Luận văn Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Chấn Thành

Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều hòa mình vào một nền kinh tế mở toàn cầu hóa. Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành mục tiêu chung cho nhiều nước, do đó các nước nào nhanh nhạy, linh hoạt, nắm bắt nhanh cơ hội thì sẽ thu được lợi còn các nước nào hướng nội, tự cô lập mình thì sẽ bị đình trệ và nằm trong số nghèo nhất trên thế giới. Những năm gần đây thành tựu mà Việt Nam đạt được về xuất khẩu lúa gạo là sự khích lệ để bước tiếp vào tương lai, một tương lai tươi sáng rộng mở đón chào. Để tiếp tục theo đuổi mục đích đó, Việt Nam không ngừng đẩy mạnh việc sản xuất và xuất khẩu các ngành hàng có thế mạnh của mình, trong đó mặt hàng gạo chiếm phần quan trọng đưa Việt Nam lên đứng vị trí thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo. Vì nước Việt Nam ta có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thích hợp với nền kinh tế nông nghiệp với đất đai trù phú, phù sa màu mỡ, nhiều sông ngòi, khí hậu nhiệt đới gió mùa mưa nắng quanh năm thuận lợi cho việc sinh trưởng của các loài thực vật, là điều kiện tốt để xen canh tăng vụ, sản xuất quanh năm, bốn mùa thu hoạch, còn lượng nhiệt trung bình thì cao kết hợp với độ ẩm trung bình lớn là một thuận lợi cho sự phát triển các loại cây nhiệt đới vốn ưa nhiều ẩm như cao su, cà fê, chè, lúa An Giang, một tỉnh nằm ở phía tây nam của nước Việt Nam, được hai con sông Tiền và sông Hậu chảy qua bồi đắp phù sa màu mỡ, có nhiều thuận lợi về phát triển khu vực, giao lưu quốc tế, có sản lượng lúa đứng đầu trong các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và có nhiều kinh nghiệm trong công nghệ nhân giống, lai giống và công tác khuyến nông, do đó lúa gạo là thế mạnh của tỉnh nói riêng và của cả Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Công ty TNHH Chấn Thành là một trong những công ty của tỉnh phát huy thế mạnh về nông sản thực phẩm với các hoạt động chính xuất khẩu gạo, nông sản với lĩnh vực này công ty đã thu được nhiều ngoại tệ, doanh số ngày càng tăng, kết quả hoạt động kinh doanh ngày càng được nâng cao và đặc biệt là xuất khẩu gạo chiếm gần 70% tổng doanh thu của công ty. Vì thế cho nên em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao kết quả kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty TNHH Chấn Thành” để hiểu thêm về tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty, nâng cao sự hiểu biết của em về thực tiễn để phục vụ cho những lý thuyết đã học

doc60 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3144 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Chấn Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH CHẤN THÀNH LỜI CÁM ƠN š&› Trong suốt thời gian học tập dưới sự hướng dẫn tận tâm của thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh của Học Viện Bưu Chính Viễn Thông 2. Cùng với sự chỉ bảo nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong công ty Chấn Thành trong thời gian thực tập vừa qua đã giúp cho em hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo của quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, và đặc biệt là thầy Nguyễn Bảo Lâm. Thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp em nhận ra những sai sót và học hỏi được thêm nhiều điều trong quá trình thực hiện đề tài. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc cùng với các cô chú, anh chị trong công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập. Đặc biệt là các anh, chị ở Phòng Kinh doanh đã hết lòng giúp đỡ và cung cấp các tài liệu cần thiết để em có thể hoàn thành bài báo cáo. Tuy nhiên, do thời gian thực tập không dài và kiến thức bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót. Mong thầy cô có thể bỏ qua và góp ý chân thành để em nhận ra khuyết điểm và khắc phục. Kính chúc quý thầy cô trong Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, cũng như Ban giám đốc và cô chú, anh chị trong công ty Chấn Thành dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống! Em xin chân thành cảm ơn! LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều hòa mình vào một nền kinh tế mở toàn cầu hóa. Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành mục tiêu chung cho nhiều nước, do đó các nước nào nhanh nhạy, linh hoạt, nắm bắt nhanh cơ hội thì sẽ thu được lợi còn các nước nào hướng nội, tự cô lập mình thì sẽ bị đình trệ và nằm trong số nghèo nhất trên thế giới. Những năm gần đây thành tựu mà Việt Nam đạt được về xuất khẩu lúa gạo là sự khích lệ để bước tiếp vào tương lai, một tương lai tươi sáng rộng mở đón chào. Để tiếp tục theo đuổi mục đích đó, Việt Nam không ngừng đẩy mạnh việc sản xuất và xuất khẩu các ngành hàng có thế mạnh của mình, trong đó mặt hàng gạo chiếm phần quan trọng đưa Việt Nam lên đứng vị trí thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo. Vì nước Việt Nam ta có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thích hợp với nền kinh tế nông nghiệp với đất đai trù phú, phù sa màu mỡ, nhiều sông ngòi, khí hậu nhiệt đới gió mùa mưa nắng quanh năm thuận lợi cho việc sinh trưởng của các loài thực vật, là điều kiện tốt để xen canh tăng vụ, sản xuất quanh năm, bốn mùa thu hoạch, còn lượng nhiệt trung bình thì cao kết hợp với độ ẩm trung bình lớn là một thuận lợi cho sự phát triển các loại cây nhiệt đới vốn ưa nhiều ẩm như cao su, cà fê, chè, lúa… An Giang, một tỉnh nằm ở phía tây nam của nước Việt Nam, được hai con sông Tiền và sông Hậu chảy qua bồi đắp phù sa màu mỡ, có nhiều thuận lợi về phát triển khu vực, giao lưu quốc tế, có sản lượng lúa đứng đầu trong các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và có nhiều kinh nghiệm trong công nghệ nhân giống, lai giống và công tác khuyến nông, do đó lúa gạo là thế mạnh của tỉnh nói riêng và của cả Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Công ty TNHH Chấn Thành là một trong những công ty của tỉnh phát huy thế mạnh về nông sản thực phẩm với các hoạt động chính xuất khẩu gạo, nông sản với lĩnh vực này công ty đã thu được nhiều ngoại tệ, doanh số ngày càng tăng, kết quả hoạt động kinh doanh ngày càng được nâng cao và đặc biệt là xuất khẩu gạo chiếm gần 70% tổng doanh thu của công ty. Vì thế cho nên em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao kết quả kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty TNHH Chấn Thành” để hiểu thêm về tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty, nâng cao sự hiểu biết của em về thực tiễn để phục vụ cho những lý thuyết đã học. CHƯƠNG I PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH CHẤN THÀNH 1.1. Giới thiệu về công ty TNHH Chấn Thành: Để có được những thành tựu như ngày nay, tạo được sự tín nhiệm của các khách hàng trên thị trường trong nước lẫn ngoài nước, công ty đã phải trải qua gần 20 năm hoạt động. Trong thời gian này, đơn vị đã phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Nhưng nhờ có những chiến lược đúng đắn của các vị lãnh đạo và sự đoàn kết của toàn thể nhân viên mà công ty đã vượt qua những khó khăn và ngày càng phát triển hơn. Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của công ty có thể chia làm các giai đoạn như sau: a. Giai đoạn 1992 – 2009: Tiền thân của công ty TNHH Chấn Thành là “Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Thành” được thành lập theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số : 5301001428 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh An Giang cấp ngày 15/9/1992. Chủ doanh nghiệp là ông Nguyễn Chấn Thành. Do tình hình trong nước thay đổi và có những yêu cầu mới đặt ra nên doanh nghiệp đã thay đổi hình thức sản xuất kinh doanh của mình. Doanh nghiệp hoạt động được 17 năm. b. Giai đoạn 2009 đến nay Ngày 02/12/2008 doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Thành được đăng ký thay đổi giấy phép kinh doanh lần thứ 1 do phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh An Giang cấp với số đăng ký kinh doanh là 1600589092 và đổi tên thành “Công ty TNHH Chần Thành”. Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Chấn Thành Tên giao dịch: CHANTHANH CO. Giấy phép thành lập: Quyết định thành lập số 2671/QĐ-UBND, ngày 20/11/2008 của UBND tỉnh An Giang Đăng ký kinh doanh: Giấy chứng nhận số 1600589092 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cấp ngày 02/12/2008 Vốn điều lệ: 25.265.100.000 đồng Mã số thuế: 1600197176 Trụ sở chính: ấp Long Định, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Điện thoại: 076.3636348 Fax: 076.3636348 Email: chanthanhco@vnn.vn 1.2. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu và định hướng phát triển của công ty: 1.2.1.Chức năng: Với lĩnh vực của công ty là xuất khẩu gạo nên chức năng chính là xay xát và chế biến lương thực xuất khẩu. Nói chung Công ty Chấn Thành có chức năng thu mua, chế biến, kinh doanh, xuất khẩu lương thực góp phần nâng cao đời sống cho nông dân. 1.2.2. Nhiệm vụ: - Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký. - Công ty phải chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do công ty thực hiện. - Công ty có nghĩa vụ nộp thuế, các khoản nộp Ngân sách Nhà Nước theo quy định của pháp luật. - Công ty còn thực hiện các quy định của Nhà Nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia. Theo cam kết của công ty, công ty sẽ cố gắng thực hiện tốt phương châm: “CHẤN THÀNH cung cấp những sản phẩm phục vụ cho cuộc sống chất lượng”. Công ty luôn đặt uy tín của mình và lợi ích của khách hàng lên trên hết vì thế công ty sẽ không ngừng cải tiến chất lượng của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 1.2.3. Mục tiêu: Là một doanh nghiệp nằm trên địa bàn An Giang, trong vùng vựa lúa lớn nhất cả nước, giáp ranh nước bạn Campuchia đầy tiềm năng về lúa gạo, công ty Chấn Thành xác định: đa dạng hóa thị trường, gia tăng giá trị các mặt hàng có nguồn gốc từ lương thực là con đường kinh doanh chính của doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động của Chấn Thành phải hướng về khách hàng và cộng đồng để không ngừng gia tăng giá trị công ty, nâng cao thu nhập cho người lao động, công ty thực hiện kinh doanh đúng pháp luật đã đề ra. 1.2.4. Định hướng phát triển của công ty Đầu tư thêm nhiều lĩnh vực như mở rộng kinh doanh sản phẩm mới, nâng dần tỷ trọng các ngành hàng dịch vụ ngoài mặt hàng gạo trong cơ cấu doanh thu của công ty, đặc biệt là ngành có công nghệ cao. Duy trì tốt ngành kinh doanh lương thực – thực phẩm, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á, châu Á, tăng sản lượng ở thị trường châu Phi. Xuất khẩu gạo chất lượng cao sang những thị trường bán lẻ thích hợp, từng bước xây dựng thương hiệu cho gạo, để được là công ty hàng đầu Việt Nam về lương thực thực phẩm ở năm 2020. Tiếp tục duy trì và cải tiến hệ thống ISO 9001 – 2000. Nâng cao trình độ, tay nghề và thu nhập cho nhân viên, người lao động. 1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty: GIÁM ĐỐC Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán Phòng kinh doanh Nhà kho Xưởng sản xuất Hình 1 – Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Chấn Thành năm 2012 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính, 2012 Đây là mô hình quản lý theo kiểu quan hệ trực tuyến – chức năng. Ban giám đốc công ty được sự giúp sức của các trưởng phòngtrưởng bộ phận ở các phòng ban chức năng. Các trưởng phòng, trưởng bộ phận được quyền quyết định trong phạm vi tổ chức của mình. Hình thức tổ chức theo mô hình này rất phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty. Vừa tăng cường trách nhiệm cá nhân của từng nhân viên, vừa tăng cường chuyên môn hóa công việc, giảm thiếu những trùng lắp nhân viên, giúp tăng hiệu quả làm việc. Tuy nhiên, cơ cấu quản lý này cũng có nhược điểm là Giám đốc phải thường xuyên giải quyết mối quan hệ giữa các bộ phận trong công ty. Do vậy quyết định cần phải có thời gian. * Nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận trong công ty như sau: Giám đốc: Là người chỉ đạo, quản lý, điều hành trực tiếp các phòng ban, quyết định các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu và các mặt công tác khác trong công ty. Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ theo dõi và quản lý toàn bộ vấn đề có liên quan đến nhân sự như: bố trí lao động, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên, đề bạt hay kỷ luật. Ngoài ra, phòng tổ chức hành chính còn tổ chức thực hiện các công tác tổ chức hành chính như: tổ chức bảo vệ công ty, bảo vệ an ninh chính trị… Phòng kế toán: - Có nhiệm vụ hạch toán kinh doanh xuất khẩu, và sổ sách kế toán của công ty (thanh lý hợp đồng mua bán, các khoản nợ, phân tích hiệu quả kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ nộp thuế đối với Nhà nước, theo dõi tỷ giá hối đoái…) quyết toán hàng quý, 6 tháng, 1 năm. - Tổ chức công tác kế toán, kế hoạch thống kê của công ty, phân tích hoạt động kinh tế tài chính phục vụ cho công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch báo cáo nợ vay ngân hàng, vốn lưu động, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị vật tư hoặc kịp thời báo cáo lãi lỗ hàng tháng. - Đảm nhận công tác quản lý kiểm soát tài chính của công ty và ghi chép các hợp đồng, tình hình sử dụng vốn, hạch toán công nợ. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: - Là bộ phận giúp việc cho Giám đốc trong các hoạt động mua bán hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu. - Thực hiện các giao dịch kinh doanh với khách hàng nước ngoài, hoàn thiện bộ chứng từ xuất khẩu và theo dõi thanh toán của khách hàng nước ngoài. - Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm trình Giám đốc xem xét… Xưởng sản xuất: - Chế biến gạo chuyên thực hiện thu mua gạo từ các nơi trong huyện Chợ Mới và các huyện lân cận theo hình thức hợp đồng với người cung ứng, sau đó chế biến thành thành phẩm phục vụ cho xuất khẩu. Nhận xét: Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty tinh gọn, hoạt động khá linh hoạt và luôn hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, hiện nay công ty vẫn chưa có phòng kế hoạch và phòng maketing - hai phòng ban quan trọng có nhiệm vụ nghiên cứu và tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng thương hiệu, tiếp cận thị trường, tìm hiểu khách hàng và xây dựng kế hoạch, định hướng phát triển công ty trong tương lai… Các nhiệm vụ cơ bản của hai phòng ban này, hiện tại, được phòng kinh doanh đảm nhận. Do đó, các chức năng của hai phòng này không được chuyên sâu, ngoài ra còn ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ của phòng kinh doanh. 1.4. Phân tích môi trường sản xuất kinh doanh của công ty Chấn Thành: 1.4.1. Phân tích môi trường bên ngoài: 1.4.1.1. Môi trường vĩ mô: 1.4.1.1.1 Kinh tế Sự phát triển kinh tế trong nước có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của công ty. Nhất là khi nền kinh tế trong nước phải chịu ảnh của cuộc suy thoái toàn cầu. Đã gây không ít khó khăn cho công ty Chấn Thành nói riêng và các doanh nghiệp trong nước nói chung. Mọi hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong thời kỳ suy thoái đều trở nên khó khăn cả về thị trường, giá cả, và thanh toán. Tuy nhiên, các con số thống kê chính thức từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tổng quan tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2012 cho thấy nền kinh tế phục hồi khá nhanh. Tất cả các ngành, các lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm trước. Dù vậy, khó khăn lớn nhất của nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm nay vẫn là tiêu thụ và nhập siêu. Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng 6,81% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt là xuất khẩu vẫn đang đối mặt với không ít khó khăn. Một khó khăn khác là nguy cơ lạm phát. Mặc dù theo dự đoán của nhiều chuyên gia kinh tế, mức lạm phát không còn đáng lo, nhưng vẫn có thể cao lên vào những tháng cuối năm nay và đầu năm sau, khi có sự tác động của nhiều yếu tố cùng lúc. Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam năm nay là kiểm soát lạm phát ở mức 9%. Từ những thực tế trên cho thấy, Công ty cần phải có những biện pháp tích cực hơn mới có thể phát triển trong nền kinh tế đầy thử thách như hiện nay. Tuy vậy, nền kinh tế trong nước và thế giới cũng đang phục hồi trở lại là một trong những cơ hội cần phải nắm bắt để vực dậy và phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty trong tương lai. 1.4.1.1.2 Chính trị - pháp luật: Tình hình chính trị ở nước ta khá ổn định so với các nước khác trong khu vực. Với một Đảng cầm quyền, giảm thiểu được sự tranh giành quyền lực, các cuộc lật đổ chính quyền, mất ổn định chính trị. Việt Nam đã và đang tạo được sự tin cậy trong mối quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới. Đây được xem là một lợi thế của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, để phát triển nền kinh tế trong nước, khuyến khích xuất khẩu, nên luật thuế trong nước áp dụng thuế suất 0% đối với các mặt hàng xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phát triển. Hơn nữa, từ khi gia nhập WTO đến nay, chính phủ nước ta đang dần cải cách các thủ tục hành chính nhất là trong hoạt động xuất nhập khẩu, để phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay. Tóm lại, tuy là một nước đang phát triển nhưng Việt Nam đang ngày càng hòa nhập hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Với chủ trương “Việt Nam muốn là bạn và đối tác tin cậy với tất cả các quốc gia trongcộng đồng quốc tế”. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu vươn xa hơn trong thị trường thế giới. 1.4.1.1.3. Công nghệ: Đối với gạo thì trên thế giới đã có các công nghệ như sau: * Đối với xay xát gạo thì: - Máy xay xát tự động. - Hệ thống điều hoà không khí. - Máy tách màu gạo. * Đối với thiết bị xấy khô: - Hệ thống sấy khô gạo. - Hệ thống dự trữ. - Bộ phận kiểm định chất lượng. * Đóng gói: - Thiết bị đóng gói tự động. - Hệ thống bảo đảm hạn sử dụng của gạo. * Chế biến gạo đặc biệt: - Máy chế biến bột gạo tự động. - Máy nhồi bột gạo thành bánh tự động. - Máy sấy chế biến gạo ăn liền. - Máy chế biến bánh snack gạo. * Chế biến sản phẩm phụ: - Hệ thống bảo quản cám. - Thiết bị ép dầu từ cám gạo để làm phân bón hay thức ăn gia súc. - Hệ thống đốt bằng vỏ gạo. - Hệ thống nghiền trấu. - Đặc biệt là hệ thống chế biến trấu thành các sản phẩm cứng có dạng khối (giống nguyên liệu gỗ) Ngoài ra, các nước tiên tiến còn xây dựng hệ thống quản trị sản xuất để quản lý tốt hơn chi phí, tăng lợi nhuận, … Trong khi đó, hệ thống công nghệ chế biến gạo của công ty cũng như hầu hết ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. chủ yếu là xay xát và đánh bóng, chỉ có năng lực bằng 67,5% năng lực xay xát gạo cả nước. Và các loại máy móc này đã có tuổi thọ cao. dần trở nên lạc hậu so với thế giới. Do đó, công nghệ thực sự là mối đe dọa đối với công ty. 1.4.1.1.4. Điều kiện tự nhiên: An Giang là một tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, là một trong những tỉnh có diện tích đất canh tác lớn nhất trong vùng ĐBSCL. Tổng diện tích đất nông nghiệp là 246.821 ha , trong đó đất trồng lúa chiếm hơn 82%. Đất An Giang hình thành qua quá trình tranh chấp giữa biển và sông ngòi, nên rất đa dạng. Mỗi một vùng trầm tích trong môi trường khác nhau sẽ tạo nên một nhóm đất khác nhau, với những thay đổi về chất đất, địa hình, hệ sinh thái và tập quán canh tác. Chính vì thế mà An Giang có 2 dạng chính là đồng bằng và đồi núi. Ngoài các sông lớn, An Giang còn có một hệ thống rạch tự nhiên rải rác khắp địa bàn của tỉnh, với độ dài từ vài km đến 30km, độ rộng từ vài m đến 100m và độ uốn khúc quanh co khá lớn. Các rạch trong khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu thường lấy nước từ sông Tiền chuyển sang sông Hậu. Các rạch nằm trong hữu ngạn sông Hậu thì lấy