Ngành điện Việt Nam đang cókhuynh hướng phát triển theo một hướng
mới hoàn toàn khác nhưhiện nay. Thật vậy, hiện nay, quiluật phát triển kinh
tếxã hội - một qui luật biện chứng của chủnghĩa duy vật lịch sử- là quan hệ
sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độphát triển của lực lượng sản
xuất, đã bắt đầu chi phối mạnh các hướng đi cần thiết của ngành điện hiện nay
và trong tương lai không xa.
Điện lực làngành cóvai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế
xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh, vì thếtrong xu thếphát triển và huy
hoạchcủa ngành từnay đến năm2010 sẽ đưa điện đến 100% hộdân có điện
sửdụng,do đó công tác điện khí hoá nông thôn, vừa xây dựng, vừa cải tạo lưới
điện cũ, từng bước hiện đại hoá xây dựng lưới điện. Đểhoàn thành khối lượng
công việc nhưkếhoạch đềra từ đây đến năm2010 ngoài việc duy trì đội ngũ
cán bộcông nhân viênhiện có, công ty Điện lực Cần Thơcần dựkiến phát
triển nguồn nhân lực theo hướng chuyên môn hoá thông qua đào tạo, tuyển
dụng từtrường lớp ra. Đểcó thểduy trì cũng nhưthu hútlao động có trình độ,
tay nghềcao thì đòi hỏi doanh nghiệp phải tuyển dụng và giữlại đúng người
làm đúng việc bởi vì khi một người có kỹnăng thích hợp, đang làm đúng công
việc, thì cảngười nhân viên đó và công ty điều có lợi. Đểlàm được nhưvậy
doanh nghiệp cần cómột hệthống thù lao cạnh tranh và công bằng. Mặc dù
tiền không phải là lý do duy nhất đểcác nhân viên làm việc cho một doanh
nghiệp, nhưng những phương pháp trảlương không công bằng vẫn là nguyên
nhân chính gây ra sựbất mãn của nhân viênvà làmtăng tình trạng bỏviệc,
giảm hiệu quảlao động và gây ra những chi chí không cần thiết cho doanh
nghiệp. Hệthống tiền lương hợp lýlà sựbảo đảm rằng những người thực hiện
các nhiệm vụ được coi là nhưnhau sẽnhận được mức thù lao nhưnhau và thù
lao thì bao hàm tất cảcác hình thức thu nhập mà các cá nhân được trảcho
phần lao động của họ(lương, phụcấp, ).
71 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6727 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình lao động và tiền lương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn: Phân Tích Tình Hình Lao
Động và Tiền Lương
Phân Tích Tình Hình Lao Động , Tiền Lương GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh
Và Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động .
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Ngành điện Việt Nam đang có khuynh hướng phát triển theo một hướng
mới hoàn toàn khác như hiện nay. Thật vậy, hiện nay, qui luật phát triển kinh
tế xã hội - một qui luật biện chứng của chủ nghĩa duy vật lịch sử - là quan hệ
sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, đã bắt đầu chi phối mạnh các hướng đi cần thiết của ngành điện hiện nay
và trong tương lai không xa.
