1.1. Lý do chọn đề tài
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu.
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển đời sống con người ngày càng nâng cao được thể hiện rõ ở từng nhu cầu cụ thể như: ăn, mặc, ở Bên cạnh đó, nền kinh tế ngày càng phát triển càng có nhiều các doanh nghiệp, công ty thành lập, hoặc mở rộng quy mô, lĩnh vực kinh doanh. Thêm vào đó, khi Việt Nam gia nhập WTO mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội mới, quan hệ hợp tác với nước ngoài ngày càng mở rộng, tuy nhiên cùng với những cơ hội vàng ấy, đã đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam không ít những thách thức khi bước vào sân chơi thế giới, sân chơi trí tuệ, sân chơi cạnh tranh gay gắt, nơi mà chỉ có đổi mới và chất lượng thì mới có thể sinh tồn ở đó. Vì tất cả những lý do trên, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, để cạnh tranh, để sinh tồn thì sản phẩm tạo ra từ các doanh nghiệp phải mang một ưu thế nhất định về chất lượng, giá cả, chủng loại mà chỉ có một doanh nghiệp với hoạt động sản xuất hết sức hoàn hảo, hoặc phải gần như hoàn hảo với kế hoạch sản xuất khả thi, điều hành và vận dụng các nguồn lực một cách hiệu quả thì mới có thể đạt được các yếu tố đó. Như vậy để có một kế hoạch sản xuất khả thi đạt hiệu quả để kịp thời đổi mới dây truyền sản xuất , để khắc phục những yếu kém và tận dụng tối đa các nguồn lực sản xuất thì phải tiến hành phân tích tình hình sản xuất của công ty một cách toàn diện, thường xuyên nhằm phát hiện đúng lúc những điểm mạnh, điểm yếu để phát huy hay khắt phục.
Chế biến thủy sản là ngành kinh doanh mà đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên thay đổi dây truyền sản xuất để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm. Cafatex là công ty chế biến thủy sản mà sản phẩm chủ yếu là xuất khẩu ra nước ngoài. Vì vậy chất lượng sản phẩm ngày càng đựơc ưu tiên chú trọng hơn các yếu tố khác, đồng thời kinh doanh ở thị trường nước ngoài thì Cafatex phải đưong đầu với sự cạnh tranh cực kỳ gay gắt.
Vì vậy, phải phân tích, tìm hiểu, đánh giá những điểm yếu cho thật kỹ, biết đựơc việc sản xuất yếu là do đâu, do yếu tố nào và yếu tố nào là ảnh hưởng mạnh nhất, yếu tố nào là chi phối chính hoạt động sản xuất của công ty thì mới có những biện pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả tốt nhất, phù hợp nhất nhằm không ngừng nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm với mục đích cuối cùng là đưa công ty ngày càng phát triển, lợi nhuận càng cao, công ty từng bước vươn lên vị trí dẫn đầu ngành, trong khu vực. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài phân tích tình hình sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất với mục đích tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động sản xuất của công ty từ đó đưa ra một số giải pháp tăng trưởng.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu chung
- Phân tích tình hình sản xuất nhằm đảm bảo cho việc sản xuất, cung cấp kịp thời đầy đủ, tốt nhất lượng sản phẩm theo nhu cầu, sử dụng tối đa các tìm lực hiện có, đồng thời tìm ra một số nguyên nhân còn hạn chế nhằm tìm ra giải pháp để sử dụng tốt nhất nguồn lực trong quá trình sản xuất.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình sản xuất hiện tại của công ty nhằm khái quát, phát hiện những ưu điểm, nhược điểm
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nhằm đánh giá tình hình về biến động các yếu tố: số lượng lao động, bố trí lao động, thời gian lao động, trình độ thành thạo của lao động.
- Từ kết quả phân tích tìm ra nguyên nhân còn hạn chế và đề ra một số giải pháp làm tăng hiệu quả sản xuất.
1.3.Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Không gian:
Trong phạm vi nội dung nghiên cứu của bài luận văn này, em chỉ tập trung và phân tích một số yếu tố cơ bản tình hình sản xuất sản phẩm của công ty cổ phần thủy sản Cafatex trên cơ sở số liệu của giai đoạn từ năm 2004 đến 2006. Do số liệu năm 2007 của công ty chưa hoàn tất việc kiểm kê.
1.3.2. Thời gian:
- Từ ngày 11/02/2008 đến ngày 25/05/2008
1.4. Đối tượng nghiên cứu.:
- Tình hình sản xuất của công ty cổ phần thủy sản Cafatex qua 3 năm 2004, 2005, 2006. Một số yếu tố của quá trình sản xuất.
