Luận văn Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại quận thốt nốt – Cần Thơ

Theo xu thế chung của thế giới ngày nay, sự tăng trưởng mạnh của nền kinh tế toàn cầu cùng với sự gia tăng về dân số kéo theo sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu tiêu dùng của con người mà đặc biệt là những sản phẩm phụcvụ cho nhu cầu thiết yếu hằng ngày. Do đó nhu cầu sử dụng sản phẩm thủy sản trên thế giới ngày càng tăng. Mức tăng của các sản phẩm thủy sản nhiều hơn so với các sản phẩm trên cạn khác do con người có xu hướng sử dụng sản phẩm thuỷ sản thay thế cho các loại sản phẩm trên cạn. Trong những năm gần đây ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển kỳ diệu trong tất cả các lĩnh vực sản xuất (đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, sản xuất giống, cảng cá và các dịch vụ nghề cá khác). Vì vậy, thủy sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo với giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 cả nước; đã cung cấp khoảng 40% lượng protein động vật trong bữa ăn của người Việt Nam và tạo ra khoảng 4 triệu việc làm; đã góp phần chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp và nông thôn, cũng như xóađói giảm nghèo cho hàng triệu người lao động khác. Trong đó, sự có mặt của cá tra là một trong những sản phẩm thiết yếu đóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản phục vụ lợi ích nền kinh tế quốc dân nói chung và nền kinh tế thủy sản nói riêng. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong 7 vùng kinh tế trọng điểm quan trong của cả nước, nằm ở hạ lưu sông Mê Kông với đất đai màu mỡ, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới.thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp nói chung và nuôi trồng thuỷ sản nói riêng. ĐBSCL là vùng có diện tích và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất nước. Hiện nay, cá tracó giá trị kinh tếrấtcao, không chỉ nổi tiếng ở khu vực ĐBSCL, Thành phố Hồ Chí Minh mà còn được xuất khẩu sangMỹ, EU, Ai Cập theo đường xuất khẩuđược người tiêu dùng các thị trường này ưa chuộng

pdf66 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2561 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại quận thốt nốt – Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH    LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HỘ NUÔI CÁ TRA TẠI QUẬN THỐT NỐT – CẦN THƠ Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: VÕ HỒNG PHƯỢNG LÝ ĐỨC MINH Mã số SV : 4054173 Lớp: KTNN 1 K31 Tháng 05/2009 Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Theo xu thế chung của thế giới ngày nay, sự tăng trưởng mạnh của nền kinh tế toàn cầu cùng với sự gia tăng về dân số kéo theo sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu tiêu dùng của con người mà đặc biệt là những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu hằng ngày. Do đó nhu cầu sử dụng sản phẩm thủy sản trên thế giới ngày càng tăng. Mức tăng của các sản phẩm thủy sản nhiều hơn so với các sản phẩm trên cạn khác do con người có xu hướng sử dụng sản phẩm thuỷ sản thay thế cho các loại sản phẩm trên cạn. Trong những năm gần đây ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển kỳ diệu trong tất cả các lĩnh vực sản xuất (đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, sản xuất giống, cảng cá và các dịch vụ nghề cá khác). Vì vậy, thủy sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo với giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 cả nước; đã cung cấp khoảng 40% lượng protein động vật trong bữa ăn của người Việt Nam và tạo ra khoảng 4 triệu việc làm; đã góp phần chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp và nông thôn, cũng như xóa đói giảm nghèo cho hàng triệu người lao động khác. Trong đó, sự có mặt của cá tra là một trong những sản phẩm thiết yếu đóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản phục vụ lợi ích nền kinh tế quốc dân nói chung và nền kinh tế thủy sản nói riêng. