Trong công cuộc đổi mới, Nhà nước cộng hoà dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào đã thực hiện đa dạng hoá các thành phần kinh tế, khuyến khích mọi chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm từng bước đưa đất nước đi lên, thoát khỏi tình trạng chậm phát triển. Trong các nguồn lực quan trọng đảm bảo cho nền kinh tế phát triển thì vốn vay đóng vai trò hàng đầu. Nó là yếu tố không thể thiếu để một quốc gia tăng trưởng và đạt được những mục tiêu chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt đối với những nước đang phát triển như CHDCND Lào, thì nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế lại càng trở nên bức thiết. Hệ thống ngân hµng thương mại và các tổ chức tín dụng đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ nguồn vốn cũng như huy động nguồn vốn của một quốc gia.
Cho vay là một trong những hoạt động tín dụng chính của ngân hµng thương mại và các tổ chức tÝn dụng để đưa nguồn vốn vào lưu th«ng. Do đó mọi rủi ro của hoạt động cho vay không chỉ tác động xấu đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Nhằm mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật về cho vay và hợp đồng tín dụng qua đó tìm ra nhưng điểm chưa phù hợp cần phải tháo gỡ trong giai đoạn hiện nay, tác giả đã lựa chọn đề tài “Pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay của ngân hµng thương mại tại nước CHDCND Lào” làm luận văn tốt nghiệp.
65 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2283 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại tại nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong công cuộc đổi mới, Nhà nước cộng hoà dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào đã thực hiện đa dạng hoá các thành phần kinh tế, khuyến khích mọi chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm từng bước đưa đất nước đi lên, thoát khỏi tình trạng chậm phát triển. Trong các nguồn lực quan trọng đảm bảo cho nền kinh tế phát triển thì vốn vay đóng vai trò hàng đầu. Nó là yếu tố không thể thiếu để một quốc gia tăng trưởng và đạt được những mục tiêu chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt đối với những nước đang phát triển như CHDCND Lào, thì nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế lại càng trở nên bức thiết. Hệ thống ngân hµng thương mại và các tổ chức tín dụng đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ nguồn vốn cũng như huy động nguồn vốn của một quốc gia.
Cho vay là một trong những hoạt động tín dụng chính của ngân hµng thương mại và các tổ chức tÝn dụng để đưa nguồn vốn vào lưu th«ng. Do đó mọi rủi ro của hoạt động cho vay không chỉ tác động xấu đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Nhằm mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật về cho vay và hợp đồng tín dụng qua đó tìm ra nhưng điểm chưa phù hợp cần phải tháo gỡ trong giai đoạn hiện nay, tác giả đã lựa chọn đề tài “Pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay của ngân hµng thương mại tại nước CHDCND Lào” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại không phải là một lĩnh vực mới, ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liªn quan đến vấn đề này. Có thể kể đến một số đề tài như: “Chế định bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hµng - Thực trạng và giải pháp’’ (năm 1998) luận án thạc sỹ của tác giả Trần Thu Thủy; “Bảo đảm tiền vay ngân hµng - Thực trạng và giải pháp” (năm 2003) luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Thu Hiền; “Pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay trung và dài hạn của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và một số kiến nghị” khóa luận tốt nghiệp của tác giả Trần Trung Hiếu… Mỗi đề tài nghiên cứu ở một góc độ khác nhau của hoạt động cho vay, tuy nhiên đây là kết quả nghiên cứu của Việt Nam. Hiện nay, ở Lào vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách khái quát hay cụ thể những nội dung xoay quanh vấn đề cho vay của ngân hàng thương mại.
3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và quan điểm của Đảng nhân dân cách mạng Lào.
Ngoài ra luận văn cũng vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phân tích, tổng hợp, so sánh, suy diễn logic…
4. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về cho vay; nội dung và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về cho vay của các ngân hµng thương mại tại Lào.
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay là một trong những lĩnh vực có thể xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ tác giả chỉ đi sâu tìm hiểu đánh giá thực trạng các quy định cña pháp luật về cho vay của ngân hàng thương mại tại CHDCND Lào; chỉ ra những thành công đã đạt được, những điểm chưa phù hợp và đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động cho vay của các ngân hµng thương mại tại CHDCND Lào.
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn thi hành pháp luật về cho vay, đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho các ngân hµng thương mại tại CHDCND Lào.
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu được xác định là:
Làm s¸ng tỏ một số vấn đề lý luận về cho vay.
