Sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006, việc mở rộng cửa thị trường tài
chính ngân hàng sẽ tạo điều kiện để nhiều ngân hàng lớn trên thế giới thiết lập
hoạt động tại Việt Nam cùng hàng loạt các ngân hàng cổ phần, các tổ chức tài
chính phi ngân hàng tại Việt Nam được thành lập. Xu hướng này đặt các ngân
hàng thương mại trước một áp lực cạnh tranh gay gắt hơn. Một trong những biện
pháp cần thiết để các ngân hàng thương mại nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng
cường sức cạnh tranh là đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ.
Tại NHCTVN, các dịch vụ cung cấp cho hoạt động XNK như tín dụng XNK,
thanh toán quốc tế có vai trò rất lớn đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng,
trong đó hoạt động bảo lãnh XNK là một mắt xích không thể thiếu được. Tuy
nhiên, so với nhiều phương thức thanh toán quốc tế khác, dịch vụ bảo lãnh nói
chung hay bảo lãnh XNK nói riêng chưa được quan tâm đúng mức và còn nhiều
mặt hạn chế.
Trong điều kiện hội nhập của nền kinh tế, các giao dịch XNK sẽ ngày càng gia
tăng, thị trường và các đối tác nước ngoài ngày càng được mở rộng. Đi cùng với
mỗi hợp đồng XNK luôn tồn tại các rủi ro trong đó có rủi ro thực hiện hợp đồng.
Vì vậy, hơn lúc nào hết, bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động XNK cần phải
được phát triển cả về chất lượng và số lượng để không chỉ nâng cao hiệu quả
hoạt động, tăng cường sức cạnh tranh của NHCTVN mà còn hỗ trợ hiệu quả cho
các giao dịch XNK của các doanh nghiệp khách hàng. Với lý do đó, tác giả luận
văn đã chọn đề tài: “Phát triển bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động XNK tại
NHCTVN” làm đề tài nghiên cứu.
102 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1998 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại ngân hàng công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TR¦êNG §¹I HäC NGO¹I TH¦¥NG
Khoa kinh tÕ THÕ GiíI Vµ QUAN HÖ KINH TÕ QuèC TÕ
LUËN V¡N TH¹C Sü
§Ò tµi:
PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN
HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Gi¸o viªn híng dÉn :TS. HOÀNG VIỆT TRUNG
Sinh viªn thùc hiÖn : TỐNG HẢI YẾN
Líp : Cao häc 12
Hµ Néi - 05/2008
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Lêi nãi ®Çu ................................................................................................... 1
Ch•¬ng 1: Nh÷ng vÊn ®Ò lý luËn chung vÒ b¶o l·nh
ng©n hµng ................................................................................................... 4
1.1.Kh¸i qu¸t chung vÒ b¶o l·nh ng©n hµng. .......................... 4
1.1.1. Sù h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña b¶o l·nh. ........................................................... 4
1.1.2. Kh¸i niÖm b¶o l·nh ng©n hµng. .......................................................................... 4
1.1.3. §Æc ®iÓm cña b¶o l·nh ng©n hµng. ..................................................................... 5
1.1.4. C¸c h×nh thøc b¶o l·nh ng©n hµng. ..................................................................... 9
1.2. C¬ së ph¸p lý ®iÒu chØnh b¶o l·nh ng©n hµng ®èi víi
ho¹t ®éng XNK. ..................................................................................... 16
1.2.1. Nh÷ng quy t¾c vÒ b¶o l·nh cña ICC. ................................................................ 16
1.2.2. LuËt vµ tËp qu¸n giao dÞch b¶o l·nh t¹i c¸c quèc gia. ....................................... 20
1.3. chøc n¨ng, vai trß vµ c«ng t¸c Ph¸t triÓn b¶o l·nh
ng©n hµng ®èi víi ho¹t ®éng XNK. ............................................. 23
1.3.1.Chøc n¨ng cña b¶o l·nh ng©n hµng. .................................................................. 23
1.3.2. Vai trß cña b¶o l·nh ng©n hµng ®èi víi ho¹t ®éng kinh doanh XNK ............... 26
1.3.3. Ph¸t triÓn b¶o l·nh ng©n hµng ®èi víi ho¹t ®éng XNK..................................... 28
Ch•¬ng 2: Thùc tr¹ng b¶o l·nh ®èi víi ho¹t ®éng kinh