Điện lực là ngành có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế
xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh, vì thế trong xu thế phát triển và huy
hoạch của ngành từ nay đến năm 2010 sẽ đưa điện đến 100% hộ dân có điện
sử dụng,do đó công tác điện khí hoá nông thôn, vừa xây dựng, vừa cải tạo lưới
điện cũ, từng bước hiện đại hoá xây dựng lưới điện. Để hoàn thành khối lượng
công việc như kế hoạch đề ra từ đây đến năm 2010 ngoài việc duy trì đội ngũ
cán bộ công nhân viên hiện có, công ty Điện lực Cần Thơ cần dự kiến phát
triển nguồn nhân lực theo hướng chuyên môn hoá thông qua đào tạo, tuyển
dụng từ trường lớp ra. Để có thể duy trì cũng như thu hút lao động có trình độ,
tay nghề cao thì đòi hỏi doanh nghiệp phải tuyển dụng và giữ lại đúng người
làm đúng việc bởi vì khi một người có kỹ năng thích hợp, đang làm đúng công
việc, thì cả người nhân viên đó và công ty điều có lợi. Để làm được như vậy
doanh nghiệp cần có một hệ thống thù lao cạnh tranh và công bằng. Mặc dù
tiền không phải là lý do duy nhất để các nhân viên làm việc cho một doanh
nghiệp, nhưng những phương pháp trả lương không công bằng vẫn là nguyên
nhân chính gây ra sự bất mãn của nhân viên và làm tăng tình trạng bỏ việc,
giảm hiệu quả lao động và gây ra những chi chí không cần thiết cho doanh
nghiệp. Hệ thống tiền lương hợp lý là sự bảo đảm rằng những người thực hiện
các nhiệm vụ được coi là như nhau sẽ nhận được mức thù lao như nhau và thù
lao thì bao hàm tất cả các hình thức thu nhập mà các cá nhân được trả cho
phần lao động của họ (lương, phụ cấp,…).
Hiện nay Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới rất cần những người có
năng lực để góp sức đưa Đất nước đi lên với mục tiêu là đến năm 2020 sẽ cơ
bản trở thành một nước công nghiệp. Bên cạnh sự “hoàn thiện hệ thống cơ sở
dạy nghề, hệ thống chính sách dạy nghề nhằm tạo điều kiện và khuyến khích
lao động kỹ thuật”, việc giữ cho người lao động làm đúng ngành nghề mà họ
đã học; không để cho người giỏi tâp trung quá nhiều ở các công ty nước ngoài
hay sự di dân sang nước ngoài cũng không kém phần quan trọng. Hiện nay,
ngày càng có nhiều sinh viên đi du học ở nước ngoài và trong số họ có những
SVTH: Lâm Hồng Minh Trang 1
Phân Tích Tình Hình Lao Động , Tiền Lương GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh
Và Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động .
người không quay về phục vụ Đất nước vì vậy Nhà nước buộc họ phải nộp
thuế thân để ràng buộc họ. Hay tình trạng các sinh viên giỏi ra trường đi làm
cho các doanh nghiệp nước ngoài,… đó là vì sao? Một khía cạnh nào đó có thể
là do thu nhập của họ từ các doanh nghiệp trong nước không đáp ứng đủ nhu
cầu chi tiêu của cá nhân và gia đình họ bởi vì mức lương của các doanh nghiệp
nước ngoài rất cao so với các doanh nghiệp trong nước. Vì vậy một chính sách
lương hợp lý rất cần thiết đối với người lao động.
Ngoài tiền lương, việc cung cấp những dịch vụ và phúc lợi cho nhân viên
như: các chương trình hưu trí; các kế hoạch chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm;
các kế hoạch chia lợi nhuận; các kế hoạch khuyến khích tạo động lực khác,
chẳng hạn như kế hoạch giải trí,… cũng là những biện pháp khuyến khích, tạo
động lực cho người lao động phát huy hết khả năng của mình cũng như người
lao động hiểu rõ doanh nghiệp mong chờ những gì từ họ và họ có thể mong
muốn những gì từ doanh nghiệp.
Tóm lại, một chính sách lương hợp lý có thể kích thích người lao động
tăng năng suất lao động từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp là đều mà
doanh nghiệp và người lao động nào cũng mong muốn. Chính vì vậy mà người
viết chọn đề tài “Phân Tích Tình Hình Lao Động, Tiền Lương Và Ảnh Hưởng
Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động Tại Điện Lực Cần Thơ”.
II. Mục tiêu nghiên cứu:
Như đã trình bày ở trên, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là “Phân Tích Tình
Hình Lao Động, Tiền Lương Và Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến
Năng Suất Lao Động Của Người Lao Động”. Thông qua những nghiên cứu
như:
− Phân tích tình hình lao động, tiền lương tại Điện Lực Cần Thơ:
+ Về lao động:
Phân tích trình độ lao động tại công ty.
Phân tích tình hình tăng giảm lao động tại công ty.
