Trong bối cảnh đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá
nền kinh tếnước ta đòi hỏi cần có một khối lượng vốn rất lớn. Điều đó tạo
điều kiện cho các Ngân hàng thương mại thực hiện vai trò “trung gian tài
chính” của mình. Tuy nhiên trong một vài năm gần đây các hoạt động của
ngân hàng có xu hướng chững lại và xuất hiện tình trạng ứ đọng vốn trong khi
các doanh nghiệp, các thành phần kinh tếlại đang nằm trong tình trạng thiếu
vốn đểtổchức sản xuất và thực hiện các dựán.
Nguyên nhân của tình trạng trên thì rất nhiều nhưng một trong những
nguyên nhân chủyếu đó là chất lượng của công tác thẩm định tài chính dựán
đầu tưtại các ngân hàng chưa được quan tâm một cách đúng mức, hoạt động
cho vay còn nặng vềtrường hợp “ bảo đảm vốn vay bằng tài sản thếchấp”
Qua thời gian thực tập tại SởGiao Dịch NHNoVN em nhận thấy đây
cũng là một trong những mối quan tâm của SởGiao Dịch đã và đang được
xem xét, nghiên cứu đểtìm ra các giải pháp đểkhắc phục tình trạng trên. Xuất
phát từtình hình thực tếcủa SởGiao Dịch em đã chọn đềtài:
“Một sốgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quảcông tác thẩm định tài
chính trong cho vay trung dài hạn tại SởGiao Dịch NHNoVN”
Đềtài đi tìm hiểu từlí luận đến thực trạng của SởGiao Dịch và cuối
cùng đưa ra một sốgiải pháp nhằm hoàn thiện qui trình thẩm định, góp phần
nâng cao hiệu quảhoạt động cho vay trung dài hạn nói riêng và hiệu quảhoạt
động kinh doanh của SởGiao Dịch nói chung.
Kết cấu của đềtài:
Phần I: Những vấn đềchung vềthẩm định tài chính của NHTM
Phần II: thực trạng công tác thẩm định tài chính trong cho vay trung dài
hạn tại SởGiao Dịch NHNoVN
Phần III: Một sốgiải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài
chính trong cho vay trung dài hạn tại SởGiao Dịch NHNoVN
78 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1821 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tính hiệu quả sử dụng vốn và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Nhà máy đóng tàu Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích tính hiệu quả sử dụng
vốn và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của
Nhà máy đóng tàu Hạ Long ”
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá
nền kinh tế nước ta đòi hỏi cần có một khối lượng vốn rất lớn. Điều đó tạo
điều kiện cho các Ngân hàng thương mại thực hiện vai trò “trung gian tài
chính” của mình. Tuy nhiên trong một vài năm gần đây các hoạt động của
ngân hàng có xu hướng chững lại và xuất hiện tình trạng ứ đọng vốn trong khi
các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế lại đang nằm trong tình trạng thiếu
vốn để tổ chức sản xuất và thực hiện các dự án.
Nguyên nhân của tình trạng trên thì rất nhiều nhưng một trong những
nguyên nhân chủ yếu đó là chất lượng của công tác thẩm định tài chính dự án
đầu tư tại các ngân hàng chưa được quan tâm một cách đúng mức, hoạt động
cho vay còn nặng về trường hợp “ bảo đảm vốn vay bằng tài sản thế chấp”
Qua thời gian thực tập tại Sở Giao Dịch NHNoVN em nhận thấy đây
cũng là một trong những mối quan tâm của Sở Giao Dịch đã và đang được
xem xét, nghiên cứu để tìm ra các giải pháp để khắc phục tình trạng trên. Xuất
phát từ tình hình thực tế của Sở Giao Dịch em đã chọn đề tài:
“Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tài
chính trong cho vay trung dài hạn tại Sở Giao Dịch NHNoVN”
Đề tài đi tìm hiểu từ lí luận đến thực trạng của Sở Giao Dịch và cuối
cùng đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện qui trình thẩm định, góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay trung dài hạn nói riêng và hiệu quả hoạt
động kinh doanh của Sở Giao Dịch nói chung.
