Trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt nhưhiện nay, các Ngân hàng đang phải
đối đầu với nhiều thửthách và khó khăn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn chi nhánh huyện MỏCày cũng không tránh khỏi điều đó. Chi nhánh
Ngân hàng vừa phải đối đầu với nhiều chi nhánh Ngân hàng khác trên địa bàn mà
đặc biệt là Ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động cho vay, đây là
hoạt động mang tính rủi ro rất cao. Đềtài tập trung ngiên cứu các vấn đề: tình
hình huy động vốn và cho vay vốn, đánh giá hoạt động tín dụng và đo lường rủi
ro thông qua các chỉtiêu tài chính, thực trạng rủi ro đang phát sinh tại chi nhánh
Ngân hàng, nêu lên những khó khăn và thuận lợi của chi nhánh Ngân hàng,
nguyên nhân làm phát sinh rủi ro. Trên cơsở đó đưa ra các giải pháp nhằm hạn
chếrủi ro đến mức thấp nhất đểtăng doanh sốcho vay trong những năm tiếp
theo. Doanh sốcho vay tăng trưởng ngày càng cao với mục tiêu phát triển của
Ngân hàng ngày càng tăng cao dưnợtín dụng, nhưng luôn đảm bảo các khoản
cho vay và hạn chếrủi ro đến mức thấp nhất. Trong đó, nợquá hạn ngày càng có
xu hướng giảm, một sốchỉtiêu vềhuy động vốn và sửdụng vốn ngày được nâng
cao. Chẳng hạn nhưvòng quay vốn tín dụng, doanh sốthu nợtrên doanh sốcho
vay được nâng cao, mức độrủi ro tín dụng ngày càng thấp. Điều đó mới chứng tỏ
Ngân hàng hoạt động có hiệu quả.
64 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2384 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
……[ \……
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN
MỎ CÀY - TỈNH BẾN TRE
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
ThS. NGUYỄN TUẤN KIỆT BÙI THỊ PHI LINE
Mã số SV: 4043121
Lớp: Kế Toán Tổng Hợp K30
Cần Thơ -2008
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................ 1
1.1. Sự cần thiết của đề tài .................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung......................................................................................... 2
1.2.2.Mục tiêu cụ thể......................................................................................... 2
1.3. Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi cần nghiên cứu.............................. 3
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định.................................................................. 3
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 3
1.4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.4.1. Không gian .............................................................................................. 3
1.4.2. Thời gian ................................................................................................. 3
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 3
1.5. Lược khảo tài liệu có liên quan...................................................................... 4
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU...................................................................................................................... 5
2.1 Phương pháp luận ........................................................................................... 5
2.1.1 Tổng quan về tín dụng ............................................................................. 5
2.1.2. Các quy định về hoạt động tín dụng ....................................................... 6
2.1.3. Một số khái niệm, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng và đo lường rủi ro
tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Huyện
Mỏ Cày ................................................................................................................. 9
2.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 11
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................ 11
2.2.2. Phương pháp phân tích.......................................................................... 12
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MỎ CÀY ......... 13
3.1. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Mỏ Cày.................................................... 13
3.2. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng .................... 13
3.2.1. Quá trình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn chi nhánh huyện Mỏ Cày.................................................................. 13
3.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong Ngân
hàng..................................................................................................................... 14
3.3. Lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng............................................................. 17
3.3.1. Chức năng của Ngân hàng .................................................................... 17
3.3.2. Lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng ...................................................... 17
3.4. Khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT qua 3 năm
(2005 – 2007)...................................................................................................... 18
3.4.1. Tổng doanh thu và tổng chi phí ............................................................ 19
3.4.2. Lợi nhuận .............................................................................................. 20
3.5. Phương hướng hoạt động trong năm 2008 .................................................. 21
3.5.1. Chỉ tiêu cụ thể ....................................................................................... 21
3.5.2. Những biện pháp tổ chức thực hiện ...................................................... 21
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN HUYỆN MỎ CÀY................................................................................ 23
4.1. Phân tích hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày
............................................................................................................................. 23
4.1.1. Quá trình tín dụng ................................................................................. 23
4.1.2. Khái quát tình hình huy động vốn của ngân hàng ................................ 26