doanh xNK t¹i NHCTVN ....................................................................... 34
2.1.Tæng quan vÒ NHCTVN. ................................................................. 34
2.1.1. LÞch sö h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn........................................................................ 34
2.1.2. T×nh h×nh ho¹t ®éng kinh doanh cña NHCTVN. .............................................. 34
2.1.3. C¸c dÞch vô ®èi víi ho¹t ®éng XNK cña NHCTVN. ................................... 36
2.2. Thùc tr¹ng ho¹t ®éng b¶o l·nh cña NHCTVN trong
lÜnh vùc XNK. ......................................................................................... 39
2.2.1.Quy tr×nh nghiÖp vô b¶o l·nh cña NHCTVN. .......................................................... 39
2.2.2. Ho¹t ®éng b¶o l·nh cña NHCTVN trong lÜnh vùc XNK tõ n¨m 2005-2007. ............. 40
2.3. §¸nh gi¸ thùc tr¹ng ho¹t ®éng b¶o l·nh XNK cña
NHCTVN. ..................................................................................................... 49
2.3.1. Nh÷ng kÕt qu¶ ®¹t ®•îc........................................................................................ 49
2.3.2. Nh÷ng h¹n chÕ vµ nguyªn nh©n. ........................................................................... 52
Ch•¬ng 3: Mét sè gi¶i ph¸p ph¸t triÓn b¶o l·nh cña
NHCTVN ®èi víi ho¹t ®éng XNK...................................................... 68
3.1. §Þnh h•íng ph¸t triÓn b¶o l·nh ng©n hµng ®èi víi
ho¹t ®éng XNK cña NHCTVN. .......................................................... 68
3.1.1. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn ho¹t ®éng kinh doanh ®èi ngo¹i cña NHCTVN ®Õn
n¨m 2012. .................................................................................................................. 68
3.1.2. Quan ®iÓm ®Þnh h•íng vÒ ph¸t triÓn b¶o l·nh ®èi víi ho¹t ®éng XNK cña
NHCTVN................................................................................................................... 69
3.2. Gi¶i ph¸p ®èi víi NHCTVN. .......................................................... 70
3.2.1. Hoµn thiÖn hÖ thèng v¨n b¶n, quy chÕ, quy tr×nh nghiÖp vô b¶o l·nh. .............. 70
3.2.2. So¹n th¶o, hÖ thèng ho¸ vµ cung cÊp c¸c tµi liÖu chuyªn s©u vÒ nghiÖp +vô, c¸c
tµi liÖu c¶nh b¸o vµ h¹n chÕ rñi ro ®èi víi bé phËn thanh to¸n quèc tÕ. ...................... 71
3.2.3. Hoµn thiÖn m« h×nh tæ chøc qu¶n lý. ................................................................ 75
3.2.4. X©y dùng vµ thùc hiÖn chiÕn l•îc kh¸ch hµng. ................................................ 77
3.2.4.Lµm tèt c«ng t¸c nguån nh©n lùc. ..................................................................... 78
3.2.5. T¨ng c•êng ®Çu t• vµ c¶i tiÕn c«ng nghÖ ng©n hµng. ....................................... 80
3.2.7. T¨ng c•êng c«ng t¸c kiÓm tra, kiÓm so¸t. ........................................................ 83
3.3 Gi¶i ph¸p ®èi víi c¸c doanh nghiÖp XNK. ............................ 83
3.4 KiÕn nghÞ víi NHNN. ....................................................................... 88
KÕt luËn ..................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BL : Bảo lãnh
EEC : Cộng đồng kinh tế Châu Âu
EU : Cộng đồng chung Châu Âu
HSBC : Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải
ICC : Phòng Thương mại quốc tế
ISP : Quy tắc thực hành thư tín đụng dự phòng
L/C : Thư tín dụng
NHCTVN : Ngân hàng Công thương Việt Nam
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
SWIFT : Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng toàn cầu
TECHCOMBANK : Ngân hàng kỹ thương Việt Nam
TF : Tài trợ thương mại
TSC : Trụ sở chính
URCB : Quy tắc thống nhất về bảo chứng
URCG : Quy tắc thống nhất về bảo lãnh hợp đồng
URDG : Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu
XNK : Xuất nhập khẩu
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số bảng
biểu
Tên bảng biểu Trang
