Luận văn Phân tích tình hình cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành

An Giang là một trong những tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị lũ lụt đe dọa, có năm gây thiệt hại khá lớn về người và của, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh của người dân làm cho đời sống nhân dân trong tỉnh gặp không ít khó khăn. Đặc biệt, tình trạng thiếu vốn trong sản xuất, trong mở rộng đầu tư luôn là vấn đề bất cập, gây nên nhiều trở ngại và là nỗi lo của hầu hết của người dân trong tỉnh. Tuy nhiên, An Giang vẫn được xem là một trong những vựa lúa lớn nhất cả nước, đi đầu trong việc xuất khẩu gạo của khu vực. Trong quý I năm 2008 tốc độ tăng trưởng GDP của toàn tỉnh đạt 11,48% tăng 1,29% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao, ước được 23,5 triệu USD bằng 36% kế hoạch năm gấp 2,1 lần so cùng kỳ. Châu Thành là một huyện tiếp giáp thành phố Long Xuyên, có vai trò góp sức trong việc phát triển kinh tế tỉnh nhà. Trong quý I năm 2008 huyện Châu Thành có tổng diện tích gieo trồng 30173,4 ha. Trong đó, lúa 29.524 ha, năng suất bình quân 7,66 tấn/ha giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 24,6% kế hoạch (48.123 triệu đồng) tổng thu ngân sách nhà nước đạt 50.160 triệu đồng . Quy mô sản xuất ngày càng tăng đòi hỏi phải có một nguồn vốn hỗ trợ kịp thời. Để đáp ứng nhu cầu vốn đó phải kể đến sự góp phần to lớn của các tổ chức trung gian tài chính, thông qua việc hỗ trợ về vốn, các tổ chức tín dụng nói chung và chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành nói riêng. Trong thời gian qua ngân hàng đã góp một phần không nhỏ trong việc thúc đẩy nền kinh tế huyện nhà lên một bước đáng kể. Tuy nhiên, cho vay như thế nào đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh, hạn chế tối thiểu nợ quá hạn, nhưng vẫn hỗ trợ vốn đúng đối tượng, đúng kế hoạch, phương hướng phát triển mà huyện đề ra nhằm đáp ứng tốt mục tiêu phát triển của huyện.

doc55 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4216 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH BÙI THỊ GIÀU PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU THÀNH Chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU THÀNH Chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp Sinh viên thực hiện: BÙI THỊ GIÀU Lớp: DH5TC Mã số Sv: DTC041738 Người hướng dẫn: Ths. NGUYỄN XUÂN VINH CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn: Ths. NGUYỄN XUÂN VINH Người chấm, nhận xét 1: Người chấm, nhận xét 2: Khóa luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh Tế - Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng…. năm…… LỜI CÁM ƠN ------(((------ Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quí thầy cô trường Ðại học An Giang, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt, trang bị cho em những kiến thức quí báu trong suốt quá trình học tập. Em xin kính lời cảm ơn đến thầy ThS. Nguyễn Xuân Vinh đã hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này với tất cả tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt thành. Em xin gởi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành tỉnh An Giang cùng các cô chú, anh chị…ở phòng tín dụng và các phòng ban đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị. Sau cùng, em xin cám ơn tất cả bạn bè, những người luôn quan tâm, động viên em về tất cả mọi mặt. Một lần nữa, xin hãy nhận nơi em lời cám ơn chân thành nhất!!! Long Xuyên, ngày 30/04/2008 Người thực hiện Bùi Thị Giàu Lớp: DH5TC PHẦN TÓM TẮT ------(((------ Đề tài sẽ phân tích các chỉ số như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn và một số các chỉ tiêu khác để thấy rõ thực trạng cho vay tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Châu Thành tỉnh An Giang. Qua đó đề ra một số giải pháp. Nội dụng của đề tài gồm 5 chương: - Chương 1: Nói lên tầm qua trọng của đề tài. - Chương 2: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài. - Chương 3: Giới thiệu sơ lược về chi nhánh NHNo & PTNT huyện Châu Thành tỉnh An Giang. - Chương 4: Tiến hành phân tích tình hình cho vay tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Châu Thành tỉnh An Giang - Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Tuy