1. Đặt vấn đề:
Trong những năm gần đây, quyết định mở cửa và hội nhập với thị trường thế giới của nước ta đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Một trong những lĩnh vực tiên phong, mạnh mẽ và sôi động nhất đó chính là: kinh tế. Rất nhiều tập đoàn toàn cầu đã có mặt tại Việt Nam, đến độ có thể nói rằng: một mặt hàng mỹ phẩm nào đó vừa được chào hàng tại Mỹ thì gần như ngay lập tức cũng có thể tìm thấy ở các trung tâm thương mại của Thành phố Hồ Chí Minh (như Thương xá Tax, Diamond Plaza, Zen Plaza.). Khoảng cách của các quốc gia đang thu hẹp đến độ chúng ta có cảm tưởng cả thế giới đang sống chung trong một nhà.Thị trường tiêu thụ sản phẩm không còn hạn hẹp ở một khu vực địa lý nhất định, một vài quốc gia nhất định mà nó đã mở rộng ra khắp toàn cầu. Theo đó, các quốc gia hay nói cụ thể hơn, các công ty ngày nay phải cạnh tranh với nhau rất dữ dội.
Để có thể kinh doanh thành công và thu lại nhiều lợi nhuận, thì các công ty cần có một nhận định đúng đắn trước những biến đổi của thị trường để có thể đưa ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp. Thị trường cần gì? Bao nhiêu? Chất lượng thế nào? . là những câu hỏi mà các công ty cần phải biết câu trả lời để từ đó hoạch định ra được các kế hoạch hành động cụ thể cho từng thị trường mà họ thâm nhập. Nếu không có những hiểu biết đúng đắn mà tung ra những hàng hoá kinh doanh trên các thị trường mới lạ là một việc làm cầm chắc ở đó sự thất bại. Và mặc dù kinh doanh trên những thị trường quen thuộc nhưng nếu không chịu tìm hiểu, nắm bắt những cơ hội mới, chống lại những đổi thay của thị trường thì những công ty đó sẽ khó có được những thành công mà họ mong muốn, thậm chí có thể dẫn đến sự tụt hậu, lỗi thời và kém hiệu suất. Vì thế nghiên cứu thị trường là một việc làm cần thiết và quan trọng; các công ty cần có sự quan tâm đúng mức.
2. Sự cần thiết nghiên cứu:
Khi Việt Nam tiến hành mở cửa, thực hiện quá trình hội nhập thế giới, những khó khăn ban đầu là điều không thể tránh khỏi. Với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, yếu kém về kỹ thuật, công nghệ và cả những kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường thế giới, bỡ ngỡ những bước đi đầu tiên, chúng ta đã vấp phải những cú ngã vô cùng đau đớn. Nhưng cũng từ đó chúng ta đã có được những bài học vô cùng quý giá. Không ngừng cố gắng vươn lên, đút kết những kinh nghiệm trong thời gian qua, chúng ta nhận ra rằng: để kinh doanh có hiệu quả nhất định chúng ta phải biết người biết ta. Đặc biệt là trong quan hệ xuất nhập khẩu, nghiên cứu, tìm hiểu thị trường thu mua và thị trường xuất khẩu là một việc làm không thể thiếu.
Nói về xuất nhập khẩu thì chúng ta luôn tự hào với kết quả khá cao trong việc xuất khẩu hàng nông sản. Đặc sắc nhất là mặt hàng gạo. Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Việt Nam đã và đang thành công với danh hiệu nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Để có được danh hiệu này, chúng ta đã phải trãi qua cả một quá trình cố gắng không ngừng. Thế nhưng không phải đã là hết khó khăn. Để có thể duy trì và phát triển hơn nữa thì xuất khẩu gạo Việt Nam cần phải cố gắng nhiều hơn nữa. Đặc biệt là trong công tác nghiên cứu thị trường thu mua và thị trường xuất khẩu - một công việc mà các công ty, doanh nghiệp Việt Nam ta thường hay lơ là, ít quan tâm; nhưng đó lại là việc làm đầu tiên nhất, quan trọng nhất nếu công ty muốn thành công và mang lại lợi nhuận cao cho bản thân công ty nói riêng và cho toàn xã hội Việt nam nói chung.
