Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại bưu điện tỉnh Vĩnh Long

Sựphát triển và tăng trưởng kinh tếlà mục tiêu hàng đầu của mọi quốc gia trong đó có Việt Nam. Đểthực hiện được mục tiêu đó cần sự đóng góp của tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế, đặc biệt là vai trò của ngành thông tin liên lạc. Hiểu được tầm quan trọng của mình trong những năm qua Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã nỗlực đầu tưcông nghệ, cải cách vềquản lý để nâng cao chất lượng dịch vụ, mởrộng mạng lưới đáp ứng nhu cầu điều hành quản lý của Nhà nước và phục vụcho người dân thông qua mạng lưới Bưu điện trên cảnước. Bưu điện luôn là doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành Bưu chính viễn thông. Tuy nhiên ngành Bưu điện đang đứng trước tình trạng cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp mới gia nhập ngành như: Công ty Bưu chính Viễn thông quân đội, công ty Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), công ty Viễn thông điện lực các doanh nghiệp đang khai thác công nghệtương đương nhau. Do đó để dành được ưu thếso với các doanh nghiệp trên thì vấn đềvềquản lý tình hình tài chính đối với ngành Bưu điện rất quan trọng. Quản lý vềtài chính giúp cho đơn vịcân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro có sức chịu đựng thích nghi tốt với các biến động trên thịtrường. Bên cạnh đó khi tình hình tài chính lành mạnh sẽgiúp cho đơn vịtái đầu tưmởrộng qui mô. Để tiến hành việc quản lý tài chính thì đơn vịcần phải thường xuyên phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại đơn vị. Phân tích tài chính sẽlàm rõ được xu hướng và tốc độtăng trưởng thực trạng tài chính của đơn vị đồng thời chỉra được những thếmạnh cần phát huy cả những bất ổn nhằm giúp cho nhà quản trịcó thể đềra những biện pháp đúng đắn và kịp thời đểphát huy các nguồn lực trong đơn vịmột cách hiệu quảnhất. Đồng thời tình hình tài chính cũng là mối quan tâm của các nhà cung cấp tín dụng. Do đó việc có được tình hình tài chính lành mạnh không những đảm bảo an toàn cho hoạt động mà còn mởra được những thuận lợi vềnguồn lực tài chính đểphát triển trong tương lai.

pdf74 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3363 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại bưu điện tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại bưu điện tỉnh Vĩnh Long GVHD: Trương Thị Bích Liên Trang 1 SVTH: Châu Thị Kim Lê TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH VĨNH LONG Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện TRƯƠNG THỊ BÍCH LIÊN CHÂU THỊ KIM LÊ Mã số SV: 4031262 Lớp: Tài chính - Tín dụng khóa 29 Cần Thơ Tháng 5/2007 Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại bưu điện tỉnh Vĩnh Long GVHD: Trương Thị Bích Liên Trang 2 SVTH: Châu Thị Kim Lê Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Sự phát triển và tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu của mọi quốc gia trong đó có Việt Nam. Để thực hiện được mục tiêu đó cần sự đóng góp của tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế, đặc biệt là vai trò của ngành thông tin liên lạc. Hiểu được tầm quan trọng của mình trong những năm qua Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã nỗ lực đầu tư công nghệ, cải cách về quản lý để nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới đáp ứng nhu cầu điều hành quản lý của Nhà nước và phục vụ cho người dân thông qua mạng lưới Bưu điện trên cả nước. Bưu điện luôn là doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành Bưu chính viễn thông. Tuy nhiên ngành Bưu điện đang đứng trước tình trạng cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp mới gia nhập ngành như: Công ty Bưu chính Viễn thông quân đội, công ty Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), công ty Viễn thông điện lực…các doanh nghiệp đang khai thác công nghệ tương đương nhau. Do đó để dành được ưu thế so với các doanh nghiệp trên thì vấn đề về quản lý tình hình tài chính đối với ngành Bưu điện rất quan trọng. Quản lý về tài chính giúp cho đơn vị cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro có sức chịu đựng thích nghi tốt với các biến động trên thị trường. Bên cạnh đó khi tình hình tài chính lành mạnh sẽ giúp cho đơn vị tái đầu tư mở rộng qui mô. Để tiến hành việc quản lý tài chính thì đơn vị cần phải thường xuyên phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại đơn vị. Phân tích tài chính sẽ làm rõ được xu hướng và