tác giả đã cố gắng, nhưng vì khả năng tiếp nhận của còn nhiều hạn chế và thời gian có hạn khi thực hiện đề tài nên không tránh khỏi những sai sót. Hoan nghênh sự góp ý, phê bình của quí thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. MỤC LỤC Chương 1. TỔNG QUAN 1 1.1 Lý do chọn đề tài: 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 1 1.3 Phương pháp nghiên cứu: 2 1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu: 2 1.3.2 Phương pháp phân tích: 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu: 2 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 2.1 Khái niệm hoạt động tín dụng 3 2.2 Bản chất, vai trò và chức năng của tín dụng 3 2.2.1 Bản chất của tín dụng 3 2.2.2 Chức năng của tín dụng 3 2.2.3 Vai trò của tín dụng 3 2.3 Hình thức cho vay 4 2.4 Nguyên tắc và điều kiện cho vay 6 2.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng 7 2.5.1 Hệ số thu nợ 7 2.5.2 Vòng quay vốn tín dụng 7 2.5.3 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 7 Chương 3. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU THÀNH 8 3.1 Đôi nét về Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam 8 3.2 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành 8 3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 8 3.2.2 Cơ cấu tổ chức 9 3.2.3 Lĩnh vực kinh doanh tại NHNo & PTNT huyện Châu Thành. 11 3.4 Quy trình cho vay tại Chi nhánh huyện Châu Thành 12 3.5. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2005 – 2007. 13 3.6. Phương hướng và kế hoạch phát triển của NHNo & PTNT Châu Thành trong năm 2008: 15 Chương 4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU THÀNH 19 4.1 Đánh giá tổng nguồn vốn và vốn huy động 19 4.2 Phân tích hiệu quả tín dụng 20 4.2.1 Doanh số cho vay 20 4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ 25 4.2.4 Nợ quá hạn của ngân hàng giai đoạn 2005 - 2007 32 4.2.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay 36 4.3 Đánh giá một số thành công và hạn chế chủ yếu của NHNo & PTNT huyện Châu Thành: 37 4.4 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay 38 4.5 Kiến nghị 40 Chương 5. KẾT LUẬN 43 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng giai đoạn 2005 - 2007 14 Biểu đồ 3.2: Sự tương đối về chi phí và doanh thu giai đoạn 2005 - 2006 15 Biểu đồ 4.1: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2005 - 2007 22 Biểu đồ 4.2: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế giai đoạn 2005 – 2007 23 Biểu đồ 4.2: Tổng doanh số cho vay giai đoạn 2005 - 2007 25 Biểu đồ 4.3: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2005 - 2007 26 Biểu đồ 4.4: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế giai đoạn 2005 - 2007 27 Biểu đồ 4.5: Doanh số thu nợ của ngân hàng giai đoạn 2005 - 2007 28 Biểu đồ 4.6: Dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2005 - 2007 29 Biểu đồ 4.7: Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế giai đoạn 2005 - 2007 30 Biểu đồ 4.7: Tổng dư nợ cho vay giai đoạn 2005 - 2007 32 Biểu đồ 4.8: Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2005 - 2007 33 Biểu đồ 4.9: Nợ quá hạn cho vay theo ngành kinh tế giai đoạn 2005 - 2007 34 Biểu đồ 4.10: Nợ quá hạn của ngân hàng giai đoạn 2005 - 2007 35 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2005 - 2007 14 Bảng 4.1: Huy động vốn theo hạn mức tín dụng giai đoạn 2005 - 2007 19 Bảng 4.2: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2005 - 2007 20 Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế giai đoạn 2005 - 2007 22 Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005 - 2007 24 Bảng 4.5: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2005 - 2007 25 Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế giai đoạn 2005 - 2007 26 Bảng 4.7: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005 - 2007 28 Bảng 4.8: Dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2005 - 2007 29 Bảng 4.9: Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế giai đoạn 2005 - 2007 30 Bảng 4.10: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005 - 2007 31 Bảng 4.11: Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2005 - 2007 32 Bảng 4.12. Nợ quá hạn theo