này có thể cạnh tranh tốt với trái cây của các vùng miền khác và trái cây nhập ngoại cùng loại. nối bật trong các loại trái cây trên có thể kể đến đó là Dâu Hạ Châu ở Phong Điền, đây là loại trái cây hiện nay đang có giá trị kinh tế cao và đã được đang ký thương hiệu độc quyền từ năm 2006. Người dân huyện Phong Điền không chỉ tự hào bởi được sở hữu vựa cây trái lớn với những làng sinh thái nổi tiếng: Mỹ Khánh, chợ nổi Cái Răng mà nơi đây còn góp thêm cho mảnh đất Tây Đô một đặc sản cây trái đó là thương hiệu dâu Hạ Châu. Chỉ có tại mảnh đất màu mỡ phù sa này, cây dâu mới cho những chùm trái ngọt lủng liểng khắp cành, nhánh với vị thơm, ngọt đặc trưng ai từng nếm thử hẳn chẳng thể nào quên. Dâu Hạ Châu không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên nếu đánh giá cụ thể về tình hình sản xuất thì dâu Hạ Châu hiện nay vẫn chứa đựng nhiều rủi ro và thách thức, phát triển không ổn định, nhiều lúc thăng trầm. Để đưa ra các giải pháp cho ngành dâu Hạ Châu phát triển ổn định và phát huy hết tiềm năng vốn có của nó thì việc tiến hành điều tra cơ bản nhằm đánh giá một cách hệ thống thực trạng sản xuất dâu Hạ Châu là hết sức cần thiết.
Nhằm tìm hiều thực trạng phát triển phát triển sản xuất cũng như trong quy hoạch, tổ chức sản xuất và khó khăn của nghề trồng dâu Hạ Châu đang gặp phải em đã chọn thực hiệu đề tài" Phân tích hiệu quả sản xuất dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền Tp Cần Thơ" để làm luận văn tốt nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
1.2.1. Mục tiêu chung.
Phân tích hiệu quả sản xuất dâu Hạ châu ở huyện Phong Điền Tp Cần Thơ từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế góp phần ổn định và phát triển sản xuất, phục vụ trong nước và xuất khẩu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
• Đánh giá thực trạng chung của nông dân sản xuất dâu Hạ châu ở huyện Phong Điền Tp Cần Thơ.
• Phân tích chi phí lợi nhuận và những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất dâu Hạ châu ở huyện Phong Điền Tp Cần Thơ.
• Phân tích những thuận lợi và khó khăn cũng như cơ hội, thách thức trong việc sản xuất dâu Hạ châu ở huyện Phong Điền Tp Cần Thơ.
• Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất dâu Hạ châu ở huyện Phong Điền Tp Cần Thơ.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1.3.1. Không gian nghiên cứu.
Việc điều tra được tiến hành trên 3 xã của huyện Phong Điền Tp Cần Thơ:gồm thị trấn Phong Điền (ấp Nhơn Lộc 1A), xã Nhơn Ái (ấp Nhơn Bình, ấp Nhơn Phú, ấp Nhơn Thọ), xã Mỹ Khánh (ấp Mỹ Hòa), xã Trường Long,(TT Vàm Xáng), xã Nhơn Nghĩa (ấp Trường Long).
1.3.2. Thời gian nghiên cứu.
Đề tài sử dụng nguồn thông tin, số liệu thứ cấp trong thời gian 03 năm 2008 – 2010. Nguồn thông tin, số liệu sơ cấp được thu thập trong 6 tháng đầu năm 2011
Luận văn được thực hiện trong thời gian từ 09/09/2011 đến 15/11/2011.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu.
Các hộ nông dân tham gia sản xuất dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ.
1.3.4. Nội dung nghiên cứu.
Hộ nông dân tham gia sản xuất dâu Hạ Châu tại địa bàn nghiên cứu: do thời gian nghiên cứu có hạn, thực tiễn quá trình sản xuất dâu Hạ Châu là khá phức tạp và việc thu thập số liệu sơ cấp gặp rất nhiều khó khăn (cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan), cho nên từ kết quả phỏng vấn trực tiếp 30 hộ nông dân, đề tài chỉ phản ánh một số nội dung sau đây: phân tích hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, (thông qua qua trình phân tích nguồn lực sản xuất của nông hộ, các chỉ tiêu kinh tế, phương trình hồi quy ); đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của nông dân trồng dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ.