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong 7 vùng kinh tế trọng điểm quan trong của cả nước, nằm ở hạ lưu sông Mê Kông với đất đai màu mỡ, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới......thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp nói chung và nuôi trồng thuỷ sản nói riêng. ĐBSCL là vùng có diện tích và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất nước. Hiện nay, cá tra có giá trị kinh tế rất cao, không chỉ nổi tiếng ở khu vực ĐBSCL, Thành phố Hồ Chí Minh … mà còn được xuất khẩu sang Mỹ, EU, Ai Cập …theo đường xuất khẩu được người tiêu dùng các thị trường này ưa chuộng. GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 1 SVTH: Lý Đức Minh Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ( Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ Thốt Nốt là nơi có điều kiện thuận lợi để nuôi cá tra và cá ba sa, bởi những điều kiện tự nhiên về môi trường nước, sinh thái... Mỗi năm diện tích nuôi cá tra, ba sa đều tăng. Năm 2007 giá cá tra, ba sa khá cao, có lúc lên đến 17.000 đồng/kg, nên người nuôi thu lợi nhuận cao, có tổng diện tích nuôi cá tra, ba sa trên 5.000 ha. So với năm 2000 diện tích này đã tăng trên 10 lần và dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm sắp tới. Tuy nhiên, nếu đánh giá tổng quan về thực trạng nuôi và tiêu thụ cá tra thì còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Một số khó khăn, thách thức điển hình như: thứ nhất, chi phí nguyên nhiên liệu đầu vào ngày càng tăng, gây khó khăn trong quá trình nuôi của người dân; thứ hai, sự biến động về giá trên thị trường, khiến giá cả bấp bênh, không ổn định; thứ ba, thiếu sự hỗ trợ, phối hợp của các cơ quan có chức năng và còn nhiều những khó khăn, trở ngại khác chưa được đề cập đến. Trước những thách thức trên, việc nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân về tình hình nuôi cá tra là vấn đề hết sức cần thiết. Vì vậy, đề tài “Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của người nuôi cá tra ở quận Thốt Nốt – Thành phố Cần Thơ” được thực hiện. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của người nuôi cá tra ở Quận Thốt Nốt- Tp Cần Thơ. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cá tra trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá thực trạng chung của nông dân nuôi cá tra ở Q. Thốt Nốt- Tp Cần Thơ. Phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận đạt được của nông dân và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi cá tra ở Q. Thốt Nốt- Tp Cần Thơ. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi cá. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Thực trạng nuôi cá tra của nông dân ở Quận Thốt Nốt- Tp Cần Thơ như thế nào? GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 2 SVTH: Lý Đức Minh Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ( Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ Chi phí, doanh thu, lợi nhuận của người nuôi cá tra hợp lý và đạt hiệu nhất chưa? Có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ cá tra ở Thốt Nốt- Tp Cần Thơ trong thời gian tới? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Địa bàn nghiên cứu là Q. Thốt Nốt– TP.Cần Thơ, gồm xã Tân Hưng và Tân Lộc. 1.4.1. Không gian nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu là Q. Thốt Nốt-Tp Cần Thơ. 1.4.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài sử dụng nguồn thông tin, số liệu thứ cấp trong thời gian 02 năm 2007-2008 Nguồn thông tin, số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2008. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Các hộ nông dân nuôi cá tra ở Q. Thốt Nốt Tp Cần Thơ. 1.4.4. Lược khảo tài liệu: 1.TS. Mai Văn Nam: Thị trường nông sản và các giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hoá ở Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 2002: trường hợp sản phẩm heo ở tỉnh Cần Thơ. Tác giả đã áp dụng phương pháp phân tích tần số, hồi qui tương quan và kiểm định sự phù hợp, để phân tích hiệu quả sản xuất và xác định những thuận lợi, khó khăn, đánh giá các chính sách đối với hoạt động triển khai và áp dụng kỹ thuật mới trong quá trình sản xuất. 2. Ths. Lê Quang Viết, Ths. Huỳnh Trường Hu, Cn. Huỳnh Nhựt Phương: Thực trạng nuôi cá không theo quy hoạch ở An giang, Động Tháp và Tp Cần Thơ năm 2007. Đề tài đã được tác giả áp dụng theo phương pháp thống kê mô tả, để thấy được tính hiệu quả khi nông hộ ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu. GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 3 SVTH: Lý Đức Minh Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ( Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Một số thuật ngữ kinh tế - Hiệu quả: là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho đạt kết quả cao nhất. Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: không sử dụng nguồn lực lãng phí, sản xuất với chi phí thấp nhất, sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người. - Hiệu quả sản xuất: bao gồm : + Hiệu quả kinh tế: Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị. Nghĩa là khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại thì không có hiệu quả. + Hiệu quả kỹ thuật: là việc tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Nó được xem là một thành phần của hiệu quả kinh tế. Bởi vì muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì trước hết phải đạt được hiệu quả kỹ thuật. 2.1.2. Khái niệm hộ. Trong một số từ điển chuyên ngành kinh tế cũng như từ điển ngôn ngữ, hộ là tất cả những người cùng sống trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm những người cùng chung huyết tộc và những người làm công. Về phương diện thống kê, Liên hợp quốc cho rằng: “Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”. Qua các điểm khác nhau về khái niệm hộ có thể nêu lên một số điểm cần lưu ý khi phân định hộ: - Hộ là một nhóm người cùng huyết tộc hay không cùng huyết tộc. - Họ cùng sống chung hay không cùng sống chung một mái nhà. - Có chung một nguồn thu nhập và ăn chung. GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 4 SVTH: Lý Đức Minh Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ( Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ - Cùng tiến hành sản xuất chung. Ở Việt Nam, cho đến nay chưa có một cuộc thảo luận nghiêm túc nào về khái niệm hộ và các phương pháp nghiên cứu hộ. Hầu như từ trước tới nay người ta mặc nhiên thừa nhận “hộ” là “gia đình”, “kinh tế hộ” là “kinh tế gia đình”. 2.1.3. Vai trò của kinh tế nông hộ trong quá trình phát triển. Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nông nghiệp và nông thôn. Các thành viên trong nông hộ gắn bó với nhau chặt chẽ trước tiên bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, dựa trên cơ sở huyết thống, ngoài ra còn do truyền thống qua nhiều đời, do phong tục tập quán, tâm lí đạo đức gia đình, dòng họ. Về kinh tế, các thành viên trong nông hộ gắn bó với nhau trên các mặt quan hệ sở hữu, quan hệ quản lí và quan hệ phân phối, mà cốt lõi của nó là quan hệ lợi ích kinh tế. Các thành viên trong nông hộ có cùng mục đích và cùng lợi ích chung là làm cho hộ mình ngày càng phát triển, ngày càng giàu có. Trong mỗi nông hộ thường bố mẹ vừa là chủ hộ, vừa là người tổ chức việc hiệp tác và phân công lao động trong gia đình, vừa là người lao động trực tiếp. Các thành viên trong hộ cùng lao động, gần gũi nhau về khả năng, trình độ, tình hình và hoàn cảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công và hiệp tác lao động một cách hợp lí. Kinh tế nông hộ trong quá trình phát triển nông hộ của nhiều nước có vai trò hết sức quan trọng. Ở Mỹ - nước có nền nông nghiệp phát triển cao - phần lớn nông sản vẫn là do nông trại gia đình sản xuất bằng lao động của chính chủ nông trại và các thành viên trong gia đình. Động lực lớn nhất thúc đẩy sản xuất ở nông trại gia đình là lợi ích kinh tế của các thành viên trong gia đình. Ở Việt Nam, kinh tế nông hộ mặc dù còn ở quy mô sản xuất nhỏ và phân tán, nhưng có vai trò hết sức quan trọng để phát triển nông nghiệp. Kinh tế nông hộ đã cung cấp cho xã hội khoảng 90% sản lượng thịt và cá, khoảng 90% sản lượng trứng, 90% sản lượng rau quả, góp phần tăng nhanh sản lượng lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp và xuất khẩu, góp phần sử dụng tốt hơn đất đai, lao động, tiền vốn, tăng thêm việc làm ở nông thôn và tăng thêm thu nhập cho nhân dân. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đã tạo ra sự thay đổi lớn trong nông thôn. Nâng cao thu nhập và cải thiện GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 5 SVTH: Lý Đức Minh Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ( Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ đời sống cho nông dân luôn là mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp để nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân, trong đó đề tài “Thị trường nông sản và các giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hoá ở Đồng bằng sông Cửu Long: trường hợp sản phẩm heo ở tỉnh Cần Thơ” (tháng 9/2002) do tiến sĩ Mai