Đường lối đổi mới đất nước bắt đầu từ Đại hội VI mà đặc biệt là từ Đại hội VII
Đảng ta đã nhận thức ngày càng đầy đủ vai trò động lực của sự phát triển kinh tế - xã
hội là con người. Chính con người với sức lực và trí tuệ của mình là nhân tố quyết định
hiệu quả của việc khai thác nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác. Từ đó đến nay,
Đảng ta luôn coi trọng con người là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng
thời là mục tiêu của CNXH.
Trong điều kiện gần 80% dân cư sống ở nông thôn, từ một nước nông nghiệp
lạc hậu bắt đầu đi vào CNH, HĐH ta chưa có những chỉ số cao về phát triển con người
như mong muốn. Đặc điểm ở nông thôn vùng núi chỉ số về phát triển con người còn quá
thấp so với thành thị. Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nền
nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh theo hướng XHCN là nhiệm vụ cực kỳ quan
trọng, nhưng đồng thời cũng rất khó khăn, phức tạp.
Nhân tố con người được khẳng định là có giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định
sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như quá trình CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn nói riêng. Vấn đề then chốt để tạo được động lực chính là có chủ trương,
chính sách đúng đắn nhằm khơi dậy mọi khả năng tích cực, năng động, sáng tạo của
nhân tố con người, đồng thời hướng tính tích cực, năng động và sáng tạo đi đúng quy
luật, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh
118 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3437 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát huy nhân tố con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Phát huy nhân tố con người trong quá
trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn nước ta hiện nay
Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đường lối đổi mới đất nước bắt đầu từ Đại hội VI mà đặc biệt là từ Đại hội VII
Đảng ta đã nhận thức ngày càng đầy đủ vai trò động lực của sự phát triển kinh tế - xã
hội là con người. Chính con người với sức lực và trí tuệ của mình là nhân tố quyết định
hiệu quả của việc khai thác nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác. Từ đó đến nay,
Đảng ta luôn coi trọng con người là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng
thời là mục tiêu của CNXH.
Trong điều kiện gần 80% dân cư sống ở nông thôn, từ một nước nông nghiệp
lạc hậu bắt đầu đi vào CNH, HĐH ta chưa có những chỉ số cao về phát triển con người
như mong muốn. Đặc điểm ở nông thôn vùng núi chỉ số về phát triển con người còn quá
thấp so với thành thị. Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nền
nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh theo hướng XHCN là nhiệm vụ cực kỳ quan
trọng, nhưng đồng thời cũng rất khó khăn, phức tạp.
Nhân tố con người được khẳng định là có giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định
sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như quá trình CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn nói riêng. Vấn đề then chốt để tạo được động lực chính là có chủ trương,
chính sách đúng đắn nhằm khơi dậy mọi khả năng tích cực, năng động, sáng tạo của
nhân tố con người, đồng thời hướng tính tích cực, năng động và sáng tạo đi đúng quy
luật, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh.
Nghệ An là một trong những tỉnh miền Trung, đất tương đối rộng, người đông,
chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Là một tỉnh nghèo, điểm xuất phát thấp, mang nhiều đặc
trưng chung cho nông nghiệp cả nước. Do đó, yêu cầu phát huy nhân tố con người trong
quá trình CNH, HĐH càng bức thiết cả về lý luận và thực tiễn.
Vì vậy tôi chọn đề tài: "Phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay" (qua thực tế Nghệ An), nhằm góp
phần nhỏ bé đáp ứng đòi hỏi trên.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Do tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề nhân tố con người trong sự phát triển
kinh tế - xã hội. Con người là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và
văn hóa của các quốc gia. Nó đòi hỏi phải phân tích một cách khoa học về giá trị lớn lao
và ý nghĩa quyết định của nhân tố con người. Đã có không ít tài liệu trong nhiều và
ngoài nước nghiên cứu về vấn đề này.
ở Liên Xô (cũ) các nhà nghiên cứu lý luận dưới các góc độ khác nhau đã tiếp
cận một cách khoa học vấn đề: Vai trò của nhân tố con người trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội.
ở nước ta, nhất là từ giữa những năm 80 khi bắt tay vào sự nghiệp đổi mới,
chúng ta càng nhận ra vai trò đặc biệt của con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội.
Do đó, đã có nhiều cuộc hội thảo khoa học, nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu.
Với những công trình tiêu biểu như: Đề tài KX-07-13 "Về một số động lực phát triển
kinh tế - xã hội hiện nay" do GS. Lê Hữu Tầng chủ nhiệm; "Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn" PGS. TS Bùi Đình Thanh chủ nhiệm...
Trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu
tập trung ở vấn đề phát triển CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, thực hiện chính sách
xã hội ở nông thôn, vai trò của nông nghiệp, nông thôn; xóa đói giảm nghèo, giải quyết
việc làm... Đáng chú ý là các công trình "40 năm kinh nghiệm Đài Loan (Nxb Đà Nẵng,
1994); Công ty ADUKI "Vấn đề nghèo ở Việt Nam" (Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội,
1996); GS Nguyễn Điền "CNH nông nghiệp, nông thôn các nước châu á và Việt Nam"
(Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1997); PGS. PTS Nguyễn Đức Bách "Những lợi ích
kinh tế - xã hội tác động đến lòng tin của nông dân và con đường XHCN" (Tạp chí
nghiên cứu lý luận số 2-1992). Điển hình hơn là chương trình khoa học cấp Nhà nước
KX-08 "Phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, gồm 12 đề tài nhánh đã tập trung nghiên
cứu một cách toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn Việt Nam
theo định hướng XHCN.
Đối với khu vực Bắc Trung Bộ đã có một số công trình nghiên cứu: PGS. TS
Lê Đình Thắng, PTS Nguyễn Thanh Hiền "Xóa đói giảm nghèo ở khu IV cũ" (Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội, 1995); chương trình khoa học: "Con người Nghệ An trước yêu
cầu của sự nghiệp CNH, HĐH" (Sở khoa học công nghệ và môi trường, Vinh, 1998).
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề nhân tố con người trong
quá trình CNH, HĐH, nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn
diện, đầy đủ vai trò, vị trí của nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn nhằm phát huy có hiệu quả nhân tố con người. Vì vậy, tác giả mạnh
dạn nghiên cứu vấn đề này với lòng mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc luận giải cơ
sở lý luận và thực tiễn cho việc phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn Nghệ An theo định hướng XHCN.
3. Mục đích - nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở phân tích thực trạng việc phát huy nhân tố con người trong nông
thôn, nông thôn Nghệ An hiện nay, luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm
góp phần phát huy có hiệu quả nhân tố con người trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn Nghệ An hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Luận văn tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Làm rõ quan điểm mác xít về nhân tố con người.
- Đánh giá thực trạng việc phát huy nhân tố con người ở nông thôn Nghệ An
hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy có hiệu quả nhân tố con
người trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Nghệ An hiện nay.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài có nội dung rộng, chúng tôi không có điều kiện và không thể đi sâu
nghiên cứu chi tiết nhân tố con người và quá trình CNH, HĐH cụ thể. Điều mà luận văn
quan tâm và tập trung nghiên cứu là: phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn (qua khảo sát thực tế Nghệ An).
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Là công trình nghiên cứu triết học, luận văn dựa trên cơ sở lý luận và
phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm
đường lối của Đảng về nhân tố con người, về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
- Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở khảo sát thực tiễn tình hình nông nghiệp,
nông thôn Nghệ An, có kế thừa một số kết quả thu được của các công trình khoa học
khác có liên quan, nhất là thực tế điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội và nguồn lực con
người Nghệ An.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp, kết hợp
lôgic với lịch sử, trao đổi, phỏng vấn, thu thập và phân tích số liệu thống kê theo
phương pháp hệ thống.
5. Cái mới về khoa học của luận văn
- Góp phần hệ thống hóa quan điểm Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
Đảng ta về nhân tố con người và vai trò nhân tố con người.
- Bước đầu đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy có hiệu quả nhân
tố con người trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Nghệ An.
6. ý nghĩa thực tiễn của luận văn
ở mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng để làm tư
liệu tham khảo trong việc giảng dạy nghiên cứu triết học. Góp phần phát huy nhân tố
con người đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Nghệ An hiện nay.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm 2 chương với 4 tiết và
danh mục các tài liệu tham khảo.
Chương 1
Nhân tố con người và vai trò của nhân tố
con người trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
1.1. quan điểm mác xít về nhân tố con người
1.1.1. Khái niệm về con người
Con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau như:
sinh vật học, tâm lý học, đạo đức học, y học... Song, giải đáp những vấn đề chung nhất
về con người như bản chất con người, mục đích và ý nghĩa cuộc sống của con người,
vai trò của con người trong thế giới như thế nào là những câu hỏi lớn của các hệ thống
triết học từ cổ đại đến hiện đại, từ phương Đông sang phương Tây.
Trong triết học trước Mác đã từng tồn tại những quan điểm khác nhau về vấn đề
con người.