53 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4496 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả sản xuất dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu của Đông Nam Á và thế giới. ĐBSCL là vùng trọng điểm về cây ăn trái của cả nước. Nơi đây có điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu, nguồn nước..., rất thuận lợi để phát triển cây ăn trái nhiệt đới với chủng loại đa dạng, phong phú. Tổng diện tích đất đai của cả vùng xấp xỉ 4 triệu ha, chiếm khoảng 12% diện tích cả nước, trong đó loại đất tốt nhất là đất phù sa chiếm gần 30%. Đất sản xuất nông nghiệp chiếm 63,0%, đất lâm nghiệp 8,2%, đất chuyên dùng 6,0% và đất ở 2,8%.(Nguồn: NGTK 2009). Nói đến trái cây ĐBSCL, nhiều người liên tưởng đến nhiều loại trái đặc sản và nổi tiếng đã thành thương hiệu như: bưởi da xanh, sầu riêng Cái Mơn (Bến Tre); vú sữa lò rèn Vĩnh Kim, xoài cát Hòa Lộc Cái Bè (Tiền Giang); xoài cát chu, quýt hồng Lai Vung (Đồng Tháp), chôm chôm, cam sành và bưởi Năm Roi (Vĩnh Long); bưởi Năm Roi Phú Hữu (Hậu Giang); dâu Hạ Châu Phong Điền (TP Cần Thơ)... Các loại trái cây này có thể cạnh tranh tốt với trái cây của các vùng miền khác và trái cây nhập ngoại cùng loại...... nối bật trong các loại trái cây trên có thể kể đến đó là Dâu Hạ Châu ở Phong Điền, đây là loại trái cây hiện nay đang có giá trị kinh tế cao và đã được đang ký thương hiệu độc quyền từ năm 2006. Người dân huyện Phong Điền không chỉ tự hào bởi được sở hữu vựa cây trái lớn với những làng sinh thái nổi tiếng: Mỹ Khánh, chợ nổi Cái Răng mà nơi đây còn góp thêm cho mảnh đất Tây Đô một đặc sản cây trái đó là thương hiệu dâu Hạ Châu. Chỉ có tại mảnh đất màu mỡ phù sa này, cây dâu mới cho những chùm trái ngọt lủng liểng khắp cành, nhánh với vị thơm, ngọt đặc trưng ai từng nếm thử hẳn chẳng thể nào quên. Dâu Hạ Châu không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên nếu đánh giá cụ thể về tình hình sản xuất thì dâu Hạ Châu hiện nay vẫn chứa đựng nhiều rủi ro và thách thức, phát triển không ổn định, nhiều lúc thăng trầm. Để đưa ra các giải pháp cho ngành dâu Hạ Châu phát triển ổn định và phát huy hết tiềm năng vốn có của nó thì việc tiến hành điều tra cơ bản nhằm đánh giá một cách hệ thống thực trạng sản xuất dâu Hạ Châu là hết sức cần thiết.
Nhằm tìm hiều thực trạng phát triển phát triển sản xuất cũng như trong quy hoạch, tổ chức sản xuất và khó khăn của nghề trồng dâu Hạ Châu đang gặp phải em đã chọn thực hiệu đề tài" Phân tích hiệu quả sản xuất dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền Tp Cần Thơ" để làm luận văn tốt nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
1.2.1. Mục tiêu chung.
Phân tích hiệu quả sản xuất dâu Hạ châu ở huyện Phong Điền Tp Cần Thơ từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế góp phần ổn định và phát triển sản xuất, phục vụ trong nước và xuất khẩu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá thực trạng chung của nông dân sản xuất dâu Hạ châu ở huyện Phong Điền Tp Cần Thơ.
Phân tích chi phí lợi nhuận và những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất dâu Hạ châu ở huyện Phong Điền Tp Cần Thơ.
Phân tích những thuận lợi và khó khăn cũng như cơ hội, thách thức trong việc sản xuất dâu Hạ châu ở huyện Phong Điền Tp Cần Thơ.
Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất dâu Hạ châu ở huyện Phong Điền Tp Cần Thơ.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1.3.1. Không gian nghiên cứu.