tốc độ tăng trưởng thực trạng tài chính của đơn vị đồng thời chỉ ra được những thế mạnh cần phát huy cả những bất ổn nhằm giúp cho nhà quản trị có thể đề ra những biện pháp đúng đắn và kịp thời để phát huy các nguồn lực trong đơn vị một cách hiệu quả nhất. Đồng thời tình hình tài chính cũng là mối quan tâm của các nhà cung cấp tín dụng. Do đó việc có được tình hình tài chính lành mạnh không những đảm bảo an toàn cho hoạt động mà còn mở ra được những thuận lợi về nguồn lực tài chính để phát triển trong tương lai. Vì thế ngành Bưu điện nói chung và bưu điện tỉnh Vĩnh Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại bưu điện tỉnh Vĩnh Long GVHD: Trương Thị Bích Liên Trang 3 SVTH: Châu Thị Kim Lê Long nói riêng cần phải thường xuyên phân tích đánh giá tình hình tài chính tại đơn vị mình. Xuất phát từ tầm quan trọng của phân tích tài chính đối với sự tồn tại và phát triển của đơn vị do đó em đã chọn đề tài: “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH VĨNH LONG” làm luận văn tốt nghiệp. Hy vọng với kiến thức đã tiếp thu trong thời gian học cùng với việc tìm hiểu nghiên cứu tình hình thực tế tại bưu điện tỉnh Vĩnh Long đề tài sẽ giúp ích cho đơn vị. 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn − Đề tài được thực hiện căn cứ vào lý thuyết về phân tích hoạt động kinh tế, quản trị tài chính, tài chính doanh nghiệp. − Dựa trên luồng thông tin do doanh nghiệp cung cấp kết hợp với các số liệu từ các báo cáo tài chính của đơn vị như bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của bưu điện tỉnh Vĩnh Long trong 3 năm (2004-2006). 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích tình hình tài chính tại bưu điện tỉnh Vĩnh Long qua 3 năm (2004-2006) giúp đánh giá mặt mạnh và mặt yếu về tình hình tài chính của đơn vị. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh tình hình tài chính tại đơn vị. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá cơ cấu đầu tư và cơ cấu tài trợ để thấy rõ năng lực và trình độ sử dụng nguồn vốn, thực trạng tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng nguồn vốn hiện có một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Thông qua các chỉ số về khả năng thanh toán, tỉ số nợ, hiệu quả sử dụng tài sản, sinh lời giúp cho nhà quản lý thấy rõ được sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Phân tích mối quan hệ giữa ROE với ROA và đòn bẩy tài chính để tìm ra phương pháp cải thiện suất sinh lời của nguồn vốn chủ sở hữu. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1.3.1. Không gian: tại Bưu điện tỉnh Vĩnh Long 1.3.2. Thời gian: đề tài được thực hiện thông qua việc thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính của đơn vị trong 3 năm (2004-2006). Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại bưu điện tỉnh Vĩnh Long GVHD: Trương Thị Bích Liên Trang 4 SVTH: Châu Thị Kim Lê 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu: tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh, các chỉ số về khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động, sinh lời… 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU: trong quá trình thực hiện luận văn em đã tham khảo luận văn “Phân tích tình hình tài chính tại Bưu điện tỉnh Cần Thơ” thời gian từ (2002-2004) của Trần Thị Thu Sương Kế toán 02 – khóa 27. Luận văn trên được thực hiện bằng phương pháp so sánh và phân tích tỷ số để phân tích bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo thu nhập, các tỷ số tài chính. Tuy nhiên luận văn được thực hiện dựa trên số liệu của bưu điện tỉnh Vĩnh Long từ năm (2004-2006). Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại bưu điện tỉnh Vĩnh Long GVHD: Trương Thị Bích Liên Trang 5 SVTH: Châu Thị Kim Lê Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN: 2.1.1. Khái niệm, mục tiêu của phân tích tình hình tài chính 2.1.1.1. Khái niệm Phân tích tình hình tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp giúp người sử dụng thông tin đưa ra quyết định tài chính và quyết định quản lý phù hợp. 2.1.1.2. Mục tiêu: − Đối với doanh nghiệp: + Giúp cho nhà quản trị kiểm tra tình hình tài chính và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Phát hiện ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tàichính, đưa ra các biện pháp nhằm duy trì và cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp. − Đối với các đối tượng bên ngoài: + Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có mối quan hệ với