Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Ban Chấp hành TW Đảng Cộng
sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã khẳng định tầm quan trọng của công nghệ
thông tin và nhấn mạnh: Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta
nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc,
thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế,
tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá
trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân
dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng
lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 đặt mục tiêu đến năm 2020 xây
dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, Chính phủ điện tử, doanh
nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử để Việt Nam đạt trình độ khá trong
khu vực ASEAN Từng bước chuyển hoạt động của các cơ quan hành chính, sự
nghiệp, cơ quan an ninh, quốc phòng dựa trên việc sử dụng văn bản giấy sang chế
độ trao đổi văn bản điện tử, sử dụng chữ ký điện tử, đồng thời đảm bảo các yêu cầu
an ninh thông tin. Ứng dụng hệ thống chu chuyển văn bản điện tử có sử dụng chữ
ký điện tử trong hoạt động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp,
Bảo đảm những thông tin từ tài liệu lưu trữ được phép tiếp cận của các cơ quan
thuộc hệ thống Đảng, Nhà nước từng bước được chuyển sang dạng điện tử
24 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 827 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Pháp luật Việt Nam về tài liệu điện tử và lưu trữ tài liệu điện tử - Thực trạng và một số vấn đề Đặt Ra, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------
TRẦN ĐỨC MẠNH
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ
VÀ LƢU TRỮ TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ - THỰC TRẠNG
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lƣu trữ Học
Hà Nội – 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------
TRẦN ĐỨC MẠNH
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ
VÀ LƢU TRỮ TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ - THỰC TRẠNG
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Chuyên ngành: Lƣu trữ Học
Mã số: 60 32 24
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Cảnh Đƣơng
Hà Nội – 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin
được đề cập trong luận văn là khách quan, trung thực. Một số nội dung đề cập trong
luận văn đã được công bố trong các bài viết đăng trên Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt
Nam và hội thảo khoa học chuyên ngành. Các văn bản được tập hợp, sử dụng trong
quá trình nghiên cứu đều được công khai trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và
cổng thông tin điện tử của các bộ, ngành, địa phương. Các trích dẫn trong luận văn
đều có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ
Trần Đức Mạnh
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên trong luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo
trong Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học.
Với tấm lòng tri ân sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Cảnh
Đương đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nghiên cứu.
Xin chân cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ, giúp đỡ tôi về mọi
mặt để tôi hoàn thành luận văn này!
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2015
Tác giả
Trần Đức Mạnh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 7
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 8
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .......................................... 9
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 9
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 10
6. Các nguồn tư liệu chính được sử dụng ................................................... 11
7. Bố cục của đề tài ................................................................................... 12
PHẦN NỘI DUNG..................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 1. KHÁI LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ, VĂN
BẢN ĐIỆN TỬ, TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ VÀ LƢU TRỮ TÀI LIỆU ĐIỆN
TỬ .............................................................. Error! Bookmark not defined.
1.1. Chính phủ điện tử.................................. Error! Bookmark not defined.
1.2. Văn bản điện tử, tài liệu điện tử, lưu trữ tài liệu điện tửError! Bookmark
not defined.
1.3. Mô hình tính liên tục của tài liệu; dữ liệu đặc tả và các định dạng phổ biến của
tài liệu điện tử ............................................... Error! Bookmark not defined.
1.4. Sự cần thiết của việc nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về
tài liệu điện tử và lưu trữ tài liệu điện tử ....... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 1 ........................................ Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ VÀ LƢU
TRỮ TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ ......................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Pháp luật về tài liệu điện tử và lưu trữ tài liệu điện tử trước 2005 ...Error!
Bookmark not defined.
2.1.1. Khái quát các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về tài liệu điện
tử và lưu trữ tài liệu điện tử.......................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Nội dung các quy định của pháp luật về tài liệu điện tử và lưu trữ tài
liệu điện tử .................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Nhận xét ............................................ Error! Bookmark not defined.