1.5. Lược khảo tài liệu có liên quan tới đề tài nghiên cứu
- Bài phân tích trên cơ sở dựa vào số liệu thứ cấp do công ty cổ phần thủy sản Cafatex cung cấp, thong tin về tình hình sản xuất, tình hình công ty do các cô chú trong công ty cung cấp, và một số thong tin về tình hình công ty thu thập trong quá trình thực tập ở công ty.
- Tham khảo một số bài luận văn của sinh viên Khoa kinh tế- QTKD trường Đại học Cần thơ năm 2006.
- Dựa vào một số quyển sách về phân tích hoạt động kinh doanh chủ yếu là quyển phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp tác giả Huỳnh Đức Lộng, và một số quyển sách về thống kê ứng dụng để làm cơ sở lý thuyết cho bài phân tích.
- Dựa trên cơ sở thông tin về ngành thủy sản Việt Nam, về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam được thu thập từ một số trang web về ngành thủy sản, bộ thủy sản, website của công ty cổ phần thủy sản Cafatex.
64 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1936 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất của công ty cổ phần thủy sản CAFATEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu.
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển đời sống con người ngày càng nâng cao được thể hiện rõ ở từng nhu cầu cụ thể như: ăn, mặc, ở… Bên cạnh đó, nền kinh tế ngày càng phát triển càng có nhiều các doanh nghiệp, công ty thành lập, hoặc mở rộng quy mô, lĩnh vực kinh doanh. Thêm vào đó, khi Việt Nam gia nhập WTO mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội mới, quan hệ hợp tác với nước ngoài ngày càng mở rộng, tuy nhiên cùng với những cơ hội vàng ấy, đã đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam không ít những thách thức khi bước vào sân chơi thế giới, sân chơi trí tuệ, sân chơi cạnh tranh gay gắt, nơi mà chỉ có đổi mới và chất lượng thì mới có thể sinh tồn ở đó. Vì tất cả những lý do trên, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, để cạnh tranh, để sinh tồn thì sản phẩm tạo ra từ các doanh nghiệp phải mang một ưu thế nhất định về chất lượng, giá cả, chủng loại… mà chỉ có một doanh nghiệp với hoạt động sản xuất hết sức hoàn hảo, hoặc phải gần như hoàn hảo với kế hoạch sản xuất khả thi, điều hành và vận dụng các nguồn lực một cách hiệu quả thì mới có thể đạt được các yếu tố đó. Như vậy để có một kế hoạch sản xuất khả thi đạt hiệu quả để kịp thời đổi mới dây truyền sản xuất , để khắc phục những yếu kém và tận dụng tối đa các nguồn lực sản xuất thì phải tiến hành phân tích tình hình sản xuất của công ty một cách toàn diện, thường xuyên nhằm phát hiện đúng lúc những điểm mạnh, điểm yếu để phát huy hay khắt phục.
Chế biến thủy sản là ngành kinh doanh mà đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên thay đổi dây truyền sản xuất để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm. Cafatex là công ty chế biến thủy sản mà sản phẩm chủ yếu là xuất khẩu ra nước ngoài. Vì vậy chất lượng sản phẩm ngày càng đựơc ưu tiên chú trọng hơn các yếu tố khác, đồng thời kinh doanh ở thị trường nước ngoài thì Cafatex phải đưong đầu với sự cạnh tranh cực kỳ gay gắt.
Vì vậy, phải phân tích, tìm hiểu, đánh giá những điểm yếu cho thật kỹ, biết đựơc việc sản xuất yếu là do đâu, do yếu tố nào và yếu tố nào là ảnh hưởng mạnh nhất, yếu tố nào là chi phối chính hoạt động sản xuất của công ty thì mới có những biện pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả tốt nhất, phù hợp nhất nhằm không ngừng nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm với mục đích cuối cùng là đưa công ty ngày càng phát triển, lợi nhuận càng cao, công ty từng bước vươn lên vị trí dẫn đầu ngành, trong khu vực. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài phân tích tình hình sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất với mục đích tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động sản xuất của công ty từ đó đưa ra một số giải pháp tăng trưởng.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu chung
- Phân tích tình hình sản xuất nhằm đảm bảo cho việc sản xuất, cung cấp kịp thời đầy đủ, tốt nhất lượng sản phẩm theo nhu cầu, sử dụng tối đa các tìm lực hiện có, đồng thời tìm ra một số nguyên nhân còn hạn chế nhằm tìm ra giải pháp để sử dụng tốt nhất nguồn lực trong quá trình sản xuất.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình sản xuất hiện tại của công ty nhằm khái quát, phát hiện những ưu điểm, nhược điểm
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nhằm đánh giá tình hình về biến động các yếu tố: số lượng lao động, bố trí lao động, thời gian lao động, trình độ thành thạo của lao động.