Phân tích tình hình bố trí lao động tại các đơn vị trực thuộc.
+ Về tiền lương:
Phân tích, đánh giá hình thức trả lương tại Điện Lực Cần Thơ từ đó
rút ra ưu và nhược điểm của hình thức đó. Xem ảnh hưởng của cách trả lương
đến người lao động từ đó đề nghị, giải pháp cải thiện cách trả lương nhằm kích
thích người lao động tăng năng suất lao động.
Đánh giá các hình thức lương, thưởng, ăn giữa ca, trợ cấp liên quan
tới người lao động trong Doanh nghiệp.
Phân tích tình hình thực hiện quỹ lương năm 2003.
SVTH: Lâm Hồng Minh Trang 2
Phân Tích Tình Hình Lao Động , Tiền Lương GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh
Và Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động .
− Phân tích ảnh hưởng của chính sách lương đến năng suất lao động của
người lao động:
+ Phân tích và so sánh hình thức lương theo sản phẩm tại công ty Điện Lực
Cần Thơ và các công ty xây dựng 621, công ty cơ khí và sửa chữa 721. Từ đó
kết luận hình thức trả lương theo sản phẩm tại phân xưởng sản xuất là kích
thích người lao động tăng năng suất lao động của mình nhiều nhất.
+ Phân tích và so sánh các loại trợ cấp của Điện Lực Cần Thơ qua các năm.
Từ đó rút ra các loại trợ cấp đó khuyến khích người lao động như thế nào.
+ Phân tích và so sánh các chế độ tiền thưởng của doanh nghiệp đối với
người lao động. Từ đó rút ra các hình thức thưởng đó đã kích thích người lao
động làm việc để tăng năng suất lao động như thế nào.
III. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ được tiến hành thông qua:
1. Phương pháp thu thập số liệu:
1.1. Số liệu thứ cấp:
− Các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập.
− Tham khảo các tài liệu có liên quan.
1.2. Số liệu sơ cấp:
− Quan sát: tiếp cận, tìm hiểu và quan sát thực tế.
− Điều tra: phỏng vấn trực tiếp các công nhân tại doanh nghiệp thực tập.
2. Phân tích số liệu:
− Phương pháp so sánh, tổng hợp: lấy số liệu của doanh nghiệp thực tập so
sánh thực tế so với kế hoạch, so với thực tế năm trước và so sánh với doanh
nghiệp khác.
− Phương pháp nghiên cứu điển cứu: lấy số liệu của những doanh nghiệp
có hình thức lương theo sản phẩm.
IV. Phạm vi nhiên cứu:
− Khi phân tích chỉ dựa vào số liệu thứ cấp và số liệu thu thập được.
− Chỉ nghiên cứu hình thức lương trong doanh nghiệp thực tập và công ty
xây dựng 621, công ty 721 mà trọng tâm là tập trung đi sâu nghiên cứu, phân
tích ưu điểm của phương pháp trả lương theo sản phẩm.
− Chỉ chế độ tiền thưởng, các khoản trợ cấp trong Doanh nghiệp đã kích
thích người lao động như thế nào.
− Chỉ nghiên cứu trong 3 năm 2001,2002,2003.
SVTH: Lâm Hồng Minh Trang 3
Phân Tích Tình Hình Lao Động , Tiền Lương GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh
Và Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động .
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái quát về lao động:
1.1. Khái niệm lao động:
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật
chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và
hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của Đất nước.
1.2. Tầm quan trọng của lao động:
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải có ba yếu tố cơ bản:
tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động, trong đó, lao động là yếu tố
có tính chất quyết định.
Trong tất cả các chế độ xã hội, việc làm ra của cải vật chất, thỏa mãn tất cả
các nhu cầu, các điều kiện về sinh hoạt, sinh tồn của xã hội đều do lao động
mà có.
Lao động là hoạt động chân tay và hoạt động trí óc của con người nhằm
biến đổi các vật thể tự nhiên thành những vật thể cần thiết để thỏa mãn nhu
cầu của xã hội.
Lao động là điều kịên đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã
hội.
