I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, xu thế phát triển của các hoạt động kinh tế đã và đang dẫn đến việc đô thị hóa các vùng nông thôn chuyên sản xuất nông nghiệp. Điều này làm giảm diện tích đất canh tác ở một số vùng trong cả nước cũng như ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng như: Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An là các tỉnh điển hình. Đồng thời, theo báo cáo của Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) năm 2003, các chuyên gia nhận định rằng diện tích đất canh tác nông nghiệp sẽ bị giảm đáng kể và thậm chí sẽ không thể sử dụng để sản xuất do bị ô nhiễm bởi chất thải và hóa chất được sử dụng trong sản xuất.
Do vậy, để có thể duy trì mức sản lượng nông sản, đặc biệt là lúa gạo để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng như ổn định mức sản lượng gạo xuất khẩu thì các nước sản xuất nông nghiệp đều xem việc áp dụng kỹ thuật mới theo hướng sản xuất bền vững là một trong những giải pháp ưu tiên được chọn trong quá trình sản xuất nông nghiệp và ở Việt Nam điều này cũng đang được thực hiện; đặc biệt là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Các mô hình kỹ thuật mới được áp dụng phổ biến như: giống mới, IPM, sạ hàng, 3 giảm – 3 tăng, bản so màu lá lúa, Bên cạnh đó, xã Hồ Đắc Kiện là một trong những xã nghèo ở huyện Mỹ Tú, trồng trọt là một ngành nghề truyền thống gắn chặt với người dân trong xã, sự phát triển của trồng trọt là một tất yếu sẽ nâng cao mức sống của người dân. Do đó, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật là phương pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, từ đó cải thiện thu nhập cho người dân trong xã. Vì vậy vấn đề cần đặt ra là chúng ta cần phải xem xét những yếu tố gì cũng như các chính sách liên quan trước khi triển khai việc áp dụng kỹ thuật mới cho nông hộ đồng thời phân tích việc khai thác các nguồn lực sẵn có của nông hộ trong quá trình sản xuất.
Chúng ta có thể thấy rằng phân tích việc áp dụng khoa học kỹ thuật trở thành là một trong những vấn đề cần thiết hiện nay, nhằm mục đích chỉ ra những mặt tích cực cũng như mặt hạn chế về nguồn lực, chính sách trong quá trình triển khai. Và cuối cùng là đưa ra các đề xuất thiết thực trong việc áp dụng kỹ thuật phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế đối với nông hộ. Xuất phát từ hoạt động sản xuất thực tiễn và những định hướng sản xuất mang tính bền vững trong tương lai với nông hộ sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nên em đã chọn đề tài “Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Hồ Đắc Kiện, huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng”.
II. MỤC TIÊU NGHÊN CỨU
1. Mục tiêu chung:
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích hiệu quả sản xuất và xác định những thuận lợi, khó khăn, đánh giá các chính sách đối với hoạt động triển khai và áp dụng kỹ thuật mới trong quá trình sản xuất, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp liên quan đến việc áp dụng kỹ thuật mới đối với nông hộ và chính quyền địa phương.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Mô tả thực trạng sản xuất của nông hộ liên quan các nguồn lực sẵn có.
- Phân tích sự lựa chọn áp dụng khoa học kỹ thuật mới của nông hộ.
- Nhận định và phân tích chính sách liên quan đến việc hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật mới.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ đối với việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới.
- Đề xuất các giải pháp phát huy các mặt tích cực và khắc phục những hạn chế trong quá trình triển khai và ứng dụng kỹ thuật đối với nông hộ sản xuất.
97 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2635 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Hồ Đắc Kiện, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, xu thế phát triển của các hoạt động kinh tế đã và đang dẫn đến việc đô thị hóa các vùng nông thôn chuyên sản xuất nông nghiệp. Điều này làm giảm diện tích đất canh tác ở một số vùng trong cả nước cũng như ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng như: Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An là các tỉnh điển hình. Đồng thời, theo báo cáo của Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) năm 2003, các chuyên gia nhận định rằng diện tích đất canh tác nông nghiệp sẽ bị giảm đáng kể và thậm chí sẽ không thể sử dụng để sản xuất do bị ô nhiễm bởi chất thải và hóa chất được sử dụng trong sản xuất.
Do vậy, để có thể duy trì mức sản lượng nông sản, đặc biệt là lúa gạo để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng như ổn định mức sản lượng gạo xuất khẩu thì các nước sản xuất nông nghiệp đều xem việc áp dụng kỹ thuật mới theo hướng sản xuất bền vững là một trong những giải pháp ưu tiên được chọn trong quá trình sản xuất nông nghiệp và ở Việt Nam điều này cũng đang được thực hiện; đặc biệt là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Các mô hình kỹ thuật mới được áp dụng phổ biến như: giống mới, IPM, sạ hàng, 3 giảm – 3 tăng, bản so màu lá lúa,… Bên cạnh đó, xã Hồ Đắc Kiện là một trong những xã nghèo ở huyện Mỹ Tú, trồng trọt là một ngành nghề truyền thống gắn chặt với người dân trong xã, sự phát triển của trồng trọt là một tất yếu sẽ nâng cao mức sống của người dân. Do đó, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật là phương pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, từ đó cải thiện thu nhập cho người dân trong xã. Vì vậy vấn đề cần đặt ra là chúng ta cần phải xem xét những yếu tố gì cũng như các chính sách liên quan trước khi triển khai việc áp dụng kỹ thuật mới cho nông hộ đồng thời phân tích việc khai thác các nguồn lực sẵn có của nông hộ trong quá trình sản xuất.
Chúng ta có thể thấy rằng phân tích việc áp dụng khoa học kỹ thuật trở thành là một trong những vấn đề cần thiết hiện nay, nhằm mục đích chỉ ra những mặt tích cực cũng như mặt hạn chế về nguồn lực, chính sách trong quá trình triển khai. Và cuối cùng là đưa ra các đề xuất thiết thực trong việc áp dụng kỹ thuật phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế đối với nông hộ. Xuất phát từ hoạt động sản xuất thực tiễn và những định hướng sản xuất mang tính bền vững trong tương lai với nông hộ sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nên em đã chọn đề tài “Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Hồ Đắc Kiện, huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng”.
II. MỤC TIÊU NGHÊN CỨU
1. Mục tiêu chung:
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích hiệu quả sản xuất và xác định những thuận lợi, khó khăn, đánh giá các chính sách đối với hoạt động triển khai và áp dụng kỹ thuật mới trong quá trình sản xuất, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp liên quan đến việc áp dụng kỹ thuật mới đối với nông hộ và chính quyền địa phương.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Mô tả thực trạng sản xuất của nông hộ liên quan các nguồn lực sẵn có.
- Phân tích sự lựa chọn áp dụng khoa học kỹ thuật mới của nông hộ.
- Nhận định và phân tích chính sách liên quan đến việc hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật mới.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ đối với việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới.
- Đề xuất các giải pháp phát huy các mặt tích cực và khắc phục những hạn chế trong quá trình triển khai và ứng dụng kỹ thuật đối với nông hộ sản xuất.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu của đề tài sẽ được thu thập từ hai nguồn chủ yếu là: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.
Số liệu sơ cấp được thu thập từ:
- Thu thập trực tiếp thông qua các bản phỏng vấn trực tiếp đối với nông hộ trong vùng nghiên cứu đề cập đến các thông tin liên quan mục tiêu nghiên cứu. Điều tra ngẫu nhiên tại ba ấp là: ấp Cống Đôi và ấp Xây Đá A và ấp Xây Đá B, thuộc huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
- Đề tài nghiên cứu tác động của khoa học kỹ thuật đến sản xuất nên số liệu thu thập được phân thành hai nhóm là có áp dụng khoa học kỹ thuật và không áp dụng khoa học kỹ thuật, để có ý nghĩa trong việc phân tích hồi qui tương quan và kiểm định giả thuyết nên chọn cỡ mẫu là 40.