107 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4243 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình thu mua và xuất khẩu tại công ty thực phẩm nông sản xuất khẩu Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Đặt vấn đề:
Trong những năm gần đây, quyết định mở cửa và hội nhập với thị trường thế giới của nước ta đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Một trong những lĩnh vực tiên phong, mạnh mẽ và sôi động nhất đó chính là: kinh tế. Rất nhiều tập đoàn toàn cầu đã có mặt tại Việt Nam, đến độ có thể nói rằng: một mặt hàng mỹ phẩm nào đó vừa được chào hàng tại Mỹ thì gần như ngay lập tức cũng có thể tìm thấy ở các trung tâm thương mại của Thành phố Hồ Chí Minh (như Thương xá Tax, Diamond Plaza, Zen Plaza...). Khoảng cách của các quốc gia đang thu hẹp đến độ chúng ta có cảm tưởng cả thế giới đang sống chung trong một nhà.Thị trường tiêu thụ sản phẩm không còn hạn hẹp ở một khu vực địa lý nhất định, một vài quốc gia nhất định mà nó đã mở rộng ra khắp toàn cầu. Theo đó, các quốc gia hay nói cụ thể hơn, các công ty ngày nay phải cạnh tranh với nhau rất dữ dội.
Để có thể kinh doanh thành công và thu lại nhiều lợi nhuận, thì các công ty cần có một nhận định đúng đắn trước những biến đổi của thị trường để có thể đưa ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp. Thị trường cần gì? Bao nhiêu? Chất lượng thế nào? ... là những câu hỏi mà các công ty cần phải biết câu trả lời để từ đó hoạch định ra được các kế hoạch hành động cụ thể cho từng thị trường mà họ thâm nhập. Nếu không có những hiểu biết đúng đắn mà tung ra những hàng hoá kinh doanh trên các thị trường mới lạ là một việc làm cầm chắc ở đó sự thất bại. Và mặc dù kinh doanh trên những thị trường quen thuộc nhưng nếu không chịu tìm hiểu, nắm bắt những cơ hội mới, chống lại những đổi thay của thị trường thì những công ty đó sẽ khó có được những thành công mà họ mong muốn, thậm chí có thể dẫn đến sự tụt hậu, lỗi thời và kém hiệu suất. Vì thế nghiên cứu thị trường là một việc làm cần thiết và quan trọng; các công ty cần có sự quan tâm đúng mức.
2. Sự cần thiết nghiên cứu:
Khi Việt Nam tiến hành mở cửa, thực hiện quá trình hội nhập thế giới, những khó khăn ban đầu là điều không thể tránh khỏi. Với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, yếu kém về kỹ thuật, công nghệ và cả những kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường thế giới, bỡ ngỡ những bước đi đầu tiên, chúng ta đã vấp phải những cú ngã vô cùng đau đớn. Nhưng cũng từ đó chúng ta đã có được những bài học vô cùng quý giá. Không ngừng cố gắng vươn lên, đút kết những kinh nghiệm trong thời gian qua, chúng ta nhận ra rằng: để kinh doanh có hiệu quả nhất định chúng ta phải biết người biết ta. Đặc biệt là trong quan hệ xuất nhập khẩu, nghiên cứu, tìm hiểu thị trường thu mua và thị trường xuất khẩu là một việc làm không thể thiếu.
Nói về xuất nhập khẩu thì chúng ta luôn tự hào với kết quả khá cao trong việc xuất khẩu hàng nông sản. Đặc sắc nhất là mặt hàng gạo. Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Việt Nam đã và đang thành công với danh hiệu nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Để có được danh hiệu này, chúng ta đã phải trãi qua cả một quá trình cố gắng không ngừng. Thế nhưng không phải đã là hết khó khăn. Để có thể duy trì và phát triển hơn nữa thì xuất khẩu gạo Việt Nam cần phải cố gắng nhiều hơn nữa. Đặc biệt là trong công tác nghiên cứu thị trường thu mua và thị trường xuất khẩu - một công việc mà các công ty, doanh nghiệp Việt Nam ta thường hay lơ là, ít quan tâm; nhưng đó lại là việc làm đầu tiên nhất, quan trọng nhất nếu công ty muốn thành công và mang lại lợi nhuận cao cho bản thân công ty nói riêng và cho toàn xã hội Việt nam nói chung.
II. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chung: phân tích tình hình thu mua và xuất khẩu gạo của công ty MEKONIMEX/NS qua các năm 2003-2004-2005.
Mục tiêu cụ thể:
Phân tích hoạt động thu mua gạo xuất khẩu:
+ Theo hình thức thu mua
+ Theo loại gạo thu mua
+ Giá thu mua
Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo:
+ Theo loại gạo
+ Theo thị trường
+ Theo hình thức bao bì, đóng gói
+ Theo hình thức xuất khẩu
+ Mức biến động giá xuất khẩu
- Phân tích đối thủ cạnh tranh
- Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao doanh số bán
III. Phương pháp nghiên cứu:
1. Số liệu nghiên cứu:
Thu thập số liệu từ các báo cáo thống kê của công ty thực tập và các trang web.
2. Phương pháp luận:
- Phân tích tình hình thu mua và xuất khẩu của công ty.
- Mục tiêu chính là nắm bắt rõ về những biến động của thị trường thu mua gạo xuất khẩu và thị trường xuất khẩu để có chính sách kinh doanh phù hợp.
- Với các phương pháp:
+ Tổng hợp thông tin - phân tích thông tin
Thiết lập bảng, biểu đồ, sơ đồ.
So sánh, đối chiếu.
Phân tích, nhận xét, đánh giá.
+ Ma trận SWOT
Sơ đồ phân tích các nhân tố ảnh hưởng hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty:
Sơ đồ1: Các nhân tố ảnh hưởng hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty
Phương pháp phân tích:
Phân tích hoạt động thu mua gạo xuất khẩu:
+ Theo hình thức thu mua
+ Theo loại gạo thu mua
+ Giá thu mua
Dùng phương pháp:
Tổng hợp thông tin - phân tích thông tin
Thiết lập bảng, biểu đồ, sơ đồ.
So sánh, đối chiếu.
Phân tích, nhận xét, đánh giá.
Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo:
+ Theo loại gạo
+ Theo thị trường
+ Theo hình thức bao bì, đóng gói
+ Mức biến động giá xuất khẩu
+ Theo hình thức xuất khẩu
Dùng phương pháp:
Tổng hợp thông tin - phân tích thông tin
Thiết lập bảng, biểu đồ, sơ đồ.
So sánh, đối chiếu.
Phân tích, nhận xét, đánh giá
- Đối thủ cạnh tranh: Dùng phương pháp: Tổng hợp thông tin - phân tích lợi thế so sánh giữa Việt Nam và đối thủ cạnh tranh về: giá xuất khẩu, chất lượng gạo xuất khẩu, sản lượng gạo xuất khẩu, thị phần thế giới, đầu tư cho nghiên cứu khoa học nông nghiệp.
Giải pháp phát triển thị trường thu mua và xuất khẩu: Dùng phương pháp: phân tích SWOT để phân tích điểm mạnh yếu, cơ hội, đe doạ của Công ty và từ đó đưa ra giải pháp thích hợp.
IV. Phạm vi nghiên cứu:
Giới hạn nội dung nghiên cứu:
Công ty có tầm hoạt động kinh doanh khá rộng lớn, nhiều liên doanh, nhiều đơn vị trực thuộc; không những thế công ty còn có các hoạt động nhập khẩu nhiều mặt hàng với nhiều chủng loại khác nhau. Với lượng thời gian cho phép, bài luận văn này chỉ tập trung phân tích hoạt động thu mua và xuất khẩu mà không phân tích các hoạt động kinh doanh khác của công ty.
Công ty kinh doanh xuất khẩu đa dạng với nhiều mặt hàng khác nhau như bánh tráng, nước mắm, nấm rơm, trứng vịt muối, v.v..., nhưng mặt hàng chủ lực, đóng góp phần lớn cho doanh thu của Công ty chính là gạo trắng xuất khẩu. Do vậy, bài luận văn này chỉ tập trung phân tích tình hình thu mua và xuất khẩu của mặt hàng gạo qua các thị trường mục tiêu của Công ty.
2. Giới hạn vùng nghiên cứu:
Các nghiên cứu về tình hình thu mua gạo xuất khẩu chỉ gói gọn trong nội vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long mà chủ yếu là tại cần Thơ.
