Luận văn Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận tại hợp tác xã Quang Minh

1.1 Sựcần thiết của đềtài Trong nền kinh tếthịtrường hiện nay vấn đếmà các doanh nghiệp luôn băn khoăn lo lắng là “Hoạt động kinh doanh có hiệu quảhay không? Doanh thu có trang trãi được toàn bộchí phí bỏra hay không? Làm thếnào đểtối đa hóa lợi nhuận?Bất cứmột doanh nghiệp nào khi bắt đầu hoạt động đều muốn thu được nhiều lợi nhuận, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng thỏa mãn được mong muốn đó. Các doanh nghiệp chúng ta đang hoạt động trong cơchếthị trường chứkhông phải nền kinh tếkếhoạch tập trung nơi được kếhoạch hoá và cân đối toàn bộnền kinh tếquốc dân chịu sựtác động của các qui luật rất sòng phẳng, sòng phẳng đến nỗi rất nghiệt ngã của thịtrường, bất cứmột quyết định sai lầm nào đều dẫn đến hậu quảkhó lường và đôi khi phá sản. Do đó việc ra quyết định một cách đúng đắn là vô cùng cần thiết và trách nhiệm này thuộc về các nhà quản trịsẽtổchức phối hợp ra quyết định và kiểm soát mọi hoạt động trong công ty, nhằm mục tiêu chỉ đạo hướng dẫn công ty để đạt được lợi nhuận cao nhất bằng cách phân tích đánh giá và đềra những dựán chiến lược tương lai. Phân tích mối quan hệchi phí – khối lượng – lợi nhuận là một công cụkếhoạch hóa và quản lí hữu dụng. Qua việc phân tích này các nhà quản trịsẽbiết ảnh hưởng của từng yếu tốnhưgiá bán sản lượng kết cấu mặt hàng và đặt biệt là ảnh hưởng của kết cấu chí phí đối với lợi nhuận nhưthếnào, đã, đang và sẽlàm tăng giảm lợi nhuận ra sao. Ngoài ra thông qua việc phân tích trên những sốliệu mang tính dựbáo sẽphục vụcho các nhà quản trịtrong lĩnh vực điều hành hiện tại và hoạch định kếhoạch trong tương lai với những điểm trên việc ứng dụng mối quan hệchi phí – khối lượng – lợi nhuận vào mỗi doanh nghiệp là vô cùng cần thiết tuy nhiên vận dụng nó là một vấn đềrất mới mẻ. Xuất phát từvấn đềnày nên em quyết định chọn đềtài “PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆCHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI HTX QUANG MINH”.Qua đềtài này em sẽcó cơhội, so sánh với các điều kiện kinh doanh thực tếrút ra những kiến thực tếcần thiết giúp cho việc tổchức, điều hành và ra những quyết định kinh doanh trong tương lại nhằm mang lại hiệu quảcao nhất cho hơp tác xã. 2. 2 Muc tiêu nghiên cứu 2.2.1 Mục tiêu tổng quát - Phân tích mối quan hệchi phí khối lượng lợi nhuân của hợp tác xã Quang Minh đểcó những đềxuất sản xuất tối ưu hóa nhất 2.2. 2Mục tiệu cụthể - Đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quảcủa các phân xưởng vệtinh hoạt động kém. - Dựbáo tình hình tiêu thụcủa hợp tác xã. 1.3 Phương pháp nghiên cứu - Đềtài này được thực hiện dựa vào sốliệu sơcấp và sốliệu thứcấp: - Đối với sốliệu sơcấp: Thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp - Đối với sốliệu thứcấp: Thu thập từbiên bản sản xuất, nhật ký sản xuất, nhật ký bán hàng, sổchi tiết phát sinh từng tháng năm, bảng cân đối kếtoán, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán. - Trong quá trình phân tích các phương pháp sửdụng là thống kê, tổng hợp, so sánh 1.4 Phạm vi nghiên cứu - Vềkhông gian: đềtài được thực hiện tại HTX - Vềthời gian: đềtài được thực hiện: phân tích chi phí khối lượng lợi nhuận của năm 2008 - Việc phân tích lấy sốliệu của 2008. Do tính phức tạp trong loại hình hoạt động của công ty là kinh doanh nhiều sản phNm nên phạm vi của bài luận này được giới hạn trong việc phân tích C.V.P của các dòng sản phNm trong HTX