2.2. Pháp luật về tài liệu điện tử và lưu trữ tài liệu điện tử sau 2005 ......Error!
Bookmark not defined.
2.2.1. Khái quát các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về tài liệu điện
tử và lưu trữ tài liệu điện tử.......................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Nội dung các quy định về tài liệu điện tử và lưu trữ tài liệu điện tử
................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Nhận xét ............................................ Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 2 ........................................ Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT, KHUYẾN NGHỊError! Bookmark not
defined.
3.1. Nhận xét chung ..................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Một số vấn đề đặt ra .............................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ................................................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 13
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Ban Chấp hành TW Đảng Cộng
sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã khẳng định tầm quan trọng của công nghệ
thông tin và nhấn mạnh: Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta
nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc,
thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế,
tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá
trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân
dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng
lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 đặt mục tiêu đến năm 2020 xây
dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, Chính phủ điện tử, doanh
nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử để Việt Nam đạt trình độ khá trong
khu vực ASEAN Từng bước chuyển hoạt động của các cơ quan hành chính, sự
nghiệp, cơ quan an ninh, quốc phòng dựa trên việc sử dụng văn bản giấy sang chế
độ trao đổi văn bản điện tử, sử dụng chữ ký điện tử, đồng thời đảm bảo các yêu cầu
an ninh thông tin. Ứng dụng hệ thống chu chuyển văn bản điện tử có sử dụng chữ
ký điện tử trong hoạt động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp,
Bảo đảm những thông tin từ tài liệu lưu trữ được phép tiếp cận của các cơ quan
thuộc hệ thống Đảng, Nhà nước từng bước được chuyển sang dạng điện tử...
Nhìn từ góc độ công tác văn thư, lưu trữ, để thực hiện các mục tiêu trên tất
yếu trong hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sẽ
nảy sinh một loại văn bản có đặc tính hoàn toàn mới, tồn tại song hành với văn bản,
tài liệu truyền thống (thường ở dạng giấy) đó là văn bản điện tử, tài liệu điện tử.
Do văn bản điện tử, tài liệu điện tử có đặc điểm hoàn toàn khác với văn bản
8
truyền thống nên để sử dụng hiệu quả chúng trong hoạt động quản lý, điều hành của
các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (với chức năng cơ bản như tài liệu giấy), bắt
buộc phải xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với đặc thù của loại
hình văn bản, tài liệu này. Và thực tế những năm qua các cơ quan có thẩm quyền đã
ban hành một loạt văn bản pháp luật liên quan đến văn bản điện tử, tài liệu điện tử...
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, tác giả phân chia quá trình xây dựng pháp
luật về văn bản điện tử, tài liệu điện tử và lưu trữ tài liệu điện tử tại Việt Nam thành
hai giai đoạn. Giai đoạn 1 là trước năm 2005 (năm ban hành Luật giao dịch điện tử)
và giai đoạn 2 là từ 2005 trở lại đây.
Nhìn chung, các quy định liên quan đến tài liệu điện tử hiện nằm rải rác
trong nhiều văn bản pháp luật, thuộc nhiều lĩnh vực, do nhiều cơ quan khác nhau
xây dựng, dẫn tới các khái niệm cơ bản (như: văn bản điện tử; chữ ký điện tử; siêu
dữ liệu) được sử dụng không thống nhất, thậm chí có nội dung mâu thuẫn nhau
gây ra những khó khăn trong áp dụng pháp luật. Bên cạnh đó, việc xây dựng pháp
luật liên quan đến trực tiếp đến văn bản điện tử, tài liệu điện tử, lưu trữ tài liệu điện
tử trong lĩnh vực hành chính nhà nước thời gian qua chưa có dấu ấn nào đáng kể,
việc áp dụng văn bản điện tử trong các cơ quan hành chính nhà nước còn nhiều hạn
chế. Mặt khác, trong lĩnh vực nghiên cứu, hiện vẫn chưa có một công trình nghiên
cứu tổng thể nào về hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến tài liệu điện tử và lưu
trữ tài liệu điện tử... Thực tế trên gây không ít khó khăn đối với người những người
nghiên cứu, người làm công tác giảng dạy, các nhà quản lý...
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về văn thư, lưu trữ; quy định của pháp luật
Việt Nam về tài liệu điện tử, lưu trữ tài liệu điện tử; khảo sát thực tế... và tham khảo
kinh nghiệm của nước ngoài, chúng tôi cố gắng hệ thống hóa các quy định của pháp
luật Việt Nam từ khi xuất hiện quy định về tài liệu điện tử, lưu trữ tài liệu điện tử
đến nay để thực hiện đề tài: “Pháp luật Việt Nam về tài liệu điện tử và lƣu trữ tài
liệu điện tử - Thực trạng và một số vấn đề đặt ra” làm đề tài Luận văn cao học.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
9
Đề tài của chúng tôi đặt ra và giải quyết những mục tiêu cơ bản sau:
Thứ nhất, hệ thống các quy định về tài liệu điện tử và lưu trữ tài liệu điện tử
trong văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam từ năm 1990 đến nay.
Thứ hai, làm rõ sự thay đổi và phát triển của các quy định trong pháp luật
Việt Nam về tài liệu điện tử và lưu trữ tài liệu điện tử.
Thứ ba, đề xuất một số ý kiến để góp phần hoàn thiện các quy định của pháp
luật Việt Nam về tài liệu điện tử và lưu trữ tài liệu điện tử.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm giải quyết các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Khái quát chung về lịch sử xây dựng các quy định của pháp luật Việt Nam
về văn bản điện tử, tài liệu điện tử và lưu trữ tài liệu điện tử.
- Tổng hợp, phân loại các quy định của pháp luật về văn bản điện tử, tài liệu
điện tử trong các văn bản quy phạm pháp luật và phân tích ý nghĩa của các quy định
này đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, công dân.
- Đánh giá và nhận xét những ưu điểm, hạn chế và phân tích các nguyên
nhân của những hạn chế trong các quy định của pháp luật về văn bản điện tử, tài
liệu điện tử và lưu trữ tài liệu điện tử. Qua đó khuyến nghị một số vấn đề nhằm kiện
toàn hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý văn bản, tài liệu điện tử.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Các quy định của pháp luật về quản lý văn bản
điện tử, tài liệu điện tử của Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ các quy định của pháp luật về văn bản
điện tử, tài liệu điện tử và lưu trữ tài liệu điện tử của Việt Nam từ những năm 1990
đến nay.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Do bản thân văn bản điện tử, tài liệu điện tử là loại hình hoàn toàn mới, việc
áp dụng chúng trong thực tiễn nhất là trong các cơ quan hành chính nhà nước còn
hạn chế, vì vậy việc nghiên cứu về lý luận cũng như công tác xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật trong lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây do yêu
10
cầu cấp thiết của sử dụng văn bản điện tử và lưu trữ tài liệu điện tử trong các cơ
quan nhà nước, doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu Việt Nam nhận thấy rằng cần
phải tiến hành các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này. Tuy nhiên, các nghiên
cứu này vẫn chưa diễn ra một cách toàn diện và đồng bộ.
Cụ thể, về lý luận và kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng hệ thống văn bản
pháp luật về quản lý văn bản điện tử, tài liệu điện tử, năm 2010, Tiến sĩ Nguyễn
Cảnh Đương đã dịch cuốn sách “Tài liệu điện tử trong quản lý” của tác giả Larin-
Viện trưởng Viện Lưu trữ toàn Nga. Về mặt lý luận, công trình này đã làm rõ sự
giống nhau và khác nhau giữa tài liệu điện tử và tài liệu truyền thống; phân tích làm
rõ những ưu điểm của văn bản điện tử, tài liệu điện tử; tính tất yếu của việc sử dụng
văn bản điện tử, tài liệu điện tử trong xây dựng chính phủ điện tử; sự cần thiết phải
xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về văn bản điện tử, tài liệu điện tử;
giới thiệu kinh nghiệm của Liên bang Nga và một số quốc gia tiên tiến trên thế giới
như: Mỹ, Hà Lan, Đức... trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về văn
bản điện tử, tài liệu điện tử; những nội dung cơ bản cần được quy định trong các
văn bản pháp luật về quản lý văn bản điện tử, tài liệu điện tử. Tác giả kế thừa các
quan điểm lý luận của tác giả Larin trong việc thực hiện đề tài này.
