Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình đổi mới và hội nhập. Một trong
những nhân tốtài chính giữvai trò quan trọng trong việc thực hiện đường lối đổi
mới và hội nhập của nước nhà đó là ngân sách Nhà nước. Vì ngân sách Nhà nước
là hệthống các mối quan hệkinh tếgiữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá
trình nhà nước huy động và sửdụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu
thực hiện các chức năng quản lí và điều hành nền kinh tếxã hội. Vì vậy đểnhà
nước tồn tại và phát triển vững mạnh thì cần phải có bộphận quản lí ngân sách
Nhà nước mà trong đó hiệu quảthu chi ngân sách sẽgiữvai trò quyết định.
Làm thếnào đểbiết được một đơn vịcó chi đúng chế độkhông, các khoản
chi của đơn vịcó đảm bảo tiết kiệm, mang lại hiệu quảvà tạo được tiền đềcho
tăng trưởng kinh tếhay không? Hay, làm thếnào đểbiết được nguồn thu của đơn
vịcó đảm bảo đủ đểthực hiện nhiệm vụchi ngân sách và các nguồn thu có đầy
đủhợp lí hay không? Điều này phụthuộc rất nhiều vào công tác quản lí ngân
sách của đơn vị đó. Vì thế, khi tìm hiểu và phân tích tình hình thu chi ngân sách
của đơn vịsẽgiúp cho ta thấy được hiệu quảquản lí nguồn thu và sửdụng ngân
sách của đơn vị đó. Từ đó tìm ra được những mặt thuận lợi cũng nhưlà những
khó khăn, hạn chếtrong quá trình quản lí ngân sách của đơn vị. Đồng thời có
những giải pháp tích cực nhằm khắc phục, hạn chếnhững khó khăn, phát hiện và
ngăn chặn kịp thời những sai lầm, khuyết điểm hay là những thiếu sót trong công
tác thu chi ngân sách nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quảquản lí ngân sách, góp
phần tích cực vào việc thúc đẩy phát triển kinh tếxã hội của nước nhà.
Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của đất nước, các chính
sách, chế độvềtài chính và bộmáy kếtoán không ngừng được đổi mới và hoàn
thiện đểphù hợp với tình hình kinh tế- xã hội trong nước và hợp tác hội nhập
quốc tế. Ngân sách Nhà nước tỉnh Bến Tre đã có những chuyển biến rõ nét nhằm
đảm bảo phát triển kinh tế- xã hội, giữvững an ninh chính trị, trật tựxã hội, xây
dựng công trình phúc lợi trên địa bàn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân trong tỉnh.
Trên thực tế, nguồn thu ngân sách chỉ đáp ứng được nhu cầu chi thường
xuyên. Do đó để đảm bảo đầy đủvà kịp thời nguồn kinh phí của ngân sách cho
hoạt động của bộmáy nhà nước và thực hiện các đường lối kinh tế- xã hội thì
ngoài nguồn thu của mình, ngân sách Tỉnh còn nhận được những khoản thu do
ngân sách cấp trên hỗtrợ. Vì vậy, nếu chấp hành theo đúng dựtoán thì sẽtiết
kiệm được kinh phí và mang lại hiệu quảcao trong công tác thu chi ngân sách.
105 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4243 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình thu - chi ngân sách tại Sở tài chính tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU - CHI
NGÂN SÁCH TẠI SỞ TÀI CHÍNH
TỈNH BẾN TRE
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ĐÀM THỊ PHONG BA LÊ DUY HIẾU
MSSV: 4031056
Lớp: Kế toán 01-K29
Cần Thơ, 2007
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 2
LỜI CẢM TẠ
--------------------*&*--------------------
Qua bốn năm học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Cần Thơ, sau đó
là thời gian thực tập tốt nghiệp, đây là phương thức giáo dục và đào tạo của các
trường Đại học nhằm kết hợp lý thuyết mà sinh viên đã học ở trường để nghiên
cứu và áp dụng vào thực tế, đi sâu vào thực tế để tìm tòi, học hỏi và nắm bắt
thêm những kiến thức, kinh nghiệm trong điều kiện mới nhằm bổ sung vào hành
trang kiến thức của sinh viên khi tốt nghiệp ra trường.