Dữ liệu thứ cấp: thu thập từ các tài liệu, niên giám thống kê của huyện trong năm 2004, các nghiên cứu trước đây của huyện Mỹ Tú và xã Hồ Đắc Kiện cũng như tham khảo các nhận định, đánh giá của các nhà chuyên môn, quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế. Các báo cáo tổng kết tình hình sản xuất của xã, huyện trong 3 năm (2003-2005); Các kế hoạch, dự án có liên quan đến mô hình; Các nghiên cứu trước đây.
2. Phương pháp phân tích dữ liệu:
Công cụ thống kê sẽ được sử dụng để phân tích và xác định sự tác động của dữ liệu liên quan đến việc đánh giá hiệu quả sản xuất và các nhân tố tác động đến việc ra quyết định áp dụng khoa học kỹ thuật mới, bao gồm: phân tích tần số, hồi qui tương quan và kiểm định sự phù hợp.
- Phân tích tần số: để thống kê, phân tích yếu tố giúp nông hộ quyết định áp dụng kỹ thuật mới, đề xuất các giải pháp trong quá trình triển khai áp dụng khoa học kỹ thuật.
- Phân tích hồi qui tương quan: để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.
- Kiểm định sự phù hợp: Là kiểm định xem giả thuyết về phân phối của tổng thể và số liệu thực tế phù hợp với nhau đến mức nào.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về thời gian: Các số liệu phân tích của huyện Mỹ Tú và xã Hồ Đắc Kiện lấy từ giai đoạn năm 2001 – 2005. Còn phỏng vấn trực tiếp nông hộ thì lấy số liệu thực tế phát sinh cụ thể từ tháng 10 năm 2005 đến tháng 3 năm 2006 rồi so sánh lại với những vụ trước đó (năm trước và sau khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới).
- Về không gian:
+ Huyện Mỹ Tú có 15 xã và 1 thị trấn nên chỉ chọn xã Hồ Đắc Kiện làm đại diện cho các xã còn lại (xã Hồ Đắc Kiện là một xã có diện tích trồng lúa nhiều thứ 3 trong huyện nên có tính đại diện cao).
+ Tại xã Hồ Đắc Kiện thì có 8 ấp nhưng chỉ tiến hành nghiên cứu tại ba ấp, đó là các ấp: ấp Cống Đôi, ấp Xây Đá A và ấp Xây Đá B thuộc xã Hồ Đắc Kiện, huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng. Ba ấp này là 3 ấp có diện tích sản xuất lúa lớn nhất tại xã nên nó có tính đại diện cao.
+ Tuy 3 ấp của xã Hồ Đắc Kiện có tính đại diện cao nhưng cũng không thấy được tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa ở các xã khác có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau.
+ Chỉ tập trung vào các mô hình mà 3 ấp thuộc xã Hồ Đắc Kiện đang áp dụng phổ biến nhất.
- Giới hạn khác: trồng lúa trong năm thì có 3 vụ luân phiên nhau trong một năm, do tính đặc trưng của đề tài nên chỉ tập trung vào vụ nông dân mới thu hoạch gần đây nhất (khi đó người dân mới nhớ rỡ các khoảng chi phí mà mình đã bỏ ra cho vụ lúa) đó là vụ lúa Đông – Xuân (mới thu hoạch xong trong tháng 3/2006) nên không so sánh được hiệu quả với các vụ khác trong năm.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. CÁC ĐỊNH NGHĨA
1. Khoa học
Khoa học là sự tìm kiếm các qui luật khách quan chi phối các hiện tượng tự nhiên, không phụ thuộc vào bất cứ sự quan tâm nào về các áp dụng kinh tế khả dĩ, khoa học chỉ đơn giản là sự theo đuổi chân lý.
