Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Sông Thu

Tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong giai đoạn hiện tại đang có rất nhiều diễn biến phức tạp và khó lường. Các biến động đó đặt ra không ít cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Để có thể tránh khỏi bị động đối với các chuyển biến kinh tế, đồng thời tạo cho bản thân lợi thế để nắm bắt các cơ hội có thể đến trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có một cái nhìn chuẩn xác về tình hình hiện tại của bản thân để có thể có sự chuẩn bị đầy đủ cho các sự kiện có thể xảy ra trong tương lai. Muốn đạt được điều này, doanh nghiệp cần phải thực hiện việc phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính của mình một cách nghiêm túc và đầy đủ, thường xuyên. Do vậy, trong quá trình thực tập tại Công ty Sông Thu, kết hợp với các kiến thức đã được học tại trường, em quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Sông Thu” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình

doc80 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3649 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Sông Thu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Sông Thu MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU SỬ DỤNG 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 5 1.1 Tổng quan về tài chính doanh nghiệp 5 1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp 5 1.1.2 Chức năng của tài chính doanh nghiệp 6 1.1.3 Các mối quan hệ chủ yếu của tài chính doanh nghiệp 7 1.2 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 8 1.2.1 Khái niệm về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 8 1.2.2 Vai trò của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 9 1.2.3 Các phương pháp sử dụng trong phân tích tình hình tài chính 10 1.2.4 Các thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 11 1.2.5 Quy trình phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 12 1.2.6 Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 14 Chương 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY SÔNG THU – BỘ QUỐC PHÒNG 24 2.1 Giới thiệu chung về Công ty Sông Thu – Bộ Quốc Phòng 24 2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty 24 2.1.2 Đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty 26 2.1.3 Tổ chức công tác quản lý của công ty 27 2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 29 2.2 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Sông Thu – Bộ Quốc Phòng 32 2.2.1 Đánh giá tổng quan về tình hình tài chính công ty 32 2.2.2 Phân tích cấu trúc tài chính của công ty 34 2.2.3 Phân tích khả năng hoạt động của công ty 49 2.2.4 Phân tích khả năng sinh lợi của công ty 51 2.2.5 Kết luận 58 Chương 3: MỘT SỐ ĐIỂM ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY SÔNG THU – BỘ QUỐC PHÒNG 60 3.1 Những tồn đọng trong tình hình tài chính của công ty 60 3.2 Các biện pháp đề xuất để cải thiện tình hình tài chính công ty 61 3.2.1 Các biện pháp để cải thiện khả năng thanh khoản 61 3.2.2 Các biện pháp để cải thiện cân bằng tài chính 62 3.2.3 Các biện pháp quản lý và tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động 63 3.2.4 Các biện pháp xác định tỷ suất nợ phù hợp 64 3.2.5 Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định 65 3.2.6 Các biện pháp giảm thấp chi phí kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 69 KẾT LUẬN 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 PHỤ LỤC 74 LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong giai đoạn hiện tại đang có rất nhiều diễn biến phức tạp và khó lường. Các biến động đó đặt ra không ít cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Để có thể tránh khỏi bị động đối với các chuyển biến kinh tế, đồng thời tạo cho bản thân lợi thế để nắm bắt các cơ hội có thể đến trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có một cái nhìn chuẩn xác về tình hình hiện tại của bản thân để có thể có sự chuẩn bị đầy đủ cho các sự kiện có thể xảy ra trong tương lai. Muốn đạt được điều này, doanh nghiệp cần phải thực hiện việc phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính của mình một cách nghiêm túc và đầy đủ, thường xuyên. Do vậy, trong quá trình thực tập tại Công ty Sông Thu, kết hợp với các kiến thức đã được học tại trường, em quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Sông Thu” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Mục tiêu nghiên cứu Quá trình phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm vào hai mục tiêu chủ yếu sau: Nắm bắt các số liệu thể hiện tình hình tài chính nhằm hiểu rõ thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Từ các nhận định về thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của việc phân tích là tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các bảng báo cáo tài chính Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề: Về không gian: Công ty Sông Thu Về thời gian: Từ năm 2008 đến năm 2010 Về nội dung: Nghiên cứu về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, khả năng hoạt động, khả năng sinh lợi và rủi ro của doanh nghiệp để có thể đánh giá chính xác về kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp định lượng và định tính, cụ thể là: Phương pháp so sánh Phương pháp phân tích tỷ lệ Phương pháp phân tích nhân tố Kết cấu đề tài Đề tài bao gồm 3 chương, nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Chương 2: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Sông Thu Chương 3: Một số điểm đề xuất đối với tình hình tài chính tại Công ty Sông Thu Trong quá trình thực hiện chuyên đề, do thiếu sót về kiến thức và năng lực bản thân, chuyên đề của em không tránh khỏi các thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp từ thầy cô và các anh chị trong công ty để chuyên đề của mình được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. DANH MỤC BẢNG BIỂU SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ Bảng Tên bảng Trang 1.1 Công thức sử dụng trong phân tích tổng quát tình hình tài chính 15 1.2 Chỉ tiêu thể hiện tính tự chủ tài chính của doanh nghiệp 17 1.3 Chỉ tiêu sử dụng trong phân tích tính ổn định nguồn vốn 18 1.4 Chỉ tiêu sử dụng trong phân tích khả năng hoạt động 19 1.5 Chỉ tiêu sử dụng trong phân tích khả năng sinh lợi 21 1.6 Chỉ tiêu phản ánh rủi ro của doanh nghiệp 22 2.1 Khả năng thanh toán của doanh nghiệp 32 2.2 Khả năng sinh lời của doanh nghiệp 33 2.3 Biến động trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp 35 2.4 Biến động trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp 39 2.5 Tỷ trọng các khoản mục tài sản của doanh nghiệp 41 2.6 Tính tự chủ tài chính của doanh nghiệp 44 2.7 Tính ổn định nguồn vốn của doanh nghiệp 46 2.8 Cân bằng tài chính của doanh nghiệp 48 2.9 Khả năng hoạt động của doanh nghiệp 49 2.10 Biến động trong kết quả hoạt động của doanh nghiệp 52 2.11 Khả năng sinh lời của doanh nghiệp 55 2.12 Rủi ro của doanh nghiệp 56 2.13 Các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích Dupont 57 3.1 Các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp 62 3.2 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp 67 3.3 Đánh giá thực trạng tài sản cố định tại doanh nghiệp 68 Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan về tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm tài chính Tài chính là một mặt của quan hệ phân phối biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, được sử dụng để phân phối của cải xã hội, xây dựng và hình thành nên những quỹ tiền tệ tập trung và không tập trung và sử dụng những quỹ tiền tệ đó để đảm bảo cho quá trình sản xuất và nâng cao đời sống cho mọi thành viên trong xã hội. Ta có thể thấy các hoạt động tài chính thể hiện ra thành sự vận động của vốn tiền tệ, nhất là sự vận động phân phối sản phẩm dưới hình thức tiền tệ, vì vậy các quan hệ tài chính là các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức tiền tệ. Các quan hệ này có các đặc điểm sau: - Quan hệ phân phối gắn liền với việc thực hiện những nhiệm vụ của Nhà nước và đáp ứng nhu cầu chung của xã hội. - Quan hệ phân phối luôn gắn liền với việc hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung và không tập trung, được sử dụng trên phạm vi toàn xã hội hoặc trong từng doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. Đây là điểm đặc trưng của phân phối tài chính. 1.1.1.2 Khái niệm tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn tài chính gắn với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp có một số đặc điểm riêng khác so với tài chính, cụ thể là: - Các quan hệ tài chính doanh nghiệp đa dạng phát sinh gắn liền với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Sự vận động của vốn kinh doanh luôn gắn liền với các yếu tố vật tư, lao động và được bổ sung từ kết quả kinh doanh. 1.1.2 Chức năng của tài chính doanh nghiệp 1.1.2.1 Chức năng huy động vốn Vai trò của tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện ở việc xác định đúng đắn nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, tiếp đó phải lựa chọn các phương pháp và hình thức huy động vốn thích hợp, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn hoạt động của doanh nghiệp một cách nhịp nhàng liên tục với chi phí huy động vốn là thấp nhất. 1.1.2.2 Chức năng phân phối thu nhập Chức năng phân phối thu nhập của tài chính doanh nghiệp được biểu hiện tập trung ở việc phân phối thu nhập của doanh nghiệp từ doanh thu bán hàng và thu nhập từ các hoạt động khác. Thu nhập của doanh nghiệp thường được phân phối như sau: - Sử dụng để bù đắp các yếu tố đầu vào tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ), chi phí vật tư, chi phí nhân công, các chi phí quản lý… và sử dụng để nộp thuế và các loại phí cho Nhà nước. - Phần lợi nhuận còn lại được sử dụng để bù đắp các chi phí không hợp lệ, chia lãi cho các cổ đông góp vốn và phân phối vào các loại quỹ khác nhau 1.1.2.3 Chức năng giám đốc tài chính Tình hình tài chính của doanh nghiệp phản ánh một cách chính xác nhất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua số liệu do các chỉ tiêu tài chính thể hiện, nhà quản lý có thể dễ dàng nhận thấy hiện trạng kinh doanh của doanh nghiệp, đưa ra đánh giá khái quát và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện kịp thời những vướng mắc, tồn tại để đưa ra các quyết định phù hợp nhằm điều chỉnh được hoạt động