Các số liệu thu thập chỉ thông qua phòng kế toán của Công ty và các thông tin thu thập từ sách báo, internet.
3. Giới hạn thời gian:
Mỗi sinh viên năm cuối được nhà trường tạo điều kiện cho phép được thực tập tại các công ty để tăng cường khả năng thực hành và tiếp cận thực tế. Cùng với sự đồng ý của Ban lãnh đạo Công ty Mekonimex/ns, em có được thời gian là 3 tháng để tiếp cận thực tế đồng thời hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp của mình. Do đó thời gian nghiên cứu và thực hiện bài luận văn này là trong vòng 3 tháng thực tập tại Công ty.
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. THU MUA GẠO XUẤT KHẨU:
Loại gạo thu mua:
Có rất nhiều loại lúa gạo thu mua để xuất khẩu, nhưng trong hoạt động của Công ty, có hai loại chính đó là gạo thành phẩm thu mua từ các đơn vị chế biến lương thực (các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân) và gạo nguyên liệu được phân xưởng thu mua từ thương lái và nông dân.
- Gạo thành phẩm thu mua từ các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân tuỳ thuộc vào yêu cầu của ta. Ta có thể đặt loại gạo 5%, 10 %, 15%, 25% tấm... tuỳ theo yêu cầu của Công ty. Các đơn vị này sẽ cung cấp đúng theo quy định trong hợp đồng thu mua mà Công ty đã ký với họ. Công ty không cần qua chế biến mà chỉ cần xuất thẳng cho khách hàng nước ngoài. Gạo có chất lượng hơn rất nhiều so với thu mua gạo từ nông dân, thương lái.
Còn gạo nguyên liệu do phân xưởng thu mua từ nông dân hoặc thương lái, là loại hỗn hợp nhiều giống, nhiều loại với tỷ lệ tấm, kích cỡ hạt khác nhau, Công ty phải chế biến, phân loại thì mới xuất khẩu được. Một lượng gạo nguyên liệu nhất định thì sẽ chế biến được một phần trăm gạo thành phẩm nhất định (tuỳ vào loại gạo chế biến ra).
Lượng gạo nguyên liệu (tấn)
Loại gạo cần chế biến (% tấm)
Phần trăm gạo thu được sau chế biến (%)
100 tấn loại 1
5
50
100 tấn loại 1
10
60 - 65
100 tấn loại 2
15
70
100 tấn loại 2
25
80
Các hình thức thu mua:
Các hình thức thu mua cơ bản trong hoạt động thu mua gạo xuất khẩu:
Bao tiêu sản phẩm
Mua từ nông dân
Mua từ tư thương, hàng xáo
Mua ở nông trường và hợp tác xã
Mua ở các nhà máy xay xát
Mua ở các đơn vị chế biến lương thực.
Mạng lưới thu mua:
Quy trình thu mua gạo xuất khẩu của Công ty:
Sau khi ký hợp đồng nhập khẩu thì đơn vị nhập khẩu sẽ mở L/C tại ngân hàng. Khi ngân hàng báo có thì Công ty mới tiến hành thu mua hàng .
Công ty tiến hành ký hợp đồng thu mua với các đơn vị chế biến lương thực (các doanh nghiệp tư nhân hoặc các doanh nghiệp nhà nước), hay phát lệnh mua xuống các phân xưởng trực thuộc Công ty, với những quy định về số lượng, chủng loại, sản phẩm, ngày giao hàng,... phù hợp với các điều kiện đã ký trong hợp đồng xuất khẩu.
Khi các đơn vị giao hàng, có hai trường hợp là: thu mua gạo thành phẩm từ các đơn vị chế biến lương thực, và thu mua gạo nguyên liệu từ những người nông dân (thương lái):
- Nếu Công ty thu mua gạo thành phẩm từ các đơn vị chế biến, thì các đơn vị này chịu trách nhiệm giao hàng đến tận cảng (thường là cảng Cần Thơ); Công ty kiểm nhận tại cảng và chuyển giao hàng trực tiếp cho đơn vị nhập khẩu. Còn nếu đi cảng thành phố Hồ Chí Minh thì nơi giao hàng được thoả thuận trong hợp đồng. Tóm lại ngày giao hàng, địa điểm giao hàng tuỳ thuộc vào điều kiện đã ký trong hợp đồng thu mua.