Thời gian thực tập kết thúc cũng là lúc em vừa hoàn thành cuốn luận văn
tốt nghiệp. Đây là kết quả của một quá trình học tập và nghiên cứu từ khi bước
chân vào Trường Đại học Cần Thơ. Trong suốt thời gian đó em đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của Quý thầy cô của Trường nói chung, Quý thầy cô Khoa Kinh
tế - Quản trị kinh doanh nói riêng, cùng với sự giúp đỡ tận tình của các cô chú,
anh chị tại cơ quan thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô, những người đã truyền đạt cho
em những kiến thức quý báo trong suốt thời gian em theo học tại trường. Đặc
biệt, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến cô Đàm Thị Phong Ba, người đã trực
tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em để em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các Cô chú, anh chị cán
bộ công tác tại Sở Tài chính Bến Tre, mà đặc biệt là các anh chị ở phòng Ngân
sách đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện để em được thực tập tại cơ quan cũng
như là cung cấp những số liệu, tài liệu cần thiết cho đề tài.
Sau cùng, em xin kính chúc Quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ cùng
toàn thể các Cô chú, anh chị cán bộ công tác tại Sở Tài chính Bến Tre dồi dào
sức khoẻ để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Ngày…tháng…năm 2007
Sinh viên thực hiện
Lê Duy Hiếu
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 3
LỜI CAM ĐOAN
--------------------*&*--------------------
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ
đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Ngày …. tháng …. năm 2007
Sinh viên thực hiện
Lê Duy Hiếu
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 4
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình đổi mới và hội nhập. Một trong
những nhân tố tài chính giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện đường lối đổi
mới và hội nhập của nước nhà đó là ngân sách Nhà nước. Vì ngân sách Nhà nước
là hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá
trình nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu
thực hiện các chức năng quản lí và điều hành nền kinh tế xã hội. Vì vậy để nhà
nước tồn tại và phát triển vững mạnh thì cần phải có bộ phận quản lí ngân sách
Nhà nước mà trong đó hiệu quả thu chi ngân sách sẽ giữ vai trò quyết định.
Làm thế nào để biết được một đơn vị có chi đúng chế độ không, các khoản
chi của đơn vị có đảm bảo tiết kiệm, mang lại hiệu quả và tạo được tiền đề cho
tăng trưởng kinh tế hay không? Hay, làm thế nào để biết được nguồn thu của đơn
vị có đảm bảo đủ để thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách và các nguồn thu có đầy
đủ hợp lí hay không? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lí ngân
sách của đơn vị đó. Vì thế, khi tìm hiểu và phân tích tình hình thu chi ngân sách
của đơn vị sẽ giúp cho ta thấy được hiệu quả quản lí nguồn thu và sử dụng ngân
sách của đơn vị đó. Từ đó tìm ra được những mặt thuận lợi cũng như là những
khó khăn, hạn chế trong quá trình quản lí ngân sách của đơn vị. Đồng thời có
những giải pháp tích cực nhằm khắc phục, hạn chế những khó khăn, phát hiện và
ngăn chặn kịp thời những sai lầm, khuyết điểm hay là những thiếu sót trong công
tác thu chi ngân sách nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lí ngân sách, góp
phần tích cực vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của nước nhà.
Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của đất nước, các chính
sách, chế độ về tài chính và bộ máy kế toán không ngừng được đổi mới và hoàn
thiện để phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong nước và hợp tác hội nhập
quốc tế. Ngân sách Nhà nước tỉnh Bến Tre đã có những chuyển biến rõ nét nhằm
đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, xây
dựng công trình phúc lợi trên địa bàn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân trong tỉnh.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 5
Trên thực tế, nguồn thu ngân sách chỉ đáp ứng được nhu cầu chi thường
xuyên. Do đó để đảm bảo đầy đủ và kịp thời nguồn kinh phí của ngân sách cho
hoạt động của bộ máy nhà nước và thực hiện các đường lối kinh tế - xã hội thì
ngoài nguồn thu của mình, ngân sách Tỉnh còn nhận được những khoản thu do
ngân sách cấp trên hỗ trợ. Vì vậy, nếu chấp hành theo đúng dự toán thì sẽ tiết
kiệm được kinh phí và mang lại hiệu quả cao trong công tác thu chi ngân sách.
Với sự quan tâm sâu sắc đến nền kinh tế của Tỉnh nhà mà trong đó Sở Tài
chính Bến Tre – Cơ quan quản lí ngân sách của Bến Tre, là đầu mối trong việc
thực hiện các đường lối đổi mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nên em
muốn đi sâu tìm hiểu về hiệu quả quản lí ngân sách Nhà nước của Bến Tre. Đó là
lí do em chọn đề tài: “Phân tích tình hình thu chi ngân sách tại Sở Tài chính
tỉnh Bến Tre” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình
Nếu như chi ngân sách đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo đầy đủ, kịp
thời nguồn kinh phí cho hoạt động của đơn vị để thực hiện các chương trình kinh
tế - xã hội thì thu ngân sách sẽ là nguồn vốn để đảm bảo cho việc chi của đơn vị.