Phân tích thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại và thực tiễn thi hành các quy định này, từ đó chỉ ra những điểm chưa phù hợp.
Đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về hoạt động cho vay của các ngân hµng thương mại tại Lào.
6. Điểm mới của luận văn
- Luận văn trình bày một cách khoa học một số vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay của ngân hµng thương mại.
- Luận văn trình bày thực trạng pháp luật và chỉ ra hạn chế trong các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động cho vay tại Lào.
- Luận văn đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động cho vay tại Lào.
7. Cơ cấu của luận văn
Luận văn bao gồm: Lời nói đầu, nội dung, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay của ngân hµng thương mại.
Chương 2: Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay của ngân hµng thương mại tại CHDCND Lào.
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay của ngân hµng thương mại tại CHDCND Lào.
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Kh¸i qu¸t về hoạt động cho vay của c¸c ng©n hµng thương mại
Vị trÝ, vai trß của ng©n hµng thương mại
Theo Điều 2 Luật ngân hµng nhà nước năm 1995 thì ngân hµng có vai trò sau: “Ngân hµng nhà nước là tổ chức tài chính của Chính phủ, có địa vị tương đương bằng Bộ, là ngân hàng trung tâm của cả nước, có trụ sở chính tại thủ đô. Tham mưu cho Chính phủ trong việc quản lí vĩ mô nền tài chính quốc gia. Khuyến khích và bảo vệ sự vững chắc của đồng tiền Kíp ở trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế quốc gia. Làm cho hệ thống tài chính tiền tệ Lào hoạt động an toàn và có hiệu quả. Khuyến khích và tạo điều kiện để nguồn vốn trong và ngoài nước được vận hành hiệu quả. Góp phần giúp nền kinh tế Lào thực hiện được những mục tiêu chiến lược trong phát triển nền kinh tế xã hội”.
Như vậy, pháp luật ngân hàng của CHDCND Lào đã nhìn nhận một cách đúng đắn và chính xác về vai trò, vị trí của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân, cũng như đối với sự phát triển của toàn xã hội. Việc quy định rõ ràng vai trò, vị trí của ngân hàng có ý nghĩa quyết định đến việc hoạch định bước đi của hệ thống ngân hàng trong những năm vừa qua và những năm tới.
Cũng cần phải nhìn nhận việc ghi nhận chính xác vai trò của hệ thống ngân hàng với nền kinh tế khi xem xét nghiên cứu những quy định của pháp luật ngân hàng một số nước trong khu vực và trên thế giới. Ví dụ, theo Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam: “Ngân hµng là loại hình TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hµng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”, “trong đó hoạt động ngân hµng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hµng víi nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”. Theo như khái niệm này, đối tượng kinh doanh của các ngân hµng chính là tiền tệ. Cũng bởi vì vậy mà ngân hµng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia.
Tại Lào, vai trò của ngân hàng và kinh doanh ngân hàng lại càng quan trọng. Bởi đối với nước đang phát triển như Lào, các điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội là khá thuận lợi nhưng về nguồn vốn lại vô cùng khó khăn. Với hoạt động huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi, ngân hàng sẽ huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cùng với nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp. Với hoạt động cấp tín dụng, ngân hàng cung ứng nguồn tiền tệ huy động được vào đúng tay những nhà doanh nghiệp cần vốn, góp phần không nhỏ tăng hiệu quả của đồng vốn trên thị trường. Thêm vào đó với hoạt động cung ứng các dịch vụ thanh toán, ngân hàng sẽ trực tiếp tạo điều kiện cho người sử dụng vốn quay vòng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đó là vai trò trực tiếp của ngân hàng đối với nền kinh tế.
Từ những phân tích trên ta có thể thấy rõ ngân hàng thương mại có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng, quyết định sống còn tới nền kinh tế của mỗi quốc gia. Ngân hàng thương mại là một loại hình TCTD, hoạt động của ngân hàng thương mại ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật về ngân hàng thương mại còn phải tuân thủ các quy định có liên quan đối với TCTD, do đó trong luận văn tác giả sử dụng khái niệm ngân hàng thương mại và TCTD với nghĩa tương đương.