ngành kinh tế giai đoạn 2005 - 2007 33 Bảng 4.13: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005 - 2007 35 Bảng 4.14: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay giai đoạn 2005 - 2007 36 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức chi nhánh NHNo & PTNT huyện Châu Thành 9 Sơ đồ 3.2: Quy trình xét duyệt cho vay tại NHNo & PTNT huyện Châu Thành 12 BẢNG KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ------(((------ DSCV Doanh số cho vay CBTD Cán bộ tín dụng CN Công nghiệp CVNH Cho vay ngắn hạn CVTH Cho vay trung hạn DN Doanh nghiệp DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ĐVT Đơn vị tính Hộ GĐ, CN Hộ gia đình, cá nhân GDP Tổng thu nhập quốc nội HĐ Hợp đồng LNTT Lợi nhuận trước thuế LVPNN Lĩnh vực phi nông nghiệp NHNo & PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NN Nông nghiệp P. KT-NQ Phòng kế toán – ngân quỹ P.HCNS Phòng hành chính nhân sự SGD Sở giao dịch Số TĐ Số tuyệt đối TS Thủy sản TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Ủy ban nhân dân Chương 1. TỔNG QUAN Lý do chọn đề tài: An Giang là một trong những tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị lũ lụt đe dọa, có năm gây thiệt hại khá lớn về người và của, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh của người dân làm cho đời sống nhân dân trong tỉnh gặp không ít khó khăn. Đặc biệt, tình trạng thiếu vốn trong sản xuất, trong mở rộng đầu tư luôn là vấn đề bất cập, gây nên nhiều trở ngại và là nỗi lo của hầu hết của người dân trong tỉnh. Tuy nhiên, An Giang vẫn được xem là một trong những vựa lúa lớn nhất cả nước, đi đầu trong việc xuất khẩu gạo của khu vực. Trong quý I năm 2008 tốc độ tăng trưởng GDP của toàn tỉnh đạt 11,48% tăng 1,29% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao, ước được 23,5 triệu USD bằng 36% kế hoạch năm gấp 2,1 lần so cùng kỳ. Châu Thành là một huyện tiếp giáp thành phố Long Xuyên, có vai trò góp sức trong việc phát triển kinh tế tỉnh nhà. Trong quý I năm 2008 huyện Châu Thành có tổng diện tích gieo trồng 30173,4 ha. Trong đó, lúa 29.524 ha, năng suất bình quân 7,66 tấn/ha giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 24,6% kế hoạch (48.123 triệu đồng) tổng thu ngân sách nhà nước đạt 50.160 triệu đồng. Quy mô sản xuất ngày càng tăng đòi hỏi phải có một nguồn vốn hỗ trợ kịp thời. Để đáp ứng nhu cầu vốn đó phải kể đến sự góp phần to lớn của các tổ chức trung gian tài chính, thông qua việc hỗ trợ về vốn, các tổ chức tín dụng nói chung và chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành nói riêng. Trong thời gian qua ngân hàng đã góp một phần không nhỏ trong việc thúc đẩy nền kinh tế huyện nhà lên một bước đáng kể. Tuy nhiên, cho vay như thế nào đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh, hạn chế tối thiểu nợ quá hạn, nhưng vẫn hỗ trợ vốn đúng đối tượng, đúng kế hoạch, phương hướng phát triển mà huyện đề ra… nhằm đáp ứng tốt mục tiêu phát triển của huyện. Tuy nhiên, cho vay và sử dụng vốn vay như thế nào để an toàn và đạt hiệu quả cao nhằm đáp ứng tốt mục tiêu phát triển của huyện và trên thực tế còn nhiều nội dung cần phải đặt ra. Xuất phát từ bức xúc đó em quyết định chọn đề tài: "Phân tích tình hình cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành" làm luận văn tốt nghiệp của mình. Mục tiêu nghiên cứu: Việc phân tích tình hình cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành nhằm đạt các mục tiêu sau: - Nắm bắt được hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Châu Thành thông qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tổng dư nợ, nợ quá hạn và một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay để thấy được những mặt tích cực hay những hạn chế của hoạt động này. - Từ đó làm cơ sở để đề ra các giải pháp nhằm giúp NHNo & PTNT huyện Châu Thành nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trong giai đoạn sắp tới. Phương pháp nghiên cứu Để nắm được các thông tin, dữ liệu một cách chính xác và đầy đủ đáp ứng cho nhu cầu phân tích các mục tiêu đã đặt ra, tác giả đã áp dụng một số phương pháp sau: Phương pháp thu thập số liệu: Để xem xét tổng quan tình hình cho vay và quản lý nợ vay đề tài sử dụng số liệu thứ cấp thông qua