Kết cấu của đề tài:
Phần I: Những vấn đề chung về thẩm định tài chính của NHTM
Phần II: thực trạng công tác thẩm định tài chính trong cho vay trung dài
hạn tại Sở Giao Dịch NHNoVN
Phần III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài
chính trong cho vay trung dài hạn tại Sở Giao Dịch NHNoVN
Do thời gian thực tế còn hạn chế và kiến thức hạn hẹp nên nội dung đề
tài khó tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô
giáo để cho đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em chân thành cảm ơn thầy giáo Đàm Văn Huệ đã hướng dẫn em trong
quá trình thực tập và hoàn thành đề tài.
Hà nội tháng 3/2002
Sinh viên
Nguyễn Hoàng Hà.
2
PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH
TÀI CHÍNH CỦA NHTM
I. ĐẦU TƯ VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
Trong hoạt động quản lý đầu tư và xây dựng ở nước ta hiện nay cũng
như trong hoạt động Ngân hàng thường xuất hiện các cụm từ “ dự án đầu
tư”, “hoạt động đầu tư”... để đi sâu vào lĩnh vực này ta cần hiểu ý nghĩa của
thuật ngữ.
1.Hoạt động đầu tư.
Hoạt động đầu tư hay ngắn gọn là đầu tư hiểu theo nghĩa rộng nhất là
quá trình sử dụng các nguồn lực để đạt được những mục tiêu nhất định trong
một khoảng thời gian nhất định.
Trong lĩnh vực kinh tế, hoạt động đầu tư được hiểu một cách ngắn gọn
là hoạt động bỏ vốn nhằm thu lợi trong tương lại. “Vốn” ở đây được hiểu là
toàn bộ vốn bằng tiền mặt, giá trị thiết bị, nhà xưởng, tài nguyên, đất đai... và
“lợi” được hiểu là lợi nhuận và các lợi ích kinh tế khác.
2. Dự án đầu tư.
Theo nghĩa rộng dự án đầu tư là tập hợp các hoạt động kinh tế đặc thù
với những mục tiêu, phương pháp và phương tiện để đạt được trạng thái mong
muốn.
Về nội dung, dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động dự kiến với các
nguồn lực và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch
thời gian và địa điển xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối
tượng nhất định nhằm thực hiện mục tiêu lợi nhuận hoặc những mục tiêu kinh
tế xã hội nhất định.
Trong hoạt động thẩm định cho vay của ngân hàng thì : Dự án đầu tư là
một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải taọ
những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến
hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng
thời gian xác định.
Như vậy, dự án đầu tư không phải là một ý định hay phác thảo mà có
tính cụ thể và mục tiêu xác định nhằm đáp ứng một nhu cầu nhất định. Nó
còn là phương tiện thuyết phục chủ yếu để tìm kiếm sự tài trợ từ các tổ chức
tài chính, chính phủ...
3. Các đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư:
Để hiểu rõ hơn về hoạt động đầu tư thì việc phân tích các đặc trưng cơ
bản của hoạt động đầu tư là cần thiết, nhìn chung hoạt động đầu tư có một số
đặc trưng cơ bản sau:
3
3.1. Là hoạt động bỏ vốn nên Quyết định đầu tư thường và trước hết
là Quyết định tài chính.