Triết học thời cổ đại, trong quan niệm về con người thường tập trung tìm
kiếm xem có cái gì đó là cơ sở đầu tiên cấu tạo nên con người và cấu tạo như thế nào
theo hai xu hướng (nhất nguyên luận và nhị nguyên luận).
Do hạn chế về điều kiện lịch sử, nên quan niệm về con người thường mang tính
chất thần bí và duy tâm.
Thời kỳ Trung cổ đại ở phương Tây cùng với sự thống trị của Thiên Chúa
giáo, con người được quan niệm là do thượng đế, đức Chúa trời sáng tạo ra, con người
mắc phải tội tổ tông truyền, phải chịu khổ, chịu nạn, phải chuộc tội, phải cầu Chúa và
tin tưởng vô điều kiện vào Chúa.
Thời kỳ Phục Hưng con người được đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau. Chủ
nghĩa nhân đạo tư sản đề cao con người với những nhu cầu cá nhân. ở thời kỳ Cận đại,
do ảnh hưởng của quan niệm siêu hình, máy móc, con người cũng được xem xét như "1
cỗ máy". Phơ-bách là một trong những nhà duy vật lớn nhất của triết học trước Mác đấu
tranh quyết liệt chống chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo. Nhưng Phơ-bách không hiểu được
hoạt động thực tiễn xã hội của con người, không hiểu được vai trò của thực tiễn sản xuất
trong quá trình nhận thức thế giới và cải tạo thế giới, coi thực tiễn là hành động tầm
thường, có tính chất con buôn. Cho nên, hạn chế lớn nhất trong triết học "nhân bản" của
ông là ở chỗ hiểu không đúng về con người. Ông coi con người chỉ là một thực thể
mang bản chất tộc loại, không hiểu được bản chất xã hội của con người, không thấy
được vai trò của mối quan hệ giữa người với người quy định bản chất của họ. Quan
niệm của Phơ-bách về bản chất con người vẫn mang tính trừu tượng, phi lịch sử. Từ
quan niệm này ông đã trượt từ chủ nghĩa duy vật trong quan niệm về giới tự nhiên sang
chủ nghĩa duy tâm trong quan niệm xã hội.
Tóm lại, những sai lầm thiếu sót chủ yếu trong nhận thức triết học về bản chất
con người của các hệ thống triết học trước Mác là do xuất phát từ lập trường duy tâm
hoặc từ phương pháp siêu hình trong cách xem xét vấn đề con người.
Đến chủ nghĩa Mác, với chủ nghĩa duy vật triệt để và phương pháp biện chứng
khoa học, vấn đề con người đã được giải đáp một cách toàn diện khoa học.
Con người được chủ nghĩa Mác xem xét trong sự thống nhất biện chứng giữa
cái sinh vật và cái xã hội.
Tiền đề xuất phát của chủ nghĩa Mác không phải là con người trừu tượng, con
người sinh học thuần túy, con người "xã hội" trống rỗng, không có cá nhân; mà hoàn
toàn ngược lại. "Đó là những cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ, và những điều
kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điều kiện mà họ thấy có sẵn cũng như những điều
kiện do hoạt động của họ sáng tạo ra" [23, tr. 267]. Đó là những con người sống trong
một thời đại nhất định, một môi trường xã hội nhất định, có những quan hệ xã hội nhất
định. Những con người sống và hoạt động, mà hoạt động bản chất nhất, có tính người
nhất là sản xuất ra các tư liệu sinh hoạt của mình, mặc dầu ăn, uống, sinh con đẻ cái
cũng là hoạt động có tính người.
Triết học Mác không hề phủ nhận cũng không tuyệt đối hóa mặt tự nhiên sinh
học khi xem xét con người với tư cách là những cá nhân đang sống và hoạt động. Trước
hết, Mác thừa nhận con người là một động vật cao cấp, sản phẩm của quá trình tiến hóa
tự nhiên. Mác viết: "Con người sống bằng giới tự nhiên. Như thế nghĩa là tự nhiên là
thân thể của con người, thân thể mà với nó con người phải duy trì một quá trình thường
xuyên để tồn tại" [23, tr. 135]. Con người, do đó không nằm ngoài sự chi phối của quy
luật tự nhiên bởi lẽ, "bản thân chúng ta... là thuộc về giới tự nhiên, chúng ta nằm trong
lòng giới tự nhiên" [22, tr. 657].