pdf83 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3495 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận tại hợp tác xã Quang Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRN KINH DOANH  ---  ---  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI HỢP TÁC XÃ QUANG MINH Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Th.s NGUYỄN THANH NGUYỆT NGUYỄN MINH HÙNG Mã số SV: 4053549 Lớp: Kế toán tổng hợp 31 KT 0520A1 Cần Thơ - 2009 www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt Trang SVTT: Nguyễn Minh Hùng 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Sự cần thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường hiện nay vấn đế mà các doanh nghiệp luôn băn khoăn lo lắng là “Hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không? Doanh thu có trang trãi được toàn bộ chí phí bỏ ra hay không? Làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận? Bất cứ một doanh nghiệp nào khi bắt đầu hoạt động đều muốn thu được nhiều lợi nhuận, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng thỏa mãn được mong muốn đó. Các doanh nghiệp chúng ta đang hoạt động trong cơ chế thị trường chứ không phải nền kinh tế kế hoạch tập trung nơi được kế hoạch hoá và cân đối toàn bộ nền kinh tế quốc dân chịu sự tác động của các qui luật rất sòng phẳng, sòng phẳng đến nỗi rất nghiệt ngã của thị trường, bất cứ một quyết định sai lầm nào đều dẫn đến hậu quả khó lường và đôi khi phá sản. Do đó việc ra quyết định một cách đúng đắn là vô cùng cần thiết và trách nhiệm này thuộc về các nhà quản trị sẽ tổ chức phối hợp ra quyết định và kiểm soát mọi hoạt động trong công ty, nhằm mục tiêu chỉ đạo hướng dẫn công ty để đạt được lợi nhuận cao nhất bằng cách phân tích đánh giá và đề ra những dự án chiến lược tương lai. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một công cụ kế hoạch hóa và quản lí hữu dụng. Qua việc phân tích này các nhà quản trị sẽ biết ảnh hưởng của từng yếu tố như giá bán sản lượng kết cấu mặt hàng và đặt biệt là ảnh hưởng của kết cấu chí phí đối với lợi nhuận như thế nào, đã, đang và sẽ làm tăng giảm lợi nhuận ra sao. Ngoài ra thông qua việc phân tích trên những số liệu mang tính dự báo sẽ phục vụ cho các nhà quản trị trong lĩnh vực điều hành hiện tại và hoạch định kế hoạch trong tương lai với những điểm trên việc ứng dụng mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận vào mỗi doanh nghiệp là vô cùng cần thiết tuy nhiên vận dụng nó là một vấn đề rất mới mẻ. Xuất phát từ vấn đề này nên em quyết định chọn đề tài “PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI HTX QUANG MINH”. Qua đề tài này em sẽ có cơ hội, so sánh với các điều kiện kinh doanh thực tế rút ra những www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt Trang SVTT: Nguyễn Minh Hùng 2 kiến thực tế cần thiết giúp cho việc tổ chức, điều hành và ra những quyết định kinh doanh trong tương lại nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho hơp tác xã. 2. 2 Muc tiêu nghiên cứu 2.2.1 Mục tiêu tổng quát - Phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuân của hợp tác xã Quang Minh để có những đề xuất sản xuất tối ưu hóa nhất 2.2. 