Vốn được hiểu là các nguồn lực sinh lời, vốn được thể hiện bằng nhiều
hình thức khác nhau nhưng có thể sử dụng một thước đo chung đó là gía trị
(được thể hiện qua đơn vị tiền tệ). Vì hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn
nên Quyết định đầu tư thường xuyên được xem xét từ phương diện tài chính
(phải bỏ bao nhiêu vốn, lời lãi bao nhiêu...). Trên thực tế hoạt động đầu tư,
các Quyết định chi tiêu, thường được cân nhắc bởi sự hạn chế của ngân sách
và cũng luôn được xem xét từ khía cạnh tài chính nói trên. Việc xem xét, đánh
giá các dự án đầu tư của người ra Quyết định đầu tư hay của nhà tài trợ trước
hết cũng trên khía cạnh tài chính. Một số dự án chỉ có thể thực hiện nếu có
tính khả thi về mặt tài chính.
3.2. Là hoạt động diễn ra trong khoảng thời gian dài.
Khác với các hoạt động thương mại, các hoạt động chi tiêu tài chính
khác, đầu tư luôn là hoạt động có tính chất lâu dài, bởi vì các hoạt động đầu tư
thường luôn có số lượng vốn bỏ ra rất lớn do đó để thu hút đủ vốn đầu tư và
sinh lời thì cần phải có một khoảng thời gian nhất định. Đây là đặc trưng có
ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư.
Do tính chất lâu dài nên sự trù liệu ban đầu đều là dự tính, chịu một xác
suất biến đổi nhất định do nhiều yếu tố. Chính điều này là một trong những
vấn đề hệ trọng tính đến trong mọi nội dung phân tích, đánh giá quá trình
thẩm định dự án.
3.3. Là hoạt động luôn cần sự cân nhắc giữa lợi ích trước mắt và lợi
ích trong tương lai.
Đầu tư về phương diện nào đó là một sự hy sinh lợi ích hiện tại đánh
đổi lấy lợi ích trong tương lai (vốn để đầu tư không phải là nguồn lực để
dành) Vì vậy luôn có sự so sánh, cân nhắc giữa lợi ích hiện tại và lợi ích trong
tương lai. Rõ ràng nhà đầu tư mong muốn và chấp nhận đầu tư chỉ trong điều
kiện lợi ích thu trong tương lai lớn hơn lợi ích hiện tại mà họ tạm thời phải hi
sinh.
3.4. Hoạt động đầu tư là hoạt động mang nặng rủi ro.
Hoạt động đầu tư là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro bởi vì kết quả
của hoạt động đầu tư là không thể dự tính một cách khách quan tại thời điểm
Quyết định đầu tư, Quyết định đầu tư phần nào mang tính chủ quan của nhà
đầu tư và không thể lường hết những thay đổi của môi trường tác động vào dự
án trong tương lai (thay đổi về thị trường, về sản phẩm đầu vào, đầu ra, lạm
phát...). Vì vậy, chấp nhận rủi ro như là bản năng của nhà đầu tư. Tuy nhiên
nhận thức rõ ràng điều này nhà đầu tư cũng có những cách thức, biện pháp để
ngăn ngừa hay hạn chế để khả năng rủi ro xảy ra là thấp nhất.
4
Thông qua những đặc trưng của hoạt động đầu tư giúp nhà đầu tư có
đựơc cái nhìn bao quát về mọi khía cạnh của dự án. Từ đó giúp cho quá trình
phân tích, đánh giá dự án một cách cặn kẽ và chính xác. Đồng thời tìm ra
phương pháp, biện pháp nhằm hạn chế rủi ro bởi các rủi ro có thể xảy ra trong
quá trình thực hiện dự án.
4. Thẩm định dự án đầu tư và ý nghĩa của nó.
Một mặt, vì liên quan đến một thực tế trong tương lai, bất kì một dự án
đầu tư nào cũng mang tính phỏng định và mang trong mình nó một độ bất
định.