nước từ sông Hậu chuyển sâu vào nội đồng vùng trũng Tứ giác Long Xuyên. Đất phù sa màu mỡ. Khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa mưa và mùa khô, ôn hòa quanh năm. Điều kiện tự nhiên thuận lợi là một yếu tố quan trọng giúp An Giang có một nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh với sản lượng lúa và thủy sản nước ngọt cao nhất nước. Giao thông vận tải thủy tại An Giang đang có hướng phát triển thuận lợi. Với sự hợp sức của Tân Cảng và Cảng Mỹ Thới, sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm nhẹ chi phí và rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa.. Ngoài nông nghiệp và thủy sản, những lợi thế này đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp và các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào các lĩnh vực khác như công nghiệp nhẹ, chế biến, sản xuất công nghiệp nặng, thương mại, du lịch, dịch vụ và các ngành có trị giá gia tăng cao. - Tuy nhiên, An Giang lại là một tỉnh nằm trong vùng lũ, đây là 1 trong những nguyên nhân gạo của An Giang không thể tồn trữ lâu, khó duy trì chất lượng ổn dịnh như các vùng khác. - Những năm gần đây khí hậu trên trái đất lại có xu hướng nóng lên gây tình trạng thiếu nước canh tác ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. 1.4.1.1.5 Xã hội: An Giang có một thị trường tiêu dùng lớn với hơn 2,2 triệu dân và 3,9 triệu du khách trong và ngoài nước mỗi năm. Hàng năm, tổng mức bán lẻ dịch vụ đạt con số hơn 22 ngàn tỷ đồng. Đây là một thị trường không thể bỏ qua đối với các nhà đầu tư và các doanh nghiệp lớn. An Giang là vùng một vùng đất có mật độ dân cư cao, lao động đông đúc, các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp không ngừng được mở rộng và ngày càng thu hút các nhà đầu tư. Các chính sách của tỉnh ngày càng phù hợp tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Đây là điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp chế biến để sản xuất, xuất khẩu. Lượng tàu thủy và xe cơ giới lưu thông ngày càng nhiều thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa. Tóm lại, An Giang là một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất, xuất khẩu. 1.4.1.2. Môi trường vi mô: 1.4.1.2.1. Đối thủ cạnh tranh trong nước: - Xác định phạm vi của nghành: Ngành được xác định bao gồm các công ty thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo, có tới 15 nhà xuất khẩu gạo lớn đóng góp 89% khối lượng gạo xuất khẩu của cả nước.Tình hình cạnh tranh gay gắt đặc biệt ở Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của cả nước. - Xác định đối thủ cạnh tranh: Đồng bằng Sông Cửu Long có nhiều công ty xuất khẩu lớn như: TIGIFOOD, AFEX, Công ty du lịch An Giang … đề này chỉ chọn 2 công ty làm đối thủ là Công ty xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) và Công ty Cổ phần Thương nghiệp Tổng hợp và chế biến lương thực Thốt Nốt(Gentraco). + Công ty Angimex: - Điểm mạnh: Có kinh nghiệm quan hệ kinh doanh tốt do công ty hoạt động lâu năm. Hợp tác với công ty Nhật thành công ty Angimex- Kitosu cung cấp giống lúa Nhật và ký hợp đồng bao tiêu chất lượng cao với nông dân Long Xuyên, các đường như Bình Khánh, Mỹ Thạnh, Mỹ Hòa, Mỹ Thới. Vì thế công ty này có thể kiểm soát về nguồn nguyên liệu về giống lúa, sản lượng, có kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng hoạt động chế biến xuất khẩu gạo. - Điểm yếu: Kho không đủ để chứa nguồn nguyên liệu đầu vào mùa cao điểm, nên phải mua nguồn nguyên liệu từ bên ngoài thêm. + Công ty Gentraco: Thành lập 1980, được cổ phần hóa 1998. Công ty đạt được chứng nhận về ISO 9001:2000 và HACCP vào tháng 11/2006. Công ty tham gia rất nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn…Hoạt động xã hội giúp cho hình ảnh công ty dễ đi vào lòng khách hàng. - Điểm mạnh: Thị phần xuất khẩu lớn, có nguồn nguyên liệu đầu vào khá tốt, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm có khả năng chuyên môn cao trong kinh doanh v
Luận văn liên quan