4.1.3. Phân tích tình hình sử dụng vốn của ngân hàng qua 3 năm
(2005-2007) ........................................................................................................ 28
4.2. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng trong 3 năm
(2005-2007) ........................................................................................................ 33
4.2.1. Rủi ro nợ quá hạn theo thời gian........................................................... 33
4.2.2. Rủi ro nợ quá hạn theo thành phần kinh tế ........................................... 35
4.2.3. Phân tích nợ quá hạn theo nguyên nhân ............................................... 37
4.2.4. Phân tích tình hình xử lý nợ rủi ro (RR) ............................................... 40
4.2.5. Trích lập dự phòng của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn huyện Mỏ Cày................................................................................... 41
4.3. Đánh giá hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của ngân hàng trong 3 năm
(2005 -2007) thông qua các chỉ tiêu tài chính .................................................... 42
4.4. Các nguyên nhân làm phát sinh rủi ro tín dụng........................................... 47
4.4.1. Nguyên nhân bên trong ......................................................................... 47
4.4.2. Nguyên nhân bên ngoài......................................................................... 48
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN
DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNo & PTNT
HUYỆN MỎ CÀY ............................................................................................ 50
5.1.Thuận lợi và khó khăn chủ yếu trong hoạt tín dụng của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Mỏ Cày................................. 50
5.1.1. Những mặt thuận lợi ............................................................................. 50
5.1.2. Những mặt khó khăn............................................................................. 50
5.2. Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Mỏ Cày............................................. 51
5.2.1. Về nhân lực ........................................................................................... 51
5.2.2. Về quy trình cho vay............................................................................. 52
5.2.3. Chủ động phân tán rủi ro để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro ................... 53
5.2.4. Kỹ thuật cho vay và thu nợ ................................................................... 54
5.2.5. Tăng cường công tác mua bảo hiểm tiền gửi ........................................ 55
5.2.6. Thực hiện tốt việc trích lập quỹ dụ phòng rủi ro tín dụng .................... 55
5.2.7. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan, chính quyền địa phương
trong công tác thu hồi và xử lý nợ quá hạn ........................................................ 55
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 57
6.1. Kết luận........................................................................................................ 57
6.2. Kiến nghị...................................................................................................... 57
6.2.1. Đối với khách hàng và chính quyền địa phương .................................. 57
6.2.2. Đối với Ngân hàng Tỉnh, Huyện........................................................... 58
TÓM TẮT
Trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các Ngân hàng đang phải
đối đầu với nhiều thử thách và khó khăn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn chi nhánh huyện Mỏ Cày cũng không tránh khỏi điều đó. Chi nhánh
Ngân hàng vừa phải đối đầu với nhiều chi nhánh Ngân hàng khác trên địa bàn mà
đặc biệt là Ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động cho vay, đây là
hoạt động mang tính rủi ro rất cao. Đề tài tập trung ngiên cứu các vấn đề: tình
hình huy động vốn và cho vay vốn, đánh giá hoạt động tín dụng và đo lường rủi
ro thông qua các chỉ tiêu tài chính, thực trạng rủi ro đang phát sinh tại chi nhánh
Ngân hàng, nêu lên những khó khăn và thuận lợi của chi nhánh Ngân hàng,
nguyên nhân làm phát sinh rủi ro. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm hạn
chế rủi ro đến mức thấp nhất để tăng doanh số cho vay trong những năm tiếp
theo. Doanh số cho vay tăng trưởng ngày càng cao với mục tiêu phát triển của
Ngân hàng ngày càng tăng cao dư nợ tín dụng, nhưng luôn đảm bảo các khoản
cho vay và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Trong đó, nợ quá hạn ngày càng có
xu hướng giảm, một số chỉ tiêu về huy động vốn và sử dụng vốn ngày được nâng
cao. Chẳng hạn như vòng quay vốn tín dụng, doanh số thu nợ trên doanh số cho
vay được nâng cao, mức độ rủi ro tín dụng ngày càng thấp. Điều đó mới chứng tỏ
Ngân hàng hoạt động có hiệu quả.
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là nước có tỷ lệ dân số sống dựa vào nông nghiệp là chủ yếu
(70% dân số), từ một nước kinh tế lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên trở thành một
nước không chỉ sản xuất đủ ăn mà còn xuất khẩu gạo sang các nước khác. Đó là
một bước phát triển đáng kể trong nền kinh tế Việt Nam dưới sự lãnh đạo đúng
đắn của Đảng và Nhà nước cùng sự đóng góp tích cực của các cơ quan ban ngành
và đơn vị, trong đó có sự đóng góp to lớn của Ngân hàng mà đặc biệt là Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – đơn vị luôn gắn liền với hoạt động
nông nghiệp nông thôn.
Từ sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, nước ta không những phát triển
vươn lên trong mọi lĩnh vực mà đã tạo cho mình một vị thế, một thế đứng trong
nền kinh tế thế giới. Chính điều này đã làm tác động đến nhiều mặt của nền kinh
tế xã hội, đồng thời cũng phát sinh những nhu cầu cấp thiết để phục vụ cho quá
trình phát triển kinh tế nước nhà. Một trong những nhu cầu đó là các dịch vụ của
các tổ chức trung gian tài chính như ngân hàng. Tuy là ngành không trực tiếp
tham gia vào việc sản xuất và lưu thông hàng hóa nhưng Ngân hàng góp phần
phát triển rất lớn vào nền kinh tế thông qua việc cung cấp vốn cho nền kinh tế.