2Mục tiệu cụ thể - Đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các phân xưởng vệ tinh hoạt động kém. - Dự báo tình hình tiêu thụ của hợp tác xã. 1.3 Phương pháp nghiên cứu - Đề tài này được thực hiện dựa vào số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp: - Đối với số liệu sơ cấp: Thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp - Đối với số liệu thứ cấp: Thu thập từ biên bản sản xuất, nhật ký sản xuất, nhật ký bán hàng, sổ chi tiết phát sinh từng tháng năm, bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán. - Trong quá trình phân tích các phương pháp sử dụng là thống kê, tổng hợp, so sánh 1.4 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: đề tài được thực hiện tại HTX - Về thời gian: đề tài được thực hiện: phân tích chi phí khối lượng lợi nhuận của năm 2008 - Việc phân tích lấy số liệu của 2008. Do tính phức tạp trong loại hình hoạt động của công ty là kinh doanh nhiều sản phNm nên phạm vi của bài luận này được giới hạn trong việc phân tích C.V.P của các dòng sản phNm trong HTX www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt Trang SVTT: Nguyễn Minh Hùng 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (Cost – Volume – Profit) Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận (Cost – Volume – Profit) là xem xét mối quan hệ nội tại của các nhân tố: giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Phân tích mối quan hệ C.V.P là một biện pháp hữu ích nhằm hướng dẫn các nhà doanh nghiệp trong việc lựa chọn đề ra quyết định, như lựa chọn dây chuyền sản xuất, định giá sản phNm, chiến lược khuyến mãi, sử dụng tốt những điều kiện sản xuất kinh doanh hiện có… 2.2 Mục tiêu phân tích mối quan hệ C.V.P Mục đích của phân tích C.V.P chính là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác là nhằm mục đích phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này. Dựa trên những dự báo về khối lượng hoạt động, doanh nghiệp đưa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất. Để thực hiện phân tích mối quan hệ C.V.P cần thiết phải nắm vững cách ứng xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến, bất biến, phải hiểu rõ Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, đồng thời phải nắm vững một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích. 2.3 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí Một khi chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành yếu tố chi phí khả biến và bất biến, người quản lý sẽ vận dụng cách ứng xử của chi phí này để lập ra một báo cáo kết quả kinh doanh và chính dạng báo cáo này sẽ được sử dụng rộng rãi như một kế hoạch nội bộ và một công cụ để ra quyết định www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt Trang SVTT: Nguyễn Minh Hùng 4 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí có dạng như sau: Doanh thu xxxxxx Chi phí khả biến xxxxx Số dư đảm phí xxxx Chi phí bất biến xxx Lợi nhuận xx 2.3.1 So sánh Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí (Kế toán quản trị) và Báo cáo thu nhập theo chức năng chi phí (Kế toán tài chính) Kế toán tài chính Kế toán quản trị Doanh thu xxxxxx Doanh thu xxxxxx (Trừ) Giá vốn hàng bán xxxxx (Trừ ) Chi phí khả biến xxxxx Lãi gộp xxxx Số dư đảm phí xxxx (Trừ) Chi phí kinh doanh xx (Trừ) Chi phí bất biến xx Lợi nhuận x Lợi nhuận x Điểm khác nhau rõ ràng giữa hai báo cáo gồm: tên gọi và vị trí của các loại chi phí. Tuy nhiên, điểm khác nhau chính ở đâu là khi doanh nghiệp nhận được báo cáo của Kế toán tài chính thì không thể xác định được diểm hòa vốn và phân tích mối quan hệ chi phí, doanh thu và lợi nhuận, vì hình thức báo cáo của Kế toán tài chính nhằm mục đích cung cấp kết quả họat động kinh doanh cho các đối tượng bên ngoài, do đó chúng cho biết rất ít về cách ứng xử của chi phí. Ngược lại, báo cáo kết quả họat động kinh doanh theo số dư đảm phí lại có mục tiêu sử dụng cho các nhà quản trị, do đó ta có thể hiểu sâu thêm được về phân tích hòa vốn cũng như giải quyết mối quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt Trang SVTT: Nguyễn Minh Hùng 5 2.4 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích C.V.P 2.4.1 Số dư đảm phí – Phần đóng góp Số dư đảm phí (SDĐP) là số chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến. SDĐP được sử dụng trước hết để bù đắp chi phí bất biến, số dư ra chính là lợi nhuận. SDĐP có thể tính cho tất cả loại sản phNm, một loại sản phNm và một đơn vị sản phNm. SDĐP khi tính cho một đơn vị sản phNm còn gọi là phần đóng góp, vậy phần đóng góp là phần còn lại của đơn giá bán sau khi trừ cho biến phí đơn vị. Gọi: x: sản lượng tiêu thụ g : giá bán a: chi phí khả biến đơn vị b: chi phí bất biến Tổng số Tính cho 1 sp Doanh thu gx g Chi phí khả biến ax a Số dư đảm phí (g-a)x g - a Chi phí bất biến b Lợi nhuận (g-a)x – b Từ báo cáo thu nhập tổng quát trên ta xét các trường hợp sau: - Khi doanh nghiệp không hoạt động, sản lượng x = 0 lợi nhuận của doanh nghiệp P = -b, doanh nghiệp lỗ bằng chi phí bất biến - Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng xh, ở đó SDĐP bằng chi phí bất biến lợi nhuận của doanh nghiệp P = 0, doanh nghiệp đạt mức hòa vốn. (g-a)xh = b xh = - Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng x1 > xh lợi nhuận của doanh nghiệp P = (g –a)x1 – b b g - a Sản lượng hoà vốn = CPBB SDĐP đơn vị www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt Trang SVTT: Nguyễn Minh Hùng 6 - Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng x2 > x1 > xh lợi nhuận của doanh nghiệp P = (g-a)x2 – b Như vậy khi sản lượng tăng 1 lượng là: ∆x = x2 – x1 Lợi nhuận tăng 1 lượng: ∆P = (g-a)(x2 – x1) ∆P = (g-a)∆x  Kết luận: Thông qua khái niệm SDĐP chúng ta thấy được mối quan hệ giữa sự biến động về lượng với sự biến động về lợi nhuận, cụ thể là: nếu sản lượng tăng 1 lượng thì lợi nhuận tăng lên 1 lượng bằng sản lượng tăng thêm nhân cho SDĐP đơn vị.  Chú ý: Kết luận này chỉ đúng khi doanh nghiệp vượt qua điểm hòa vốn  Nhược điểm của việc sử dụng khái niệm SDĐP là: - Không giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quát ở giác độ toàn bộ công ty nếu công ty sản xuất và kinh doanh nhiều loại sản phNm, bởi vì sản lượng của từng sản phNm không thể tổng hợp ở toàn công ty - Làm cho nhà quản lý dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định, bởi vì tưởng rằng tăng doanh thu của những sản phNm có SDĐP lớn thì lợi nhuận tăng lên, nhưng điều này có khi hoàn toàn ngược lại. - Để khắc phục nhược điểm của SDĐP, ta kết hợp sử dụng khái niệm tỷ lệ SDĐP. 2.4.2 Tỷ lệ SDĐP Tỷ lệ SDĐP là tỷ lệ phần trăm của SDĐP tính trên doanh thu hoặc giữa phần đóng góp với đơn giá bán. Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phNm, một loại sản phNm (cũng bằng một đơn vị sản phNm) Từ những dữ liệu nêu trong báo cáo thu nhập ở phần trên, ta có: Tại sản lượng x1 Doanh thu: gx1 Lợi nhuận: P1 = (g –a)x1 – b Tại sản lượng x2 Doanh thu: gx2 Lợi nhuận: P2 = (g –a)x2 – b Như vậy khi doanh thu tăng 1 lượng: ∆P = P2 – P1 ∆P = (g – a)(x2 – x1) ∆P = x (x2 – x1)g Tỷ lệ SDĐP = g -a g x 100% g - a g www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt Trang SVTT: Nguyễn Minh Hùng 7  Kết luận: Thông qua khái niệm về tỷ lệ SDĐP, ta thấy được mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, cụ thể là: khi doanh thu tăng lên 1 lượng thì lợi nhuận cũng tăng 1 lượng bằng lượng doanh thu tăng lên nhân cho tỷ lệ SDĐP  Từ kết luận trên ta rút ra hệ quả sau: Nếu tăng cùng 1 lượng doanh thu ở tất cả những sản phNm, những lĩnh vực, những bộ phận, những xí nghiệp … thì những xí nghiệp, những bộ phận nào có tỷ lệ SDĐP lớn thì lợi nhuận tăng lên càng nhiều. Tỷ lệ SDĐP để nghiên cứu và xác định lãi thuần thuận lợi hơn chi tiêu tổng SDĐP nhất là khi doanh nghiệp có nhiều bộ phận kinh doanh hoặc kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau - Để hiểu rõ đặc điểm của những sản phNm có tỷ lệ SDĐP lớn – nhỏ, ta nghiên cứu khái niệm cơ cấu chi phí 2.4.3 Cơ cấu chi phí Cơ cấu chi phí là mối quan hệ tỷ trọng của từng loại chi phí khả biến (CPKB), chi phí bất biến (CPBB) trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Phân tích cơ cấu chi phí là nội dung quan trọng của phân tích hoạt động kinh doanh, vì cơ cấu chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận khi mức độ hoạt động thay đổi Thông thường các doanh nghiệp hoạt động theo 2 dạng cơ cấu sau: - CPBB chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí thì CPKB thường chiếm tỷ trọng nhỏ, từ đó ta suy ra tỷ lệ SDĐP lớn, nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng (giảm) nhiều hơn. Doanh nghiệp có CPBB chiếm tỷ trọng lớn thường là những doanh nghiệp có mức đầu tư lớn. Vì vậy, nếu gặp thuận lợi tốc độ phát triển của những doanh nghiệp này sẽ rất mạnh và ngược lại, nếu gặp rủi ro, doanh thu giảm thì lợi nhuận sẽ giảm nhanh hoặc sẽ nhanh chóng phá sản nếu sản phNm không tiêu thụ được - CPBB chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí thì CPKB thường chiếm tỷ trọng lớn, từ đó suy ra tỷ lệ SDĐP nhỏ, nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận sẽ tăng giảm) ít hơn. Những doanh nghiệp có CPBB chiếm tỷ trọng nhỏ thường là những doanh nghiệp có mức đầu tư thấp do đó tốc độ phát triển chậm, nhưng nếu gặp rủi ro, lượng tiêu thụ giảm hoặc sản phNm không tiêu thụ được thì thiệt hại sẽ thấp hơn. Tuy nhiên nếu nhìn về lâu dài doanh nghiệp với kết cấu chi phí www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt Trang SVTT: Nguyễn Minh Hùng 8 này mà có doanh thu ngày càng tăng dần thì sẽ thất thu lợi nhuận. Nhưng nếu doanh nghiệp càng đầu tư nhiều thì mức rủi ro càng cao. Tuy nhiên bù lại doanh nghiệp đó càng có nhiều khả năng thu được nhiều lợi nhuận hơn. Do vậy trước khi đi đến quyết định đầu tư doanh nghiệp phải nghiên cứu xem xét kỹ lưỡng các phương án đầu tư để hạn chế rủi ro - Hai