- Từ kết quả phân tích tìm ra nguyên nhân còn hạn chế và đề ra một số giải pháp làm tăng hiệu quả sản xuất.
1.3.Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Không gian:
Trong phạm vi nội dung nghiên cứu của bài luận văn này, em chỉ tập trung và phân tích một số yếu tố cơ bản tình hình sản xuất sản phẩm của công ty cổ phần thủy sản Cafatex trên cơ sở số liệu của giai đoạn từ năm 2004 đến 2006. Do số liệu năm 2007 của công ty chưa hoàn tất việc kiểm kê.
1.3.2. Thời gian:
- Từ ngày 11/02/2008 đến ngày 25/05/2008
1.4. Đối tượng nghiên cứu.:
- Tình hình sản xuất của công ty cổ phần thủy sản Cafatex qua 3 năm 2004, 2005, 2006. Một số yếu tố của quá trình sản xuất.
1.5. Lược khảo tài liệu có liên quan tới đề tài nghiên cứu
- Bài phân tích trên cơ sở dựa vào số liệu thứ cấp do công ty cổ phần thủy sản Cafatex cung cấp, thong tin về tình hình sản xuất, tình hình công ty do các cô chú trong công ty cung cấp, và một số thong tin về tình hình công ty thu thập trong quá trình thực tập ở công ty.
- Tham khảo một số bài luận văn của sinh viên Khoa kinh tế- QTKD trường Đại học Cần thơ năm 2006.
- Dựa vào một số quyển sách về phân tích hoạt động kinh doanh chủ yếu là quyển phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp tác giả Huỳnh Đức Lộng, và một số quyển sách về thống kê ứng dụng để làm cơ sở lý thuyết cho bài phân tích.
- Dựa trên cơ sở thông tin về ngành thủy sản Việt Nam, về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam được thu thập từ một số trang web về ngành thủy sản, bộ thủy sản, website của công ty cổ phần thủy sản Cafatex.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1. Phương pháp luận.
2.1.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của việc phân tích tình hình sản xuất.
2.1.1.1. Ý nghĩa
Sản xuất của xí nghiệp trước tiên phải nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường với mục tiêu đạt được lợi nhuận tối đa. Đề cập đến tình hình sản xuất của xí nghiệp là nói đến việc sản xuất các mặt hang sản phẩm, số lượng chất lượng sản phẩm. Nó thể hiện ở công tác tổ chức quản lý sản xuất như phối hợp sản xuất một cách đều đặn và đồng bộ. Ngoài ra tình hình sản xuất có mối quan hệ mật thiết với tình hình cung ứng, tổ chức, sử dụng tối ưu giữa các yếu tố cơ bản của sản xuất như: máy móc thiết bị, vật tư, lao động. Sản xuất của xí nghiệp phát triển tất yếu sẽ ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ, lợi nhuận, tài chính, tình hình trang bị, sử dụng tài sản cố định, vật tư, lao động, … ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn ngành kinh tế quốc dân, ảnh hưởng đến các mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, quan hệ cung cầu,…
2.1.1.2. Nhiệm vụ.
Trên cơ sở những thông tin kế hoạch, thong tin hoạch toán về kết quả sản xuất, thong tin về mặt kỹ thuật và tổ chức sản xuất, thong tin về các yếu tố cơ bản sản xuất, tiến hành đánh giá khái quát tình hình sản xuất của xí nghiệp. Sau đó làm rõ ảnh hưởng của các nhân tố về lao động, vật tư, tài sản cố định đến kết quả sản xuất. Ngoài ra trong quá trình phân tích phải đi sâu vào mặt kỹ thuật và tổ chức sản xuất, bởi nghiên cứu giải quết đúng đắn của vấn đề về kỹ thuật và tổ chức sản xuất có tác dụng nâng cao kết quả, hiệu quả của sản xuất kinh doanh.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch công ty phải chấp hang các chế độ chính sách của nhà nước. Vì vậy phân tích tình hình sản xuất phải kết hợp đánh giá tình hình thực hiện các chính sách của nhà nước, đánh giá tính hợp lý hay lạc hậu của các chế độ chính sách đó…
Trên cơ sở đánh giá trên, phân tích phải đề ra những biện pháp nhằm khai thác khả năng tiềm tàng của xí nghiệp, nâng cao khối lượng và chất lượng sản phẩm, nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh.