- Nếu gạo được thu mua từ các thương lái hoặc hộ nông dân thông qua phân xưởng sản xuất thì Công ty phải chế biến gạo nguyên liệu đã thu mua thành thành phẩm đạt yêu cầu xuất khẩu rồi mới vận chuyển đến cảng giao cho đơn vị nhập khẩu.
Quy trình thu mua gạo xuất khẩu của Công ty được trình bày theo sơ đồ sau đây:
Nguồn:Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, năm 2005
Sơ đồ 2: Sơ đồ mạng lưới thu mua gạo xuất khẩu
(1): Công ty ký hợp đồng xuất khẩu với các đơn vị nhập khẩu nước ngoài
(2a): Công ty ký hợp đồng thu mua
(2b): Phát lệnh thu mua
(3a): Phân xưởng sản xuất thu mua từ hộ nông dân
(3b): Phân xưởng sản xuất thu mua từ thương lái.
(4a) (4b): các đơn vị giao hàng hoặc những nhà cung ứng đem hàng đến cảng cho Công ty, Công ty kiểm nhận hàng hoá tại cảng.
(5): Công ty giao hàng cho đơn vị nhập khẩu và nhận tiền thanh toán của đơn vị nhập khẩu qua thư tín dụng L/C.
Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động thu mua:
4.1 Thuận lợi:
- Mạng lưới thu mua rộng rãi, sản lượng lúa quanh năm trên diện rộng.
- Đất đai mùa mỡ và những điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi nên sản xuất được quanh năm. Có nhiều giống lúa cao sản, lúa đặc chủng và chất lượng cao.
- Chính phủ có những chính sách và biện pháp hỗ trợ việc thu mua và tạm trữ gạo như hỗ trợ vốn vay với lãi suất ưu đãi.
4.2 Khó khăn:
Các doanh nghiệp không chủ động được trong việc thu mua gạo là do:
- Sản lượng gạo có quanh năm nhưng lại mang tính thời vụ.
- Chất lượng lúa không đồng đều.
- Vốn huy động cho việc thu mua còn nhiều hạn chế.
- Dưới chính sách bảo hộ nông nghiệp của nhà nước, các doanh nghiệp phải đưa ra mức giá sàn trong hoạt động thu mua. Điều này gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
II. THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU.
Khái niệm thị trường, thị trường xuất khẩu:
1.1 Thị trường:
Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu hay mong muốn đó.
Quy mô của thị trường phụ thuộc vào số người có nhu cầu và có những tài nguyên được người khác quan tâm, sẵn sàng đem những tài nguyên đó để đổi lấy cái mà họ mong muốn.
Thị trường xuất khẩu:
Thị trường xuất khẩu (hay còn gọi là thị trường thế giới) là tập hợp những khách hàng tiềm năng của một công ty hay một doanh nghiệp ở nước ngoài (khác nước xuất khẩu).
Nhiệm vụ của phân tích thị trường xuất khẩu:
Trong tình hình cạnh tranh hiện nay, nghiên cứu và phân tích đúng đắn tình hình thị trường là một yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp:
- Xác định nước nào là thị trường có triển vọng nhất cho việc xuất khẩu hàng của doanh nghiệp hoặc họ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu như thế nào và khả năng mua bán là bao nhiêu.
- Xác định mức cạnh tranh trên thị trường hiện tại và tương lai, điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh.
- Cần áp dụng những phương thức mua bán nào cho phù hợp. Sản phẩm muốn mua, bán, thâm nhập thị trường đó cần đạt số lượng bao nhiêu, chất lượng thế nào, bao bì đóng gói ra sao.
- Thu thập thông tin đầy đủ, chính xác về thị trường.
- Tiến hành rút ra sự vận động của thị trường, dự báo được dung lượng của thị trường, mức biến động của giá cả. Trên cơ sở đó xử lý các nguồn thông tin, đề ra các chiến lược marketing.
3. Giới thiệu về các loại gạo xuất khẩu trên các thị trường thế giới:
Gạo xuất khẩu thường áp dụng theo tiêu chuẩn TCVN 1603 – 86:
Gạo hạt nguyên: hạt gạo còn đầy đủ hoặc gạo gãy có chiều dài 7/10 hạt còn đầy đủ.