dạng cơ cầu chi phí trên đều có những ưu và nhược điểm. Tùy theo đặc điểm kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của mình mà mỗi doanh nghiệp xác lập một cơ cấu chi phí riêng. Không có một mô hình cơ cấu chi phí chuNn nào để các doanh nghiệp có thể áp dụng, cũng như không có câu trả lời chính xác nào cho câu hỏi cơ cấu chi phí như thế nào thì tốt nhất - Tuy vậy khi dự đinh xác lập một cơ cấu chi phí, chúng ta phải xem xét những yếu tố tác động như: kế hoạch phát triển dài hạn và trước mắt của doanh nghiệp, tình hình biến động của doanh số hằng năm, quan điểm của các nhà quản trị đối với rủi ro. Nói chung doanh nghiệp nào có tỷ lệ CPKB cao hơn so với CPBB trong tổng chi phí thì tỷ lệ số dư đảm phí sẽ thấp hơn doanh nghiệp có tỷ lệ CPBB cao hơn trong CPKB trong tổng chi phí - Điều đó có nghĩa là qui mô của doanh nghiệp lệ thuộc hoàn toàn vào thị trường và không có nghĩa gì để đảm bảo một qui mô hoạt động nào đó sẽ tồn tại ở năm sau hay thời gian xa hơn. Đây chính là điểm khác biệt giữa nền kinh tế theo kế hoạch tập trung và nền kinh tế theo cơ chế điều tiết bởi thị trường 2.4.4 Đòn by kinh doanh Đối với các nhà vật lý, đòn bNy dùng để lay chuyển một vật rất lớn với lực tác động rất nhỏ. Đối với nhà kinh doanh, đòn bNy gọi là một cách đầy đủ là đòn bNy kinh doanh (ĐBKD) là cách mà nhà quản trị sử dụng để đạt được tỷ lệ tăng cao về lợi nhuận với tỷ lệ tăng nhỏ hơn nhiều về doanh thu hoặc mức tiêu thụ sản phNm ĐBKD chỉ cho chúng ta thấy với một tốc độ tăng nhỏ của doanh thu, sản lượng bán sẽ tạo ra một tốc độ tăng lớn về lợi nhuận. Một cách khái quát là: ĐBKD là khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận và tốc độ tăng doanh thu hoặc sản lượng tiêu thụ và tốc độ tăng lợi nhuận bao giờ cũng lớn hơn tốc độ tăng doanh thu www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt Trang SVTT: Nguyễn Minh Hùng 9 Giả định có 2 doanh nghiệp cùng doanh thu và lợi nhuận. Nếu tăng cùng một lượng doanh thu như nhau thì doanh nghiệp có tỷ lệ SDĐP lớn, lợi nhuận tăng càng nhiều, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn và ĐBKD sẽ lớn hơn. Doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí bất biến lớn hơn chi phí khả biến thì tỷ lệ SDĐP lớn hơn và ngược lại. Do vậy, ĐBKD cũng là một chi tiêu phản ánh mức độ sử dụng định phí trong tổ chức doanh nghiệp, ĐBKĐ sẽ lớn hơn ở các công ty có tỷ lệ định phí cao hơn biến phí trong tổng chi phí, và nhỏ hơn ở các công ty có kết cấu ngược lại Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp có ĐBKD lớn thì tỷ lệ định phí trong tổng chi phí lớn hơn biến phí, do đó lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ rất nhạy cảm với thị trường khi doanh thu biến động, bất kỳ sự biến động nhỏ nào của doanh thu cũng gây ra biến động lớn về lợi nhuận Với những dữ liệu đã cho ở trên ta có: - Tại sản lượng x1 Doanh thu: gx1 Lợi nhuận: P1 = (g – a)x1 – b - Tại sản lượng x2 Doanh thu: gx2 Lợi nhuận: P2= (g – a)x2– b Tốc độ tăng lợi nhuận = x 100% = bxag xxag −− −− 1 12 )( ))(( Tốc độ tăng doanh thu %100 1 12 × − = gx gxgx ĐBHĐ bxag xag gx gxgx bxag xxag −− − = − ÷ −− −− = 1 1 1 12 1 12 )( )( )( ))((  Vậy ta có công thức tính độ lớn của ĐBKD: Độ lớn của ĐBKD là một công cụ đo lường ở mức doanh thu nhất định khi có 1% thay đổi về