2.1 Doanh số thanh toán XNK của NHCTVN từ 2005-2007 34
2.2 Bảo lãnh do NHCTVN phát hành từ năm 2005- 2007 37
2.3 Tỷ trọng phát hành thư bảo lãnh nước ngoài theo thị
trường tại NHCTVN từ 2005-2007
38
2.4 Doanh số phát hành thư bảo lãnh XNK trong nước theo
đối tượng bảo lãnh tại NHCTVN từ 2005-2007
40
2.5 Bảo lãnh nước ngoài do NHCTVN thông báo từ 2005-
2007
43
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006, việc mở rộng cửa thị trường tài
chính ngân hàng sẽ tạo điều kiện để nhiều ngân hàng lớn trên thế giới thiết lập
hoạt động tại Việt Nam cùng hàng loạt các ngân hàng cổ phần, các tổ chức tài
chính phi ngân hàng tại Việt Nam được thành lập. Xu hướng này đặt các ngân
hàng thương mại trước một áp lực cạnh tranh gay gắt hơn. Một trong những biện
pháp cần thiết để các ngân hàng thương mại nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng
cường sức cạnh tranh là đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ.
Tại NHCTVN, các dịch vụ cung cấp cho hoạt động XNK như tín dụng XNK,
thanh toán quốc tế có vai trò rất lớn đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng,
trong đó hoạt động bảo lãnh XNK là một mắt xích không thể thiếu được. Tuy
nhiên, so với nhiều phương thức thanh toán quốc tế khác, dịch vụ bảo lãnh nói
chung hay bảo lãnh XNK nói riêng chưa được quan tâm đúng mức và còn nhiều
mặt hạn chế.
Trong điều kiện hội nhập của nền kinh tế, các giao dịch XNK sẽ ngày càng gia
tăng, thị trường và các đối tác nước ngoài ngày càng được mở rộng. Đi cùng với
mỗi hợp đồng XNK luôn tồn tại các rủi ro trong đó có rủi ro thực hiện hợp đồng.
Vì vậy, hơn lúc nào hết, bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động XNK cần phải
được phát triển cả về chất lượng và số lượng để không chỉ nâng cao hiệu quả
hoạt động, tăng cường sức cạnh tranh của NHCTVN mà còn hỗ trợ hiệu quả cho
các giao dịch XNK của các doanh nghiệp khách hàng. Với lý do đó, tác giả luận
văn đã chọn đề tài: “Phát triển bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động XNK tại
NHCTVN” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở phân tích lý thuyết và đánh giá thực trạng bảo lãnh ngân hàng đối với
hoạt động XNK tại NHCTVN, mục đích cuối cùng của đề tài là đưa ra các giải
pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động XNK tại
NHCTVN.
2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để đạt được mục đích đã nêu ở phần trên, tác giả sẽ lần lượt nghiên cứu các vấn
đề:
- Làm rõ những lý luận về bảo lãnh ngân hàng và sự phát triển bảo lãnh
ngân hàng đối với hoạt động XNK.
- Đánh giá thực trạng bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động XNK tại
NHCTVN: những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những
hạn chế đó.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ bảo lãnh đối với hoạt
động XNK tại NHCTVN.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động XNK
- Phạm vi nghiên cứu: Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động
XNK tại NHCTVN
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê
để khảo sát thực trạng về dịch vụ bảo lãnh ngân hàng đối với hoạt động XNK tại
NHCTVN.
6. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mục lục, lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm ba chương:
Chương I: Các vấn đề lý luận chung về bảo lãnh ngân hàng
Chương II: Thực trạng bảo lãnh đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại
NHCTVN
Chương III: Một số giải pháp phát triển bảo lãnh của NHCTVN đối với hoạt
động kinh doanh XNK.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới TS Hoàng Việt Trung- người đã tận
tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi
xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn
3
động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành tốt luận
văn.
4
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LÃNH
NGÂN HÀNG
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG.
1.1.1.Sự hình thành và phát triển của bảo lãnh.