Như vây, khoa học tập trung vào kiến thức, lý giải nguyên nhân sản sinh ra kiến thức.
Kiến thức khoa học dễ dàng được truyền bá rộng rãi, không bị cản trở bởi biên giới quốc gia. Kiến thức khoa học là sở hữu chung, không dễ bị chiếm hữu. Phát triển khoa học tạo ra những tri thức mang tính chất tiềm năng. Mục đích của khoa học là phát triển tối ưu các nguồn lực phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội. Hoạt động khoa học được đánh giá theo giá trị khám phá, theo giá trị nhận thức, qui luật tự nhiên. (Nguồn: Hiệu quả kinh tế ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất, Viện kinh tế nông nghiệp).
2. Kỹ thuật
Trong nông nghiệp những kỹ thuật tiến bộ thể hiện rõ nhất là giống cây trồng năng suất cao, giống gia súc đã được cải tạo… nhưng công nghệ thể hiện ở khâu vốn đầu tư nghĩa là máy móc, hệ thống tưới tiêu. Tiến bộ công nghệ đã trở thành hiển nhiên trong trồng trọt, chăn nuôi và trình độ quản lý của người nông dân.
Các nhà kinh tế cho rằng công nghệ là một tập hợp những kỹ thuật sẵn có hoặc trình độ kiến thức về mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và sản lượng đầu ra bằng vật chất nhất định. Còn đổi mới công nghệ là cải tiến trình độ kiến thức sau cho nâng cao được năng lực sản xuất để có thể làm ra nhiều sản phẩm hơn với số lượng đầu vào như cũ hoặc làm ra sản lượng như cũ với khối lượng đầu vào ít hơn. Nhiều đổi mới công nghệ trong nông nghiệp còn nhằm để tiết kiệm lao động (do sử dụng máy móc).
Phần lớn những kỹ thuật tiến bộ áp dụng vào sản xuất đều tạo ra khả năng đạt được mục tiêu kinh tế do xã hội đặt ra như năng suất cao hơn, chất lượng cao hơn, giá thành hạ hơn và tăng thu nhập cho người sản xuất, đồng thời nó cũng tạo ra hiệu quả xã hội khác như cải thiện điều kiện sống, cải tạo môi sinh, môi trường.
Các nguồn kỹ thuật tiến bộ và việc áp dụng nó:
+ Đút kết từ kinh nghiệm thực tế
+ Những kết quả nghiên cứu và phát triển qua khảo nghiệm được áp dụng trong sản xuất
+ Những kết quả nghiên cứu và phát triển bên ngoài đưa vào
3. Hiệu quả
Hiệu quả bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất không tách rời nhau, chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất.
3.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra, nó là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp tới nền kinh tế hàng hóa với tất cả các phạm trù và các qui luật kinh tế khác. Một phương án có hiệu quả kinh tế cao hoặc một giải pháp kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả mang lại và chi phí đầu tư. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội.
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nó gắn liền với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Trước hết là ruộng đất, tư liệu sản xuất không thể thay thế được, nó vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao động.
Theo lý thuyết thì hiệu quả kinh tế được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, hiệu quả kinh tế được thể hiện qua các chỉ tiêu như:
+ Chi phí sản xuất trên một công trong mô hình
+ Lợi nhuận trên một công trong mô hình
+ Tỷ xuất lợi nhuận
3.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Thể hiện:
+ Nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân
+ Tạo việc làm, giảm bớt lao động nhàn rỗi trong nông thôn và hạn chế tệ nạn xã hội trong nông thôn
3.3. Hiệu quả sản xuất
Hiệu quả sản xuất bằng thu nhập trừ đi các chi phí đầu vào của quá trình sản xuất.