Trên thực tế nếu thu chi hợp lí sẽ tiết kiệm được kinh phí và mang lại hiệu quả
cho nền kinh tế nước nhà. Vì thế, tìm hiểu về tình hình thu chi ngân sách tại Sở
Tài chính Bến Tre để thấy được hiệu quả của công tác thu chi tại tỉnh nhà, từ đó
đề ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả về quản lí ngân sách tại Sở tài
chính Bến Tre.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Luận văn được xây dựng nhằm đạt mục tiêu sau: Phân tích tình hình thu chi
ngân sách tại Sở Tài chính tỉnh Bến Tre qua các năm 2004, 2005, 2006. Từ đó
tìm ra những khó khăn và hạn chế của công tác thu chi ngân sách của đơn vị, đưa
ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lí ngân sách của
đơn vị, góp phần vào việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của nước nhà.
1.2.2. Mục tiêu riêng
- Tìm hiểu tình hình thu chi ngân sách tại Sở Tài chính giai đoạn 2004 –
2006.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 6
- Phân tích tình hình thu ngân sách tại Sở tài chính Bến Tre giai đoạn 2004-
2005.
- Phân tích tình hình chi ngân sách tại Sở tài chính Bến Tre giai đoạn 2004-
2005.
- Đánh giá hiệu quả quản lí thu chi ngân sách tại Sở Tài chính Bến Tre giai
đoạn 2004-2006.
- Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí thu chi ngân sách
tại Sở Tài chính.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian (địa bàn nghiên cứu)
Luận văn được nghiên cứu tại Phòng Ngân sách của Sở Tài chính Bến Tre,
tỉnh Bến Tre.
1.3.2. Thời gian (thời điểm thực hiện nghiên cứu)
Luận văn được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 05/03/2007 đến
ngày 11/06/2007.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Do thời gian thực tập có hạn, nên luận văn này chỉ nghiên cứu xoay quanh
về những vấn đề sau:
- Nguồn thu của Sở Tài chính – tình hình thu ngân sách.
- Các khoản chi ngân sách của Sở Tài chính – tình hình sử dụng ngân sách.
- Hiệu quả thu chi ngân sách của Sở Tài chính.
- Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu chi ngân sách của Sở tài chính.
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Điều hòa ngân sách giữa trung ương và địa phương – TS. Bùi Đường
Nghiêu và ThS. Nguyễn Minh Tân, ThS. Võ Tnhành Hưng – Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2006: Với phương pháp tiếp cận khoa học, toàn diện từ lí
luận đến thực tiễn, cả trong và ngoài nước, hướng tới việc giải quyết những vấn
đề nổi bật về cơ chế điều hòa ngân sách giữa trung ương và địa phương ở nước
ta.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 7
Lý thuyết tài chính tiền tệ – Đinh Văn Sơn – Nhà xuất bản thống kê, 2004:
Trang bị những kiến thức cơ bản về tài chính, tiền tệ và tín dụng nhằm giúp sinh
viên có một hành trang cần thiết để khai phá, nghiên cứu những nội dung, những
vấn đề và những khía cạnh khác nhau của lĩmh vực tài chính, tiền tệ và tín dụng
theo ngành và chuyên ngành đào tạo.
Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện – Bộ tài
chính – Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội, 2003: Tạo điều kiện cho các bạn sinh
viên, cơ quan tài chính các cấp, các đơn vị hành chính sự nghiệp có đầy đủ tài
liệu khi nghiên cứu và áp dụng Luật ngân sách nhà nước.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 8
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Bản chất và vai trò của ngân sách Nhà nước
2.1.1.1. Khái niệm về ngân sách Nhà nước
Theo Điều 1 Chương I của Luật ngân sách Nhà nước được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày16/12/2002 thì Ngân sách
Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
2.1.1.2. Bản chất của ngân sách Nhà nước
Ngân sách nhà nước hoạt động trong lĩnh vực phân phối các nguồn tài
chính. Ngân sách thể hiện mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa nhà nước và xã hội.
Mọi hoạt động thu chi của ngân sách đều do nhà nước quyết định và nhằm mục
đích phục vụ yêu cầu thực hiện chức năng của nhà nước. Về khía cạnh này cho
thấy được quyền lực chính trị của nhà nước.
Bản chất của ngân sách Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là hệ thống
những mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình huy
động vốn và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các
chức năng của nhà nước.