Mặt khác, một dự án đầu tư thường do chủ dự án lập hoặc thuê các tư
vấn lập trên cơ sở các ý đồ kinh doanh và mong muốn của chủ dự án. Các nhà
soạn thảo thường đứng trên góc độ hẹp để nhìn nhận các vấn đề của dự án. Do
vậy, một dự án dù soạn thảo kỹ đến đâu (theo đánh giá của người lập) cũng
mang tính chủ quan của ngươì soạn thảo và không xem xét, dự tính, đánh giá
hết được tất cả các khía cạnh liên quan hoặc đôi khi ý đồ của nhà đầu tư mà
một số khía cạnh không được đề cập đến.
Bên cạnh đó, Quyết định đầu tư hay tài trợ theo một dự án đầu tư là
một Quyết định tài chính dài hạn, đòi hỏi lượng vốn lớn, thời gian hoàn trả
vốn dài, chịu ảnh hưởng và chi phối bởi nhiều yếu tố thị trường nên chủ dự án
và nhà tài trợ cũng cần xem xét, đánh giá, kỹ càng trước khi Quyết định đầu
tư. Hơn nữa, dự án đầu tư trước khi được thực hiện sẽ còn liên quan, ảnh
hưởng tới lợi ích của nhiều bên liên quan khác nên nó cần được xem xét từ
nhiều phía của các bên liên quan để thấy được lợi ích thực do dự án đầu tư
đem lại cho các bên, cho xã hội.
Vậy: Thẩm định dự án đầu tư là việc phân tích, đánh giá, xem xét một
các khách quan, có khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực
tiếp tới tính khả thi của một dự án để từ đó ra các Quyết định đầu tư, cho phép
đầu tư hay ra các Quyết định tài trợ.
Về phía chủ đầu tư: Việc thẩm định dự án đầu tư sẽ giúp chủ đầu tư lựa
chọn được phương án đầu tư tối ưu, có tính khả thi cao, phù hợp với điều
kiện, khả năng tự có cũng như khả năng huy động các nguồn vốn, và giảm chi
phí chuẩn bị cũng như tiến hành hoạt động đầu tư đem lại lợi nhuận cao trong
tương lại để Quyết định đầu tư.
Về phía các cơ quan quản lí vĩ mô của nhà nước: Việc thẩm định dự án
đầu tư sẽ giúp các cơ quan này đánh giá được tính cần thiết và phù hợp của dự
án với chiến lược, chương trình, kế hoạch kinh tế quốc dân thông qua các
chương trình phát triển liên kết, kế hoạch sản xuất ngành, địa phương, các
công trình hỗ trợ trên các mặt: Mục tiêu, quy hoạch và hiệu quả. Nó giúp xác
đinh được cái lợi, cái hại của dự án trên các mặt khi đi vào hoạt động như
công nghệ cũ, vốn, gây ô nhiễm môi trường và các lợi ích kinh tế xã hội khác.
5
Về phía các nhà tài trợ: Việc thẩm định sẽ giúp họ đánh giá, xem xét lại
các chi phí và hiệu quả của dự án, các luồng dịch chuyển về giá trị trên cơ sở
đó có chấp nhận các kế hoạch trả nợ không và từ đó có Quyết định tài trợ
đúng đắn. Điều này giúp cho các nhà tài trợ hỗ trợ chủ dự án sử dụng đồng
vốn có hiệu quả đồng thời bảo đảm sự an toàn tài chính cho chính nhà tài trợ.
Tóm lại, thẩm định dự án đầu tư là một công việc cần thiết, mặc dù đôi
khi khá phức tạp do có sự tồn tại của các cơ hội kinh tế thay thế lẫn nhau để
tận dụng các nguồn lực.
Nội dung thẩm định dự án đầu tư:
Có nhiều khía cạnh có liên quan, tương hỗ khác nhau cùng tạo nên một
dự án tổng thể. Nhìn chung, chúng thuộc loại hình kỹ thuật, kinh tế, kinh tế,
tài chính và pháp luật, nhưng quan hệ của chũng làm rõ tới mức toàn bộ
chúng cần phải được cân nhắc, xem xét trước khi ra Quyết định đầu tư.