- Thu nhập ở đây bằng năng suất nhân với giá bán.
- Chi phí ở trong bài viết này chỉ đề cập đến các loại chi phí như sau: chi phí giống; chi phí phân bón; chi phí thuốc trừ sâu; chi phí thuốc diệt cỏ; chi phí chuẩn bị đất; chi phí gieo sạ, cấy; chi phí chăm sóc; chi phí về năng lượng, nhiên liệu; chi phí vận chuyển và thu hoạch; lãi suất; thuê đất; thuế và các khoản phí; chi phí khác.
4. Độc canh
Độc canh là chỉ trồng một loại hoặc ít loại cây trên một khu đất nhằm thu càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Độc canh thường gây rủi ro về dịch bệnh, thiên tai, thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất, gia đình đông người nhưng thời gian tham gia sản xuất ít.
5. Luân canh
Luân canh là hình thức trồng luân phiên các loại cây trồng với nhau trên cùng một diện tích canh tác, điểm mạnh của luân canh là làm giảm sự thoái hóa độ màu mỡ của đất.
II. CÁC MÔ HÌNH KHOA HỌC KỸ THUẬT MỚI ĐANG ÁP DỤNG
1. Mô hình giống mới
Năm 1999, nông dân đã bắt đầu sản xuất 2 vụ lúa/năm, nhưng các giống lúa sử dụng đại trà đang bị thoái hóa, lẫn tạp làm năng suất thấp (dưới 4 tấn/ha), phẩm chất gạo kém nên việc đổi mới cơ cấu giống lúa đã được thực hiện nhằm đưa năng suất và chất lượng gạo cao hơn, có giá trị hàng hóa và xuất khẩu cao.
Mô hình được thực hiện do Trung tâm giống cây trồng và Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long kết hợp Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ thực hiện năm 1999 với nội dung của mô hình là cung cấp và nhân một số giống nguyên chủng hiện đã được thử nghiệm trên qui mô nhỏ có kết quả tốt tại xã Hồ Đắc Kiện như giống IR 64; DS 20; CMF1. Đồng thời đưa thêm một số giống mới được sản xuất ở nhiều nơi có năng suất và chất lượng cao như: OM 1633; OM 1723; OM 1490.
Các năm sau đó, nhiều giống lúa mới đã được cung cấp và sử dụng rộng rãi như giống: OM 2517, OM 2693, OM 3242, OM 2507, OM 2717, OM 2718, MTL 341, MTL 325, L263, đặc biệt là giống lúa cao sản, đặc sản ST3, ST5. Các giống lúa này đã đạt năng suất từ 7 – 9 tấn/ha, hạt dài, gạo đẹp, thời gian sinh trưởng của một số giống như OM 2517, OM 4495 chỉ còn khoản 85 ngày.
2. Mô hình IPM
IPM là chữ viết tắt của chữ tiếng Anh là: INTEGRATED – PEST – MANAGEMENT, có nghĩa là : Biện pháp tổng hợp phòng trừ dịch hại.
Chương trình IPM do viện nghiên cứu DANINA – Đan Mạch tài trợ. Mục đích của chương trình này nhằm tạo điều kiện cho nông dân tiếp thu kiến thức cơ bản về khoa học kỹ thuật, cách quan sát, theo dõi cây lúa để chăm sóc, trị bệnh, bón phân theo một chu trình nhất định, nhằm thay đổi tập quán canh tác lỗi thời của địa phương, giúp người nông dân giảm bớt chi phí giống và công lao động. Việc giảm chi phí đầu tư vẫn đảm bảo năng suất và sản lượng, làm tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh tế, đồng thời đảm bảo sức khỏe, môi trường và sản phẩm an toàn không độc hại.
3. Mô hình 3 giảm – 3 tăng
Đây là một mô hình mới được áp dụng một cách đại trà ở xã trong những năm gần đây (từ 2002-2005).
Ba giảm bao gồm: giảm giống, giảm phân, giảm thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).