2.1.2.Khái niệm giá trị sản xuất.
- Giá trị sản xuất là chỉ tiêu thể hiện toàn bộ giá trị của sản phẩm do hoạt động sản xuất công nghiệp tạo ra trong thời gian nhất định. Nó bao gồm: giá trị nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, phụ tùng thay thế, chi phí dịch vụ sản xuất, khấu hao tài sản cố định, chi phí lao động và giá trị mới sáng tạo ra trong quá trình cấu thành giá trị sản phẩm công nghiệp. gồm các yếu tố sau:
Giá trị thành phẩm = giá thành đơn vị * sản lượng.
Đây là yếu tố chủ yếu chiếm tỉ trọng lớn trong giá trị sản xuất của công ty. Nó bao gồm những sản phẩm phải kết thúc khâu chế biến cuối cùng tại doanh nghiệp nhập kho và những bán thành phẩm, bán ra ngoài….
- Giá trị công việc có tính chất công nghiệp. Giá trị công việc thực hiện giai đoạn ngắn của quá tình sản xuất, nó chỉ làm tăng thêm giá trị sử dụng của sản phẩm. Những công việc này chỉ làm cho bên ngoài hoặc làm cho các bộ phận khác không phải là hoạt động công nghiệp của công ty.
- Giá trị phụ phẩm, thứ phẩm, phế phẩm, phế liệu thu hồi.
- Giá trị của hoạt động cho thêu máy móc thiết bị trong dây truyền sản xuất của doanh nghiệp.
- Giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ của sản phẩm dở dang, bán thành phẩm.
2.1.3. Khái niệm giá trị tăng thêm.
- Giá trị tăng thêm là phần chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian. Nó bao gồm các chi phí sau:
- Thu nhập của người lao động: là tổng hợp các khoản mà công ty phải thanh toán cho người lao động.
- Thuế sản xuất kinh doanh: là các loại thuế phát sinh do kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty mang lại.
- Khấu hao tài sản cố định.
2.1.4. Khái niệm chi phí trung gian.
- Chi phí trung gian là một bộ phận của chi phí sản xuất nói chung, nó được cấu thành trong giá trị sản phẩm, được thể hiện dưới dạng vật chất như nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng và dưới dạng dịch vụ phục vụ sản xuất. Nó bao gồm:
- Chi phí vật chất: như nguyên, nhiên, vật liệu, năng lượng mua ngoài.
Chi phí dịch vụ: là những chi phí phải trả cho các dịch vụ thuê ngoài, và được hoạch toán vào chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm như: chi phí bảo hiểm, bảo vệ môi trường, quảng cáo,…
Phẩm cấp sản phẩm
Sản phẩm được phân chia thành chính phẩm và phế phẩm, tuỳ theo chất lượng và do trình độ thành thạo kỹ thuật của công nhân, chất lựong nguyên vật liệu quyết định. Các loại sản phẩm này đwojc phân chia thành cấp bậc và thứ hạng khác nhau, chính phẩm thường gọi là sản phẩm loại 1, thứ phẩm gọi là sản phẩm loại 2, loại 3, nó yếu kém về mặt công dụng thẩm mỹ,… giá bán thấp hơn.
∑( sản lựơng từng loại * đơn giá từng loại)
Hệ số phẩm cấp = < 1
toàn bộ sản lượng * Đơn giá sản phẩm loại 1
Nếu hệ số phẩm cấp bằng 1 toàn bộ sản phẩm đều loại 1, hệ số phẩm cấp càng giảm thì chất lượng sản phẩm càng giảm.
* Nội dung phân tích:
Tính hệ số phẩm cấp kỳ kế hoạch.
Hệ số phẩm ∑( sản lựơng từng loại kế hoạch * đơn giá kế hoạch từng loại)
=
cấp kế hoạch Toàn bộ sản lượng kế hoạch * Đơn giá kế hoạch sản phẩm loại 1
Tính hệ số phẩm cấp thực tế.
Hệ số phẩm ∑( sản lựơng từng loại thực tế * đơn giá kế hoạch từng loại)
=
cấp thực tế Toàn bộ sản lượng thực tế * Đơn giá kế hoạch sản phẩm loại 1
So sánh hệ số phẩm cấp thực tế và kế hoạch để đánh giá sự biến động về chất lượng sản phẩm.