Thừa nhận yếu tố sinh vật của con người nghĩa là thừa nhận những quy luật
sinh học chung của con người, những đặc điểm về cấu trúc và chức năng cơ thể, đời
sống sinh lý, đặc tính di truyền... Tuy nhiên, Mác không thừa nhận quan điểm cho rằng:
cái duy nhất tạo nên bản chất con người là đặc tính sinh học, là bản năng thuần túy của
con người.
Cái sinh vật của con người (cái sinh vật này không còn mang tính tự nhiên
thuần túy động vật) chỉ tồn tại đối với con người xã hội. Nghĩa là trong xã hội, cái sinh
vật đã được xã hội hóa. Nếu tách khỏi quan hệ xã hội thì chỉ còn lại bản năng sinh vật.
Những thiên chức bẩm sinh do tự nhiên "ban tặng" bởi quá trình tiến hóa lâu dài của sự
sống hữu cơ, có thể được nuôi dưỡng phát triển hoặc thui chột đi tùy thuộc vào điều
kiện, môi trường xã hội, do hoàn cảnh xã hội quyết định.
Cái nền tảng căn bản - có tính chất quyết định của sự thống nhất giữa cái sinh
vật và cái xã hội - chính là hoạt động thực tiễn mà trước hết là lao động sản xuất. Thông
qua hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới hiện thực khách quan mà con người tự khẳng
định mình như một thực thể xã hội, thoát khỏi trạng thái tự nhiên thuần túy. Chính "lao
động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một
mức độ mà trên một ý nghĩa nào đó chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân
con người" [22, tr. 641]
Vạch ra vai trò của các mối quan hệ xã hội trong yếu tố cấu thành bản chất của
con người là một cống hiến quan trọng của triết học Mác.
Mác viết: "Bản chất con người không phải là một cái gì trừu tượng cố hữu của
cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hòa các mối
quan hệ xã hội" [21, tr. 11]
Kế thừa tư tưởng của Mác và tri thức triết học phương Đông, vốn văn hóa dân
tộc, Hồ Chí Minh luôn chú ý đến con người.
Trong quan niệm Hồ Chí Minh, con người là những cá nhân cụ thể, vừa là cộng
đồng người đang sống với những nhu cầu hiện thực của họ.
Hồ Chí Minh khẳng định, lịch sử xã hội loài người là do chính con người sáng
tạo ra bởi chính hoạt động của mình. Hồ Chí Minh viết: "vô luận điều gì đều do con
người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa đều thế cả" [16, tr. 241].
Con người đã sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và giá trị tinh thần cho đời sống xã
hội cũng như phương thức sử dụng, hưởng thụ những thành quả của hoạt động đó.
Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng vai trò của con người trong sự nghiệp xây dựng
xã hội mới. Hoàn cảnh tạo ra con người, nhưng trong chừng mực mà con người tạo ra
hoàn cảnh. Để cải tạo hoàn cảnh, trước hết con người phải ý thức rõ hơn hoàn cảnh cần
được cải tạo. Con người là chủ thể, hoàn cảnh là khách thể được cải tạo. Hồ Chí Minh
viết: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa" [18, tr.
159]. ở đây là con người giác ngộ XHCN có ý thức về sự cần thiết phải cải tạo xã hội
cũ, xây dựng xã hội mới.
Hồ Chí Minh luôn luôn coi trọng vai trò của quần chúng nhân dân - lực lượng
sáng tạo chân chính ra lịch sử, là lực lượng nòng cốt của mọi cuộc cách mạng xã hội.
Hồ Chí Minh khẳng định: "Quần chúng là những người sáng tạo, công nông là người
sáng tạo. Nhưng, quần chúng không phải chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã
hội. Quần chúng còn là người sáng tác nữa... Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quý"
[17, tr. 250].
Vấn đề quan trọng trong tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh là tin tưởng và tôn
trọng mãnh liệt vào sức mạnh và phẩm giá con người, đặc biệt là quần chúng nhân dân
lao động: "dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong".
Hồ Chí Minh rất coi trọng tính tự giác, chủ động, tích cực, năng động, sáng tạo
của con người trong hoạt động (cả trong hoạt động thực tiễn và nhận thức).
Hồ Chí Minh luôn luôn coi trọng các nhu cầu và quyền lợi chính đáng của con
người. Bởi vì, nếu các nhu cầu và quyền lợi chính đáng của con người không được quan
tâm đúng mực thì tính tự giác, tích cực của họ bị giảm sút, xã hội mất đi nguồn động lực
của sự phát triển.