Thực tế tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu trong nước chủ yếu là các
bài báo khoa học, tham luận khoa học giới thiệu một số quy định của pháp luật về
văn bản điện tử, tài liệu điện tử, lưu trữ tài liệu điện tử trong một vài văn bản pháp
luật cụ thể đăng trên Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, hoặc được giới thiệu trong
một số Hội thảo khoa học do Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước và một số cơ sở
đào tạo chuyên ngành Lưu trữ tổ chức.
Nhìn chung công tác nghiên cứu về hệ thống quy định của pháp luật liên
quan đến văn bản điện tử, tài liệu điện tử, lưu trữ tài liệu điện tử trong các cơ quan
nhà nước Việt Nam cơ bản đang còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên, những công trình nghiên
cứu, các bài viết đăng trên Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, các kỷ yếu hội thảo
khoa học sẽ cung cấp thêm cơ sở lý luận, thực tiễn để tác giả thực hiện đề tài này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
11
5.1. Phƣơng pháp luận: Tác giả thực hiện đề tài này trên cơ sở phương
pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Đây là phương pháp được sử dụng
xuyên suốt quá trình nghiên cứu để phân tích, đánh giá thực tiễn xây dựng pháp luật
về tài liệu điện tử, lưu trữ tài liệu điện tử của Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đề
xuất một số nội dung nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quan trọng này.
5.2. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
Tác giả sử dụng phương pháp này để thực hiện việc tổng hợp nội dung các
quy phạm pháp luật và phân tích quy phạm pháp luật về văn bản điện tử, tài liệu
điện tử, lưu trữ tài liệu điện tử trong các văn bản luật của Việt Nam. Dựa trên các
kết quả phân tích tác giả đưa ra các nhận định trong đề tài.
5.3. Phƣơng pháp so sánh, hệ thống
Phương pháp so sánh, hệ thống được tác giả sử dụng trong việc so sánh, đối
chiếu thực tiễn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tài liệu điện tử, lưu trữ tài
liệu điện tử với cơ sở lý luận của lưu trữ học Việt Nam và kinh nghiệm xây dựng
luật của một số nước trên thế giới. Từ đó, tác giả hệ thống hóa thành các đặc điểm
nổi bật hệ thống quy phạm pháp luật về tài liệu điện tử và lưu trữ tài liệu điện tử.
5.4. Phƣơng pháp phỏng vấn
Phương pháp này được sử dụng để thu thập ý kiến của những người làm
công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và những công chức, viên chức mà
công việc của họ có liên quan đến việc sử dụng văn bản điện tử, tài liệu điện tử
trong hoạt động quản lý, điều hành, qua đó tác giả nêu các nhận định, đề xuất.
6. Các nguồn tƣ liệu chính đƣợc sử dụng
Thực hiện đề tài này, tác giả thu thập và sử dụng các nguồn tài liệu chủ yếu
là các sách chuyên khảo và giáo trình giảng dạy về ngành văn thư, lưu trữ. Nguồn tư
liệu thứ hai tác giả sử dụng là các bài viết trên Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam
và một số báo cáo của các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế có nội dung liên
quan đến công tác văn thư, lưu trữ điện tử. Nguồn tư liệu quan trọng nhất là các văn
bản quy phạm pháp luật của Việt Nam có chứa những quy phạm pháp luật liên quan
đến tài liệu điện tử và lưu trữ tài liệu điện tử.