Hệ số cấp bậc giảm = hệ số cấp bậc thực tế - hệ số cấp bậc kế hoạch.
2.1.6. Lao động.
Lao động trong khu vực sản xuất gồm: công nhân, học nghề, nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính.
Phân tích ảnh hưởng của số công nhân.
Số số tỷ lệ hoàn thành
Số công nhân tăng = công nhân - công nhân * kế hoạch giá trị
(giảm) tương đối thực tế kế hoạch sản xuất
2.1.7. Năng suất lao động.
Năng suất lao động là năng lực của người lao động có thể sáng tạo ra một số sản phẩm vật chất trong một thời gian nhất định, hoặc là thời gian hao phí để sản xuất ra một sản phẩm. năng suất lao động là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, biểu hiện kết quả hoạt động kinh doanh, không ngừng nâng cao nâng suất lao động là biện pháp chủ yếu để tăng sản lượng, hạ giá thành sản phẩm.
Số lượng sản phẩm
Năng suất lao động =
Thời gian lao động
hoặc:
thời gian lao động
Năng suất lao động =
Số lượng lao động
* Mức độ ảnh hưởng của số công nhân đến năng suất lao động.
Số công nhân số công nhân * Năng suất lao động kế hoạch
thực tế kế họach
Yếu tố lao động tác động đến sản xuất tổng hợp ở cả hai mặt của nó là: số lượng và chất lượng mà cụ thể là số lượng lao động và trình độ lao động (năng suất lao động), sự tác động này có thể biểu hiện bằng công thức:
Giá trị sản suất = số lao động bình quân * năng suất bình quân một lao động ngày.
Công nhân thực tế * ( năng suất lao động thực tế - năng suất lao động kế hoạch)
* Đánh giá lực lượng kỹ thuật của công ty mạnh hay yếu dựa vào chỉ tiêu:
Tỷ lệ nhân viên kỹ Số nhân viên kỹ thuật
thuật so với công = * 100%
nhân sản xuất Số công nhân sản xuất
Tỷ lệ nhân viên quản Số nhân viên quản lý kinh tế
lý kinh tế so với = * 100%
công nhân sản suất Số công nhân sản xuất
Tỷ lệ nhân viên quản Số nhân viên quản lý hành chánh
lý hành chánh so với =
công nhân sản suất Số công nhân sản xuất
* Đánh giá tình hình biến động năng suất lao động.
Năng suất lao động được tính toán như sau:
Số lượng sản phẩm
Năng suất lao động =
Thời gian lao động
Thời gian lao động có thể tính bằng giờ, ngày, năm. Mỗi cách tính có ý nghĩa khác nhau:
a. Năng suất lao động giờ:
Giá trị sản xuất
Năng suất lao động giờ =
Tổng số giờ làm việc
b.Năng suất lao động ngày.
Giá trị sản xuất
Năng suất lao động ngày =
Tổng số ngày làm việc
c. Năng suất lao động năm:
Giá trị sản xuất
Năng suất lao động =
Tổng số công nhân
Hoặc: Số ngày làm việc
Năng suất = bình quân năm của * năng suất lao
lao động năm một công nhân động ngày
Tốc độ tăng năng suất lao động năm nhỏ hơn năn suất lao động ngày, chứng tỏ số ngày làm việc trung bình của một công nhân rong năm ít hơn 268 ngày.
Ta có thể biểu diễn năng suất lao động năm bằng công thức:
số ngày làm việc bình
Năng suất = quân một công nhân * độ dài ngày * năng suất
Lao động năm trong năm lao động lao động giờ
* Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố về lao động đến giá trị sản xuất.
Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố theo công thức:
Số công nhân.
(số công nhân số ngày làm số giờ làm năng suất
thực tế - số công * việc bình quân * việc bình quân * lao động
nhân kế họach) kế họach kế họach giờ kế họach
b. Số giờ làm việc bình quân trong ngày.
số số ngày làm số giờ làm số giờ làm năng suất
côngnhân * việc bình quân * việc bình quân - việc bình quân * lao động
thực tế thực tế thực tế kế họach giờ kế họach
Năng suất lao động theo giờ.
số số ngày làm số giờ làm năng suất năng suất
công nhân * việc bình quân * việc bình quân * lao động - lao động
thực tế thực tế thực tế giờ thực tế giờ kế họach
* Phân tích tình hình sử dụng ngày công.