Mặc dù thực hiện chức năng trung gian tài chính nhưng hoạt động của Ngân hàng
luôn mang nhiều rủi ro như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái,…
đặc biệt là rủi ro tín dụng - một loại rủi ro được quan tâm nhiều nhất của Ngân
hàng. Hậu quả của rủi ro tín dụng là rất lớn, nó không chỉ ảnh hưởng đến Ngân
hàng như uy tín, chất lượng hoạt động của Ngân hàng mà còn ảnh hưởng nghiêm
trọng đến cả nền kinh tế đất nước.
Mỏ Cày là Huyện tương đối rộng và đông dân nhất Tỉnh Bến Tre và là nơi
có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế mà chủ yếu là kinh tế nông
nghiệp. Nhưng đại đa số người dân lại thiếu vốn và rất cần sự hổ trợ vốn từ phía
Ngân hàng. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện
đã đáp ứng được nhu cầu đó của họ. Mặc khác, trong những năm gần đây huyện
Mỏ Cày đang phấn đấu phát triển nền kinh tế với tốc độ nhanh hơn, thu hút ngày
càng nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hơn nữa, trong Huyện đã có nhiều
chi nhánh Ngân hàng mọc lên như: chi nhánh Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng
Bằng Sông Cửu Long, chi nhánh Ngân hàng SACOMBANK, chi nhánh Ngân
hàng chính sách,…cộng thêm đó là việc mở rộng qui mô của NHNo & PTNT
Huyện Mỏ Cày bằng hệ thống gồm 2 chi nhánh liên xã ra đời, với trên 16 điểm
giao dịch cùng với việc đa dạng hóa các loại hình tín dụng nhằm đáp ứng đầy đủ,
kịp thời nhu cầu về vốn của nền kinh tế trên cơ sở an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên
cùng với sự mở rộng đó thì thử thách và rủi ro cũng theo chiều tăng lên. Do đó,
nhận dạng rủi ro và đề ra những giải pháp hữu hiệu để hạn chế rủi ro trong cho
vay đến mức thấp nhất mà lợi nhuận vẫn đạt theo chỉ tiêu của Tỉnh đề ra là vấn
đề hết sức cấp thiết. Xuất phát từ thực tế đó em đã quyết định chọn đề tài: “Phân
tích thực trạng và những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Huyện Mỏ Cày” làm đề
tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu và đánh giá tình hình rủi ro trong cho vay sẽ giúp Ngân hàng
phát hiện được những hoạt động chứa đựng rủi ro, để có những biện pháp khắc
phục rủi ro và từ đó làm cho việc kinh doanh của Ngân hàng ngày càng hiệu quả
hơn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
• Phân tích và đánh giá tổng quát về kết quả hoạt động kinh doanh của
chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo &
PTNT) qua 3 năm (2005-2007).
• Phân tích tình hình nợ quá hạn dẫn đến rủi ro phát sinh tại chi nhánh
NHNo & PTNT qua 3 năm (2005-2007) theo thời gian, theo thành phần
kinh tế, theo nguyên nhân.
• Xác định được các nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến rủi ro trong cho vay
tại Ngân hàng.
• Nhận dạng, đánh giá và kiểm soát rủi ro phát sinh trong hoạt động tín
dụng. Từ đó đưa ra các giải pháp để hạn chế rủi ro.
1.3. CÁC GIẢ THIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định
- Hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Mỏ Cày có
hiệu quả.
- Mức huy động vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Mỏ Cày tăng
cao.
- Dư nợ cao thể hiện quy mô hoạt động của Ngân hàng.
- Chính sách phòng ngừa rủi ro của chi nhánh thật sự có hiệu quả.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Quy trình tiến hành cho vay cho đến khi thu hồi nợ tại Ngân hàng được
thực hiện như thế nào?
Những khó khăn gặp phải của cán bộ tín dụng khi tiến hành thẩm định
cho vay?
Chính sách cho vay của Ngân hàng như thế nào? Những nguyên nhân
nào dẫn đến khách hàng không có khả năng trả nợ vay đúng hạn?
Việc cán bộ tín dụng phân loại khách hàng có làm giảm được rủi ro cho
Ngân hàng trong quá trình cho vay hay không?
Phân tán độ rủi ro tín dụng, chi nhánh Ngân hàng thực hiện như thế nào?
Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của chi nhánh Ngân hàng như thế nào?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Không gian
Đề tài được thực hiện tại NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày, Tỉnh Bến Tre.
1.4.2. Thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 11/02/2008 cho đến ngày 25/04/2008 và
cũng là thời gian thực tập của em tại chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Mỏ Cày.