của doanh nghiệp để đạt mục tiêu đã định. Bên cạnh đó, các đối tượng khác quan tâm đến doanh nghiệp vì nhiều mục đích khác nhau cũng có thể thông qua chức năng kiểm soát của doanh nghiệp để có thể có một cái nhìn chuẩn về hiện trạng của doanh nghiệp, từ đó có thể có các quyết định phù hợp với mục đích của mình. 1.1.3 Các mối quan hệ chủ yếu của tài chính doanh nghiệp Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm nảy sinh hàng loạt các quan hệ tài chính, mà cụ thể là quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường và quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và Nhà nước. Các quan hệ này phát sinh từ sự vận động của vốn tiền tệ phát sinh trong quá trình sảnh xuất kinh doanh và phân phối các nguồn tài chính trong và ngoài doanh nghiệp, luôn gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các mối quan hệ tài chính chủ yếu của doanh nghiệp cụ thể là: - Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: là quan hệ tài chính giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa cổ đông và nhà quản lý, giữa quyền sử dụng và quyền sở hữu vốn, lương thưởng người lao động, cấp phát vốn, phân phối thu nhập… - Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và thị trường: Các quan hệ tài chính doanh nghiệp có thể tham gia với thị trường bao gồm các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ, lao động, tham gia mua cổ phiếu, trái phiếu, vay vốn, tham gia các hoạt động tín dụng hoặc bảo hiểm… - Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và Nhà nước: Tài chính doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều phải nộp thuế, các khoản phí và lệ phí, bảo hiểm cho Ngân sách Nhà nước và Ngân sách Nhà nước tiến hành tài trợ vốn dưới nhiều hình thức khác nhau, bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp. 1.2 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là việc sử dụng các phương pháp phân tích, các công cụ xử lý số liệu tài chính để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại, giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc phân tích tài chính doanh nghiệp giúp các đối tượng quan tâm đến doanh nghiệp có thể đưa ra những dự đoán chính xác về tài chính của doanh nghiệp để có các quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ. Việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là việc sử dụng các công cụ phân tích tài chính như phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ và nắm chắc các số liệu tài chính được báo cáo. Thêm vào đó, phân tích tài chính doanh nghiệp tạo cơ sở cho việc đưa ra các dự đoán tương lai của doanh nghiệp, tính toán các khả năng vủa các sự cố kinh tế có thể xảy ra trong tương lai. Việc phân tích tài chính doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích cho các đối tượng quan tâm để các đối tượng này có thể ra các quyết định đúng đắn. - Thông tin trình bày phải rõ ràng, dễ hiểu đối với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau. - Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp được những thông tin quan trọng nhất cho chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, chủ nợ và người sử dụng khác… - Phải cung cấp thông tin về các nguồn lực kinh tế, các nghĩa vụ tài chính, kết quả quá trình, biến động nguồn vốn để thể hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp cũng như các tác động đến tài chính của doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để dự đoán biến động trong tương lai. 1.2.2 Vai trò của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1.2.2.1 Đối với nhà quản lý doanh nghiệp Các vấn đề như tính cân đối tài chính, khả năng sinh lời, rủi ro tài chính là các vấn đề được quan tâm bởi không những nhà quản trị mà còn bởi các nhà đầu tư và đối tượng liên quan khác. Thêm vào đó, nhà quản trị doanh nghiệp còn cần phải quan tâm đến các vấn đề về người lao động, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, vì vậy việc phân tích tài chính một cách tổng quát, đầy đủ, toàn diện là rất quan trọng đối với nhà quản lý doanh nghiệp, giúp các nhà quản lý có một cái nhìn đầy đủ và đúng đắn để định hướng chính xác các quyết định đầu tư, tài trợ và phân chia lợi nhuận, đồng thời phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do có lợi thế về các thông tin thu nhập được, nhà quản trị doanh nghiệp có thể phân tích một cách chi tiết tình hình hoạt động của doanh nghiệp trên nhiều mặt khác nhau. Thông tin nhà quản trị yêu cầu không chỉ là thông tin về tình hình tài chính mà còn là tác động của tình hình tài chính đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2.2 Đối với nhà đầu tư Mối quan tâm chủ yếu của nhà đầu tư là khả năng hoàn vốn, mức sinh lời, khả năng thanh toán vốn và rủi ro của doanh nghiệp. Thông tin nhà đầu tư yêu cầu là thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và khả năng phát triển của doanh nghiệp. Hơn nữa, nhà đầu tư cũng tìm kiếm thông tin về hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Thông qua phân tích tài chính, các thông tin này sẽ được nhà đầu tư rút ra một cách chính xác và đầy đủ. 1.2.2.3 Đối với nhà tài trợ Mối quan tâm chủ yếu của nhà tài trợ là khả năng thanh toán