Bảo lãnh là một khái niệm xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử loài người.
Mặc dù không thể xác định chính xác thời gian ra đời cũng như xuất xứ của bảo
lãnh nhưng có thể khẳng định rằng bảo lãnh đã có từ thời trung cổ tại Hy Lạp
với hình thức rất sơ khai bằng những giao dịch giữa các cá nhân trong quan hệ
đời thường.
Vào những năm 50, 60 của thế kỷ trước, công nghiệp dầu mỏ lớn mạnh
làm gia tăng quan hệ giao dịch giữa các nước Trung Đông và Tây Âu. Những
hợp đồng khai thác, mua bán dầu, khí đốt, xây dựng cơ sở hạ tầng có giá trị lớn
đòi hỏi sự đảm bảo của Ngân hàng trong tài trợ và thực hiện nghĩa vụ các bên.
Đồng thời, nền mậu dịch phát triển trong những năm 70 giữa thế giới thứ 3 với
khối các nước giàu như Tây Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông… làm tăng thêm nhu cầu
đa dạng hoá và hợp pháp hoá các công cụ tài trợ và đảm bảo quốc tế ngoài
phương thức tín dụng chứng từ truyền thống. Các phương tiện này phải thể hiện
tính linh hoạt, tiện lợi, phù hợp với tập quán quốc tế nhưng không trái với hệ
thống pháp luật quốc gia.
Bảo lãnh phát triển trong bối cảnh như vậy và đáp ứng được những yêu
cầu đó. Đến nay, bảo lãnh ngày càng phát triển và trở thành một công cụ hữu
hiệu đảm bảo thực thi nghĩa vụ, đặc biệt là nghĩa vụ tài chính trong trong các
giao dịch quốc tế cũng như các giao dịch ở thị trường nội địa của hầu hết các
quốc gia trên thế giới.
1.1.2. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng.
Theo luật dân sự Việt Nam, điều 366 định nghĩa: “ Bảo lãnh là người thứ
3 (gọi là Người bảo lãnh) cam kết với người có quyền ( gọi là Người nhận bảo
5
lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là Người được bảo
lãnh) nếu khi đến thời hạn mà Người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”.
Với định nghĩa như vậy thì bản chất của bảo lãnh là sự cam kết của
Người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của người được bảo lãnh trong trường hợp
người này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó. Trong mỗi
giao dịch, bảo lãnh thường bao gồm 3 bên: bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và
bên được bảo lãnh. Người bảo lãnh có thể là các doanh ngiệp, các cá nhân hay
các tổ chức tài chính tín dụng. Hiện nay, do uy tín và khả năng tài chính cũng
như vai trò trong việc cung cấp các dịch vụ cho nền kinh tế, người bảo lãnh chủ
yếu là các tổ chức tín dụng. Bảo lãnh do các tổ chức tín dụng phát hành gọi là
bảo lãnh ngân hàng.
Để điều chỉnh hoạt động bảo lãnh của các tổ chức tín dụng vói khách
hàng, trong quy chế “Bảo lãnh ngân hàng” ban hành kèm theo Quyết định số
26/2006/QĐ- NHNN ngày 26/06/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, bảo lãnh ngân hàng được định nghĩa: “ Bảo lãnh ngân hàng là cam kết
bằng văn bản của tổ chức tín dụng (Bên bảo lãnh) với bên có quyền ( Bên nhận
bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được
bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ
chức tín dụng số tiền đã được trả thay.”
1.1.3. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng.
1.1.3.1.Cam kết bảo lãnh là sự thoả thuận của 3 bên.
Theo định nghĩa về bảo lãnh, giao dịch bảo lãnh ngân hàng thưởng bao
gồm 3 bên: người được bảo lãnh, ngân hàng bảo lãnh (ngân hàng phát hành cam
kết bảo lãnh) và người nhận bảo lãnh (người thụ hưởng) với 3 mối quan hệ của 3
hợp đồng:
Hợp đồng cơ sở: Quan hệ người được bảo lãnh - người nhận bảo lãnh.