Hạt gạo rất dài: Hạt gạo có chiều dài ≥7mm.
Hạt gạo dài: Hạt gạo có chiều dài 6,6mm - 6,9mm
Hạt gạo trung bình: Hạt gạo có chiều dài từ 6,2mm – 6,5mm.
Hạt gạo ngắn: Hạt gạo có chiều dài ≤6,2mm
Tấm: phần gạo gãy có chiều dài từ 3/10 – 6/10 chiều dài trung bình của hạt gạo cùng loại còn đầy đủ, nhưng không nhỏ hơn 2mm.
Hạt gạo vàng: hạt gạo có phần hay toàn phần có màu vàng chanh hay vàng cam.
Hạt phấn (hạt bạc bụng): gạo có từ nữa hạt trở lên trắng như phấn.
Hạt gạo hư hỏng: hạt gạo bị biến màu hoặc hư hỏng bởi nước, nhiệt, côn trùng hay các nguyên nhân khác.
Hạt gạo non: hạt gạo có màu xanh nhạt do hạt lúa chưa chín hoàn toàn.
Tạp chất: tất cả các chất không phải gạo trừ thóc.
Các tỷ lệ quy định trong tiêu chuẩn này được tính theo tỷ lệ phần trăm khối lượng.
Tuỳ theo chiều dài hạt và tỷ lệ tấm, gạo xuất khẩu được phân chia thành những loại sau:
Tên gọi
Tỷ lệ tấm (%)
Gạo rất dài
5
10
15
Gạo dài
10
15
25
35
Gạo trung bình
15
25
35
Gạo ngắn
15
25
35
Thóc đưa vào xay xát phải có chất lượng tốt, theo đúng các yêu cầu của tiêu chuẩn hiện hành. Khi chưa có tiêu chuẩn, cho phép sự thoả thuận trong hợp đồng giao nhận, nhưng các quy định đó không được trái với các yêu cầu trên và độ ẩm tính bằng phần trăm không lớn hơn 14,5 %.
Các cách phân loại gạo trong mậu dịch quốc tế:
Hiện nay trên thị trường thế giới có rất nhiều loại gạo giao dịch theo những cách phân loại khác nhau. Có thể đơn cử một số cách phân loại sau:
- Theo chủng loại giống lúa canh tác: có gạo Jabonia, Indica, gạo chiêm, gạo mùa, gạo tẻ, gạo nếp, gạo đại trà thông thường, gạo thơm đặc sản... Theo viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), có khoảng 7000 giống lúa khác nhau nhưng chỉ có một số giống truyền thống đạt giá trị kinh tế cao. Các giống mới lai tạo cũng không ngừng phát triển nhằm nâmg cao năng suất và chất lượng.
- Theo quy trình công nghệ và độ tẩy cám: có gạo lức, gạo còn phôi, gạo xát trắng, gạo đồ hấp, gạo hồ tẩy đánh bóng... Ở Mỹ, do có công nghệ chế biến hiện đại nên gạo Mỹ thường đạt chất lượng cao và giá cả xuất khẩu cũng cao hơn so với giá gạo của các nước khác.
- Theo hình dáng và kích cỡ: có gạo hạt dài, gạo hạt tròn, gạo hạt trung bình (tính bằng đơn vị milimét), gạo hạt ngắn
- Theo kích tỷ lệ tấm: Người tiêu thụ căn cứ trên phẩm chất hạt để đánh giá. Trước tiên gạo càng ít tấm càng tốt vì nhiều tấm khó nấu và trông không ngon. Hạt phải có hình dạng và kích thước như nhau, không bị lẫn giống. Gạo phải được chà sạch và có màu trắng trong, không bạc bụng, chỉ có gạo thơm mới được có mùi.
Theo màu sắc: có gạo trắng, gạo trắng trong, gạo trắng đục, gạo đỏ, gạo nâu, gạo bạc bụng...
Ngoài ra việc phân loại gạo trong mậu dịch quốc tế còn chú ý những tiêu thức khác như tỷ lệ hạt vàng không quá 1%, thuỷ phần không quá 14%, tỷ lệ tạp chất khoáng vật (đá, sỏi, kim loại...) không quá 0,05%, tỷ lệ tạp chất thực vật (rơm, cỏ...) không quá 1,5% cũng như tỷ lệ gạo lẫn, gạo bạc bụng biến chất...