+ Thẩm định các điều kiện pháp lý và mục tiêu của dự án:
Thẩm định với tư cách pháp nhân của chủ đầu tư (Quyết định thành lập,
giấy phép kinh doanh, văn bản bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng). Xem xét
các hồ sơ trình duyệt có đủ theo quy định của nhà nước và pháp luật có đúng,
hợp lệ hay không
Thẩm định mục tiêu dự án để xem xét xem: mục tiêu của dự án có phù
hợp với chương trình phát triển kinh tế xã hội của cả nước, vùng hay địa
phương, ngành hay không. Ngành nghề trong dự án có thuộc nhóm ngành
nghề nhà nước cho phép hoạt động hay không. Có thuộc nhóm ngành nghề ưu
tiên hay không.
+ Thẩm định về thị trường của dự án:
Khía cạnh này cho phép thấy được đầu ra của dự án có thực hiện được
không khi dự án được tiến hành. Vì vậy nội dung của thẩm định là kiểm tra,
xem xét sản phẩm của dự án được sử dụng để đáp ứng nhu cầu trong nước
hay bán trên thị trường quốc tế. Dự án có những ưu thế và bất lợi gì so với các
đối thủ cạnh tranh. Lưu ý đến xu hướng sản phẩm xét theo trình độ phát triển
công nghệ và chu kỳ sản phẩm.
Xem xét thị trường là cơ sở cho việc lựa chọn quy mô của dự án, lựa
chọn thiết bị, công suất và dự kiến khả năng tiêu thụ. Phân tích và dự đoán
đúng về thị trường là một công việc khó khăn, song độ chính xác của phân
tích thị trường sẽ ảnh hưởng tới thành công của dự án.
+ Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án:
Mục tiêu thẩm định ở đây là để kiểm tra việc xác định cấu hình kỹ thuật
cũng như những phương diênj cốt yếu khác định hình trên dự án. Câu hỏi đặt
ra ở đây cần trả lời là liệu dự án có thực hiện về mặt kỹ thuật hay không.
Thông tin vè đời công nghệ hữu dụng của dự án. Thường thì khía cạnh này
được quan tâm ngay từ khi lập dự án, vì các chủ đầu tư phải ta được Quyết
định việc lựa chọn trang thiết bị, máy móc, quy trình công nghệ.
6
Nhưng các nhà thẩm định độc lập sẽ kiểm tra công cụ sử dụng trong
tính toán. trong đó lưu ý đặc biệt đến các định mức kinh tế kỹ thuật. Đối với
định mức kinh tế - kỹ thuật phải rà soát cho phù hợp với điều kiện cụ thể của
dự án như:
- Kiểm tra những sai sót trong tính toán: tính toán không đúng, không
đủ, không phù hợp.
- Kiểm tra tính phù hợp của công nghệ thiết bị đối với dự án, cũng
như tác động của chúng đến môi trường.
+ Thẩm định khía cạnh nhân lực và tổ chức quản lí.
Việc thẩm định dự án để cho được hiệu quả thì không thể chỉ hạn chế
trong việc đánh giá về tài chính và kinh tế các chi phí và lợi ích với giả thiết
rằng dự án sẽ được xây dựng và hoạt động đúng kỳ hạn. Điều này giả thiết là
phải có sự hỗ trợ về mặt hành chính để thực hiện dự án, điều này đặc biệt
quan trọng đối với các nước đang phát triển, mà ở nhiều nước việc đó lại hoàn
toàn không có. Rất nhiều dự án đã thất bại vì chúng đã được thực hiện trong
điều kiện không có sự hiểu biết về quản lí hành chính cần thiết cho việc triển
khai dự án theo đúng yêu cầu quy định. Triển vọng các lợi ích về mặt kinh tế
tài chính có đạt được hay không là tuỳ thuộc vào năng lực quản lí hành chính
của cơ quan có trách nhiệm thi hành dự án.
