Luận văn Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Mỹ tại công ty may Việt Tiến

Việt Tiến có một quá trình hình thành và phát triển trải qua nhiều thăng trầm. Trước năm 1975 công ty chỉ là một xí nghiệp may nhỏ mang tên là THÁI BÌNH DƯƠNG KỸ NGHỆ CÔNG TY- tên giao dịch là PACIFIC ENTERPRISE- do ông SẦM HÀO TÀI một thương nhân người Hoa làm giám đốc với sự góp vốn của 8 cổ đông góp vốn có tổng số vốn là 80.000.000 đồng. Xí nghiệp hoạt động trên diện tích 1513 m2 với 65 chiếc máy may gia đình cho khoảng 100 nhân công, xí nghiệp chỉ may túi sách và đồ bảo hộ lao động qui mô nhỏ. Ngày 20/11/1975 tức là sau ngày Miền Nam giải phóng, nhà nước tiếp quản và quốc hữu hóa thành doanh nghiệp nhà nước, đến 5/9/1977 xí nghiệp chính thức đổi tên thành XÍ NGHIỆP MAY VIỆT TIẾN, có tên giao dịch quốc tế: VIETTIEN GARMENT EXPORT AND IMPORT COMPANY( VTEC CO.) trực thuộc VINATEX (Bộ Công Nghiệp Nhẹ). Ngày 13-11-1979, do bất cẩn trong sản xuất, xí nghiệp bị hỏa hoạn và bị thiệt hại hoàn toàn. Một thời gian khắc phục khó khăn cộng thêm sự yêu nghề và gắn bó với xí nghiệp toàn thể công nhân và lãnh đạo xí nghiệp đã đưa đơn vị hoạt động trở lại và ngày càng khẳng định vị trí trên thương trường. Để tồn tại và phát triển trong thời kỳ mới, công ty đã đề ra khẩu hiệu “Sản phẩm chất lượng, giao hàng đúng hẹn” và xem đó là kim chỉ nam xuyên suốt trong mọi hoạt động của công ty. Vì thế, công ty đã tổ chức thực hiện iso 9002 từ tháng 5-1999 và được chứng nhận iso 9002 vào 20 -6-2000 do tổ chức bvqi_Vương Quốc Anh công nhận.

doc49 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3163 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Mỹ tại công ty may Việt Tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan