Trong nền kinh tếthịtrường hiện nay, khi sản xuất đã phát triển thì vấn đề
quan trọng trước hết không phải là sản xuất, mà là vấn đềtiêu thụsản phẩm. Bởi
vì có tiêu thụ được sản phẩm thì doanh nghiệp mới thu hồi được vốn đểtái sản
xuất và nhưvậy doanh nghiệp mới có thểsản xuất kinh doanh ổn định và phát
triển được. Đây không chỉlà vấn đềriêng của các doanh nghiệp sản xuất mà nó
cũng là vấn đềcần được xem xét hàng đầu tại các doanh nghiệp thương mại bởi
chỉcó tiêu thụ được hàng hóa thì doanh nghiệp mới thu hồi được sốvốn đã bỏra
mua hàng hóa trước đây đểmua hàng hóa mới tiếp tục một quá trình kinh doanh
mới.
Mặt khác, chỉkhi được tiêu thụthì hàng hóa mới tạo được giá trịgia tăng và
từ đó thì doanh nghiệp mới xác định được kết quảtài chính cuối cùng là lãi hay
lỗvà lãi (lỗ) ởmức độnào. Phân tích tình hình tiêu thụsản phẩm, hàng hóa sẽ
giúp cho doanh nghiệp xác định được các nhân tốtác động đến quá trình tiêu thụ
sản phẩm, hàng hóa đểtừ đó đưa ra những giải pháp tích cực nhằm đưa quá trình
tiêu thụ đạt được mục tiêu: tiêu thụvới khối lượng lớn, giá bán cao, thịtrường ổn
định và thu được lợi nhuận cao.
107 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2646 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp tư nhân Thu Loan II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HÀNG HÓA
CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THU LOAN II
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
PHẠM THỊ THU TRÀ NGUYỄN VĂN NHỰT
MSSV: 4031077
Lớp: Kế Toán 1 – K.29
Cần Thơ – 2007
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết
quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu nào.
Ngày… tháng ….năm…
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)
Nguyễn Văn Nhựt
3
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi sản xuất đã phát triển thì vấn đề
quan trọng trước hết không phải là sản xuất, mà là vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Bởi
vì có tiêu thụ được sản phẩm thì doanh nghiệp mới thu hồi được vốn để tái sản
xuất và như vậy doanh nghiệp mới có thể sản xuất kinh doanh ổn định và phát
triển được. Đây không chỉ là vấn đề riêng của các doanh nghiệp sản xuất mà nó
cũng là vấn đề cần được xem xét hàng đầu tại các doanh nghiệp thương mại bởi
chỉ có tiêu thụ được hàng hóa thì doanh nghiệp mới thu hồi được số vốn đã bỏ ra
mua hàng hóa trước đây để mua hàng hóa mới tiếp tục một quá trình kinh doanh
mới.
Mặt khác, chỉ khi được tiêu thụ thì hàng hóa mới tạo được giá trị gia tăng và
từ đó thì doanh nghiệp mới xác định được kết quả tài chính cuối cùng là lãi hay
lỗ và lãi (lỗ) ở mức độ nào. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa sẽ
giúp cho doanh nghiệp xác định được các nhân tố tác động đến quá trình tiêu thụ
sản phẩm, hàng hóa để từ đó đưa ra những giải pháp tích cực nhằm đưa quá trình
tiêu thụ đạt được mục tiêu: tiêu thụ với khối lượng lớn, giá bán cao, thị trường ổn
định và thu được lợi nhuận cao.
Nhận thức được vấn đề trên, nên trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp tư
nhân Thu Loan II em đã nghiên cứu và chọn đề tài về “phân tích tình hình tiêu
thụ hàng hóa” để làm luận văn tốt nghiệp cho mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
- Phân tích chung về tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp.
- Phân tích tình hình nhập xuất tồn hàng hóa của doanh nghiệp.
- Phân tích tình hình tiêu thụ theo theo đại lý:
+ Nhận xét về tình hình mua hàng của các đại lý.
+ Phân tích xem doanh số mua trung bình của các đại lý (khách hàng của
doanh nghiệp ) có khác nhau không.
+ Phân tích xem doanh số mua của các đại lý có phụ thuộc váo các quý khác
nhau.
