Luận văn Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế

Một quốc gia muốn phát triển và giàu mạnh thì trước tiên nhân dân phải được ăn no, mặc ấm. Cho dù ngày nay nền khoa học của con người đã rất tiến bộ trên mọi lĩnh vực, con người đã có thể làm ra nhiều nguy ên liệu thay thế tự nhiên, nhưng có những thứ cho dù nền khoa học có tiến bộ đến mấy cũng không thể thay th ế được, đó chính là những sản phẩm nông nghiệp. Chính vì lẽ đó mà mọi quốc gia cho dù đang ở giai đoạn phát triển nào cũng đều rất chú trọng đến sự phát triển của ngành nông nghiệp, dù tỷ trọng của nông nghiệp chiếm như thế nào trong GDP. Nông nghiệp chiếm một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, sản xuất nông nghiệp không những phục vụ cho nhu cầu ăn uống của con người, đảm bảo nguồn nguy ên nhiên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất và công nghiệp chế biến mà ngành nông nghiệp còn tạo ra được nhiều mặt hàng có giá trị xuất khấu cao như cà phê, hạt diều, mũ cao su. tăng nguồn thu ngo ại tệ cho nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người dân. Hiện tại cũng như trong thời gian tới, ngành nông nghiệp vẫn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người và không ngành nào có thể thay thế được. Đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội. Đối với nước ta do đặc điểm từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa nên nông nghiệp giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước. Thừa Thiên Huế là một địa phương có tỷ lệ lao động nông nghiệp cao. Dân số ngày càng tăng, đất nông nghiệp ngày càng ít đi. Muốn cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt thì người nông dân phải đầu tư thâm canh. Mà muốn làm như vậy thì cần phải thực hiện nhiều biện pháp như: đầu tư khoa học kỹ thuật, vật tư phân bón, giống, thủy lợi cho sản xuất sao cho hợp lý trên một đơn vị diện tích để thu được năng suất cao, chất lượng tốt với giá thành hợp lý

pdf52 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 9282 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Một quốc gia muốn phát triển và giàu mạnh thì trước tiên nhân dân phải được ăn no, mặc ấm. Cho dù ngày nay nền khoa học của con người đã rất tiến bộ trên mọi lĩnh vực, con người đã có thể làm ra nhiều nguyên liệu thay thế tự nhiên, nhưng có những thứ cho dù nền khoa học có tiến bộ đến mấy cũng không thể thay thế được, đó chính là những sản phẩm nông nghiệp. Chính vì lẽ đó mà mọi quốc gia cho dù đang ở giai đoạn phát triển nào cũng đều rất chú trọng đến sự phát triển của ngành nông nghiệp, dù tỷ trọng của nông nghiệp chiếm như thế nào trong GDP. Nông nghiệp chiếm một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, sản xuất nông nghiệp không những phục vụ cho nhu cầu ăn uống của con người, đảm bảo nguồn nguyên nhiên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất và công nghiệp chế biến mà ngành nông nghiệp còn tạo ra được nhiều mặt hàng có giá trị xuất khấu cao như cà phê, hạt diều, mũ cao su.... tăng nguồn thu ngoại tệ cho nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người dân. Hiện tại cũng như trong thời gian tới, ngành nông nghiệp vẫn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người và không ngành nào có thể thay thế được. Đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội. Đối với nước ta do đặc điểm từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa nên nông nghiệp giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước. Thừa Thiên Huế là một địa phương có tỷ lệ lao động nông nghiệp cao. Dân số ngày càng tăng, đất nông nghiệp ngày càng ít đi. Muốn cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt thì người nông dân phải đầu tư thâm canh. Mà muốn làm như vậy thì cần phải thực hiện nhiều biện pháp như: đầu tư khoa học kỹ thuật, vật tư phân bón, giống, thủy lợi cho sản xuất sao cho hợp lý trên một đơn vị diện tích để thu được năng suất cao, chất lượng tốt với giá thành hợp lý. Do việc tăng cường đầu tư các yếu tó vật chất và đầu tư phân bón cho sản xuất được lặp đi lặp lại hàng vụ, hàng năm với khối lượng rất lớn nên cần có đơn vị sản xuất kinh doanh để phục vụ VTNN với hệ thống mạng lưới rộng khắp đảm bảo đáp ứng đầy dủ kịp thời cả về số lượng, chất lượng cho từng vùng, từng địa phương. Khi tiến hàng hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, các DN muốn tồn tại và phát triển phải luôn quan tâm đến hiệu quả kinh tế sao cho kinh doanh có lãi và đảm bảo yêu cầu xã hội. Tuy nhiên cơ chế thị trường đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho các DN. Nền kinh tế thị trường buộc các DN phải luôn phấn đấu nỗ lực không ngừng thì mới có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Đặc biệt với các DN sản xuất có tồn tại được hay không còn phải phụ thuộc vào khâu tìm kiếm đầu ra cho mình, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Song công tác thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, đưa sản phẩm đến từng khu vực thị trường chưa được coi trọng trong các DN. Việt Nam đang từng bước mở của thị trường và hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới điều đó càng làm cho việc cạnh tranh giữa các DN trong và ngoài nước ngày càng khốc liệt hơn, điều này buộc DN Việt Nam phải qan tâm đến công tác tiêu thụ sản phẩm hơn. Hầu hết các DN trong nước điều gặp một số vấn đề chung như là sản xuất ra không tìm được thị trường tiêu thụ hay là bị sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các DN nước ngoài. Mọi công ty đều coi thị trường là khâu quan trọng nhất để tiến hành sản xuất hàng hóa. Tiêu thụ sản phẩm là thước đo đánh giá sự thành công của DN. DN muốn đứng vững và phát triển phải luôn biết cách nắm bắt nhu cầu của thị trường, phải nhạy bén trong các chiến lược kinh doanh để luôn đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. Từ nhận thức đó, trong thời gian thực tập cuối khóa tôi đã chọn đề tài" phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế" làm chuyên đề cho bài tốp nghiệp của mình. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI -Hệ thống hóa một số vấn đề về tiêu thụ sản phẩm -Đánh giá khái quát tình hình chung của công ty -Phân tích kết quả và hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. -Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU -Phương pháp duy vật biện chứng -Phương pháp phân tích số liệu: phương pháp chỉ số nhân tố, phương pháp so sánh trên cơ sở thu thập số liệu ở công ty để đưa ra kết luận có tính khoa học. -Phương pháp chuyên gia tham khảo: tham khảo ý kiến của thầy cô, ý kiến của nhân viên trong công ty... -Phương pháp so sánh 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu : các vấn đề liên quan đến công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty trong 3 năm 2008-2010 Phạm vi nghiên cứu -Về nội dung: Nghiên cứu tình hình tiêu thụ hàng hóa và một số giải pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ. - Về thời gian : Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2008-2010. -Về không gian: nghiên cứu trong phạm vi địa bàn hoạt động của công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế. 5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung nghiên cứu + Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu + Chương 2: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế. + Chương3: Định hướng và giải pháp Phần III: Kết Luận và Kiến Nghị. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh thực hiện giá trị và giá trị sử dụng đối với sản phẩm hàng hóa thông qua quan hệ trao đổi. Trong quan hệ này, DN chuyển nhượng cho người mua sản phẩm hàng hóa đồng thời được người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán số tiền hàng tương ứng với giá trị của số sản phẩm hàng hóa đó. 1.1.1.2 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm Trong nền kinh tế thị trường, khi sản xuất đã phát triển thì vấn đề tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là rất quan trọng. Vì có tiêu thụ được hàng hóa mới có vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng. Sản phẩm tiêu thụ được chứng tỏ năng lực kinh doanh của DN, thể hiện kết quả công tác nghiên cứu thị trường. Sản phẩm hàng hóa của DN được người tiêu dùng chấp nhận, điều đó cho thấy sản phẩm sản xuất và tiêu thụ xét về mặt khối lượng, giá trị sử dụng, chất lượng, giá cả đã phù hợp với yêu cầu và với thị hiếu của thị trường. Sau quá trình tiêu thụ DN không những thu hồi được số vốn đã chi ra, mà tiêu thụ sản phẩm còn thực hiện được giá trị lao động thặng dư, đây là nguồn để mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. 1.1.2 Nội dung của tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp Có các nội dung chính sau: - Điều tra thị trường: đây là việc làm cần thiêt đối vói DN, là khâu đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến thành công hay thất bại của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Nghiên cứu thị trường nhằm trả lời câu hỏi: Thị trường đang cần sản phẩm gì?, ai là khách hàng mục tiêu?, cầu về thị trường đó như thế nào? - Lựa chọn sản phẩm thích ứng và tiến hành tổ chức tìm kiếm nguồn hàng. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, DN lựa chọn sản phẩm thích ứng.Đây là một nội dung quyết định hiệu quả họat động tiêu thụ. - Tổ chức kiểm tra hàng hóa trước khi đưa hàng hóa về kho chuẩn bị tiêu thụ - Khâu tổ chức kiểm tra hàng hóa bao gồm: Kiểm tra chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm, mẫu mã... - Công tác lưu kho cần phải chú trọng để sản phẩm khỏi bị mất mát, hao hụt, hư hỏng, nhưng chất lượng sản phẩm phải đảm bảo khi lưu kho. - Định giá và thông báo giá. Các quyết định về giá bán được xem xét một cách có cơ sở, không những nhìn nhận từ những tác động bên trong DN như chi phí đầu vào, tiền lương, lãi vay... mà DN còn phải xác định những yếu tố bên ngoài như: nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh để đưa ra một mức giá cho phù hợp với mỗi loại hàng hóa. - Lên phương án phân phối và lựa chọn kênh phân phối sản phẩm trong công tác tiêu thụ sản phẩm của DN, việc lên phương án phân phối phải được xác định trước, dựa vào kết quả điều tra nghiên cứu thị trường mà DN có thể tiến hành phân phối lượng hàng hóa cho hợp lý thông qua các kênh tiêu thụ. - Xúc tiến bán hàng: đây là hoạt động của người bán để tác động vào tâm lý người mua. - Thực hiện các kỹ thuật nghiệp vụ bán hàng và đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, nghiệp vụ thu tiền là rất quan trọng, hoạt động tiêu thụ vẫn chưa kết thúc nếu như hàng hóa được bán nhưng vẫn chưa thu được tiền về cho DN. 1.1.3 Lựa chọn kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Khái niệm về kênh phân phối: Kênh phân phối là một tập hợp các công ty hay cá nhân tự gánh vác hay giúp đỡ chuyển giao cho một ai đó quyền sở hữu đối với một hàng hóa cụ thể hay dịch vụ trên con đường từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng (theo Philip Kotler) Khái niệm về phân phối: là các hoạt động liên quan đến việc tổ chức điều hành và vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng nhằm đạt hiệu quả tối đa. Các loại trung gian trong kênh phân phối: trung gian thường là các công ty, các đại lý, cá nhân đứng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng. Họ có thể trực tiếp hoặc không tham gia trực tiếp váo quá trình lưu thông hàng hóa. Có các loại trung gian sau: Trung gian bán buôn: là những người mua sản phẩm từ nhà sản xuất hoặc trực tiếp nhập khẩu hàng hóa về bán lại cho người bán lẻ. Trung gian bán buôn có vai trò quan trọng trên thị trường, họ là những người có thế mạnh về vốn do đó họ có khả năng chi phối người bán lẻ và đôi khi người sản xuất, đôi lúc họ có thể trở thành nhà độc quyền do họ có khả năng dự trữ hàng để tung ra thị trường lúc cần thiết, và họ có phương tiện kinh doanh hiện đại. Trung gian bán lẻ: là những người thường mua hàng từ những người bán buôn hay đại lý với khối lượng vừa phải để bán lại cho người tiêu dùng. Họ là những người tiếp xúc trực tiếp, gần gủi, thường xuyên với khách hàng do đó họ hiểu biết và nắm bắt nhu cầu thị trường Đại lý: bao gồm đại lý bán buôn và đại lý bán lẻ. Đại lý bán buôn làm trung gian trong mối quan hệ giữ nhà bán buôn và người bán lẻ. Đại lý bán lẻ làm trung gian giữ nhà bán buôn với người tiêu dùng cuối cùng. Quy mô của đại lý phụ thuộc vào khả năng kinh doanh, nguồn vốn và uy tín của người làm đại lý. 1.1.4 Thị trường với việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 1.1.4.1 Quan điểm về thị trường Thị trường là tập hợp tất cả những người mua hiện tại và tiềm năng đối vói một sản phẩm( theo Philip Kottler ) 1.1.4.2 Chức năng của thị trường - Chức năng thừa nhận: Trong thực tế chỉ khi nào sản phẩm được thừa nhận. Lúc đó quá trình tái sản xuất hàng hóa mới kết thúc. Tuy nhiên thị trường không chỉ thừa nhận thụ động các kết quả của quá trình tái sản xuất, quá trình mua bán mà thông qua sự hoạt động của các quai luật kênh tế trên thị trường nó có thể kiểm nghiệm quá trình tái sản xuất, quá trình mua bán đó. Thị trường thừa nhận tổng khối lượng hàng hóa được đưa ra trên thị trường, cơ cấu của cung và cầu, quan hệ cung cầu đối với từng hàng hóa, thừa trị giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa, chuyển giá trị sử dụng và giá trị cá biệt thành giá trị xã hội. - Chức năng thực hiện: hoạt động chủ yếu của thị trường là mua bán. Thực hiện được quá trình mua bán là cơ sở quan trọng nhất có tính chất quyết định đối vói việc thực hiện các quan hệ và hoạt động khác. - Chức năng điều tiết kích thích: Thị trường là nơi chúa đựng cung và cầu, mà quan hệ cung cầu quyết định đến lợi nhuận của DN. Do vậy thị trường vừa là mục tiêu vừa là động lực để điều tiết và kích thích cho các hoạt đọng kinh doanh. Sự điều tiết thể hiện ở chỗ: + Thông qua nhu cầu thị trường các DN chủ động điều tiết hoặc di chuyển các sản phẩm mà người tiêu dùng thích, có thể thay đổi từ sản phẩm này qua sản phẩm khác nhằm mục đích kiếm lợi nhuận cao hơn. + Thông qua hoạt động của các qui luật kinh tế trên thị trường các DN mạnh sẽ tận dụng khả năng của mình, lợi thế của mình trong cạnh tranh, để đẩy mạnh quá trình kinh doanh. Những DN không có lợi thế cũng tìm cách vươn lên để tránh khỏi sự phá sản. - Chức năng thông tin: Trong tất cả các khâu của quá trình kinh doanh chỉ có thị trường mới có chức năng thông tin. Trên thị trường có nhiều mối quan hệ như: Kinh tế, chính trị, xã hội, dân tộc... xong thông tin về kinh tế là thông tin quan trọng nhất. Chức năng thông tin của thị trường sẽ góp phần đắc lực cho sự hiểu biết giữa người bán và người mua, giữa người kinh doanh và người tiêu dùng. Thông tin thị trường cho biết tổng số cung và tổng số cầu đối với từng loại sản phẩm hàng hóa, cho biết giá cả, chất lượng sản phẩm các điều kiện để mua bán và các thông tin khác. Do vậy thông tin thị trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với kinh tế, quyết định đến cả quá trình kinh doanh. 