Bên cạnh đó thị trường lao động cần phải được nghiên cứu kỹ nhằm đảm bảo
rằng các tính toán về các mức tiền lương phải trả là chính xác, cũng như
nguồn cung cấp nhân lực dự trù là hợp lí trong điều kiện cụ thể của thị trường
lao động đảm bảo được chất lượng công việc trong dự án.
+ Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án.
Quá trình phân tích tài chính là khâu tổng hợp đầu tiên các biến số tài
chính với các biến số kỹ thuật đã được tính toán trong các phần nêu trước đây
và là dữ liệu đầu vào cho các khâu thẩm định kinh tế - xã hội về sau.
Thẩm định tài chính là khâu hết sức quan trọng để các nhà đầu tư cũng
như các nhà tài trợ hay các nhà quản lí có thể đưa ra các Quyết định đầu tư
đúng đắn (Bởi vì chỉ rõ lợi ích kinh tế cụ thể đối với họ). Vấn đề này sẽ được
đề cập kĩ hơn ở phần sau.
+ Thẩm định về kinh tế - xã hội.
Nếu như mục đích của thẩm định tài chính dự án là nhằm đánh giá dự
án từ quan điểm của các chủ dự án thì mục đích của công việc thẩm định
trong khâu này là đánh giá dự án từ quan điểm của toàn bộ nền kinh tế để xem
xét việc thực hiện dự án có cải thiện được phúc lợi kinh tế quốc gia hay
không.
- Dự án có thể giúp đạt được những mục tiêu xã hội nào đó của chính
quyền (dự án có tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải
thiện đời sống...)
7
- Ai là đối tượng được hưởng lợi của dự án và ai sẽ là người chịu chi
phí của dự án và hưởng lợi hay chịu chi phí theo cách nào ?
Một điều lưu ý khi thẩm định là phân tích kinh tế có tác động môi
trường của dự án đầu tư. Đã đến lúc người ta quan tâm đến sự “phát triển bền
vững, phát triển lâu bền”. Vấn đề không phải là chúng ta buộc phải lựa chọn
giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, mà phải là tìm cách phát triển
một cách phù hợp, hài hoà để đảm bảo được phát triển lâu bền. Vì vậy, việc
đánh giá tác động đến môi trường của các dự án trở thành một nhu cầu bức
thiết và bắt buộc với các dự án đầu tư.
Toàn bộ quá trình thẩm định thường là rất phức tạp, có tính liên ngành,
đòi hỏi sự liên kết, hợp tác của nhiều chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau: kinh tế, kĩ thuật, môi trường mới có thể tiến hành thực hiện có hiệu quả.
Do quá trình thẩm định gồm nhiều giai đoạn nên việc thẩm định các
khía cạnh trên sẽ được tiến hành ở bất kỳ giai đoạn nào. nếu là giai đoạn soạn
thảo thì do các nhà lập dự án thẩm định. Song một dự án hình thành xong,
phân tích các khía cạnh nêu trên phải được tiến hành một cách nghiêm túc và
khách quan, để trên cơ sở đó ra Quyết định chứ không phải ngược lại chỉ là
hình và nhằm chứng minh cho một Quyết định đã có. Chính vì vậy mà các cơ
quan tư vấn hoặc chuyên gia được giao trách nhiệm thực hiện công việc thẩm
định, người thực hiện công việc không thể là người của dự án.
Thẩm định dự án cần phải được tiến hành ở tất cả các khía cạnh nêu
trên. Nó nằm tăng cường mức độ chính xác của việc tính toán các biến cố chủ
yếu mà chủ dự án đã lập. Việc đưa ra các kết luận đánh giá trên các khía cạnh
sẽ cho phép đưa ra các Quyết định đầu tư hay Quyết định tài trợ đúng đắn và
là cơ sở cho khả năng dự án sẽ đứng vững trong vòng đời hữu dụng của nó.