4
Phân tích tình hình tiêu thụ theo nhóm mặt hàng chủ yếu:
+ Nhận xét tổng quát về tình hình tiêu thụ của từng nhóm mặt hàng.
+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số bán của từng mặt hàng (giá
bán và sản lượng tiêu thụ)
+ Phân tích doanh số bán trung bình của từng mặt hàng có khác nhau không.
+ Phân tích xem doanh số bán của nhóm hàng chủ yếu có phụ thuộc vào các
quý khác nhau không.
- Dự báo về doanh số bán của doanh nghiệp trong thời gian tới.
- Dựa vào các phân tích trên đề ra các giải pháp tăng cường tình hình tiêu thụ
hàng hóa của doanh nghiệp.
1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.
- Doanh số mua trung bình của các đại lý khác nhau sẽ khác nhau .
- Doanh số bán trung bình của các nhóm hàng hóa khác nhau sẽ khác nhau.
- Doanh số mua của các đại lý sẽ phụ thuộc vào các quý khác nhau.
- Doanh số bán của các nhóm hàng hóa sẽ phụ thuộc vào các quý khác nhau
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Không gian: Doanh nghiệp tư nhân Thu Loan II
- Thời gian: từ 01/01/2004 đến 31/12/2006
- Đối tượng nghiên cứu:
Khi phân tích tình hình tiêu thụ thì chúng ta phải tiến hành phân tích tất cả các
loại hàng hóa, phân tích tình hình tiêu thụ theo các khía cạnh khác nhau: theo
khách hàng, theo phương thức bán hàng, theo nhóm hàng chủ yếu, theo thị
trường, phân tích tình hình tiêu thị trong mối quan hệ với chi phí quảng cáo tiếp
thị…Nhưng do cơ quan mà em đang thực tập là đại lý cấp I cho rất nhiều nhà sản
xuất thuốc bảo vệ thực vật nên số chủng loại hàng hóa rất nhiều, bên cạnh số
lượng đại lý cấp II (khách hàng của doanh nghiệp) cũng rất nhiều. Hơn thế nữa
do thời gian thực tập có hạn, kiến thức còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm thực
tiễn và việc thu thập số liệu gặp nhiều khó khăn nên em không thể nghiên cứu tất
cả các khía cạnh mà chỉ tập trung vào nghiên cứu một vài sản phẩm và một vài
khía cạnh nhỏ nhưng khá quan trọng của vấn đề tiêu thụ hàng hóa, đó là phân
tích tình hình tiêu thụ theo khách hàng và theo nhóm hàng chủ yếu.
5
Trong quá trình trình bày sẽ không tránh được những thiếu sót, rất mong sự
đóng góp ý kiến của quý thầy cô, quý cô chú, anh chị tại cơ quan thực tập và các
bạn.
+ Giới thiệu về cơ quan thực tập:
Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp tư nhân Thu Loan II:
Tên doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân Thu Loan II.
Địa chỉ: 54/1 khóm 8, thị trấn Cái Vồn, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
Mã số thuế: 1500213921.
Hình thức doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân.
Chủ doanh nghiệp: Nguyễn Ngọc Hùng
Doanh nghiệp tư nhân Thu Loan được hình thành cách đây khoảng 15 năm với
hình thức kinh doanh ban đầu là một cơ sở mua bán lẻ thuốc bảo vệ thực vật,
hoạt động chủ yếu ở địa bàn huyện Bình Minh. Sau một thời gian hoạt động chủ
cơ sở nhận thấy rằng nhu cầu thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt canh tác
ngày càng tăng nhưng trong địa bàn huyện Bình Minh và một số huyện lân cận
chưa có nhiều doanh nghiệp kinh doanh sĩ thuốc bảo vệ thực vật mà chủ yếu chỉ
lấy từ các đại lý cấp I của các đia bàn khác rồi bán lại, đồng thời việc kinh doanh
lẻ không mang lại lợi nhuận cao và ngày càng bị cạnh tranh mạnh mẽ. Nhận thức
được những điều trên, chủ cơ sở đã quyết định tìm lên thành phố Hồ Chí Minh để
thương thảo trực tiếp với các nhà sản xuất để xin được làm đại lý cấp I cho các
công ty đó. Để được làm đại lý cho các nhà sản xuất thì cơ sở kinh doanh cũ phải
nâng lên thành doanh nhiệp tư nhân Thu Loan II như hiện nay. Từ một cơ sở
kinh doanh nhỏ thuốc bảo vệ thực vật, giờ đây doanh nghiệp tư nhân Thu Loan II
đã trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh một đại lý quan trọng của nhiều nhà sản
xuất. Thành quả này là do sự nhận thức, quyết định đúng đắn của chủ doanh
nghiệp và sự cố gắng rất nhiều của tập thể lãnh đạo, nhân viên của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, họ vẫn chưa bằng lòng với những thành quả hiện tại mà luôn cố gắng
để vươn lên thành một công ty với quy mô lớn mạnh trong tương lai.
Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp:
- Chức năng: Doanh nghiệp tư nhân Thu Loan II hoạt động với chức năng là
kinh doanh sĩ và lẻ (chủ yếu là bán sĩ) tất cả các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân
6
bón. Doanh nghiệp là cầu nối giữa nhà sản xuất với các đại lý cấp II và người
tiêu thụ. Sản phẩm mới của nhiều nhà sản xuất được giới thiệu đến người sử
dụng đều được thông qua doanh nghiệp, song song đó các thông tin phản hồi từ
các đại lý cấp II và người sử dụng đều được doanh nghiệp tiếp nhận và phản hồi
kịp thời về nhà sản xuất, giúp nhà sản xuất thấy được những mặt mạnh cũng như
những khiếm khuyết để từ đó đưa ra những biện pháp duy trì những mặt mạnh,
cải tiến mặt yếu để tạo ra những sản phẩm tốt phục vụ cho nhu cầu trồng
trọt,canh tác của bà con nông dân trong vùng.
- Nhiệm vụ: Mặc dù chỉ là một doanh nghiệp tư nhân thương mại nhưng
lãnh đạo và tập thể nhân viên của doanh nghiệp luôn xác định rõ trách nhiệm của
doanh nghiệp là:
+ Tích cực tham gia thực hiện công tác phòng trừ sâu bệnh và hướng dẫn nông
dân sản xuất theo phương pháp mới thông qua việc thường xuyên kết hợp với các
công ty sản xuất thuốc bảo vệ thực vật tổ chức các cuộc hội thảo tại nhiều huyện,
xã thuộc các tỉnh khác nhau trong địa bàn hoạt động của mình.
+ Luôn chú trọng quan tâm đến các vấn đề xã hội,góp phần chăm lo cuộc sống
người nghèo và cộng đồng: góp tiền, quà tặng các người nghèo trong vùng nhân
các ngày lễ, Tết; doanh nghiệp thường xuyên góp tiền ủng hộ vào hội khuyến học
Bình Minh…
+ Doanh nghiệp luôn đảm bảo cung cấp những sản phẩm chất lượng với giá cả
hợp lý.
+ Luôn phấn đấu để trở thành một đơn vị kinh doanh mạnh, uy tín và tuân thủ
pháp luật.
Địa bàn hoạt động:
Do nằm trên quốc lộ 1A, lại gần sông Cần Thơ, vị trí giao thông thuận lợi nên
địa bàn hoạt động của doanh nghiệp khá rộng lớn bao gồm nhiều huyện xã của
các tỉnh trong vùng như:Bình Minh, Trà Ôn, Tam Bình (Vĩnh Long); Ô Môn,
Thới Lai, Cờ Đỏ (Cần Thơ); Cầu Kè (Trà Vinh), Đồng Tháp, Tiền Giang….
Nguồn lực:
- Cán bộ, nhân viên: Đội ngũ cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp khoảng 20
người, phần lớn là người trong gia đình, tuy không có trình độ đại học nhưng
7
công tác nghiệp vụ rất thành thạo, chuyên nghiệp và hoạt động năng nổ. Cụ thể
tình nhân sự trong từng bộ phận của doanh nghiệp như sau:
+ Bộ phận quản lý: giám đốc là chủ doanh nghiệp.
+ Bộ phận kế toán: 2 người, đều có trình độ trung cấp kế toán.
+ Bộ phận bán hàng: 3 người.
+ Bộ phận kho: khoảng 15 người bao gồm 2 quản lý kho, tài xế lái xe giao
hang và các công nhân bốc vác nhập về cũng như xuất bán.
- Cơ sở vật chất:
+ 1 văn phòng làm việc tại số 54/1 khóm 8, thị trấn Cái Vồn, huyện Bình
Minh, tỉnh Vĩnh Long.
+ 2 kho chứa: 1 kho tại số 54/1 khóm 8, thị trấn Cái Vồn, huyện Bình Minh,
tỉnh Vĩnh Long; 1 kho gần bến phà Bình Minh.
+ 5 xe tải lớn, nhỏ chuyên dùng để chở hàng giao cho khách hàng.
+ 1 xe hơi bốn chỗ dung để phục vụ công tác hội nghị, xuống tham quan thực
tế và tư vấn cho các đại lý, thực hiện công tác xúc tiến bán hàng…
Quan hệ cộng tác:
Doanh nghiệp tư nhân Thu Loan II có quan hệ cộng tác với nhiều nhà sản xuất
và phân phối thuốc bảo vệ thực vật như:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn Bayer Việt Nam.
+ Công ty Thuốc Sát Trùng Việt Nam.
+ Xí nghiệp Yogen Mitsuvina.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn ADC.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn Map Pacific Việt Nam
+ Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang – Chi nhánh Vũng Liêm.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn Arysta Life Science Việt Nam.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Hoàng Ân
+ Công ty cổ phần Hóc Môn.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Sinh.
………
8
Cơ cấu tổ chức:
Vì là doanh nghiệp tư nhân nên cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân Thu
Loan II cũng khá đơn giản, bao gồm các tổ nghiệp vụ hoạt đọng dưới sự chỉ đạo
trực tiếp của giám đốc,cũng chính là chủ doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức của
doanh nghiệp có thể được thể hiện bằng sơ đồ sau:
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức doanh nghiệp tư nhân Thu Loan II
Thuận lợi, khó khăn:
- Thuận lợi:
+ Doanh nghiệp tư nhân Thu Loan II tọa lạc tại địa điểm có đầy đủ các yếu tố
thuận lợi về giao thông đường bộ lẫn cả đường thủy, bưu chính viễn thông đã tạo
điều kiện dễ dàng trong mua bán trong mua bán cũng như trong tiếp cận tìm hiểu
kịp thời về tình hình mua bán của các và những vướng mắc, bức xúc của các đại
lý và người nông dân.
+ Qua thời gian hoạt động khoảng 15 năm doanh nghiệp đã được nhiều nhà
sản xuất và khách hàng tín nhiệm, tin tưởng và nhiệt tình giúp đỡ trong những
lúc cần thiết .Danh tiến và uy tín doanh nghiệp cũng đã vươn xa nhiều nơi.
+ Đội ngũ công cán bộ của doanh nghiệp phần lớn là người trong gia đình nên
ý thức trách nhiệm và tinh thần làm việc rất cao, đây là yếu tố rất quan trọng
trong thành công của một doanh nghiệp.
+ Đây là ngành kinh doanh phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp nên doanh
nghiệp nên luôn được sự quan tâm,khuyến khích và giúp đỡ củachính quyền và
các ban ngành hữu quan
- Khó khăn:
Giám đốc
( chủ doanh nghiệp)
Tổ bán hàng Tổ phụ trách
kho hàng
Tổ kế toán
9
+ Sự cạnh tranh trên thị trường thuốc bảo vệ thực vật trong mấy năm
gần đây trở nên gay gắt và quyết liệt hơn.
+ Giá nhiều mặt hàng nông sản trong thời gian gần đây có xu hướng
giảm lại cộng thêm dịch bệnh liên miên nên năng suất canh tác giảm làm cho thu
nhập của người nông dân cũng giảm đi, vì thế họ cũng hạn chế sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật so với trước đây rất nhiều.
+ Với loại hình kinh doanh là doanh nghiệp tư nhân nên việc huy động
vốn để mở rộng quy mô cũng gặp nhiều khó khăn.
10
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm.
2.1.1.1. Doanh thu:
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế
toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh
nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
* Điều kiện ghi nhận doanh thu: đồng thỏa tất cả 5 điều kiện sau:
+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với
quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý như người sở hữu
hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa .
+ Doanh thu được xác định tương đí chắc chắn.
+ Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch
bán hàng .
2.1.1.2. Hàng hóa :
Là các loại vật tư hàng hóa do doanh nghiệp mua về với mục đích để bán lại.