Số ngày làm việc được xác định theo công thức:
Số ngày số ngày công số ngày công
Số ngày = làm việc - thiệt hại + làm thêm
Làm việc theo chế độ
* Phân tích trình độ thành thạo của công nhân.
Quyết định mức năng suất lao động tăng giảm phụ thuộc vào trình độ thành thạo của công nhân. Trình độ thành thạo của công nhân được phản ánh qua chỉ tiêu hệ số bậc bình quân.
Hệ số cấp bậc ∑(Số công nhân thuộc cá cấp bậc *cấp bậc từng loại
Bình quân Tổng số công nhân
2.1.8. Phương pháp phân tích ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng
Kết cấu mặt hàng là tỷ trọng từng loại sản phẩm chiếm trong tổng số sản phẩm xét về mặt giá trị. Ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến giá trị sản xuất thông qua giá trị của mỗi loại sản phẩm khác nhau. Sự khác nhau này do nguyên liệu cấu thành nên sản phẩm, do giá trị của lao động quá khứ dịch chuyển vào sản phẩm giá trị của hao phí lao động sống sản xuất sản phẩm.
Phương pháp phân tích ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng như sau:
Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch để phân tích ảnh của kết cấu mặt hàng đến giá trị sản xuất:
Q QT QK chênh lệch về thực tế và kế hoạch
T TT TK
Nếu gọi QK, Q T lần lượt là giá trị sản xuất ở kỳ kế họach và thực tế. T K , TT lần lượt là tổng sản lượng ở kỳ kế hoạch và thực tế. Ta có:
QT là giá trị sản xuất thực tế
TT
QK là giá trị sản xuất kế hoạch
TK
Nếu kết cấu mặt hàng không thay đổi thì chênh lệch về thực tế và kế hoạch = 0 và sẽ không ảnh hưởng đến giá trị sản xuất.
Ngược lại nếu kết cấu mặt hàng thay đổi thì chênh lệch thực tế và kế hoạch khác 0. Và mức độ ảnh hưởng của nó đến giá trị sản xuất là:
QC Q TT
T
QC :là mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến giá trị sản xuất .
Như vậy giá trị sản xuất đã loại trừ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng là:
Q’T = QT - QC
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp phân tích số liệu
2.2.1.1. Phương pháp so sánh.
- Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích kinh tế, phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện có tính so sánh đựợc để xem xét đánh giá và rút ra kết luận về hiện tượng quá trình kinh tế.
- Các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu kinh tế:
- Thống nhất về nội dung phản ánh, thống nhất về phương pháp tính toán, số liệu dùng phân tích phải cùng một khoảng thời gian tương ứng, phải có cùng đại lượng biểu hiện (đơn vị đo lường).
- Có hai loại phương pháp so sánh:
So sánh tuyệt đối:
- Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Nó có thể tính bằng thước đo hiện vật, giá trị, giờ công.
- So sánh số tuyệt đối của các chỉ tiêu kinh tế giữa kỳ kế hoạch và thực tế, giữa những khoảng thời gian khác nhau, không gian khác nhau….. để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch, quy mô phát triển….của chỉ tiêu kinh tế nào đó.
So sánh số tương đối.
b.1. Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch:
- Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch là mối quan hệ tỷ lệ của mức độ cần đạt theo kế họach đề ra với mức độ thực hiện đã đạt được ở kỳ kế hoạch trước về một chỉ tiêu kinh tế. Số này phản ánh nhiệm vụ trong kỳ kế hoạch phải phấn đấu.
Số tương đối Mức độ cần đạt theo kế hoạch
nhiệm vụ kế = * 100%
hoạch (%) Mức độ thực tế đã đạt được kỳ kế hoạch trước
b.2. Số tuơng đối hoàn thành kế hoạch.
- Là số tương đối biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa tỷ lệ thực tế đã đạt trong kỳ về một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Số này phản ánh tình hình hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế.
Số tương đối Mức độ thực tế đạt được trong kỳ
hoàn thành kế = * 100%
hoạch (%) Mức độ cần đạt theo kế hoạch đề ra trong kỳ
2.2.1.2. Phương pháp thay thế liên hoàn.
- Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp dùng xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến diễn biến kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Phương pháp này xét về thực chất là hình thức phát triển của phương pháp so sánh nhưng nó có một số đặc điểm:
Một hiện tượng hoặc quá trình kinh tế nào đó có thể phản ánh bằng chỉ tiêu kinh tế và chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố. Phương pháp thay thế liên hoàn đòi hỏi khi nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó phải giả định các nhân tố khác không đổi.