Hiện có 6 loại gạo căn bản được lưu thông và buôn bán trên thị trường thế giới, đó là:
Gạo Indica hạt dài, phẩm chất cao
Gạo Indica hạt dài, phẩm chất trung bình
Gạo Japonica hạt tròn, hạt dài
Gạo hấp với nhiều cỡ hạt khác nhau
Gạo thơm
Gạo nếp.
Mỗi loại này có thể chia ra 2 – 3 loại phụ theo yêu cầu của nơi tiêu thụ và công dụng khác nhau.
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ MEKONIMEX/NS
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:
Công ty Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ với tên gọi hiện nay đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển.
Giai đoạn 1980 – 1983:
Năm 1980 Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ được chính thức thành lập với tên gọi ban đầu là “Công ty hợp doanh chế biến hàng nông sản thực phẩm xuất khẩu”. Lúc này tình hình trong nước có nhiều thay đổi và do có những yêu cầu mới đặt ra nên Công ty chỉ hoạt động trong 3 năm.
Giai đoạn 1983 – 1985:
Ngày 06/05/1983 căn cứ quyết định 110/QĐ-UB của UBND tỉnh Hậu Giang (cũ) đã quyết định chuyển từ Công ty hợp doanh sang Công ty quốc doanh đồng thời mang tên mới là “Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Hậu Giang”.
Trong giai đoạn này do mới chuyển sang hình thức quốc doanh bộ máy quản lý còn non kém và do tác động của chính sách đã ràng buộc hoạt động Công ty trong việc mua bán nông sản cũng như xuất khẩu nông sản khiến Công ty hoạt động ở thế bị động và gặp nhiều khó khăn. Từ đó làm cho tính chủ động của Công ty bị hạn chế dù đã có nhiều cố gắng hoạt động một cách tích cực nhưng lợi nhuận vẫn chưa cao.
Giai đoạn 1986 –1993:
Năm 1986 do sự cố gắng đổi mới cơ chế quản lý từ bao cấp sang hạch toán kinh doanh độc lập nên Công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả. Cụ thể là xuất nhập khẩu hàng hóa không cần qua cơ quan Trung ương, quyền chủ động về hoạt động ngoại thương được mở rộng và tạo được uy tín với khách hàng nước ngoài. Từ đó tạo điều kiện cho Công ty sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
Năm 1988 luật đầu tư trong nước ra đời, nắm được tình hình và được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Công ty đã hợp tác với Công ty Viet –Sing (Hong Kong) với tỉ lệ góp vốn: Công ty Vietsing 55% Công ty nông sản thực phẩm 45%.Từ đó Công ty được giao 2 nhiệm vụ chủ yếu: vừa sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, vừa tham gia liên kết với Hồng Kông để thành lập các xí nghiệp MEKO bằng vốn tự bổ sung của Công ty theo tỉ lệ tham gia. Công ty đã đưa vốn vào các xí nghiệp liên doanh MEKO với tổng số là 3,1 triệu USD.
Giai đoạn 1993 đến nay:
Ngày 28/11/93 theo quyết định 1374/QĐ-UBT 92 về việc thành lập doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo quyết định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của bộ trưởng bộ thương mại, UBND tỉnh Cần Thơ đã công nhận Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ là doanh nghiệp nhà nước thuộc sở thương mại và du lịch Cần Thơ là doanh nghiệp nhà nước thuộc sở thương mại và du lịch Cần Thơ, tổ chức doanh nghiệp theo hình thức quốc doanh, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, có giấy phép xuất khẩu trực tiếp. Hình thức này được giữ nguyên và hoạt động cho đến ngày nay.
Tên đầy đủ của Công ty: Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ .
Tên giao dịch quốc tế: Can Tho Agricultural products & Food Stuff Export Company.
Trụ sở đặt tại số 152 –154 Trần Hưng Đạo – Thành Phố Cần Thơ.
Tên thương mại : MEKONIMEX/NS
Tel: 071.835542 - 835544
Telex: 711041 HAFPEX VT
Fax: 84