1.1.4.3 Phân khúc thị trường Phân khúc thị trường là việc phân chia một thị thị trường lớn không đồng nhất thành những khúc, những đoạn hay những nhóm khách hàng với những đăc điểm, nhu cầu, thị hiếu và hàng vi mua tương đối đồng nhất, trên cơ sở đó tiến hàng các hoạt động marketing hỗn hợp cho phù hợp để đạt được mục tiêu mong muốn của DN như : doanh thu, thị phần, lợi nhuận; mức độ nhận biết thương hiệu.. Ta phải phân khúc thị trường vì: khách hàng quá đông, khách hàng phân bố khắp nơi, nhu cầu và thói quen mua sắm của họ cũng khác nhau. Do đó, ta nên chọn phần hoặc khúc nào để có thể phục vụ tốt nhất. 1.1.5 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của việc tiêu thụ sản phẩm 1.1.5.1 Tỷ lệ % hoàn thành khối lượng hàng hóa tiêu thụ Tt = 0 1 1 0 0 1 n i n i p Q p Q     * 100 Trong đó: -Tt: Tỷ lệ % hoàn thành khối lượng hàng hóa tiêu thụ. -Q1i: số lượng hàng hóa tiêu thụ kỳ báo cáo của sản phẩm i -Q0i: khối lượng hàng hóa tiêu thụ kỳ gốc của sản phẩm i -goi: giá bán kỳ góc của sản phẩm i Nếu T1 > 100 thì chứng tỏ DN đã hoàn thành tốt việc tiêu thụ ở kỳ báo cáo so với kỳ gốc và ngược lại quá trình tiêu thụ của DN không tốt. 1.1.5.2 Doanh thu: là tổng tất cả hàng hóa đã tiêu thụ. TR = 1 n i i i Q G   Với: TR: tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm Qi : Khối lượng tiêu thụ sản phẩm i Gi: giá bán sản phẩm i Để phân tích sự biến động của doanh thu giữa kỳ báo cáo so với kỳ gốc, ta dùng phương pháp chỉ số. 1 1 1 0 0 1 n i n i p Q p Q     = 1 1 1 0 1 1 n i n i p Q p Q     * 0 1 1 0 0 1 n i n i p Q p Q     Với -p1Q1: Khối lượng và giá bán hàng hóa kỳ báo cáo -p0Q0: Khối lượng và giá bán hàng hóa kỳ gốc - 1 1 0 1 p Q p Q   : Chỉ số chung về giá cả các sản phẩm - 0 1 0 0 p Q p Q   : Chỉ số chung về sản lượng sản phẩm tiêu thụ Về số tăng( giảm) tuyệt đối 1 1p Q - 0 0p Q =( 1 1p Q - 0 1p Q )+ ( 0 1p Q - 0 0p Q ) Về số tăng( giảm) tương đối 1 1 0 0 0 0 p Q p Q p Q    = 1 1 0 1 0 0 p Q p Q p Q    + 0 1 0 0 0 0 p Q p Q p Q    Như vậy, doanh thu giữa kỳ báo cáo so với kỳ gốc có sự biến động tăng( giảm) là do sự ảnh hưởng của 2 nhân tố: giá bán và sản khối lượng tiêu thụ. 1.1.5.3 Tổng chi phí: Là toàn bộ chi phí tính bằng giá trị mà DN dùng để kinh doanh. Chỉ tiêu này dùng để tính giá bán sản phẩm. TC = FC + VC Với: TC: tổng chi phí FC: tổng chi phí cố định VC: tổng chi phí biến đổi 1.1.5.4 Lợi nhuận: Là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh chất lượng kinh doanh của DN. P= TR -Z-T Với P: lợi nhuận. TR: tổng doanh thu bán hàng Z: giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ T: Thuế 1.1.5.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh: - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất= Lợi nhuận/ tổng vốn sản xuất - Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí= lợi nhuận/ tổng chi phí - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu= Lợi nhuận/ tổng doanh thu 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1. Vai trò của vật tư phân bón - Giúp cho cây trồng có khả năng chống chịu với sâu bệnh. - Bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trong từng thời kỳ. - Làm tăng năng suất cây trồng. - Cải tạo lại đất canh tác. 