1.3 Phân loại lao động:
1.3.1 Phân loại theo nghề nghiệp:
− Công nhân sản xuất chính: là những người làm việc trực tiếp bằng tay
hoặc bằng máy móc tham gia vào quá trình sản xuất và trực tiếp làm ra sản
phẩm.
− Công nhân sản xuất phụ: là những người phục vụ cho quá trình sản xuất
và làm các ngành nghề phụ như: công nhân sửa chữa, vận chuyển nội bộ và
làm các hoạt động sản xuất phụ khác.
− Lao động còn lại gồm có: nhân viên kỹ thuật, nhân viên bán hàng, nhân
viên hành chính, kế toán đào tạo, bảo vệ cơ sở,….
1.3.2 Phân loại lao động theo nhóm lương:
Lao động trực tiếp và gián tiếp trong doanh nghiệp có nhiều mức lương
theo bậc lương, thang lương. Thông thường công nhân sản xuất trực tiếp có từ
1 đến 7 bậc lương.
Bậc 1&2 gồm phần lớn lao động phổ thông, chưa qua tầng lớp chuyên
môn nào. Bậc 3&4 gồm những công nhân đã qua một quá trình đào tạo. Bậc 5
trở lên gồm những công nhân đã qua trường lớp chuyên môn có tay nghề cao.
SVTH: Lâm Hồng Minh Trang 4
Phân Tích Tình Hình Lao Động , Tiền Lương GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh
Và Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động .
Lao động gián tiếp cũng có nhiều bậc: nhân viên, cán sự, chuyên viên.
Mỗi bậc lại chia nhiều hạn. Nhân viên phần nhiều là những người tốt nghiệp
phổ thông hoặc chuyên môn trung cấp. Cán sự phần nhiều là những người tốt
nghiệp cao đẳng hoặc đại học. Chuyên viên là những người tốt nghiệp đại học
hoặc trên đại học có quá trình nghiên cứu khoa học và có trình độ chuyên môn
cao.
Việc phân loại theo nhóm lương rất cần thiết cho việc phân bố lao động,
bố trí nhân sự công tác trong doanh nghiệp.
1.4 Hạch toán lao động:
1.4.1 Hạch toán tình hình sử dụng số lượng lao động và thời gian lao động:
1.4.1.1 Số lượng lao động trong doanh nghiệp: thường có sự biến động tăng
giảm trong từng đơn vị, bộ phận cũng như phạm vi toàn doanh nghiệp. Sự
biến động trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến cơ cấu lao động, chất lượng
lao động và do đó có ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Để phản ảnh số lượng lao động hiện có và theo sự biến động lao động
trong từng đơn vị, bộ phận, doanh nghiệp sử dụng “Sổ Danh Sách Lao Động”.
Cơ sở số liệu để ghi vào sổ “Sổ Danh Sách Lao Động” là các chứng từ tuyển
dụng, các quyết định thuyên chuyển công tác, cho thôi việc, hưu trí,..
1.4.1.2 Thời gian lao động của nhân viên: cũng có ý nghĩa quan trọng trong
việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để phản ánh
kịp thời, chính xác tình hình sử dụng thời gian lao động, kiểm tra việc chấp
hành kỹ luật lao động của công nhân viên trong doanh nghiệp, kế toán sử dụng
“Bảng Chấm Công” (mẫu số 01- LĐTL ban hành theo qui định số 1141-
TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính).
Bảng chấm công là tài liệu quan trọng để tổng hợp, đánh giá phân tích
tình hình sử dụng thời gian lao động, là cơ sở để kế toán tính toán kết quả lao
động và tiền lương cho công nhân viên.
Bên cạnh bảng chấm công kế toán còn sử dụng một số chứng từ khác để
phản ảnh cụ thể tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân viên trong
một số trường hợp sau:
− Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội (Mẫu số 03-LĐTL): phiếu này được
lập để xác định số ngày được nghỉ do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ
trông con ốm,…của người lao động, làm căn cứ tính bảo hiểm xã hội trả thay
lương theo chế độ qui định.