Việc điều tra được tiến hành trên 3 xã của huyện Phong Điền Tp Cần Thơ:gồm thị trấn Phong Điền (ấp Nhơn Lộc 1A), xã Nhơn Ái (ấp Nhơn Bình, ấp Nhơn Phú, ấp Nhơn Thọ), xã Mỹ Khánh (ấp Mỹ Hòa), xã Trường Long,(TT Vàm Xáng), xã Nhơn Nghĩa (ấp Trường Long).
1.3.2. Thời gian nghiên cứu.
Đề tài sử dụng nguồn thông tin, số liệu thứ cấp trong thời gian 03 năm 2008 – 2010. Nguồn thông tin, số liệu sơ cấp được thu thập trong 6 tháng đầu năm 2011
Luận văn được thực hiện trong thời gian từ 09/09/2011 đến 15/11/2011.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu.
Các hộ nông dân tham gia sản xuất dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ.
1.3.4. Nội dung nghiên cứu.
Hộ nông dân tham gia sản xuất dâu Hạ Châu tại địa bàn nghiên cứu: do thời gian nghiên cứu có hạn, thực tiễn quá trình sản xuất dâu Hạ Châu là khá phức tạp và việc thu thập số liệu sơ cấp gặp rất nhiều khó khăn (cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan), cho nên từ kết quả phỏng vấn trực tiếp 30 hộ nông dân, đề tài chỉ phản ánh một số nội dung sau đây: phân tích hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, (thông qua qua trình phân tích nguồn lực sản xuất của nông hộ, các chỉ tiêu kinh tế, phương trình hồi quy…); đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của nông dân trồng dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN.
2.1.1. Một số thuật ngữ kinh tế.
- Hiệu quả: là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho đạt kết quả cao nhất. Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: không sử dụng nguồn lực lãng phí, sản xuất với chi phí thấp nhất, sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người.
- Hiệu quả sản xuất:
+ Hiệu quả kinh tế: Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị. Nghĩa là khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại thì không có hiệu quả
+ Hiệu quả kỹ thuật: là việc tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Nó được xem là một thành phần của hiệu quả kinh tế. Bởi vì muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì trước hết phải đạt được hiệu quả kỹ thuật.
2.1.2. Một số chỉ tiêu kinh tế để đánh giá hiệu quả kinh tế.
- Tổng doanh thu = Giá bán x Tổng sản lượng
- Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật chất + Chi phí khác
- Thu nhập = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
- Thu nhập/Chi phí (chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư, nghĩa là khi nông hộ đầu tư một đồng sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất).
- Lợi nhuận/Thu nhập (chỉ tiêu phản ánh tỷ suất lợi nhuận, nghĩa là nông hộ giữ được bao nhiêu phần trăm trong giá trị sản xuất tạo ra).
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.2.1. Chọn địa bàn nghiên cứu.
Trên 5 xã của huyện Phong Điền Tp Cần Thơ :gồm thị trấn Phong Điền (ấp Nhơn Lộc 1A), xã Nhơn Ái (ấp Nhơn Bình, ấp Nhơn Phú, ấp Nhơn Thọ), xã Mỹ Khánh (ấp Mỹ Hòa),xã Nhơn Nghĩa (TT Vàm Sáng), xã Trường Long(ấp Trường Thọ).
2.2.2. Số liệu thu thập:
- Số liệu sơ cấp: sử dụng phương pháp thu thập số liệu ngẫu nhiên và thuận tiện thông qua lập phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp 30 nông hộ.
- Số liệu thứ cấp: được thu từ các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài. Báo cáo của phòng Nông Nghiệp, phòng Thống Kê và trạm Khuyến Nông huyện Phong Điền tổng kết tình hình báo cáo tổng kết năm 2010 và kế hoạch năm 2011 của huyện cùng một số thông tin của trang Google.