1.1.2. Khái niệm cho vay của ngân hµng thương mại
Trong thực tế không phải lúc nào nhu cầu về vốn cũng được đảm bảo nghĩa là nhu cầu giao lưu vốn xuất hiện từ phía những người cần vốn và những người có vốn. Do đó, xuất hiện hoạt động vay mượn. Người cần vốn chính là các tổ chức, cá nhân đồng thời họ cũng là những chủ thể có khả năng cung cấp vốn. Cho vay là quan hệ giữa hai bên chủ thể, trong đó một bên cho vay còn một bên đi vay. Người cho vay chuyển giao quyền sử dụng vốn cho người đi vay theo nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi sau một thời gian quy định trên cơ sở sự tín nhiệm. Hoạt động cho vay trực tiếp giữa người cần vốn và người có vốn có ưu điểm là chi phí thấp nhưng lại có rủi ro rất lớn đó là sự hạn chế về không gian địa lý, những người đi vay và người cho vay khó đạt được điểm chung về quy mô và thời hạn của khoản vay, bên cạnh đó cho vay trực tiếp mang tính rủi ro cao do không có sự phân tán rủi ro. Chính vì vậy mà xuất hiện các trung gian tài chính. Ngân hàng chính là một trong các trung gian tài chính rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Hoạt động cho vay của ngân hàng mang bản chất chung của quan hệ vay mượn đó là có sự hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định, là việc chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn, là quan hệ bình đẳng hai bên cùng có lợi. Hoạt động cho vay này khắc phục được những hạn chế của cho vay trực tiếp, đáp ứng được lượng vốn lớn cho nền kinh tế, đáp ứng mọi nhu cầu xin vay về thời gian, địa điểm, quy mô và thời hạn khoản vay.
Theo quy ®Þnh t¹i §iÒu 3 Luật Ngân hàng thương mại năm 2006 của Lào: Cho vay là một hình thức cấp tín dụng chủ yếu của ngân hàng thương mại. Ngân hàng có quyền cho vay ngắn hạn hoặc trung và dài hạn thông qua hợp đồng tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và đời sống tuỳ thuộc vào tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng.
Cho vay có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Để một ngân hàng hoạt động hiệu quả thì phải có sự hiệu quả từ chính các khâu chủ yếu và quan trọng của ngân hàng đó như: huy động vốn, cho vay và các hoạt động dịch vụ thanh toán khác.
1.1.3. Các phương thức cho vay của ngân hµng
Theo quy định tại §iÒu 22 LuËt Ng©n hµng n¨m 1995 của Lào vÒ c¸c h×nh thøc cho vay cña ng©n hµng thương mại vµ ng©n hµng ph¸t triÓn th× ngân hàng có thể lựa chọn các hình thức cho vay sau:
- Cho các tổ chức cá nhân vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.
- Cho các tổ chức cá nhân vay trung hạn và dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất dịch vụ và đời sống.
1.1.3.1. Hình thức cho vay ngắn hạn
Cho vay bổ sung vốn lưu động thiếu:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu khách hàng phát sinh nhu cầu bổ sung vốn lưu động thì ngân hàng sẽ giải quyết cho vay. Tiền vay phát sinh theo đúng đối tượng theo phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng.
Quy trình cho vay như sau:
- Khách hàng lập và nộp hồ sơ vay vốn đến ngân hàng. Hồ sơ vay vốn gồm các giấy tờ sau:
+ Giấy đề nghị vay vốn (theo đúng mẫu quy định của ngân hàng).
+ Giấy phép thành lập, giấy phép kinh doanh do cơ quan có đủ thẩm quyền cấp. Các báo cáo tài chính như: bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả kinh doanh; phân tích thu, chi tài chính… của kỳ gần nhất so với ngày xin vay và được lập theo đúng pháp lệnh kế toán, thống kê của Nhà nước.
+ Phương án sản xuất kinh doanh, trong phương án phải tính toán được hiệu quả kinh tế và xác định được nguồn để trả nợ ngân hàng. Đồng thời phải có sự chấp thuận của cơ quan chủ quản (nếu có).
+ Các tài liệu chứng minh tính hợp pháp và giá trị các tài sản đảm bảo nợ vay, khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho ngân hàng. Trường hợp ngân hàng cho vay theo phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng, khách hàng chỉ làm hồ sơ vay vốn lần đầu, còn những lần vay sau, khách hàng chỉ phải gửi đến cho ngân hàng các giấy tờ thanh toán, chứng từ hàng hóa, hợp đồng kinh tế.
Đây là những tài liệu quan trọng và cần thiết để ngân hàng có đầy đủ các thông tin về tình hình kinh doanh của khách hàng, từ đó có thể đưa ra những quyết định chính xác. Có thể nói đây là biện pháp ngăn chặn rủi ro trực tiếp, từ xa trong nghiệp vụ cho vay của ngân hàng. Nếu làm tốt được khâu này thì ngân hàng đã hạn chế một phần lớn những rủi ro có thể gặp phải khi quyết định cho khách hàng vay vốn.