12
7. Bố cục của đề tài
Nội dung của đề tài bao gồm ba chương lớn như sau:
Chương 1. Khái luận chung về chính phủ điện tử, văn bản điện tử, tài liệu
điện tử và lưu trữ tài liệu điện tử.
Nội dung của chương này làm rõ khái niệm chính phủ điện tử, văn bản điện
tử, tài liệu điện tử, lưu trữ tài liệu điện tử,... các đặc điểm cơ bản của tài liệu điện tử
và sự cần thiết phải xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tài liệu điện
tử và lưu trữ tài liệu điện tử.
Chương 2. Quy định của pháp luật Việt Nam về tài liệu điện tử, lưu trữ tài
liệu điện tử.
Trong chương này, tác giả trình bày khái quát lịch sử hình thành các quy
định về văn bản điện tử, tài liệu điện tử và lưu trữ tài liệu điện tử trong pháp luật
Việt Nam; đồng thời giới thiệu những quy định chung về một số vấn đề liên quan
như: chữ ký số; các tiêu chuẩn, quy chuẩn; lưu trữ tài liệu điện tử
Chương 3. Một số nhận xét, khuyến nghị
Trong chương này, tác giả đưa ra một số nhận xét, gợi mở một số vấn đề đặt
ra nhằm góp thêm tiếng nói trong quá trình kiện toàn hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật về tài liệu điện tử, lưu trữ tài liệu điện tử của Việt Nam.
13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương (1994), Nghị quyết Hội nghị lần thứ bẩy Ban
Chấp hành Trung ương (khóa VII), ngày 30 tháng 7 năm 1994.
2. Bộ Chính trị (1991), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30 tháng 3 năm 1991
của Bộ Chính trị về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới.
3. Bộ Chính trị (2000), Chỉ thị số 58-CT/TW, ngày 17 tháng 10 năm 2000 về
đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
4. Bộ Công Thương (2008), Thông tư số 09/2008/TT-BCT ngày 21 tháng 7
năm 2008 hướng dẫn Nghị định thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao
kết hợp đồng trên website thương mại điện tử.
5. Bộ Công Thương (2008), Quyết định số 40/2008/QĐ-BCT của Bộ Công
Thương ngày 31 tháng 10 năm 2008 Ban hành Quy chế quản lý, sử dụng chữ ký số,
chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Bộ Công Thương.
6. Bộ Công Thương (2011), Thông tư 09/2011/TT-BCT của Bộ Công
Thương ngày 30 tháng 3 năm 2011 Quy định về việc quản lý, sử dụng chữ ký số,
chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Bộ Công Thương.
7. Bộ Nội vụ (2010), Thông tư số 05/2010/TT-BNV của Bộ Nội dụng hướng
dẫn về cung cấp, quản lý và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các
cơ quan thuộc hệ thống chính trị.
8. Bộ Tài chính (2000), Quyết định số 218/2000/QĐ-BTC ngày 29 tháng 2
năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ lưu trữ tài liệu kế
toán.
9. Bộ Tài chính (2004), Quyết định số 149/2004/QĐ-BTC ngày 14 tháng 01
năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế cung cấp, sử dụng
dữ liệu điện tử về thu, chi Ngân sách Nhà nước.
10. Bộ Tài chính (2008), Quyết định số 01/2008/QĐ-BTC ngày 04 tháng
01 năm 2008 của Bộ Tài chính ban hành Quy chế công nhận tổ chức cung cấp dịch
vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan.
14
11. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 78/2008/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm
2008 hướng dẫn thi hành một số nội dung của Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày
23 tháng 2 năm 2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
12. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 50/2009/TT-BTC ngày 16 tháng 3 năm
2009 hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán.
13. Bộ Tài chính (2009), Quyết định số 1830/QĐ-BTC ngày 29 tháng 7 năm
2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về thí điểm người nộp thuế khai thuế qua mạng
Internet.
14. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số: 222/2009/TT-BTC ngày 25 tháng 11
năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử.
15. Bộ Tài chính (2010), Thông tư 180/2010/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm
2010 của Bộ T