2.2.3. Phân tích dữ liệu:
- Phương pháp thống kê mô tả: đề tài sử dụng phương pháp trung bình số học đơn giản, tỷ lệ % để phân tích thực trạng sản xuất dâu Hạ Châu của nông hộ gồm các nguồn lực sẵn có như diện tích đất sản xuất, kinh nghiệm sản xuất, vốn sản xuất, nguồn lực lao động; các chỉ tiêu kinh tế như chi phí, thu nhập, lợi nhuận, các tỷ số tài chính…
- Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính: mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu quan trọng nào đó (chẳng hạn như năng suất/công, lợi nhuận/công). Chọn những nhân tố có ý nghĩa, từ đó phát huy nhân tố có ảnh hưởng tốt và khắc phục nhân tố có ảnh hưởng xấu. Trong đề tài, phân tích 02 phương trình hồi quy tuyến tính sau:
Phương trình hồi quy tuyến tính 1 có dạng:
Y1 = b0 + b1X1 + b2X 2 + … + biXii
Trong đó: Y1: năng suất (biến phụ thuộc)
B0: hệ số tự do
Bi: (1, 2,…,n): là các hệ số
X1, X2, X3, X4, X5: số bao phân/công, số chai thuốc/công, số cây/công, trình độ văn hóa của các đáp viên (đa số là chủ hộ), số năm sản xuất.
Phương trình hồi quy tuyến tính 2 có dạng:
Y2 = b0 + b1X1 + b2X2 + … + biXi
Trong đó: Y2: Lợi nhuận có tính công lao động gia đình (biến phụ thuộc)
B0: hệ số tự do
Bi: (1, 2,…,n): là các hệ số
X1, X2, X3, X4, X5: chi phí phân bón/công, chi phí lao động có tính công lao động gia đình/công, doanh thu/công, chi phí thuốc/công, chi phí nhiên liệu/công. Khi phân tích phương trình hồi quy tương quan, ta xem xét các hệ số tương quan như sau:
Hệ số tương quan bội (R): nói lên mối liên hệ chặt chẽ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập Xi. R càng lớn, mối liên hệ càng chặt chẽ.
Hệ số xác định (R2) : tỷ lệ biến động của Y được giải thích bởi các Xi.
Hệ số xác định đã điều chỉnh (adjusted R) : dùng để trắc nghiệm xem có nên thêm vào 1 biến độc lập nữa không. Khi thêm vào 1 biến mà R2 tăng lên thì chúng ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy.
Significate F: mức ý nghĩa của phương trình hồi quy. Sig.F càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng cao. Sig.F là giá trị dùng để so sánh với mức ý nghĩa α để làm cơ sở chấp nhận hay bác bỏ các yếu tố ảnh hưởng.
- Phương pháp phân tích ma trận SWOT: được sử dụng để phân tích mục tiêu nghiên cứu về những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong quá trình sản xuất,dâu Hạ Châu. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những thuận lợi, cơ hội; đồng thời khắc phục những khó khăn, thách thức để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân trồng dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN – THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1. Điều kiện tự nhiên.
3.1.1. Vị trí địa lý của huyện Phong Điền.
Huyện Phong Điền có một vị trí rất thuận lợi, sông ngòi chằng chịch nằm dọc theo sông Cái Răng – Phong Điền và trên tỉnh lộ 923 cách thành phố Cần Thơ 19km là chỗ giao lưu hàng hóa nông sản tập trung của 2 chợ nổi Phong Điền – Cái Răng để đi các tỉnh miền Tây, thành phố Hồ Chí Minh và được xác định ranh giới như sau:
+ Phía Đông giáp với quận Cái Răng và quận Ninh Kiều – TP. Cần Thơ
+ Phía Tây giáp với huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang
+ Phía Bắc giáp với quận Ô Môn và huyện Cờ Đỏ – TP. Cần Thơ
+ Phía Nam giáp với quận Cái Răng và tỉnh Hậu Giang
Huyện Phong Điền được sát nhập từ huyện Ô Môn và huyện Châu Thành (của tỉnh Cần Thơ cũ) năm 2004 với 7 đơn vị là 6 xã và 1 thị trấn.
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Phong Điền – thành phố Cần Thơ.
3.1.2 Điều kiện tự nhiên
- Yếu tố đất đai:
Tổng diện tích đất tự nhiên của Phong Điền là 12.525,58 ha. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 10.586,27 ha (chiếm 84,52 %). Diện tích trồng cây lâu năm và cây ăn trái trong toàn Huyện 6.698,30 ha (chiếm 63,27 %). Diện tích phát triển cây dâu hạ châu 245,5 ha chiếm 3,7 % diện tích trồng cây lâu năm và cây ăn trái.( số liệu thống kê 2010).