2.1.1.3. Vai trò của ngân sách Nhà nước.
Vai trò của ngân sách nhà nước được thể hiện trên các mặt sau:
- Ngân sách nhà nước là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các
nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
Đây là vai trò truyền thống của ngân sách nhà nước trong mọi mô hình kinh
tế, nó gắn chặt với các chi phí của Nhà nước trong quá trình tồn tại và thực hiện
nhiệm vụ của mình. Mối quan hệ hữu cơ giữa nhà nước với ngân sách được Các
Mác tổng kết như sau: “Sức mạnh chuyên chính của Nhà nước được quyết định
bởi ngân sách và ngược lại”.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 9
- Ngân sách nhà nước là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Vai trò này xuất phát từ yêu cầu khắc phục những khuyết tật vốn có của nền
kinh tế thị trường. Vai trò này thể hiện trên các mặt sau:
+ Ngân sách nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế
mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền.
+ Ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị trường,
bình ổn giá cả, chống lạm phát.
- Ngân sách nhà nước là công cụ điều tiết thu nhập giữa các thành phần
kinh tế và các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo công bằng xã hội.
Thông qua hoạt động thu ngân sách, dưới hình thức kết hợp thuế gián thu
và thuế trực thu, Nhà nước điều tiết bớt một phần thu nhập của tầng lớp có thu
nhập cao trong xã hội, hướng dẫn tiêu dùng hợp lí, tiết kiệm, đảm bảo thu nhập
chính đáng của người lao động. Mặt khác, thông qua hoạt động chi ngân sách
dưới hình thức các khoản cấp phát, trợ cấp trong chính sách về dân số kế hoạch
hóa gia đình, về bảo trợ xã hội, về việc làm,… Nhà nước hỗ trợ để nâng cao đời
sống của tầng lớp người nghèo trong xã hội.
2.1.2. Thu ngân sách Nhà nước
2.1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa về thu ngân sách Nhà nước
Theo khoản 1 Điều 2 Chương I Luật ngân sách nhà nước thì thu ngân sách
nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt kinh
tế của nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân, các khoản viện
trợ và các khoản thu khác theo qui định của pháp luật.
Về bản chất, thu ngân sách nhà nước là hệ thống các quan hệ phân phối
dưới hình thái giá trị nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực chính trị
tập trung các nguồn lực tài chính trong xã hội để hình thành quỹ tiền tệ tập trung
quan trọng nhất của nhà nước.
Về phương diện pháp lí, thu ngân sách nhà nước bao gồm những khoản tiền
nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 10
2.1.2.2. Phân loại
zCăn cứ vào nội dung của các nguồn thu ta có:
- Thu trong nước bao gồm: thu thuế từ hoạt động kinh tế, thu thuế từ hoạt
động sự nghiệp, thu dân cư (lệ phí, thuế, vay), thu khai (xổ số kiến thiết, bán và
thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước,…)
- Thu ngoài nước bao gồm: thu viện trợ và vay từ các tổ chức phi chính phủ
và chính phủ nước ngoài.
zCăn cứ vào tính chất kinh tế của các khoản thu:
- Thu thuế và các khoản thu mang tính chất thuế: thuế trực thu, thuế gián
thu, thu lệ phí có tính chất thuế.
- Thu không mang tính chất thuế: bán và thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước,
xổ số kiến thiết, vay qua phát hành công trái, viện trợ và vay nước ngoài.
2.1.2.3. Cơ cấu thu ngân sách Nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Theo Điều 2 Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 06/06/2003 của Chính
phủ thì thu ngân sách nhà nước bao gồm:
- Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo qui định của pháp luật.
- Phần nộp ngân sách nhà nước theo qui định của pháp luật từ các khoản
phí, lệ phí.
- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước theo qui định của pháp
luật gồm: tiền thu hồi vốn của nhà nước tại các cơ sở kinh tế; thu hồi tiền vay của
nhà nước (cả gốc và lãi); thu nhập từ vốn góp của nhà nước vào các cơ sở kinh
tế, kể cả thu từ lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế của các tổ chức kinh
tế có sự tham gia góp vốn của nhà nước theo qui định của Chính phủ.
- Phần nộp ngân sách theo qui định của pháp luật từ các hoạt động sự
nghiệp.
- Tiền sử dụng đất, thu từ hoa lợi công sản, tài sản công và đất công ích.
- Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước.
- Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo qui định của pháp luật.
- Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài
nước.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 11
- Thu từ huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo
qui định tại khoản 3 Điều 8 của luật ngân sách.
- Phần nộp ngân sách nhà nước theo qui định của pháp luật từ tiền bán hoặc
cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
- Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức,
cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam, các tổ chức nhà nước thuộc địa
phương theo qui định tại Điều 50 của Nghị định 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 06/06/2003.