vốn và lãi vay của doanh nghiệp. Họ đặc biệt quan tâm đến hoạt động của các luồng tiền, tính thanh khoản của tài sản để biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khi phân tích tài chính doanh nghiệp, các nhà tài trợ rất quan tâm đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, vì đây là cơ sở cho việc chi trả lãi vay của doanh nghiệp. Thông qua phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, nhà tài trợ sẽ quyết định dược khoản vay của doanh nghiệp là khả dĩ hay không và có thể đưa ra quyết định đúng đắn. 1.2.2.4 Đối với Nhà nước Từ việc theo dõi các biến động trên tài sản, nguồn vốn và các khoản đóng góp của doanh nghiệp cho Nhà nước, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ kiểm soát được các hoạt động của doanh nghiệp có thích hợp và tuân thủ pháp luật hay không, từ đó có các biện pháp đối phó thích hợp. Các cơ quan Nhà nước cũng rất quan tâm đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp vì đây là cơ sở để tính toán thuế và các khoản phí doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước. 1.2.3 Các phương pháp sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1.2.3.1 Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng nhiều trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp để xác định được mức độ và xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích so với kỳ gốc đã chọn. Phương pháp này bao gồm các nội dung: - So sánh tuyệt đối và tương đối của chỉ tiêu thời kỳ hiện tại so với kỳ gốc để rút ra các thay đổi trong hoạt động của doanh nghiệp cũng như các xu hướng có thể xảy ra trong tương lai. - So sánh tỷ trọng từng chỉ tiêu so với tổng thể và các biến động theo thời gian để rút ra sự thay đổi của các chỉ tiêu theo thời gian. - So sánh số liệu của doanh nghiệp với các số liệu trung bình ngành hoặc của doanh nghiệp khác để có thể thấy được mức độ hoàn thiện các chỉ tiêu của doanh nghiệp đang tiến hành phân tích. 1.2.3.2 Phương pháp phân tích nhân tố Đây là phương pháp sử dụng để thiết lập công thức tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính trong mối quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và tác động của nó đến chỉ tiêu phân tích. Thông thường, khi phân tích tài chính, chúng ta thường sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch và phương pháp cân đối để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Sau đó sử dụng phương pháp phân tích tính chất nhân tố để chỉ rõ mức độ ảnh hưởng, xác định tính chất ảnh hưởng là chủ quan hay khách qua, xác định ý nghĩa của nhân tố tác động đến chỉ tiêu phân tích. Tiêu biểu cho phương pháp phân tích nhân tố là phương pháp phân tích tình hình tài chính sử dụng phương trình Dupont đối với các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). 1.2.4 Các thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp Tài liệu quan trọng được sử dụng chủ yếu trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp, là tài liệu phản ánh một cách tổng quát, tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh, luân chuyển tiền tệ của doanh nghiệp trong kỳ khảo sát. Báo cáo tài chính bao gồm: - Bảng cân đối kế toán: Là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp và nguồn hình thành các tài sản đó tại một thời điểm nhất định. Bản cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều đối tượng khác nhau do những thông tin mà nó cung cấp như quy mô, kết cấu các loại tài sản doanh nghiệp đang sở hữu dưới mọi hình thức và các nghĩa vụ pháp lý đi kèm theo tài sản đó, đồng thời là tình trạng tài chính của doanh nghiệp với các khoản nợ và vốn chủ sở hữu (VCSH). - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình tài chính và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ sản xuất kinh doanh của công ty. Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người phân tích có thể rút ra được sự dịch chuyển vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định được kết quả kinh doanh hàng năm, xu hướng vận động của doanh nghiệp nhằm đưa ra các quyết định tài chính và quản lý phù hợp. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người sử dụng có thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền, biến động tài sản thuần của doanh nghiệp, khả năng thanh toán và dự đoán được luồng tiền của doanh nghiệp trong tương lai. - Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh chưa có trong các báo cáo tài chính khác, đồng thời giải thích thêm một số chỉ tiêu chưa được các báo cáo tài chính trình bày cụ thể và rõ ràng. 1.2.5 Quy trình phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp đòi hỏi việc phân tích và giải thích báo cáo tài chính, từ đó đòi hỏi phải thành lập một quy trình phân tích có tính hệ thống và logic, có thể được sử dụng làm cơ sở cho quá trình ra quyết định của các đối tượng sử dụng kết quả phân tích. Quá trình phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp bao gồm các bước theo thứ tự trình bày sau: 1.2.5.1 Xác định mục tiêu phân tích Mục tiêu cuối cùng của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là có thể cung cấp đầy đủ cơ sở nghiên cứu phục vụ cho hoạt động ra quyết định được h
Luận văn liên quan