Các số liệu thứ cấp được lấy trong 3 năm (2005-2007) để phân tích tình
hình rủi ro của chi nhánh Ngân hàng.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh
NHNo & PTNT Huyện Mỏ Cày thông qua việc nghiên cứu tình hình huy động
vốn, tình hình sử dụng vốn từ năm 2005 đến năm 2007,…để có thể phân tích,
đánh giá chính xác và đúng đắn về hoạt động tín dụng của ngân hàng.Từ đó mới
xác định những tồn tại về rủi ro tín dụng mà Ngân hàng đang gặp phải.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN
Luận văn tốt nghiệp “Phân tích thực trạng và những giải pháp để hạn chế
rủi ro tín dụng đối với hộ nông dân” (Cao Minh Trí, Trường Đại học Cần Thơ –
năm 2007). Đề tài nêu lên được tình hình rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT
Huyện Cai Lậy đối với việc cho vay hộ nông dân. Tuy nhiên đề tài chỉ đi sâu
phân tích rủi ro cho vay đối với hộ nông dân mà chưa nhận dạng được rủi ro đối
với việc cho vay trong doanh nghiệp, đây là một trong những đối tượng cũng góp
phần rất lớn mang lại rủi ro tín dụng của Ngân hàng.
Luận văn tốt nghiệp “Phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ nông dân tại
NHNo & PTNT Tỉnh Bến Tre – chi nhánh Huyện Mỏ Cày” (Nguyễn Thị Kim
Chi – Tài chính K29 – Trường Đại học Cần Thơ, năm 2007). Đề tài chỉ tập trung
phân tích rủi ro trong cho vay đối với hộ nông dân, nêu lên được những nguyên
nhân gây ra những rủi ro đó, nhưng chưa đề cập đến rủi ro đối với việc cho vay
của DNTN. Từ đó đề ra những biện pháp giảm thiểu rủi ro trong cho vay.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Tổng quan về tín dụng
2.1.1.1. Khái niệm tín dụng
Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người
đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả.
Tín dụng là một phạm trù kinh tế, có quá trình ra đời tồn tại và phát triển
cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá.
Tín dụng trải qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, với nhiều hình
thức khác nhau, song điều đó có tính chất quan trọng sau:
• Tín dụng trước hết chỉ là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền
(hiện kim) hoặc tài sản (hiện vật) từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ
không làm thay đổi quyền sỡ hữu của chúng.
• Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải được “ hoàn trả”.
• Giá trị tín dụng không những được bảo tồn mà còn được nâng cao nhờ
lợi tức tín dụng.
2.1.1.2. Khái niệm rủi ro
Cũng giống tất cả các ngành kinh doanh khác, kinh doanh trong Ngân hàng
có thể gặp rủi ro và cũng có thể bị mất luôn cả vốn. Hơn nữa, Ngân hàng là một
ngành kinh doanh rất nhạy cảm, hoạt động của Ngân hàng với bản chất của nó sẽ
phải gánh chịu rất nhiều rủi ro như: rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro tín
dụng….
Dưới góc độ của nhà đầu tư: Rủi ro trong đầu tư là không đạt được tiêu
chuẩn hiện giá thuần (NPV) và tỷ suất lợi nhuận nội bộ (IRR) như dự tính.
Theo xác suất và thống kê: Rủi ro là khả năng xuất hiện các biến cố ngẩu
nhiên có thể đo lường được bằng xác suất.
Rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng là khả năng xuất hiện những biến cố
không mong đợi; sự kiện xảy ra ngoài ý muốn, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của
Ngân hàng, thường dẫn đến thiệt hại và thua lỗ. Vì vậy nhận thức rủi ro và đề ra
những giải pháp phòng ngừa hữu hiệu để hạn chế đến mức thấp nhất có thể xảy
ra rủi ro là vấn đề cấp bách của các Ngân hàng hiện nay.
(Nguồn: Bài giảng nghiệp vụ kinh doanh NHTM – ThS. Thái Văn Đại, Tủ
sách Đại học Cần Thơ năm 2007).
2.1.1.3. Rủi ro tín dụng
Hoạt động của Ngân hàng rất đa dạng và phong phú, đồng thời nó cũng gắn
liền với nhiều mức độ rủi ro. Thông thường rủi ro của Ngân hàng chủ yếu thường
tập trung vào bốn dạng: rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro
hối đoái. Trong bốn loại rủi ro trên thì rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất, vậy rủi ro
tín dụng là gì?
Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực
hiện được các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng. Hay nói cách khác, rủi ro tín
dụng là sự xuất hiện những biến cố không bình thường trong quan hệ tín dụng, từ
đó tác động xấu đến hoạt động của Ngân hàng và có thể làm Ngân hàng bị phá
sản.
2.1.2. Các quy định về hoạt động tín dụng
2.1.2.1. Nguyên tắc cho vay
Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng cần phải đảm bảo các ng