- Thu từ Quỹ dự trữ tài chính theo qui định tại Điều 58 của Nghị định
60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ.
- Thu kết dư ngân sách theo qui định tại Điều 69 của Nghị định
60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ.
- Các khoản thu khác theo qui định của pháp luật gồm: Các khoản di sản
nhà nước được hưởng, phần nộp ngân sách theo qui định của pháp luật từ các
khoản phạt, tịch thu, thu hồi dự trữ nhà nước,thu chênh lệch giá, thu bổ sung từ
ngân sách cấp trên, thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước chuyển
sang, các khoản thu khác.
2.1.3. Chi ngân sách Nhà nước
2.1.3.1. Khái niệm và ý nghĩa về chi ngân sách Nhà nước
Theo khoản 2 Điều 2 Chương I Luật ngân sách nhà nước thì chi ngân sách
nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng
an ninh, đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi
khác theo qui định của pháp luật.
Đứng về phương diện pháp lí, chi ngân sách nhà nước là những khoản chi
tiêu do Chính phủ hoặc các pháp nhân hành chính thực hiện để đạt được các mục
tiêu công ích như giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng, trật tự an an toàn xã hội.
Xét về bản chất, chi ngân sách nhà nước là hệ thống những quan hệ phân
phối lại những khoản thu nhập phát sinh trong quá trình sử dụng có kế hoạch quỹ
tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước như
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mở rộng các sự nghiệp văn hóa xã hội, duy trì hoạt
động bộ máy nhà nước, đảm bảo quốc phòng an ninh.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 12
Chi ngân sách nhà nước có mối quan hệ mật thiết với thu ngân sách nhà
nước vì: Thu ngân sách là nguồn vốn đảm bảo thực hiện thu ngân sách; ngược lại
vốn ngân sách được sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh
tế, nó là điều kiện để tăng thu ngân sách.
Chi ngân sách nhà nước gắn liền với việc thực hiện các chính sách kinh tế,
chính trị, xã hội của nhà nước trong từng thời kì. Điều này khẳng định chi ngân
sách nhà nước ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống chính trị xã hội của một quốc
gia. Từ đó cho thấy chi ngân sách có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế
nhằm thực hiện các đường lối của đất nước, tạo điều kiện cho cơ sở hạ tầng của
xã hội được xây dựng và cải tạo.
2.1.3.2. Phân loại
Chi ngân sách nhà nước là sự sắp xếp các khoản chi thành những nhóm
theo những tiêu thức nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lí định
hướng chi ngân sách, công tác nghiên cứu phân tích kinh tế.
zCăn cứ vào lĩnh vực hoạt động: Bao gồm các khoản chi như: Chi đầu tư
kinh tế: Là những khoản chi nhằm hoàn thiện, mở rộng nền sản xuất xã hội như
cấp vốn, đầu tư cơ sở hạ tầng…, chi giáo dục, chi y tế, chi phúc lợi xã hội, chi
cho quản lí hành chính và chi cho an ninh quốc phòng.
zCăn cứ vào chức năng quản lí nhà nước: Bao gồm chi nghiệp vụ và chi
phát triển.
zCăn cứ vào tính chất sử dụng: Bao gồm 2 khoản chi: Chi cho các lĩnh
vực sản xuất vật chất như: Công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp... và chi
cho lĩnh vực phi sản xuất vật chất như: Giáo dục, y tế, khoa học, nghệ thuật...
zCăn cứ vào mục đích kinh tế xã hội: Bao gồm: Chi tích lũy như: Đầu tư
xây dựng cơ bản, chi dự trữ, cấp vốn cho doanh nghiệp nhà nước… và chi tiêu
dùng như chi quản lí hành chính nhà nước, chi cho hoạt động sự nghiệp, chi trợ
giá, bù giá…
zCăn cứ vào yếu tố thời hạn tác động:
- Chi thường xuyên là những khoản chi có thời hạn ngắn như lương, học
bổng, công tác phí, nghiệp vụ phí, chi trợ cấp, bù giá…
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 13
- Chi đầu tư phát triển là những khoản chi có thời hạn tác động dài như đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư vốn cho các doanh nghiệp, chi dự trữ cho nhà
nước…
2.1.3.3. Cơ cấu chi ngân sách Nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Theo Điều 2 Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 06/06/2003 của Chính
phủ thì chi ngân sách bao gồm:
a) Chi đầu tư phát triển về:
- Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có
khả năng thu hồi vốn.
- Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài
chính của nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc
lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của nhà nước theo qui định của pháp luật.
- Chi bổ sung dự trữ nhà nước.
- Chi đầu tư phát triển thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà
nước.
- Các kho