các nhà cung cấp vật liệu, nhà đầu tư, ngân hàng… các tổ chức này thường dựa vào tình hình tài chính để đưa ra quyết định về cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp. 2.1.2. Nội dung phân tích 2.1.2.1. Bảng cân đối kế toán Là báo cáo tài chính phản ảnh toàn bộ tài sản hiện có của đơn vị tại một thời điểm nhất định. Kết cấu của bảng cân đối kế toán bao gồm 2 phần: tài sản và nguồn vốn. − Tài sản: phản ảnh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Tài sản gồm có tài sản lưu động & đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định & đầu tư dài hạn. + Tài sản lưu động & đầu tư ngắn hạn gồm: tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác. Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại bưu điện tỉnh Vĩnh Long GVHD: Trương Thị Bích Liên Trang 6 SVTH: Châu Thị Kim Lê VLĐ thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn – TSCĐ& đầu tư dài + Tài sản cố định & đầu tư dài hạn gồm: tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, chi phí xây dựng cơ bản dở dang, chi phí trả trước dài hạn. − Nguồn vốn: phản ảnh các nguồn hình thành các loại tài sản, các nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán, các chỉ tiêu này được sắp xếp theo phân chia theo từng nguồn hình thành tài sản của đơn vị gồm: nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả bao gồm: nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, nợ khác + Vốn chủ sở hữu gồm: nguồn vốn quỹ, nguồn kinh phí − Phân tích tình hình đảm bảo của nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. + Vốn lưu động (VLĐ) thường xuyên: nguồn vốn dài hạn trước hết để đầu tư hình thành tài sản cố định (TSCĐ), phần dư của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được dùng để đầu tư hình thành tài sản lưu động(TSLĐ). Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn và TSCĐ hay giữa TSLĐ với nguồn vốn ngắn hạn được gọi là VLĐ thường xuyên. Nếu VLĐ thường xuyên < 0 nghĩa là vốn dài hạn không đủ đầu tư cho TSCĐ. Doanh nghiệp phải đầu tư vào TSCĐ bằng một phần nguồn vốn ngắn hạn làm cho cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất thăng bằng. Ngược lại VLĐ thường xuyên > 0 nghĩa là vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào TSCĐ, phần dư sẽ được đầu tư vào TSLĐ lúc này TSLĐ lớn hơn nguồn vốn ngắn hạn. Do đó cán cân thanh toán của doanh nghiệp tốt. Nếu bằng 0 nghĩa là nguồn vốn dài hạn đủ để tài trợ cho TSCĐ và TSLĐ đủ để thanh toán nợ ngắn hạn, tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh. Nhu cầu VLĐ thường xuyên: là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho 1 phần TSLĐ, đó là hàng tồn kho và khoản phải thu. Nếu nhu cầu VLĐ thường xuyên > 0 các sử dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có từ bên ngoài. Nhu cầu VLĐ thường xuyên = Khoản phải thu & hàng tồn kho - Nợ ngắn hạn Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại bưu điện tỉnh Vĩnh Long GVHD: Trương Thị Bích Liên Trang 7 SVTH: Châu Thị Kim Lê Nếu nhu cầu VLĐ thường xuyên < 0 các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có từ bên ngoài đã thừa để tài trợ cho các nguồn sử dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp. − Phân tích tình hình cân đối giữa tài sản và nguồn vốn Về nguyên tắc nguồn vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp phải thỏa mãn hầu hết nhu cầu về tài sản lưu động và tài sản cố định trong doanh nghiệp, từ đó ta có quan hệ cân đối sau: Nguồn vốn chủ sở hữu = Nguồn vốn không đi chiếm dụng Trong đó, nguồn vốn không đi chiếm dụng chính là tài sản không bị chiếm dụng (tổng tài sản trừ đi các khoản phải thu, tạm ứng, ký quỹ, ký cược …) + Nếu vế trái ≥ vế phải thì kết luận nguồn vốn chủ sở hữu đủ đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, số thừa sẽ bị chiếm dụng. + Nếu vế trái < vế phải thì nguồn vốn chủ sở hữu không đủ để đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp nên phải đi vay hoặc đi chiếm dụng vốn từ bên ngoài. Lúc đó doanh nghiệp tìm nguồn bổ sung từ vốn vay, quan hệ cân đối chuyển thành: Nguồn vốn chủ sở hữu + Vốn vay = Nguồn vốn không đi chiếm dụng + Nếu vế trái ≥ vế phải: Nguồn vốn lúc này đủ đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, số thừa sẽ bị chiếm dụng. + Nếu vế trái < vế phải: Nguồn vốn lúc này không đủ để đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp nên phải đi chiếm dụng vốn từ bên ngoài.Vì thế lúc đó nhu cầu vốn còn thiếu sẽ cân bằng với lượng chênh lệch giữa nguồn vốn bị chiếm dụng và nguồn vốn đi chiếm dụng. Trong đó: Nguồn vốn bị chiếm dụng là các khoản phải thu, tạm ứng, ký quỹ, ký cược… Nguồn vốn đi chiếm dụng là các khoản nợ ngoại trừ các khoản đi vay. Nguồn vốn chủ sở hữu Vốn vay Nguồn vốn bị chiếm dụng Nguồn vốn đi chiếm dụng + − Nguồn vốn không đi chiếm dụng − = Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại bưu điện tỉnh Vĩnh Long GVHD: Trương Thị Bích Liên Trang 8 SVTH: Châu Thị Kim Lê 2.1.3. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Là báo cáo tổng hợp cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại những thời kỳ nhất định. Đó là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp.  Khái niệm về doanh thu: Doanh thu là số tiền mà bưu điện tỉnh Vĩnh Long thu được từ toàn bộ khối lượng dịch vụ đã bán cho khách hàng theo giá hiện hành được gọi là doanh thu hoạt động kinh doanh của bưu điện. Doanh thu của bưu điện bao gồm doanh thu về bưu chính, viễn thông, phát hành báo chí, thiết kế xây lắp công trình, thu khác.  Để dễ hiểu hơn việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của bưu điện cần phân biệt các khái niệm sau: − Doanh thu phát sinh từ hoạt động kinh doanh BCVT: là phần thu nhập từ việc kinh doanh các dịch vụ bưu chính viễn thông. − Doanh thu hoạt động tài chính: là các khoản thu về từ các hoạt động như : góp vốn liên doanh, mua bán chứng khoán, góp vốn cổ phần, thu lãi từ tiền gửi ngân hang. − Doanh thu hoạt động khác: là các khoản tiền thu về từ các hoạt động như: thu nợ khó đòi trước đây đã xóa nhưng nay thu được, thanh lý tài sản, bán các công cụ thiết bị đã hỏng. − Doanh thu phân chia: là phần phải trả cho các đối tác cùng tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ. − Doanh thu được điều tiết: là phần doanh thu có được do Tổng công ty bưu chính Viễn thông cấp dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh chung của ngành.  Các cách tính doanh thu: = Doanh thu sau phân chia Doanh thu phát sinh từ KD BCVT − Doanh thu phân chia Doanh thu thuần Doanh thu sau phân chia Các khoản giảm trừ = Doanh thu được hưởng Doanh thu thuần Doanh thu được điều tiết = − + − Doanh thu phải nộp Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại bưu điện tỉnh Vĩnh Long GVHD: Trương Thị Bích Liên Trang 9 SVTH: Châu Thị Kim Lê  Chi phí bao gồm hoạt động kinh doanh đặc thù & hoạt động khác Chi phí cho hoạt động kinh doanh đặc thù là các khoản chi liên quan đến hoạt động kinh doanh Bưu chính – Viễn thông - Phát hành báo chí. Chi phí cho hoạt động khác là các chi phí cho hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác.  Lợi nhuận − Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh bưu chính viễn thông là phần thu nhập còn lại của bưu điện tỉnh Vĩnh Long sau khi đã trừ đi các chi phí như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. − Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là bộ phận lợi nhuận thu được do hoạt động tài chính mang lại như: cho thuê tài sản, lãi tiền gửi, liên kết liên doanh và các khoản khác được xác định dựa trên phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính. − Lợi nhuận từ hoạt động khác là phần chênh lệch giữa khoản doanh thu và chi phí khác. Lợi nhuận chủ yếu từ khoản thu chi về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, thu nợ khó đòi, các khoản nợ không xác định, thu, chi về tiền phạt do vi phạm hợp đồng. 2.1.3. Các tỷ số về tình hình tài chính 2.1.3.1. Tỷ số về tình hình và khả năng thanh toán Tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện rõ nét ở khả năng thanh toán. Nếu doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán thì tình hình tài chính lạc quan và ngược lại do đó khi phân tích tình hình tài chính cần phải phân tích về khả năng thanh toán, các hệ số thường dùng để dánh giá về khả năng thanh toán như: − Hệ số thanh toán hiện hành: chỉ tiêu này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Nếu tỷ số này xấp xỉ bằng hoặc lớn hơn 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn − Hệ số thanh toán nhanh: phản ảnh khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng các tài sản lưu động có thể chuyển hóa nhanh thành tiền. Hệ số thanh toán hiện hành = Nợ ngắn hạn Tài sản lưu động Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại bưu điện tỉnh Vĩnh Long GVHD: Trương Thị Bích Liên Trang 10 SVTH: Châu Thị Kim Lê 2.1.3.2. Các tỷ số về tình hình nợ Các tỷ số về tình hình nợ hay còn gọi là đòn bẩy tài chính đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp, có hai tỷ số về tình hình nợ hay được sử dụng đó là tỷ số nợ trên tổng tài sản và tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn. − Tỷ số nợ so với tổng tài sản: phản ảnh mức độ sử dụng các khoản nợ để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp hay cho biết các khoản nợ của doanh nghiệp được đảm bảo bằng tài sản ở mức độ nào. − Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: phản ảnh mức độ sử dụng các khoản nợ để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp so với khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. − Khả năng thanh toán lãi vay: đo lường khả năng thanh toán lãi vay của lợi nhuận trước thuế chỉ tiêu này được các nhà cung cấp tín dụng quan tâm. 2.1.3.3. Các tỷ số về khả năng sinh lời − Tỷ suất doanh lợi ròng: phản ảnh có bao nhiêu đồng lợi nhuận được tạo ra từ 100 đồng doanh thu − Tỷ suất sinh lời của tài sản: phản ảnh khả năng sinh lời của tổng tài sản có bao nhiêu đồng lợi nhuận được tạo ra từ 100 đồng tài sản Tỉ số nợ so với tổng tài sản = 100 % x Nợ phải trả Tổng tài sản Tỉ số nợ so với vốn chủ sở hữu Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu = x 100 % = Doanh thu được hưởng Lợi nhuận ròng x 100 % Tỷ suất doanh lợi ròng Hệ số thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Tài sản lưu động – Hàng tồn kho Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế Chi phí lãi vay = Tổng tài sản bình quân Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) Lợi nhuận ròng x 100% Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại bưu điện tỉnh Vĩnh Long GVHD: Trương Thị Bích Liên Trang 11 SVTH: Châu Thị Kim Lê − Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (VCSH): đo lường khả năng sinh lời của vốn, có bao nhiêu đồng lợi nhuận được tạo ra từ 100 đồng vốn chủ sở hữu. Đây là chỉ tiêu được các nhà đầu tư quan tâm. − Phương trình Dupont Đây là phương pháp phân tích từng nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu để tìm ra phương pháp tối ưu nâng cao khả năng sinh lời cho các nhà đầu tư. 2.1.3.4. Các tỷ số về hiệu quả hoạt động: − Vòng quay của các khoản phải thu đo lường tốc độ luan chuyển của các khoản phải thu. Số vòng quay ngày càng lớn thì hiệu quả của việc thu hồi vốn càng tăng. − Kỳ thu tiền bình quân: đo lường hiệu quả thu hồi nợ của doanh nghiệp. Kỳ thu tiền bình quân càng rút ngắn thì hiệu quả của công tác thu nợ càng cao. − Vòng quay của tài sản: phản ảnh một đồng của tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu hay tài sản của doanh nghiệp luân chuyển được bao nhiêu vòng trong một năm. Vòng quay của tài sản càng lớn thì hiệu quả sử dụng của tài sản càng tăng Suất sinh lời của VCSH (ROE) VCSH bình quân = Lợi nhuận ròng x 100 % ROE Lợi nhuận ròng DT được hưởng x DT được hưởng Tổng tài sản Tổng tài sản x = VCSH bình quân Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu được hưởng Các khoản phải thu bình quân Tổng tài sản bình quân 2 Tổng TS đầu kỳ + Tổng TS cuối kỳ = Vòng quay của tài sản Doanh thu được hưởng Tổng tài sản bình quân = Kỳ thu tiền bình quân Các khoản phải thu bình quân Doanh thu được hưởng bình quân ngày = Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại bưu điện tỉnh Vĩnh Long GVHD: Trương Thị Bích Liên Trang 12 SVTH: Châu Thị Kim Lê − Thời gian cho một vòng quay của tài sản: chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho tài sản quay được một vòng. Thời gian cho một chu kỳ quay của tài sản càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển của tài sản càng lớn. Ngoài ra trong việc phân tích hiệu quả sử dụng của tài sản để hiểu rõ hơn khả năng sinh lời, thời gian luân chuyển của từng loại tài sản như tài sản lưu động và tài sản cố định ta có thể áp dụng với công thức tương tự. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu − Thu thập số liệu thứ cấp từ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Bưu điện tỉnh Vĩnh Long qua 3 năm (2004-2006). 2.2.2. Phương pháp phân tích − Phương pháp so sánh: để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu tài chính (thống nhất về mặt không gian, nội dung, đơn vị tính…). Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian, kỳ phân tích được chọn là kỳ thực hiện, giá trị so sánh được lựa chọn bao gồm số tuyệt đối và số tương đối; nội dung so sánh gồm: So sánh giữa số thực hiện của năm này so với năm trước để thấy rõ xu hướng biến đổi về tình hình tài chính của