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ phân bón ở Việt Nam ta hiện nay Phân bón là một trong những vật tư thiết yếu trong nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nó không chỉ giúp ổn định và nâng cao năng suất cây trồng mà còn tác động đến phẩm chất của nông sản, ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất đai. Chính vì thế, tình hình giá cả và thị trường phân bón có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp nói riêng và một số ngành nghề khác. Hiện nay, tổng số lượng phân bón hóa học sản xuất trong nước đạt khoảng 6,2 triệu tấn, chỉ đáp ứng được 68% nhu cầu. Hàng năm, nước ta vẫn phải nhập khẩu tới khoảng 2,6 triệu tấn, vì vậy giá phân bón trong nước hiện vẫn chịu tác động lớn từ giá phân bón thế giới. Từ năm 1985 đến nay, mức tiêu thụ phân đạm tăng trung bình 7,2%/ năm; phân lân tăng 13,9%/ năm; phân kali tăng 23,9%/năm. Thời gian gần đây, nhu cầu phân bón của người dân gia tăng trong khi đồng USD mất giá cộng với việc Trung Quốc- nước xuất khẩu phân bón lớn giảm sản lượng sản xuất đã làm cho giá phân bón tăng ảnh hưởng đến sản xuất lương thực cũng như đời sống của người nông dân. Giá nhập khẩu Ure bình quân từ mức 292 USD/ tấn năm 2009 đã tăng lên mức 322 USD/tấn năm 2010 và hiện ở mức khoảng 380 USD/tấn (năm 2011). Giá bán lẻ Urê trong nước cũng tăng liên tục, từ mức 6.000-6.500 đ/kg (năm 2009) đã tăng lên mức 8.000-9.500 đ/kg (cuối năm 2010 đầu năm 2011). Nhà nước đã đưa phân bón vào trong danh mục các mặt hàng thiết yếu thuộc diện bình ổn giá, áp dụng nhiều biện pháp điều hành trực tiếp hoặc gián tiếp như: điều hòa cung cầu, áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu 0%, ưu đãi giá đầu vào đối với một số loại phân bón sản xuất trong nước. Tuy nhiên, trên thực tế việc quản lý, điều hành giá, triển khai các biện pháp bình ổn giá còn có những bất cập nên thị trường phân bón nhiều năm qua đã xảy ra những diễn biến không bình thường: có lúc, có nơi đã xảy ra những cơn sốt tăng giá quá cao hoặc có lúc giá giảm xuống quá thấp, không hợp lý gây bất ổn định cho nền kinh tế. Do vậy, theo các chuyên gia kinh tế, để chủ động hơn trong việc kiểm soát sự biến động của giá bán lẻ phân bón, các cơ quan quản lý Nhà nước cần kiểm soát chặt các yếu tố hình thành giá, tổ chức xây dựng hành lang pháp lý để các DN sản xuất kinh doanh có được hệ thống phân phối minh bạch từ khâu bán buôn đến bán lẻ đến tay người nông dân. Các DN sản xuất kinh doanh phân bón cần chủ động dự trữ phân bón để sẵn sàng cung ứng khi thị trường biến động lớn hoặc mất cân đối cung cầu. 1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ phân bón ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Do sự tác động lớn từ thị trường phân bón thế giới cũng như thị trường phân bón trong nước cho nên thị trường phân bón tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian này cũng gặp nhiều khó khăn và có nhiều biến động. Việc giá nguyên liệu tăng và nguồn quặng dùng cho sản xuất phân bón ngày càng khan hiếm đã tác dộng rất lớn đến việc cung ứng. Đa số người dân sống ở Tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn sống chủ yếu dựa vào nghề nông vì vậy họ cũng bị ảnh hưởng lớn từ những khó khăn đó.Hiện nay ở Thừa Thiên Huế có rất ít nhà máy sản xuất phân bón, cộng thêm việc các công ty lớn đang dần tìm cách giảm lượng hàng nhập khẩu đã tác động mạnh mẽ đến các công ty cung ứng VTNN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, làm cho lượng cầu vượt quá cung. Đa số các công ty ở Thừa Thiên Huế điều hoạt động dựa trên vốn vay ngân hàng, điều đó làm cho các DN không thể chủ động trong việc dữ trữ nguồn hàng,
Luận văn liên quan