việc thu thập tài liệu từ các bảng cân đối kế toán, báo cáo hoạt động tín dụng, văn kiện Đại hội Thành viên, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2005 – 2007. Đồng thời, còn tìm hiểu qua các sách báo, niên giám thống kê trong địa bàn tỉnh An Giang, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Để phản ánh một cách chính xác các nguyên nhân dẫn đến tình hình cho vay của ngân hàng đề tài còn thu dữ liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ tín dụng và kế toán trưởng tại NHNo & PTNT huyện Châu Thành. Các cuộc phỏng vấn chủ yếu là đối thoại trực tiếp giữa tác giả với các đối tượng phỏng vấn để nắm bắt các nguyên nhân của vấn đề một cách chính xác hơn. Phương pháp phân tích: Dựa vào các số liệu thực tế của ngân hàng qua 3 năm để tính ra các chỉ số dựa trên các phương pháp: Số tuyệt đối = năm sau - năm trước Số tương đối (%) (tỷ lệ % tăng giảm) = (số tuyệt đối/năm cũ) x 100 Dùng biểu đồ hình cột để thấy xu hướng vận động và biểu đồ hình cầu để thấy cơ cấu của các yếu tố cần phân tích. Phương pháp nghiên cứu trường hợp: phân tích các số liệu trong một thời điểm nhất định, trong từng trường hợp cụ thể. Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: từ số liệu của các báo cáo, các văn kiện được tổng hợp, phân tích và so sánh qua các năm để đưa ra nhận xét. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp cơ cấu, tỷ lệ để thấy rõ sự biến động của tình hình cho vay của ngân hàng qua các năm. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ dựa trên phân tích doanh số cho vay trong giai đoạn 2005 - 2007, quy trình cho vay để đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng nhưng chưa nêu được ảnh hưởng của sự cạnh tranh của các ngân hàng khác trên địa bàn về lãi suất, về qui mô, lịch sử hoạt động và các điều kiện khác. Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Khái niệm hoạt động tín dụng Có rất nhiều khái niệm về tín dụng, ở đây xin đơn cử hai khái niệm cơ bản sau: Tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời hạn nhất định từ người sở hữu sang người sử dụng, và khi đến hạn người sử dụng phải hoàn trả lại cho người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Khoản giá trị dôi ra này được gọi là lợi tức tín dụng. Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng. Tức việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh và các nghiệp vụ khác. 2.2 Bản chất, vai trò và chức năng của tín dụng 2.2.1 Bản chất của tín dụng Tín dụng là một hoạt động rất đa dạng và phong phú nhưng ở bất cứ dạng nào thì tín dụng vẫn thể hiện ở ba dạng cơ bản sau: Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng. Sự chuyển nhượng này có thời hạn. Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí (lãi suất). 2.2.2 Chức năng của tín dụng Tín dụng có các chức năng sau: + Phân phối lại tài nguyên: Như chúng ta đa biết tín dụng là sự chuyển nhượng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Thông qua sự chuyển nhượng này tín dụng góp phần phân phối lại nguồn tài nguyên thể hiện ở chỗ: (1) người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến. Thông qua tín dụng, số tài nguyên đó được phân phối lại cho người đi vay. (2) Ngược lại người đi vay cũng thông qua quan hệ tín dụng nhận được phần tài nguyên được phân phối lại. + Giám đốc bằng tiền đối với các hoạt động kinh tế - xã hội: Với tư cách là người đi vay để cho vay, các trung gian tài chính có thể và cần phải giám sát chặt chẽ đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đối với hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước và hoạt động tiêu dùng của dân cư. Sự giám đốc này không chỉ vì lợi ích của các trung gian tài chính mà còn vì lợi ích của doanh nghiệp, của dân cư và của toàn xã hội. 2.2.3 Vai trò của tín dụng - Góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển: Để thực hiện mục tiêu mở rộng sản xuất ở từng doanh nghiệp, yêu cầu về nguồn vốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu được đặt ra. Bởi lẽ, đẩy mạnh tiến độ phát triển sản xuất không thể chỉ trông chờ vào vốn tự có mà doanh nghiệp còn phải biết tận dụng các “dòng chảy” khác của vốn trong xã hội. Từ đó, tín dụng ngân hàng với tư cách là nơi tập