Đất canh tác nông nghiệp ở huyện Phong Điền rất màu mở, cùng hệ thống sông ngòi dầy đặc với tuyến chính là nhánh rẽ từ sông Cần Thơ nằm cặp tuyến lộ vòng cung chạy dài 15km vào trung tâm huyện, đây cũng là trục giao thông chính hiện nay. Hàng năm vào mùa nước lũ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 hệ thống sông này mang theo hàng ngàn mét khối phù sa bồi đắp cho đất nông nghiệp. Lượng nước tưới cũng luôn đảm bảo cho sản xuất kể cả vào các tháng mùa hạn.
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Phong Điền năm 2010.
Loại đất
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
I. Đất nông nghiệp
10.586,58
84,52
II. Đất phi nông nghiệp
1.939,31
15,48
III. Đất chưa sử dụng
_
0
Tổng diện tích tự nhiên
12.525,00
100,0
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Phong Điền, 2011)
Tháng Nhiệt độ Ẩm độ Lượng mưa Giờ nắng
TB (OC) TB (%) (mm/tháng) tháng(giờ)
1 24,5 80 8 175
2 26,4 78 1 194
3 27,9 77 6 272
4 28,5 76 14 202
5 27,4 82 171 174
6 28,1 79 155 197
7 27,0 81 181 209
8 26,7 82 256 175
9 26,4 86 214 134
10 25,0 85 306 173
11 25,3 84 144 143
12 25,6 81 66 128
Bảng 3.2: Một số yếu tố khí hậu tại vùng điều tra.
(Nguồn:Trung tâm khí tượng thủy văn và môi trường khu vực phía Nam TPCT)
- Yếu tố thời tiết
Điều kiện thời tiết Huyện Phong Điền mang đặc tính trung với thời tiết của Thành Phố Cần Thơ, phân biệt hai mùa mưa - nắng rỏ rệt. Mùa nắng bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào tháng 11.
+ Nhiệt độ trung bình trong năm 27,6 0C (năm 2010), nhiệt độ cao nhất 36,70C, thấp nhất 21,10C.
+ Lượng mưa hàng năm đạt 1.310,0mm, cao nhất vào tháng 10 khoảng 265,4 mm.
+ Ẩm độ trung bình cả năm 82,0 %, thấp nhất vào tháng 3 khoảng 74%, cao nhất vào tháng 8 khoảng 87%.
3.2. Tình hình kinh tế - xã hội
3.2.1. Đơn vị hành chính:
Theo Niên giám Thống kê huyện Phong Điền, 2010, Huyện Phong Điền với 7 đơn vị hành chánh trực thuộc gồm các xã: Xã Nhơn Ái, Trường Long, Nhơn Nghĩa, Mỹ Khánh, Tân Thới, Giai Xuân và thị trấn Phong Điền
3.2.2. Dân số:
Tổng dân số 99.966 người, trong đó có 65.770 người sống bằng sản xuất nông nghiệp chiếm 65,8% tổng dân số. Dân số trong tuổi lao động 73.792 người, chiếm 73,8% tổng dân số. (Số liệu thống kê, 2010).
3.2.3. Văn hóa - xã hội:
Theo Niên giám Thống kê huyện Phong Điền, 2010:
Về hệ thống giáo dục, năm 2010-2011, có 21 trường tiểu học, với 256 lớp học, 401 giáo viên, có khoảng 7.063 học sinh. Về trường trung học cơ sở, tổng cộng có 6 trường học, với 4.267 học sinh, 307 giáo viên. Trường phổ thông trung học có 1 trường với 1.793 học sinh, giáo viên chỉ có 101 người
Về cơ sở y tế, năm 2010, toàn huyện chỉ có 01 bệnh viện, 7 trạm y tế thị trấn, cán bộ y tế ngành y gòm 98 người , ngành dược có 19 người vá cán bộ đông y là 8 người
Về cơ sở văn hóa, thông tin: gồm có 1 trung tâm văn hóa và 8 thư viện, phòng sách.