Hàng hóa trong thương mại thường được phân theo các nhóm ngành sau:
+ Hàng hóa vật tư thiết bị.
+ Hàng hóa công nghệ phẩm - tiêu dùng.
+ Hàng hóa lương thực thực phẩm
* Sự khác biệt giữa thành phẩm và hàng hóa cùng loại trong cùng một doanh
nghiệp: Sự khác biệt cơ bản giữa thành phẩm và hàng hóa là sản phẩm do chính
doanh nghiệp sản xuất ra nó kết tinh chi phí nguyên vật liệu, nhân công, sản xuất
chung của doanh nghiệp, còn hàng hóa là thành phẩm của đơn vị khác được
doanh nghiệp mua về nhằmmục đích bán lại sau này.
2.1.1.3. Phân tích tình hình tiêu thụ:
Phân tích hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ vật hiện tượng trong mối
quan hệ hữu cơ của các sự vật hiện tượng đó.
11
Phân tích kinh tế là phân chia các quá trình, các kết quả sản xuất kinh doanh
thành nhiều bộ phận cấu thành. Trên cơ sở đó bằng các phương pháp liên hệ, so
sánh, đối chiếuvà tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng phát triển
của các hiện tượng nghiên cứu. phân tích tình hình tiêu thụ là một bộ phận của
phân tích kinh tế do đó ta có thể nói như sau:
Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa là việc phân chia quá trình tiêu thụ theo
nhiều bộ phận cấu thành (chủng loại, khách hàng, thi trường…) và dùng những
phương pháp riêng kết hợp với các lý thuyết kinh tế và các phương pháp kỹ
thuật khác để phân tích, đánh giá trên số liệu tổng hợp từ quá khứnhằm phát hiệ
ra quy luật và xu hướng phát triển của tình hình tiêu thụ hàng hóa.
2.1.2. Tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Đây là tài khoản phản ánh các khoản doanh thu phát sinh trong kỳ cũng như
các khoản giảm trừ doanh thu được tổng hợp vào cuối kỳ.
* Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ:
Bên nợ:
- Số thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu phải
nộp tính trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
thực tế đã cung cấp cho khách hàng và đã được xác
định là đã tiêu thụ trong kỳ kế toán.
- Trị giá hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ.
- Trị giá chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ
- Trị giá giảm già hàng bán kết chuyển cuối kỳ.
Bên có:
- Doanh thu sản
phẩm hàng hóa và
cung cấp dịch vụ của
doanh nghiệp thực
hiện trong kỳ kế
toán(kể cả các khoản
điều chỉnh doanh thu)
Tài khoản này không số dư cuối kỳ
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập thông qua hồ sơ, sổ sách lưu trữ về hoạt động tiêu thụ
hàng hóa của doanh nghiệp từ tháng 1/2004 đến 12/2006 cùng với tiếp cận thực
tế kinh doanh tại doanh nghiệp và trao đổi với nhân viên của doanh nghiệp. Số
liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp thủ công và sau đó tổng hợp lại cho
phù hợp với mục tiêu nghiên cứu
12
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu.
2.2.2.1. Phương pháp so sánh:
Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so
sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) nhằm xác định được xu hướng, mức độ
biến động của chỉ tiêu mà mình phân tích.
* Lựa chọn gốc so sánh :
+ Tài liệu của năm trước, kỳ trước đánh giá xu hướng phát triển.
+ Các mục tiêu đã dự kiến( kế hoạch, dự toán,định mức) đánh giá tình
hình thực hiện so với kế hoạch.
+ Các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu đơn đặt
hàng… khẳng định vị trí của doanh nghiệp, khả năng đáp ứng nhu cầu.
* Điều kiện so sánh:
Để so sánh có ý nghĩa thì điều kiện trước tiên là các chỉ tiêu sử dụng để so
sánh phải đồng nhất. Để đảm bảo tính đồng nhất này thì các chỉ tiêu cần được
quan tâm cả về thời gian và không gian:
- Về thời gian:
Các chỉ tiêu được tính trong cùng khoảng thời gian hạch toán, phải thống nhất
trên ba mặt sau:
+ Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế.
+ Phải cùng một phương pháp tính toán.
+ Phải cùng một đơn vị đo lường.