- Giảm giống: Mục tiêu của chương trình đưa ra là phải sử dụng hạt giống tốt khỏe, giống không bị lẫn tạp với hạt cỏ lép lững, hạt bị nhiễm nấm bệnh, lúa cỏ… có sức nẩy mầm tốt > 85%. Phương pháp sạ được khuyến khích là sạ hàng hoặc sạ lang với mật độ sạ từ 70 – 120 kg/ha. Lợi ích của cách làm này là ít tốn giống, ít tốn phân, ít bị sâu bệnh… tiết kiệm được chi phí.
- Giảm phân:
+ Bón cân đối phân lân và phân Kali theo từng mùa vụ và loại đất.
+ Sử dụng bảng so màu lá lúa để xác định trọng lượng phân đạm cần bón cho lúa vào 2 thời điểm 20 –25 ngày sau khi sạ và 40 – 45 ngày sau khi sạ.
- Giảm thuốc bảo vệ thực vật: Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa là biện pháp kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong “ba giảm, ba tăng”, mà nội dung cốt yếu chính là không phun thuốc trừ sâu trong giai đoạn cây lúa được 40 ngày tuổi vì trong thời gian này cây lúa có khả năng bù đắp những thiệt hại này do sâu bệnh gây ra. Lợi ích của việc giảm thuốc trừ sâu là vừa bảo vệ thiên địch (côn trùng, thiên địch có ích) để khống chế sự bộc phát của nhiều dịch hại khác vừa giảm ô nhiễm môi trường và giảm chi phí đầu tư, bên cạnh đó còn tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt và an toàn cho người tiêu dùng.
Ba tăng gồm: tăng năng suất, tăng chất lượng gạo và tăng lợi nhuận.
4. Mô hình sạ hàng (máy sạ lúa theo hàng)
Do phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mỹ Tú tổ chức trình diễn trong vụ Đông Xuân năm 2000 – 2001, máy gieo sạ hàng bằng động cơ KubotaL 2001 cho thấy kết quả một số mặt tốt hơn so với sạ hàng bằng công cụ kéo tay. Cụ thể:
- Tiết kiệm được trên 50% hạt giống.
- Tăng năng suất (300 – 500 kg/ha).
- Ruộng bằng phẳng hơn do trước trống chứa hạt giống có một ru lô kéo làm bằng phẳng mặt ruộng.
- Không có dấu chân người như sạ kéo tay.
- Năng suất làm việc của máy này có thể sạ từ 4 – 5 ha trong một ngày, cao hơn sạ tay 10 lần.
5. Mô hình kết hợp lúa – thủy sản
Trên mỗi ha đất ruộng có 20% diện tích mặt nước dùng để nuôi cá (hoặc nuôi thủy sản) và 80% diện tích để trồng lúa.
III. CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ CHO VIỆC NGHIÊN CỨU
1. Một số chỉ tiêu kinh tế
Tất cả các chỉ tiêu này đều tính cho một công (một công bằng 1.000m2).
- Thu nhập trên chi phí (TN/CP): Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì thu nhập được bao nhiêu đồng.
- Thu nhập ròng trên chi phí (TNR/CP): Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì chủ thể đầu tư sẽ thu lại đươc bao nhiêu đồng lợi nhuận.
.
- Thu nhập ròng trên thu nhập (TNR/TN): Tỷ số này thể hiện trong một đồng thu nhập có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Thu nhập ròng trên ngày công lao động (TNR/NC): Chỉ tiêu này phản ánh trong một ngày công lao động (lao động gia đình) bỏ ra tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi trừ đi tổng chi phí trên một ngày công.
- Thu nhập / ngày công lao động gia đình (TN/NC): Chỉ tiêu này phản ánh trong một ngày công lao động sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập.
- Thu nhập ròng /ngày (tính cho suốt vụ): Chỉ tiêu này phản ánh trong một ngày sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập ròng.