6
Hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc tài trợ giữa khách hàng và ngân hàng:
Quan hệ người được bảo lãnh - người bảo lãnh (người phát hành bảo lãnh)
Cam kết bảo lãnh của ngân hàng đối với khách hàng: Quan hệ người nhận
bảo lãnh (người hưởng) - người phát hành bảo lãnh.
3 mối quan hệ trên được hình thành theo trình tự: người được bảo lãnh và
người nhận bảo lãnh ký hợp đồng cơ sở; người được bảo lãnh dựa trên hợp đồng
cơ sở làm thủ tục và yêu cầu phát hành bảo lãnh, đề nghị ngân hàng phát hành
cam kết bảo lãnh; ngân hàng sẽ xem xét các yếu tố đảm bảo thanh toán của
doanh nghiệp , các yếu tố về nghiệp vụ kỹ thuật và nội dung yêu cầu trước khi
phát hành cam kết bảo lãnh cho người nhận bảo lãnh hưởng.
Khi cam kết bảo lãnh có hiệu lực có nghĩa là cả 3 bên liên quan đã thoả
mãn với bảo lãnh đó. Ngược lại, nếu có bất đồng về cam kết bảo lãnh thì ngân
hàng sẽ không chấp nhận yêu cầu phát hành bảo lãnh của người được bảo lãnh
hoặc người hưởng sẽ yêu cầu sửa đổi cam kết bảo lãnh. Để tránh những trở ngại
trong việc phát hành cam kết bảo lãnh, người nhận bảo lãnh cũng như người
hưởng bảo lãnh cần quan tâm đến vai trò ngân hàng khi ký hợp đồng cơ sở.
1.1.3.2. Tính độc lập về quan hệ, về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.
Sở dĩ bảo lãnh được coi là công cụ vạn năng sử dụng trong tất cả các giao
dịch vì nó có đặc điểm nổi bật là tính độc lập về quyền lợi và nghĩa vụ của các
bên và mối quan hệ của các đối tác.
Các hợp đồng trên vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của nhau. Hợp đồng
thứ nhất là gốc để hình thành hợp đồng thứ 2 và thứ 3 và các hợp đồng sau ra
đời nhằm phục vụ cho hợp đồng thứ nhất. Hợp đồng này sẽ không được thực
hiện đầy đủ nếu các hợp đồng còn lại không có hiệu lực. Tuy nhiên, quyền và
nghĩa vụ của các bên trong từng hợp đồng lại không ràng buộc hay phụ thuộc
lẫn nhau.
Ngân hàng, người cung cấp dịch vụ và cam kết thanh toán có hai mối
quan hệ với 2 đối tượng khác nhau và phải hành động mang tính độc lập trên cơ
sở quyền và nghĩa vụ của từng hợp đồng: ngân hàng có nghĩa vụ thực hiện cam
7
kết của mình khi bị người hưởng đòi tiền nếu người hưởng đã thoả mãn đầy đủ
những quy định của cam kết bảo lãnh cho dù người uỷ nhiệm phá sản, mất khả
năng thanh toán hay đang có tranh chấp giữa người được bảo lãnh và người
hưởng. Sau đó ngân hàng có quyền đòi thanh toán từ người được bảo lãnh.
Người được bảo lãnh phải thực hiện nguyên tắc: “ Thanh toán trước,
khiếu kiện sau” tức là họ có nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng bảo lãnh (trong
trường hợp bị người hưỏng đòi tiền) và sau đó có quyền khiếu nại người hưởng
nếu bị người hưởng lạm dụng.
Người hưởng có quyền đòi tiền ngân hàng bảo lãnh dựa vào các điều kiện
của bảo lãnh nhưng họ cũng có nghĩa vụ trả lời khiếu nại của đối tác nếu có
tranh chấp phát sinh trong mối quan hệ của hợp đồng cơ sở.
Tính độc lập của bảo lãnh cũng được nêu thành quy tắc trong các điều
luật quốc tế như công ước Uncitral, URDG 458, ISP 98…
Tuy nhiên, mức độ độc lập của bảo lãnh chỉ là tương đối, nó phụ thuộc
vào chính các điều khoản của cam kết bảo lãnh, đặc biệt là điều khoản quy định
các chứng từ mà người hưởng phải xuất trình cho ngân hàng bảo lãnh khi đòi
tiền. Nếu bảo lãnh quy định xuất trình chứng từ của phía thứ 3 như văn bản
chứng thực của cơ quan độc lập về sự vi phạm của người được bảo lãnh, phán
quyết của toà án hay quyết định của trọng tài…thì tính độc lập của bảo lãnh sẽ
giảm đi.