Khi có những thông tin, tài liệu trong tay thì yêu cầu đặt ra chính là khả năng đánh giá những thông số để có thể nhìn nhận đầy đủ những vấn đề cần thiết của khách hàng vay vốn.
- Ngân hàng thẩm định hồ sơ vay vốn và quyết định cho vay
Nhận được hồ sơ vay vốn của khách hàng gửi tới, ngân hàng tiến hành thẩm định hồ sơ đó. Ngân hàng xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc đảm bảo tính độc lập và phân định rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới giữa khâu thẩm định tính khả thi, hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh và khả năng hoàn trả nợ vay. Thẩm định hồ sơ vay vốn là quá trình xem xét, phân tích các thông tin, số liệu đã thu thập trong hồ sơ của khách hàng. Mục đích của thẩm định trước khi cho vay là xác định giới hạn an toàn của quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn. Người ta còn gọi là thẩm định phương án cho vay và theo dõi xử lý nợ, các ngân hàng thương mại cần tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của Trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro của toàn hệ thống ngân hàng.
Nội dung công việc thẩm định hồ sơ vay vốn, ngân hàng có thể phân tích, đánh giá trên nhiều mặt, bằng nhiều chỉ tiêu, nhưng chủ yếu là làm rõ các mÆt sau ®©y:
+ Năng lực sản xuất kinh doanh (quy mô hoạt động, khả năng công nghệ, kỹ thuật sản xuất kinh doanh) của khách hàng trên thương trường và các quan hệ bạn hàng của khách hàng.
+ Thực trạng tài chính của khách hàng như công nợ, kết quả kinh doanh kỳ trước, mức tích lũy vốn, số thực có của vốn lưu động tự có của khách hàng tham gia phương án sản xuất kinh doanh. Số liệu kế hoạch thu chi tài chính, chỉ tiêu tổng doanh thu ghi trong phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng. Qua những chỉ tiêu này, ngân hàng đưa ra kết luận về số tiền có thể cho vay hoặc mức dự nợ tối đa (hạn mức tín dụng), tiến độ giải ngân, thu nợ tiền vay sao cho phù hợp với khả năng thực tế và chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng.
+ Xem xét về đảm bảo tiền vay, nếu khoản vay phải có tài sản đảm bảo thì ngân hàng phải đánh giá về các điều kiện của tài sản thế chấp, cầm cố như tính hợp pháp, sè lượng và xác định giá trị của tài sản thế chấp, cầm cố theo đúng pháp luật của Nhà nước. Các giấy tờ sở hữu tài sản thế chấp, cầm cố phải được xác nhận của cơ quan Công chứng Nhà nước và thẩm định kỹ để biết được mức độ tin cậy của các giấy tờ đó. Trên cơ sở này ngân hàng mới quyết định cho vay được chính xác. Theo quy định của pháp luật, ngân hàng nhận thế chấp cầm cố không được quyền sở hữu tài sản mà chỉ giữ các giấy tờ sở hữu tài sản (bản gốc) hoặc là bảo quản những tài sản gọn nhẹ (kim loại quý, đá quý, hàng hóa đặc chủng, giấy tờ có giá …).
Trong khoảng thời gian quy định, kể từ khi ngân hàng nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của ngân hàng, ngân hàng phải thẩm định xong hồ sơ vay vốn, quyết định và thông báo việc cho vay hoặc không cho vay ngân hàng phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay.
Trường hợp ngân hàng quyết định cho vay, giữa ngân hàng và khách hàng vay thỏa thuận một số điều khoản về tài sản cầm cố, thế chấp như quyền sử dụng, lưu giữ giấy tờ sở hữu, bảo quản, tổng giá trị, thời hạn thế chấp, cầm cố… Đối với những tài sản cầm cố, thế chấp phức tạp, giá trị lớn, thì giữa khách hàng và ngân hàng phải ký hợp đồng cầm cố, thế chấp.
Ngân hàng xác định các chỉ tiêu cho vay và ký kết hợp đồng tín dụng với khách hàng.
Khi ngân hàng quyết định cho vay và hợp đồng thế chấp, cầm cố đã được ký kết giữa ngân hàng và khách hàng vay, ngân hàng tiến hành xác định các chỉ tiêu cho vay. Mức cho vay là mức tiền ngân hàng có thể cho vay cao nhất đối với phương pháp cho vay từng lần hoặc là mức dư nợ tối đa đối với phương pháp cho vay theo hạn mức tín dụng.