Về hoạt động văn hóa nghệ thuật: gồm có 7 xã văn hóa, 79 ấp văn hóa và 21.067 gia đình văn hóa, có 7 di tích lịch sử văn hóa.
3.2.4. Cơ cấu ngành nghề:
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch dần theo xu hướng thương mại – dịch vụ, công nghiệp – xây dựng, nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản, theo đúng quy định phát triển kinh tế của huyện Phong Điền. Năm 2010, kế hoạch các ngành trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ sẽ đạt 51,40 tỷ, theo thống kê thì ước lượng thực hiện đạt 51,51 tỷ tăng 27,61% so với cùng kỳ năm trước, và kế hoạch 2011 sẽ đạt 55,44 tỷ chỉ tiêu tăng 27,23%. Các ngành trong lĩnh vực công nghiệp-xây dựng kế hoạch 2010 đạt 15,39 tỷ, ước lượng thực hiện 15,66 tỷ tăng 16,82% so với cùng kỳ năm trước, kế hoạch 2011 đạt 15,42 tỷ chỉ tiêu tăng 16,52%. Đối với các ngành trong lĩnh vực nông-lâm-thủy sản, kế hoạch 2010 đạt 33,21 tỷ,ước lương thực hiện 32,83 tỷ tăng 5,50% so với cùng kỳ năm trước, kế hoạch 2011 đạt 29,14 tỷ chỉ tiêu tăng 5,07%.
3.2.5. Điều kiện cơ sở hạ tầng:
Điện: Theo báo cáo tổng kết của phòng Kinh tế huyện Phong Điền thì đến cuối năm 2010, lưới điện hiện hữu trên địa bàn huyện gần như đã được phủ kín với tổng chiều dài đường dây trung thế là 164,661 km; hạ thế 392,114 km; tổng số trạm là 168 trạm; công suất: 4.226 KVA. Tổng số hộ sử dụng điện trên địa bàn huyện là 25.891 hộ, đạt tỉ lệ 97,55%.
Thủy lợi: Nạo vét xong 03 tuyến kênh, gồm: kênh Đìa Muồng, xã Trường Long; kênh Thủy lợi giữa, xã Tân Thới; và kênh Lò Rèn-Ba Nhớ, xã Giai Xuân với tổng khối lượng 97.500 m3, phục vụ tưới tiêu cho diện tích khoảng 500 ha.
3.3. Sản xuất nông nghiệp của huyện
Theo phòng Kinh tế huyện, chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp năm 2011, tổng diện tích xuống giống lúa 03 vụ là 10.400 ha, tổng sản lượng thu hoạch 56.045,7 tấn. Diện tích sản xuất rau màu 2.500 ha với sản lượng 28.205,7 tấn. Diện tích cây ăn trái 5.500 ha với sản lượng là 58.300 tấn. Diện tích nuôi trồng thủy sản 520 ha với sản lưởng 3.313 tấn. về chăn nuôi, đàn gia súc với 18.050 con và gia cầm 180.000 con.
3.4. Mục tiêu phát triển của huyện
Nông dân Phong Điền có bề dầy kinh nghiệm được tích lũy hàng chục năm trong quá trình canh tác, đặc biệt canh tác các loại cây ăn trái.
Huyện Phong Điền được thành phố Cần Thơ quy hoạch tổng thể là quận sinh thái, phát triển vườn cây ăn trái đặc sản kết hợp với dịch vụ du lịch, là lá phổi xanh của Thành Phố đến năm 2020.
Trong chiến lược phát triển từ nay đến năm 2015, ngành nông nghiệp Phong Điền xác định phát triển đa dạng các loại cây ăn trái đặc sản mà trọng tâm là cây dâu Hạ Châu gắn kết với phát triển du lịch sinh thái.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT DÂU HẠ CHÂU Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN – THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.1. GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY DÂU HẠ CHÂU.