SVTH: Lâm Hồng Minh Trang 5
Phân Tích Tình Hình Lao Động , Tiền Lương GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh
Và Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động .
− Phiếu báo làm thêm giờ (Mẫu số 07-LĐTL): đây là chứng từ xác nhận số
giờ công, đơn giá và số tiền làm thêm được hưởng của từng công việc và là cơ
sở để tính trả lương cho người lao đông.
− Biên bản điều tra tai nạn lao động (Mẫu số 09-LĐTL).
1.4.2 Hạch toán kết quả lao động:
Kết quả lao động của công nhân viên trong doanh nghiệp chịu ảnh hưởng
của nhiều nhân tố: thời gian lao động, trình độ thành thạo, tinh thần làm việc,
phương tiện sử dụng,…. Khi đánh giá phân tích kết quả lao động của công
nhân viên phải xem xét một cách đầy đủ các nhân tố trên.
Kết quả lao động của công nhân viên trong doanh nghiệp được phản ảnh
vào các chứng từ:
− Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (Mẫu số 06-LĐTL).
− Hợp đồng giao khoán (Mẫu số 08-LĐTL).
2. Khái quát về tiền lương:
2.1 Khái niệm tiền lương:
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của bộ phận xã hội mà người lao động
được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuất
nhằm tái sản xuất sức lao động.
Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của công nhân viên chức, ngoài ra
họ còn được hưởng chế độ trợ cấp xã hội trong thời gian nghỉ việc vì ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động,… và các khoản tiền thưởng thi đua, thưởng năng
suất lao động….
2.2 Đặc điểm của tiền lương:
− Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và nền
sản xuất hàng hóa.
− Tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm do lao động
làm ra. Tùy theo cơ chế quản lý mà tiền lương có thể được xác định là một bộ
phận của chi phí sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá thành sản phẩm hay
được xác định là một bộ phận của thu nhập-kết quả tài chính cuối cùng của
hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
− Tiền lương là đòn bẩy kinh tế quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh, tăng năng suất lao động, có tác dụng động viên và khuyến khích
công nhân viên chức phấn khởi, tích cực lao động, nâng cao hiệu quả công tác.
2.3 Các hình thức tiền lương:
Hiện nay, việc tính trả lương cho người lao động được tiến hành theo hai
hình thức chù yếu: hình thức tiền lương theo thời gian và hình thức tiền lương
theo sản phẩm.
SVTH: Lâm Hồng Minh Trang 6
Phân Tích Tình Hình Lao Động , Tiền Lương GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh
Và Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động .
2.3.1 Hình thức tiền lương theo thời gian:
Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương trả cho người lao động theo
thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương của người lao động. Tiền
lương tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, tuần, ngày hoặc
ngày làm việc của người lao động tùy thuộc theo yêu cầu và trình độ quản lý
thời gian lao động của doanh nghiệp.
Thường áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như: hành chính,
quản trị, tổ chức lao động, thống kê, tài vụ-kế toán,….
Tiền lương thời gian có thể tính theo thời gian giản đơn hay tính theo
thời gian có thưởng.
∗ Trả lương theo thời gian giản đơn: gồm:
Tiền lương tháng: là tiền lương trả cố định hằng tháng trên cơ sở hợp
đồng lao động. Thường áp dụng cho nhân viên làm công việc quản lý hành
chính, quản lý kinh tế.
Mức lương Mức lương cơ bản Hệ số Tổng hệ số các
Tháng
=
(tối thiểu)
x
lương
+
khoản trợ cấp
Tiền lương tuần: là tiền lương trả cho một tuần làm việc.
Mức lương tuần = mức lương tháng × 12/52 tuần
Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho một ngày làm việc.
Mức lương ngày = mức lương tháng/ 22 (hoặc 26)
Tiền lương giờ: là tiền lương trả cho một giờ làm việc.
Mức lương giờ = mức lương ngày/ 8 (tối đa)
∗ Trả lương theo thời gian có thưởng:
Theo hình thức này kết hợp trả lương theo thời gian giản đơn với chế độ
tiền lương trong sản xuất kinh doanh.