trung đại bộ phận vốn nhàn rỗi sẽ là trung tâm đáp ứng nhu cầu vốn bổ sung cho đầu tư phát triển. Như vậy, tín dụng ngân hàng vừa giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng đầu tư mở rộng sản xuất, vừa góp phần đẩy nhanh tốc độ tập trung và tích lũy vốn cho nền kinh tế. - Góp phần ổn định tiền tệ và ổn định giá cả: Với chức năng tập trung và tận dụng những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, tín dụng ngân hàng đã trực tiếp giảm khối lượng tiền mặt tồn đọng trong lưu thông. Lượng tiền dôi thừa này nếu không được huy động và sử dụng kịp thời có thể gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng lưu thông tiền tệ dẫn đến mất cân đối trong quan hệ hàng - tiền và hệ thống giá cả bị biến động là điều không thể tránh khỏi. Do đó, trong điều kiện nền kinh tế bị lạm phát, tín dụng được xem như là một trong những biện pháp hữu hiệu góp phần làm giảm lạm phát. - Góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội: Hoạt động tín dụng ngân hàng không chỉ đáp ứng cho nhu cầu của các doanh nghiệp mà còn phục vụ cho các tầng lớp dân cư. Trong nền kinh tế ngoài các ngân hàng còn có hệ thống những tổ chức tín dụng sẵn sàng cung cấp vốn vay cho các cá nhân để phát triển kinh tế gia đình, mua sắm nhà cửa, tư liệu sinh hoạt, … Bên cạnh đó, còn việc phát triển những loại hình như Ngân hàng Chính sách xã hội, quỹ xóa đói giảm nghèo, Nhà nước còn thực hiện những chính sách ưu đãi nhằm mục đích cải thiện từng bước đời sống của nhân dân, tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, qua đó góp phần ổn định trật tự, xã hội. 2.3 Hình thức cho vay Tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo những tiêu thức phân loại khác nhau: Dựa vào mục đích tín dụng Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay: Gồm 2 loại: + Cho vay sản xuất – lưu thông hàng hóa: Là loại cho vay nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ và cá nhân để trực tiếp tiến hành sản xuất hàng hóa và kinh doanh. + Cho vay tiêu dùng: Là hình thức cho vay hộ, cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm, sửa chữa nhà và các tư liệu tiêu dùng. Ở đây NHNo & PTNT huyện Châu Thành chủ yếu cho vay: tiêu dùng cá nhân, cho nông nghiệp, và phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp trong đó cho vay nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất. Dựa vào thời hạn tín dụng Thời hạn tín dụng gồm 3 loại: Cho vay ngắn hạn: là hình thức cho vay có thời hạn dưới 12 tháng. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động. Cho vay trung hạn: là hình thức cho vay có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định. Cho vay dài hạn: là hình thức cho vay có thời hạn trên 60 tháng. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào dự án đầu tư. Ở NHNo & PTNT huyện Châu Thành cho vay ngắn và trung hạn là chủ yếu vì khách hàng chủ yếu của ngân hàng phần lớn là hộ sản xuất kinh doanh, các phương án kinh doanh của họ có thời hạn từ dưới 5 năm như: phục vụ cho sản xuất nông nghiệp (làm ruộng, chăn nuôi thủy sản…) theo mua vụ là 3 hoặc 6 tháng; mua phương tiện vận tải, nông cụ (ghe vận chuyển, máy gặt đập…). Nên cho vay dài hạn của ngân hàng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, thậm chí không phát sinh. Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng Theo căn cứ này có 2 hình thức cho vay: Cho vay không có bảo đảm: Là loại cho vay không có thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay. Cho vay có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác. Dựa vào phương thức cho vay Tổ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phương thức cho vay: Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn và ký kết hợp đồng tín dụng. Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng và khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; Trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo Quy chế và quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành. Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng, khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo tài sản sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả chi hạn mức tín dụng dự ph
Luận văn liên quan