Căn cứ để ngân hàng xác định mức cho vay là:
+ Nhu cầu vay vốn của khách hàng.
+ Tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của ngân hàng trung ương.
+ Khả năng nguồn vốn của ngân hàng.
+ Khả năng trả nợ của khách hàng.
+ Giới hạn cho vay tối đa của ngân hàng đối với một khách hàng. Trong đó, tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản làm đảm bảo tùy theo pháp luật của mỗi nước và quy định của ngân hàng cho vay nên tỷ lệ này có khác nhau. Quy chế cho vay hiện hành ở Lµo quy định: Mức cho vay tối đa không vượt quá 70% giá trị của tài sản thế chấp hay cầm cố.
Thời hạn cho vay, căn cứ vào kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay và khả năng trả nợ của khách hàng. Thời hạn cho vay ngắn hạn tối đa là 12 tháng.
Lãi suất cho vay, đối với những nước mà ngân hàng thương mại có quyền quyết định lãi suất kinh doanh, thì ngân hàng thương mại sẽ ấn định mức lãi suất cho vay của từng khoản cho vay ngắn hạn. Ở Lào hiện nay, các ngân hàng thương mại xác định lãi suất cho vay không vượt quá lãi suất trần cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
Sau khi xác định các chỉ tiêu trên, giữa ngân hàng và khách hàng vay cần thỏa thuận thống nhất và ký kết hợp đồng tín dụng.
Mở tài khoản cho vay và phát tiền vay
Sau khi đã duyệt cho vay, ngân hàng mở cho mỗi khách hàng vay một tài khoản cho vay để hạch toán tiền cho vay và thu nợ (nếu khách hàng vay chưa có tài khoản cho vay).
Căn cứ vào hợp đồng tín dụng và tiến độ thực hiện phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng (có phát sinh nhu cầu vốn thực tế) ngân hàng phát triển tiền vay. Đối với khách hàng vay luân chuyển trong phạm vi hạn mức tín dụng đã xác định, từng lần vay vốn khách hàng đi vay phải gửi đến cho ngân hàng các chứng từ hàng hóa, các giấy tờ thanh toán hay hợp đồng kinh tế và trên cơ sở đó ngân hàng cho vay đáp ứng các nhu cầu vay vốn của khách hàng trong khả năng nguồn vốn cho phép.
Ngân hàng cho vay có thể phát tiền cho khách vay theo các cách: tiền vay được chuyển trả trực tiếp cho đơn vị cung cấp vật tư, hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng; trường hợp khách hàng vay đã dùng nguồn vốn khác để trả cho người cung cấp hoặc nếu người cung cấp không có tài khoản tại ngân hàng thì chuyển vào tài khoản tiền gửi của khách hàng; phát bằng ngân phiếu hoặc tiền mặt cho khách hàng.
Thu nợ:
Việc thu nợ được tiến hành theo kỳ hạn nợ đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Khách hàng có thể trả nợ trước hạn và phải chủ động trả nợ ngân hàng khi đến hạn. Khách hàng không trả được nợ đến hạn, ngân hàng có thể xử lý theo bốn trường hợp sau:
Một là, do nguyên nhân khách quan, khách hàng có văn bản giải trình xin gia hạn, ngân hàng có thể xét cho gia hạn. Theo quy định quy chế cho vay hiện hành thời hạn được gia hạn tối đa bằng một chu kỳ sản xuất kinh doanh của đối tượng cần gia hạn nợ. Riêng đối với trường hợp khó khăn do Nhà nước thay đổi chủ trương chính sách hoặc nguyên nhân bất khả kháng thì thời hạn tối đa không quá 12 tháng.
Hai là, do nguyên nhân chủ quan, ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn và phạt theo mức lãi suất nợ quá hạn. Theo quy định hiện hành, lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất trần cùng loại cho vay.
Ba là, nếu không có các thỏa thuận trên thì ngân hàng có quyền bán (phát mại) tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi nợ. Việc chuyển nhượng, bán tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi trong một thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật.
Bốn là, nếu ba trường hợp trên hai bên không thỏa thuận để giải quyết được, ngân hàng sẽ khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng.
- Lãi tiền vay:
Việc tính lãi và thu lãi được tiến hành hàng tháng hoặc thu một lần cùng với nợ gốc tùy the