doanh thu thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận. Hay ĐBKD = > 1 Tốc độ tăng của lợi nhuận Tốc độ tăng doanh thu (hoăc sản lượng bán) P2 - P1 P1 Độ lớn của ĐBKD = = Tổng SDĐP Lợi nhuận Tổng SDĐP Tổng SDĐP – Định phí www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt Trang SVTT: Nguyễn Minh Hùng 10 nói cách khác thì doanh thu thay đổi 1% thì lợi nhuận sẽ thay đổ bao nhiêu? Câu trả lời là 1% nhân với độ lớn của ĐBKD Như vậy tại một mức doanh thu, sản lượng cho sẵn sẽ xác định được ĐBKD, nếu như dự kiến được tốc độ tăng doanh thu sẽ dự kiến được tốc độ tăng lợi nhuận và ngược lại. Chú ý: Sản lượng tăng, doanh thu tăng, lợi nhuận tăng lên và độ lớn ĐBKD ngày càng giảm đi. ĐBKD lớn nhất khi sản lượng vừa vượt qua điểm hòa vốn. Chứng minh: ĐBKD bxag b bxag bbxag bxag xag −− += −− +−− = −− − = )(1)( )( )( )( Hay: Do đó, khi sản lượng tiêu thụ càng tăng sẽ góp phần làm cho mẫu số tức phần lợi nhuận càng tăng, do đó CPBB/ Lợi nhuận sẽ giảm suy ra ĐBKD càng giảm. 2.5 Phân tích điểm hòa vốn Phân tích điểm hòa vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích mối quan hệ C.V.P. Nó cung cấp thông tin cho nhà quản trị về số lượng sản phNm cần phải bán để đạt được lợi nhuận mong muuốn và thường bắt đầu tại điểm hòa vốn, điểm mà doanh sô không mang lại được lợi nhuận. Tuy nhiên, không một công ty nào họat động mà không muốn không mang lại được lợi nhuận. Vì vậy, phân tích điểm hòa vốn có vai trò là điểm khởi đầu để xác định số lượng sản phNm cần để đạt được lợi nhuận mong muốn nhằm lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh của mình. Phân tích điểm hòa vốn cho phép ta xác đinh mức doanh thu với khối lượng sản phNm và thời gian cần đạt được để vừa đủ bù đắp hết chi phí đã bỏ ra 2.5.1 Khái niệm điểm hòa vốn Điểm hòa vốn là khối lượng hoạt động mà tại đó tổng doanh thu bằng với tổng chi phí đã bỏ ra trong điều kiện giá bán sản phNm dự kiến hay giá được thị trường chấp nhận. Tại điểm doanh thu này, doanh nghiệp không cól ãi và cũng không bị lỗ, đó là sự hòa vốn ĐBKD = 1 + CPBB Lợi nhuận www.kinhtehoc.net Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt Trang SVTT: Nguyễn Minh Hùng 11 Trên đồ thị phẳng, điểm hòa vốn là tọa độ được xác định bởi khối lượng thể hiện trên trục hoành – còn gọi là khối lượng hòa vốn và bởi doanh thu thể hiện trên trụ tung – còn gọi là doanh thu hòa vốn. Tọa độ đó chính là giao điểm hòa vốn của 2 đường biểu diễn: doanh thu và chi phí. Hoặc nói cách khác là tại điểm mà tổng số dư đảm phí bằng tổng định phí Mối quan hệ chi phí, doanh thu và lợi nhuận có thể trình bày bằng mô hình sau: Doanh thu (DT) Biến phí (BP) SDĐP Biến phí (BP) Định phí (ĐP) Lợi nhuận (LN) Tổng chi phí (TP) Lợi nhuận (LN) Nhìn vào sơ đồ ta thấy: SDĐP = Định phí (ĐP) + Lợi nhuận (LN) Doanh thu (DT) = Biến phí (BP) + Định phí (ĐP) + Lợi nhuận (LN) Điểm hòa vốn theo khái niệm trên, là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp tổng chi phí, nghĩa là lợi nhuận bằng 0 (không lời, không lỗ). Nói cách khác, tại điểm hòa vốn, SDĐP = Đinh phí Chứng minh: DT = BP + SDĐP - Mà SDĐP = ĐP +LN Tại điểm hòa vốn lợi nhuận bằng 0, nên SDĐP = ĐP Phân tích điểm hòa vốn giúp nhà quản trị xem xét quá trình kinh doanh một cách chủ động và tích cực, xác định rõ r
Luận văn liên quan