2.3.2 Hình thức tiền lương tính theo sản phẩm:
Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương tính trả cho người lao động
theo kết quả lao động-khối lượng sản phẩm,công việc và lao vụ đã hoàn thành,
bảo đảm đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng đã qui định và đơn giá tiền
lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc lao vụ đó.
Tiền lương tính theo sản phẩm có thể được thực hiện theo những cách
sau:
− Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp (không hạn chế):
Tiền lương được Số lượng (khối lượng) SP, Đơn giá
lĩnh trong tháng
=
Công việc hoàn thành
x
tiền lương
SVTH: Lâm Hồng Minh Trang 7
Phân Tích Tình Hình Lao Động , Tiền Lương GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh
Và Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động .
Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp được tính cho người lao động hay
cho một tập thể người lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất.
− Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp:
Tiền lương được Tiền lương được lĩnh của Tỷ lệ lương
lĩnh trong tháng
=
bộ phận gián tiếp
x
gián tiếp
Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp cũng được tính cho từng người
lao động hay cho một tập thể người lao động thuộc bộ phận gián tiếp phục vụ
sản xuất phân xưởng hưởng lương phụ thuộc vào kết quả lao động của bộ
phận trực tiếp sản xuất.
− Tiền lương theo sản phẩm có thưởng: là tiền lương tính theo sản phẩm
trực tiếp hoặc gián tiếp kết hợp với chế độ khen thưởng do doanh nghiệp qui
định như: thưởng chất lượng sản phẩm-tăng tỷ lệ chất lượng cao, thưởng năng
suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu,.... Được tính cho từng người lao động
hay tập thể người lao động.
− Tiền lương tính theo sản phẩm lũy tiến: là tiền lương tính theo sản phẩm
trực tiếp kết hợp với suất tiền thưởng lũy tiến theo mức độ hoàn thành vượt
mức sản xuất sản phẩm.
− Tiền lương khoán theo khối lượng công việc hay từng công việc tính cho
từng người lao động hay tập thể người lao động nhận khoán:
Tiền lương khoán được áp dụng đối với những khối lượng công việc
hoặc từng công việc cần phải được hoàn thành trong một thời gian nhất định.
− Tiền lương tính theo sản phẩm cuối cùng:
Cách tính này là tiến bộ nhất vì nó gắn trách nhiệm của cá nhân hoặc tập
thể người lao động với chính sản phẩm mà họ làm ra. Như vậy trong trường
hợp tính lương theo sản phẩm cuối cùng, tiền lương phải trả cho người lao
động không thuộc chi phí sản xuất mà nằm trong thu nhập còn lại sau khi trừ
đi các khoản chi phí hợp lý và các khoản phân phối lợi nhuận theo qui định.
* Ngoài ra, còn có các hình thức lương sau:
−
−
Chia lương theo cấp bậc công việc và thời gian làm việc thực tế của
từng người lao động kết hợp với việc bình công chấm điểm của từng người
lao động trong tập thể đó.
Chia lương theo bình công chấm điểm hàng ngày cho từng người
trong tập thể đó.
SVTH: Lâm Hồng Minh Trang 8
Phân Tích Tình Hình Lao Động , Tiền Lương GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh
Và Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động .
2.4 Quỹ tiền lương:
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương tính theo số
công nhân viên của doanh nghiệp do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và tri trả
lương, bao gồm cả tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp, tiền lương chính và
tiền lương phụ.
2.5 Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
− Kiểm tra tình tình huy động và sử dụng lao động, việc chấp hành chính
sách, chế độ lao động, tiền lương, trợ cấp bảo hiểm xã hội và tình hình sử
dụng quỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội.
− Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong Doanh nghiệp thực hiện đầy
đủ, đungd đắn các chế độ về lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội, mở sổ kế
toán lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội đúng chế độ, đúng phương pháp.
− Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản chi phí, tiền
lương, khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn vào chi
phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận, đơn vị sử dụng lao động.
− Ngăn chặn những hành vi vô trách nhiệm, vi phạm chính sách lao động
tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
2.6 Tính lương và trợ cấp