Trong những năm gần đây, cây dâu Hạ Châu được trồng khá phổ biến và đã trở thành cây trồng chủ lực, cây ăn trái đặc sản của Huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Diện tích trồng dâu trên toàn huyện (năm 2006) là 136 ha, hiện tại diện tích tăng lên 254,5 ha, bên cạnh đó giá trị kinh tế của cây dâu mang lại cũng rất cao, bình quân thu nhập từ 100 – 300 triệu đồng/ha/năm (theo Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Phong Điền, 2010). Cây dâu Hạ Châu cũng được ngành nông nghiệp huyện Phong Điền xem là một trong những cây trồng chủ lực để phát triển trong thời gian tới
4.1.1. Nguồn gốc dâu Hạ Châu.
Dâu Hạ Châu thuộc loài Baccaurea ramiflora Lour, họ thầu dầu (Euphorbiaceac) bộ Euphorbiceac. Nhóm cây gỗ trung bình được lọc từ biến dị của các giống địa phương do quá trình canh tác, cây được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp hữu tính.
Trước đây, do không có tên gọi chính thức nên thương lái và người dân thường gọi là dâu miền dưới. Do nhận thấy đây là những giống dâu mang những nét đặc trưng vùng sông nước Cửu Long nên theo gợi ý của các nhà khoa học Viện Cây ăn quả Miền Nam, cái tên Hạ Châu chính thức ra đời.
Tương truyền, giống dâu này có bởi các thủy thủ của ta trao đổi hàng hóa với các tàu buôn nước ngoài, rồi lấy hạt về trồng ở Lái Thiêu. Nhưng ngày nay, loại dâu này ở Lái Thiêu dường như không có.
Người có công chọn lọc, phát triển giống dâu hạ châu là ông Lê Quang Dực, vào năm 1958 do thấy loại dâu từ vùng Lái Thiêu tỉnh Bình Dương có phẩm chất vượt trội nên ông giữ lại hạt và nhân giống để trồng. Hiện nay ông Dực đã mất nhưng con ông là ông Lê Quang Minh vẫn giữ hơn chục cây dâu trên 50 tuổi, cho năng suất cao, hương vị trái vẫn đậm đà. Ông Lê Quang Minh chính là người đặc tên giống dâu hạ châu hiện tại.
4.1.2 Phân bố dâu Hạ Châu.
4.1.2.1. Trên thế giới.
Loài Baccaurea ramifora (Burmese grape, họ Phyllanthaceae) được tìm thấy khắp nơi ở Châu Á, thường trồng nhiều nhất ở Ấn Độ và Malaysia. Dâu phát triển trong rừng cây xanh trên một vùng đất rộng. Trái thì được thu hoạch và sử dụng tại địa phương, ăn bằng trái, hầm nhừ để nấu rượu, hơn nữa nó còn sử dụng trị bệnh ngoài da. Vỏ, rễ và gỗ thường được thu lấy để chữa bệnh. Vỏ, rễ và gỗ được sấy khô và nghiền trước khi cho nước sôi vào. Trái có thể giữ tươi 4 – 5 ngày. Tầm quan trọng của trái thấp, chỉ sử dụng và bán tại địa phương. ( grape).
Đối với loài Baccaurea motleyana Hook. F.(Rambi) là loại cây địa phương và thường được trồng trên vùng đất thấp của Malaysia, phát triển hoang dại ở Bangha và Bome, đôi khi được trồng ở Java. Quả có một phần giống với bòn bon (langsat), nhưng nó có liên quan đến một họ khác là Euphorbiaceae, Rambi – Baccaurea motleynan Hook. F. được gọi là rambi ở Philippines, Maifarang ở Thái Lan. Nó được ưa chuộng như một số loại trái cây khác, được ăn sống, hầm nhừ, làm mức hoặc làm rượu. Gổ có chất lượng thấp, nhưng được sử dụng để làm cột trụ. Vỏ cây được phục vụ như một loại acid cho thuốc nhuộm và được tận dụng để giúp đở chứng viêm mắt (Morton, J, 1987).
Một loại được biết ít hơn được gọi là Burmese grape như Baccaurea sapida Muell, Art., được gọi là Tempui ở Malaysia, tutqua ở Ấn Độ và Maifai ở Thái Lan. Cây phát triển hoang dại từ miền Nam Trung Quốc, Thái Lan và Campuchia đến Malacca và đôi khi được trồng ở miền Bắc Malaysia và Thái Lan. Baccaurea dulcis Muell, Art., tjoepa, toepa hoặc Ketoepa của miền Nam Sumatra thì được trồng khá rộng. Trái ngọt và phong phú ở chợ địa phương, đôi khi được trồng ở phía Tây Java (Morton, J. 1987).