- Tổng thu nhập: là toàn bộ lượng tiền thu được sau khi nông hộ thu hoạch mùa vụ.
- Tổng chi phí: là toàn bộ các khoản đầu tư mà nông hộ bỏ ra trong quá trình sản xuất lúa để đạt được mục tiêu mong muốn.
- Thu nhập ròng: là lượng tiền thu nhập thực mà nông hộ có được sau khi đã trừ đi các khoản chi phí đầu tư ban đầu.
- Tổng lao động : là số ngày công (lao động gia đình) cần thiết bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi. Lao động được tính là ngày công và mỗi ngày làm việc là 8 giờ.
2. Các công cụ thống kê
2.1. Bảng thống kê mô tả
Bảng thống kê là một hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận.
2.2. Hồi qui tương quan
Mục đích của phương pháp hồi qui tương quan là ước lượng mức độ liên hệ (tương quan) giữa các biến độc lập (các biến giải thích) đến biến phụ thuộc (biến được giải thích), hoặc ảnh hưởng của các biến độc lập với nhau (các yếu tố nguyên nhân). Phương pháp này được ứng dụng trong kinh doanh và kinh tế để phân tích mối liên hệ giữa hai hay nhiều biến ngẫu nhiên.
Công thức hồi qui tuyến tính có dạng:
Y = a + b1x1 + b2x2 +... + bixi
Trong đó:
Y: là biến phụ thuộc (biến được giải thích)
a: là hệ số tự do, nó cho biết giá trị trung bình của biến Y khi các biến x1, x2,...xk bằng 0.
x1, x2,... xi: là các biến độc lập (biến được giải thích)
b1, b2,..bi: gọi là hệ số hồi qui riêng. Hệ số hồi qui riêng cho biết ảnh hưởng từng biến độc lập lên giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi các biến còn lại được giữ cố định.
Cụ thể: b1, b2… bi cho biết khi biến x1, x2… xi tăng (hay giảm) 1 đơn vị thì trung bình của Y sẽ thay đổi (tức là tăng hay giảm) bao nhiêu đơn vị, với điều kiện các biến khác không đổi.
Hệ số xác định R2: (Multiple coefficient of determination) được định nghĩa như là tỷ lệ (hay phần trăm) biến động của biến phụ thuộc (Y) được giải thích bởi các biến độc lập xi. Chẳng han, R2 = 0,50 có nghĩa là 50% sự thay đổi trong thu nhập là do ảnh hưởng bởi số lượng và giá cả của sản phẩm bán ra.
Hệ số tương quan bội R: (Multiple Correlation Corfficient) nói lên tính chặt chẽ của mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (Y) và biến độc lập (xi).
Mục tiêu phân tích mô hình: nhằm giải thích biến phụ thuộc (Y: biến được giải thích) bị ảnh hưởng bởi nhiều biến độc lập xi (xi: còn được gọi là biến giải thích).
2.3. Kiểm định sự phù hợp
Kiểm định sự phù hợp là kiểm định xem giả thuyết về phân phối của tổng thể và số liệu thực tế phù hợp với nhau đến mức nào. Ở đây ta dùng phân phối “Chi” bình phương (χ2) để so sánh trong quá trình kiểm định. Một kiểm định χ2 thường bao gồm những bước sau đây:
- Thiết lập giả thuyết H0, H1 về tổng thể
- Tính toán các giá trị lý thuyết theo giả thuyết H0
- Tính toán các giá trị khác biệt giữa giá trị lý thuyết và giá trị thực tế. Từ đó xác định giá trị kiểm định χ2 theo công thức:
- So sánh giá trị kiểm định tính được với giá trị trong bảng phân phối χ2 và kết luận. Quyết định bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0 nếu:
Với χ2k – 1, α là giá trị tra bảng phân phối χ2, với (k – 1) là bậc tự do.
3. Cách chạy số liệu thông qua p