Luận văn Phân tích và dự báo tỷ giá thực hiệu lực (REER) nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá đối với hàng nông sản xuất khẩu tại Lâm Đồng
Khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thươngmại thế giới WTO cũng là lúc thị trường tiền tệ còn khá non trẻ của ViệtNam phải chịu rất nhiều áp lực về chính sách ổn định tỷ giá và chiếnlược phát triển thị trường này trong thời gian tới. Quá trình quản lý tỷ giá trong thời gian qua có thể nói là khá thành công đối với các nhà hoạch định chính sách, không những giúp cho thị trường tiền tệ tránh được những cú sốc do khủng hoảng tài chính trong khu vực mà ngày càng cải thiện uy tín của đồng tiền ViệtNam trên thị trường thế giới. Với những kinh nghiệm quản lý tỷ giá có được từ các nước trên thế giới, Việt Nam đã định ra chính sách cho riêng mình là quản lý tỷ giá theo kiểu “thả nổi có quản lý của Nhà nước” được đánh giá là phù hợp với thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, thả nổi đến mức độ nào hay nói chính xác là Nhà nước sẽ can thiệp vào thị trường tiền tệ bằng cách nào và vào lĩnh vực gì thì đến nay vẫn còn nhiều tranh cải. Tất cả các đề tài nghiên cứu về tỷ giá hiện nay hầu như đều luôn đồng ý rằng không nên áp dụng hệ thống tỷ giá cố định và thả nổi hoàn toàn vì sẽ không giúp được cho Việt Nam cải thiệnđược cán cân thương mại và tránh những cú sốc có nguồn gốctừ thị trường tiền tệ. Đồng thời các nhà nghiên cứu còn cho rằng quản lý tỷ giá theo mộtkhung biên độ được định trước như hiện nay sẽ không phải là một liệupháp khoa học, điều đó sẽ không tạo ra một tỷ giá giao dịch trên thị trường đúng với giá trị thực của đồng Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là hiện nay trị giá VND đang được định ra như thế nào và đang cao, thấp hay là đã sát với tỷ giá thực tế kỳ vọng hay chưa? Như các nhà quản lý tỷ giá Việt Nam đã khẳng định tỷ giá được công bố hiện nay trên thị trường đã được tính theo tỷ giá thực đa phương (tức tỷ giá thực hiệu lực – REER) và đã điều chỉnh sát với kỳ vọng cải thiện một cán cân thương mại.