Tóm lại, ta có thể nghĩ về một dự án như là một tập hợp các quan hệ
giao dịch, qua đó các cá nhân hay tổ c hức phải chịu các chi phí khác nhau và
nhận được những lợi ích khác nhau. Việc thẩm định dự án từ một số quan
điểm khác nhau là rất quan trọng vì chúng cho phép các nhà phân tích xác
định xem các thành viên liên quan đến dự án có thấy đáng tài trợ, đáng tham
gia thực hiện dự án hay không. Để đảm bảo cho việc phê chuẩn và thực hiện
thành công một dự án phải hấp dẫn đối với tất cả những người đầu tư và
những người thực hiện có liên quan tới dự án.
II. PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG.
1.Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư.
Để thực hiện một cách chính xác về hiệu quả dự án cần thực hiện các
bước sau:
8
1.1.Các bước thực hiện thẩm định tài chính dự án đầu tư.
κ Kiểm tra tính hợp lí, hợp lệ, đúng, đủ của số liệu trong các mẫu biểu
đưa ra trong dự án.
Thực hiện việc thu thập, tổng hợp, xem xét lại các cơ sở của các số liệu
đưa ra trong dự án, đối chiếu (nếu có thể) với các chỉ tiêu tham chiếu của
ngành, của nền kinh tế để kiểm chứng. Các số liệu này sẽ ảnh hưởng tới
phương pháp và kết quả phân tích các chỉ tiêu tài chính của dự án. một số
bảng dự trù tài chính:
- Dự trù chi phí mua sắm thiết bị
- Dự trù chi phí sản xuất hàng năm.
- Dự trù doanh thu lỗ lãi.
- Dự trù bảng cân đối thu chi
- Kế hoạch vay vốn và trả nợ.
- Dự trù bảng cân đối tài sản.
κ Xác định tổng nhu cầu vốn đầu tư của dự án:
Tổng vốn đầu tư của dự án đã được các chủ đầu tư dự kiến, song Ngân
hàng cần tiến hành xem xét lại, điều này quan trọng vì vốn đầu tư đủ sẽ giúp
dự án được thực hiện một cách thuận lợi, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, vốn
đầu tư thiếu sẽ gây cho hoạt động của dự án sau này và ngược lại thừa vốn
đầu tư có thể gây lãng phí vốn và làm giảm hiệu quả tài chính của dự án. Tổng
vốn đầu tư là tập hợp toàn bộ các chi phí góp phần tạo nên thực trạng công
trình và bảo đảm cho công trình sẵn sàng đưa vào khai thác, sử dụng.
Thành phần vốn gồm có vốn cố định và vốn lưu động :
+ Vốn cố định: Nhằm tạo ra năng lực mới tăng thêm để đạt mục tiêu
của dự án. Bao gồm:
Vốn chuẩn bị đầu tư gồm các chi phí điều tra, khảo sát, lập, thẩm
định dự án đầu tư.
Vốn chuẩn bị xây dựng bao gồm:
Chi phí ban đầu về đất đai (đền bù, giải phóng mặt bằng, chuyển quyền
sử dụng đất).
Chi phí khảo sát, thiết kế, lập và thẩm định thiết kế, tổng dự toán. chi
phí đấu thầu, hoàn tất các thủ tục đầu tư (cấp giấy phép xây dựng, giám định,
kiểm tra thiết bị...)
Chi phí xây dựng đường điện, nước, thi công, lán trại thi công.
Vốn thực hiện đầu tư:
Chi phí xây dựng mới hoặc cải tạo các hạng mục công trình, lắp đặt
thiết bị. Chi phí thiết bị: Chi phí mua sắm thiết bị, chi phí vận chuyển về công
trường, bảo quản thiết bị.
Chi phí quản lí, giám sát thực hiện đầu tư.
9
Chi phí sản xuất thử và nghiệm thu bàn giao
Chi phí huy động vốn: Các khoản lãi vay vốn đầu tư và các chi phí