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của
nhân dân trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Có như vậy thì nhân dân mới tin, mới
dám nói sự thật, đấu tranh cho lẽ phải và sự công bằng, mới có sự sáng tạo, từ đó tạo ra
động lực thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Hồ Chí Minh viết: "Nước ta là nước dân chủ. Bao
nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây
dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân...
Quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân" [16, tr. 368]
Nhận thức trên đây là một căn cứ xuất phát rất quan trọng định hướng cho quá
trình xây dựng và phát triển con người mới, phát huy tối đa tính tự giác, tích cực, năng
động, sáng tạo của nhân tố con người, cho quá trình xây dựng và phát triển đời sống
vật chất, văn hóa tinh thần nói chung, và đặc biệt cho sự thắng lợi của sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước ta hiện nay.
Khái niệm nhân tố con người
Trong lịch sử triết học trước Mác, do quan niệm sai lầm về nguồn gốc bản chất
của con người, cho nên các nhà triết học trước Mác chưa có được một quan niệm đúng
đắn về vai trò của nhân tố con người trong tiến trình vận động của lịch sử, chưa thấy hết
được sức mạnh cải tạo thế giới của con người trong quá trình hoạt động thực tiễn. Đặc
biệt, họ không phát hiện được vai trò của quần chúng nhân dân - lực lượng sáng tạo
chân chính ra lịch sử, là nhân tố quyết định tiến trình lịch sử.
Vấn đề nhân tố con người cũng được nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu.
Nhưng, do họ xuất phát từ những mục đích và phương pháp tiếp cận khác nhau mà hiện
nay có nhiều quan niệm về nhân tố con người. Có thể đưa ra một số quan niệm sau:
- Cách tiếp cận thứ nhất: Nhấn mạnh mặt hoạt động của nhân tố con người, vào
sự thể hiện các phẩm chất và đặc trưng bản chất của nó trong hoạt động có định hướng
và biến đổi (đó là các đại biểu như: G.A.En Janor; L.V.Nicolaer; O.N.Krutôva;
N.E.Zelinsky; E.F.Sulimor...)
- Cách tiếp cận thứ hai: Nhấn mạnh vào các đặc trưng, phẩm chất, năng lực đa
dạng của con người được thể hiện trong hoạt động như tác giả A.K.Ledov viết: Con
người trong mọi biểu hiện của nó vốn có những đặc trưng nhân cách nhất định. Những
quan điểm và quan niệm chính trị, đạo đức, triết học..." được con người lĩnh hội và trở
thành thế giới quan, các nguyên tắc và quy phạm ứng xử, quan điểm sống của họ, nghĩa
là những bản tính hoặc thuộc tính, phẩm chất không tách rời con người - đó là những
đặc trưng chính trị, tư tưởng, đạo đức và những đặc trưng khác của nhân tố con người.
Tất cả những phẩm chất đa dạng biểu hiện trong các dạng thức hoạt động khác nhau của
con người, trong quan hệ của nó với những người khác, với thế giới chung quanh đều
bao hàm trong khái niệm "nhân tố con người". Khái niệm đó thể hiện tính tích cực xã
hội của "cá nhân" [5]. RG. Janovskij cũng đưa ra quan niệm tương tự trong định nghĩa
của mình về nhân tố con người: "Nó như là tổng hòa những khả năng, thuộc tính, tri
thức, kinh nghiệm, năng lực và thói quen đang phát triển của con người mà chúng biểu
lộ trong hoạt động của con người và qua đó ảnh hưởng đến các quá trình xã hội" [5].
ở Việt Nam, vấn đề nhân tố con người đã được nhiều người quan tâm nghiên
cứu. Một số công trình nghiên cứu xem xét nhân tố con người trong một chỉnh thể thống
nhất toàn vẹn bao quát những đặc trưng bản chất nói lên con người vừa là chủ thể hoạt
động, chủ thể mang những đặc trưng về phẩm chất, năng lực, đồng thời là chủ thể tiếp
thu sáng tạo giá trị xã hội. Quan niệm khác xem:
Nhân tố con người là hệ thống các yếu tố, các đặc trưng quy định
vai trò chủ thể tích cực, tự giác, sáng tạo của con người bao gồm một
chỉnh thể thống nhất giữa mặt hoạt động với tổng hòa các đặc trưng về
phẩm chất, năng lực của con người trong một quá trình biến đổi và phát
triển xã hội nhất định [27, tr. 120].
Kế thừa những quan điểm của các tác giả trên, có thể đưa ra một quan niệm như
sau:
Nhân tố con người là sự thống nhất hữu cơ các mối liên hệ, quan hệ giữa các
mặt hoạt động với các đặc trưng