Văn Nam - trưởng Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm là một điển hình. 2.1.4. Một số chỉ tiêu kinh tế để đánh giá hiệu quả kinh tế: Để đánh giá hiệu quả kinh tế của người nuôi cá tra, trong đề tài có sử dụng các tỷ số tài chính: Tổng thu nhập = Giá bán x Tổng sản lượng Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật chất + Chi phí khác Lợi nhuận = Tổng thu nhập - Tổng chi phí Tỷ số giữa thu nhập ròng trên chi phí công lao động nhà (TNR/CPLDN): nhằm biết thu nhập có bù đắp được chi phí công lao động nhà hay không. Tỷ số giữa thu nhập ròng trên chi phí chưa có công lao động nhà (TNR/∑CLDN): một đồng chi phí bỏ ra sẽ cho bao nhiêu đồng thu nhập. Tỷ số giữa lợi nhuận ròng trên chi phí công lao động nhà (LNR/CPLDN): lợi nhuận đạt được có đủ bù đắp chi phí công lao động nhà hay không. Tỷ số giữa lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đã có công lao động nhà (LNR/∑CP): một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây chính là tỷ suất lợi nhuận của việc nuôi cá. Tỷ số giữa thu nhập ròng trên tổng doanh thu (TNR/∑DT): trong một đồng doanh thu tạo ra có bao nhiêu đồng thu nhập ròng. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2.2.1. Chọn địa bàn nghiên cứu: Địa bàn khảo sát tại Q. Thốt Nốt là thị trấn Thốt Nốt gồm xã Tân Hưng và Tân Lộc. Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu dựa theo một số tiêu chí sau: GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 6 SVTH: Lý Đức Minh Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ( Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ - Tham khảo số liệu từ các báo cáo kinh tế, niên giám Thống kê Q. Thốt Nốt năm 2007. Đồng thời tham khảo sự giới thiệu của các cô, chú, anh, chị Phòng kinh tế quận, trạm khuyến ngư quận để chọn địa bàn có diện tích nuôi cá tra tương đối lớn. - Cách chọn nông hộ phỏng vấn như sau: Trước tiên, tham khảo danh sách các hộ nông dân nuôi cá tra từ trạm khuyến ngư của Q. Thốt Nốt. Sau đó, trực tiếp đến địa bàn nghiên cứu, tiến hành chọn nông hộ để phỏng vấn. 2.2.2. Số liệu thu thập 2.2.2.1. Số liệu thứ cấp - Các số liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp trong quận nói chung và nuôi cá tra nói riêng được tham khảo từ Chi Cục Thủy Sản Cần Thơ từ 2007-2008. 2.2.2.2. Số liệu sơ cấp - Phỏng vấn trực tiếp 49 hộ nông dân nuôi cá tra tại địa bàn nghiên cứu. Sở dĩ, chỉ phỏng vấn trực tiếp 49 nông hộ là do thời gian điều tra nghiên cứu, nguồn lực tài chính, khả năng tiếp cận nông hộ có hạn. Đồng thời, theo nguyên lý thống kê, cỡ mẫu điều tra trên 30 mẫu thì đã có ý nghĩa về mặt thống kê. Nội dung phỏng vấn nông hộ gồm: + Thông tin tổng quát về đặc điểm nguồn lực sản xuất của nông hộ (về trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, đất đai, lao động, vốn, ứng dụng khoa học kỹ thuật…). + Các khoản mục, tiêu chí liên quan đến hiệu quả sản xuất (chi phí, thu nhập, lợi nhuận…). + Tình hình về thị trường đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất, tiêu thụ. + Một số nhận định của nông dân về những thuận lợi và khó khăn của nông dân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 7 SVTH: Lý Đức Minh Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ( Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ 2.2.3. Phân tích dữ liệu Sử dụng phương pháp hồi quy bội tuyến tính đa chiều là phương pháp dùng để dự đoán, ước lượng giá trị của một biến (được gọi là biến dự báo hay biến phụ thuộc) theo giá trị của một hay nhiều biến khác (được gọi là biến dùng để dự báo, biến độc lập, biến mô tả). Mô hình tổng quát hàm thu nhập có dạng: Y1= β0 + β1X1i + β2X2i + … + βpXpi + ui = f(X1i, X2i,…,Xpi) Ký hiệu Xpi biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ p tại quan sát thứ i. Các hệ số β là các tham số không biết và thành phần ui là một biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai không đổi σ2. Áp dụng cụ thể đối với các nông hộ nuôi cá tra ở Q. Thốt Nốt- Tp Cần Thơ nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ thì hàm thu nhập từ hoạt động nuôi cá tra sẽ có dạng: Y= f(X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8, X9, X10 ) Các biến số X1…X7 được thiết lập trên cơ sở tập hợp các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí và doanh thu của hoạt động nuôi cá tra, bởi vì thu nhập là hiệu số giữa doanh thu và chi phí chưa tính công lao động nhà. Còn biến số X8,X9 là kinh nghiệm thể hiện trình độ kỹ thuật của người nuôi nên cũng có tác động đến doanh thu và chi phí do đó cũng có ảnh hưởng đến thu nhập. Kết quả in ra từ phần mềm SPSS có các thông số sau:  Multiple R: hệ số tương quan bội, nói lên mối liên hệ chặt chẽ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập X. R càng lớn, mối liên hệ càng chặt chẽ.  