1.1.3.3. Giao dịch bằng chứng từ và trên cơ sở chứng từ.
Trong giao dịch bảo lãnh, chứng từ cơ bản và không thể thiếu được mà
người hưởng phải xuất trình để đòi tiền ngân hàng bảo lãnh là “ Yêu cầu trả tiền
(Demand for payment)” và “ Tuyên bố vi phạm (Statement of default)”. Đây là
bằng chứng để Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ trả tiền và yêu cầu người được bảo
lãnh hoàn trả. Ngoài ra, với bảo lãnh có điều kiện còn có thể có các loại chứng
từ khác như hối phiếu, hoá đơn, biên bản nghiệm thu.. tuỳ theo từng giao dịch
bảo lãnh cụ thể.
8
Có một số quan niệm cho rằng, đặc điểm này của bảo lãnh là không rõ
ràng hoặc giao dịch bảo lãnh hoàn toàn không phải là giao dịch chứng từ vì bản
đòi tiền chỉ là thủ tục, là văn bản cần thiết của người hưởng để thực hiện việc đòi
tiền ngân hàng. Tuy nhiên, nếu xét rộng hơn thì bảo lãnh là một cam kết bằng
văn bản, việc thực hiện quyền của người hưởng cũng bằng văn bản và ngân hàng
đòi người được bảo lãnh hoàn trả cũng căn cứ vào văn bản. Ngân hàng mặc dù
không kiểm tra nội dung chi tiết văn bản đòi tiền của người hưởng nhưng chỉ
thanh toán khi bề mặt chứng từ do người hưởng xuất trình thoả mãn những yêu
cầu của bảo lãnh.
1.1.3.4. Ngân hàng là người đảm bảo trong bảo lãnh ngân hàng.
Về nguyên tắc, bảo lãnh có thể được phát hành bởi bất cứ pháp nhân hay
thể nhân nào. Tuy nhiên, những người nhận bảo lãnh hay người thụ hưởng bảo
lãnh nhận thấy việc chấp nhận bảo lãnh được phát hành bởi các cá nhân hay các
doanh nghiệp là vô cùng rủi ro do khó xác định được năng lực tài chính, năng
lực pháp lý của người phát hành bảo lãnh, đặc biệt là trong giao dịch quốc tế.
Trên thực tế, hầu hết các bảo lãnh là do các ngân hàng thương mại phát hành.
Chức năng của ngân hàng trong giao dịch bảo lãnh trước hết là tài trợ.
Phát hành bảo lãnh là một hình thức tài trợ của ngân hàng nhằm đảm bảo sự chi
trả phát sinh giữa các đối tác theo hợp đồng cơ sở. Ngân hàng coi việc phát hành
bảo lãnh như một hình thức cấp tín dụng cho người được bảo lãnh và người
được bảo lãnh phải có tài sản thế chấp cho khoản tín dụng này. Điều này tạo ra
sự tin tưởng cao cho người thụ hưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng.
Ngân hàng còn là nơi cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Do vậy, ngân
hàng phải có một bộ máy tổ chức tốt, phù hợp đảm bảo chất lượng dịch vụ về
nhân sự, về kỹ thuật chuyên môn. Quan trọng hơn, các ngân hàng thương mại
luôn phải đề cao uy tín của mình nên khả năng ngân hàng từ chối nghĩa vụ trả nợ
theo bảo lãnh là rất thấp. Đây là ưu thế vượt trội của ngân hàng thương mại so
với các doanh nghiệp.
9
Ngân hàng không phải là người trung gian hoà giải hoặc là người xem xét
giao dịch thực tế của hợp đồng cơ sở. Ngân hàng chỉ làm dịch vụ theo yêu cầu
của 2 phía và thể hiện bằng những cam kết độc lập trong bảo lãnh.
1.1.3.5. Tính tương đối của cam kết vô điều kiện trong bảo lãnh độc lập.
Bảo lãnh ngân hàng thường là bảo lãnh vô điề