- Về không gian: Các chỉ tiêu phải được quy đổi về cùng quy mô, điều kiện
kinh doanh.
Tuy nhiên tính đồng nhất ở đây không bắt buộc là phải tuyệt đối đồng nhất mà
chỉ cần đồng nhất ở mức độ có thể chấp nhận được, độ chính xác cần phải có,
thơi gian phân tích được cho phép….
* Kỹ thuật so sánh:
Người ta thường sử dụng các kỹ thuật so sánh sau:
- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số kỳ phân tích với
trị số kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Có thể biểu diễn bằng công thức sau:
∆F = F1-F0
13
Trong đó :
∆F: Số chênh lệch được đo bằng số tuyệt đối
F1: Trị số của kỳ phân tích
F0: Trị số của kỳ gốc
- So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số kỳ phân tích
với trị số kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Ta cũng có thể biểu diễn bằng công
thức như sau:
∆F =( F1 / F0)*100-100%
Trong đó :
∆F: Số chênh lệch được đo bằng số tương đối
F1: Trị số của kỳ phân tích
F0: Trị số của kỳ gốc
Ngoài ra còn các kỹ thuật so sánh khác như: Kỹ thuật so sánh bắng số bình
quân, kỹ thuật so sánh mức biến động các điều chỉnh theo hướng quy mô chung...
nhưng do mục tiêu nghiên cứu của đề tài không hướng tới và thời gian không cho
phép nên tôi không giới thiệu chi tiết các kỹ thuật so sánh này.
2.2.2.2. Phương pháp hệ thống chỉ số liên hoàn hai nhân tố:
Hệ thống chỉ số liên hoàn hai nhân tố được thành lập trên cơ sở các phương
trình kinh tế bằng cách kết hợp các chỉ số chỉ số tổng hợp được tính riêng lẻ
thành một hệ thống. Trong đó, chỉ số phụ thuộc gọi là chỉ số toàn bộ (Ipq) và các
chỉ số độc lập được gọi là chỉ số nhân tố (Ipvà Iq) có quan hệ tích số với nhau.
* Một số phương trình kinh tế thông dụng :
Doanh thu = giá bán x lượng sản phẩm bán ra.
Tổng chi phí sản xuất = giá thành x lượng sản phẩm sản xuất.
Giá trị xuất khẩu = giá xuất khẩu x lượng sản phẩm xuuất khẩu.
Giá trị nhập khẩu = giá nhập khẩu x lượng sản phẩm nhập khẩu.
14
* Các bước phân tích :
Ta có : Ipq = Ip x Iq
- Nhận xét về số tương đối:
- Nhận xét về số tuyệt đối:
Σ p1q1 - Σ p0q0 = ( Σ p1q1 - Σ p0 q1 ) + (Σ q1 p0 - Σ q0 p0 )
- Nhận xét về số tương đối khi so với giá cả kỳ gốc:
- Nhận xét chung.
2.2.2.3. Phương pháp phân tích phương sai.
Phân tích phương sai một chiều là phân tích dựa trên ảnh hưởng của một nhân
tố( Single factor). Giả sử ta muốn so sánh trung bình của k tổng thể, nếu ký hiệu
trung bình của k tổng thể lần lượt là μ1, μ2, μ3…μk thì mô hình phân tích phương
sai một chiều được mô tả dưới dạng kiểm định giả thiết:
Ho: μ1 = μ2 = μ3 =…..= μk ( trung bình của k tổng thể khác nhau thì bằng
nhau).
H1: Có một μi (i= 1,k) bất kỳ khác các μ còn lại ( trung bình k tổng thể khác
nhau thì bằng nhau).
Để kiểm định giả thiết này hay phân tích phương sai, ta thực hiện các bước
sau:
Bước 1:Tính các trung bình mẫu xi và trung bình chung của tổng thể x
- Trung bình mẫu x1, x2, x3… xk:
Σ p1q1
Σ p0q0
Σ q1 p0
Σ q0 p0
Σ p1 q1
Σ p0 q1
x=
Σ p1q - Σ p0q0
Σ p0q0
Σ q1 p0 - Σ q0 p0
Σ q0 p0
Σ p1 q1 - Σ p0 q1
Σ p0 q0
x=
xij
ni
= xi
ni
j=1
Σ
15
- Trung bình chung của k tổng thể :
Bước 2