Hệ số xác định R2 (R – Square): Tỷ lệ % biến động của Y được giải thích bởi các Xi.  Significant F: Mức ý nghĩa của phương trình hồi quy, Sig.F càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng cao (Sig.F  α), thay vì tra bảng F, Sig.F cho ta kết luận ngay mô hình hồi quy có ý nghĩa khi Sig.F nhỏ hơn mức ý nghĩa nào đó. - Phương pháp thống kê mô tả : dùng để mô tả, phân tích sự biến động về mặt thống kê của các chỉ tiêu, số liệu thu thập được. Từ đó ta có thể rút ra những nhận xét về thực trạng của nông hộ, tạo tiền đề cơ sở cho phân tích hồi quy. GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 8 SVTH: Lý Đức Minh Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ( Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ QUẬN THỐT NỐT– THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 3.1.1.Vị trí địa lý Theo niên giám thống kê Tp Cần Thơ 2007, Quận Thốt Nốt là một trong chín đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Cần Thơ. Quận có vị trí địa lý như sau: - Phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp. - Phía tây giáp huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ. - Phía nam giáp huyện Cờ Đỏ, quận Ô Môn. - Phía bắc giáp tỉnh An Giang, Đồng Tháp. Quận Thốt Nốt có mặt tiền đường bộ nằm trải dài theo Quốc lộ 91, phía sau sông hậu trên dưới 500m là dòng sông Hậu hiền hòa quanh năm mang phù sa, dòng nước ngọt là điều kiện để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. 3.1.2. Lịch sử hình thành - Thời Pháp, Thốt Nốt là tên thuộc tỉnh Long Xuyên. Thời Việt Nam Cộng Hòa, Thốt Nốt là quận của tỉnh An Giang. Sau năm 1975 là huyện của tỉnh An Giang,sau đó lại thuộc tỉnh Cần Thơ.Cuối năm 2003 Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc trung ương thì quận Thốt Nốt cũng được tách thành 2 huyện là Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh thuộc ngoại ô thành phố Cần Thơ. 3.1.3. Khí hậu - Quận Thốt Nốt có đặc tính khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng miền Nam bộ của Việt Nam. Có hai mùa rõ rệt: mùa khô (bắt đầu từ khoảng tháng 12 đến khoảng tháng 04 của năm sau) và mùa mưa (bắt đầu từ khoảng tháng 05 và chấm dứt vào khoảng cuối tháng 11). GVHD: Võ Hồng Phượng Trang 9 SVTH: Lý Đức Minh Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ( Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt – TP Cần Thơ - Nhiệt độ không khí trung bình dao động khá rộng từ 22,30C đến 33,60C. Tháng 12 và tháng giêng hằng năm thường có nhiệt độ thấp nhất khoảng 19,40C, trong khi đó tháng 04, tháng 05 có nhiệt độ cao nhất, lên đến 34,80C. - Số giờ nắng thấp nhất là bình quân cả năm nắng khoảng 2.242,9 giờ. Trong đó tháng nắng cao nhất là tháng 3 có 238,4 giờ nắng; tháng nắng thấp nhất là tháng 07 có 135,3 giờ nắng. - Độ ẩm tương đối trung bình của huyện cả năm là 84%. Trong đó tháng 02 có độ ẩm thấp nhất là 77%, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 9 với 89%. - Lượng mưa trung bình trong năm của huyện khoảng 1.642,2mm, trong đó vào tháng 9 có lượng mưa nhiều nhất là 307,3mm, thấp nhất vào tháng 02 chỉ có 11,1mm. Nhìn chung Quận Thốt Nốt có nguồn nước ngọt tương đối dồi dào, đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác. 3.1.4. Sông ngòi Hệ thống sông ngòi lớn nhỏ chi chít rất thuận lợi, nước ngọt quanh năm. Mưa kiệt vào tháng 4, lưu lượng nước sông Hậu 1970 m3/giây, lưu lượng nước xuống thấp, gây tình trạng thiếu nước. Mùa lũ thường xây ra vào tháng 9, lưu lượng nước sông Hậu đến 38.000 m3/ giây, hàm lượng phù sa 0,2 - 0,37 kg/m3. Thời kỳ này mưa tập trung gây ngập lụt góp phần cải đất. Tình trạng thủy văn trên đây ảnh hưởng quan trọng đến sản xuất, nhất là nông nghiệp và đời sống. 3.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 3.2.1. Đơn vị hành chánh -Theo niên giám thống kê Q. Thốt Nốt, 2007. Quận Thốt Nốt hiện nay có 17.110,08 ha diện tích tự nhiên. Quận Thốt Nố
Luận văn liên quan