Nền kinh tế thế giới ngày nay phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu tự
nhiên là năng lượng. Việc sản xuất và phân phối năng lượng rất quan trọng đối với gần
như tất cả các quốc gia trên thế giới. Giá năng lượng gây ảnh hưởng lớn đến mọi doanh
nghiệp, cho dù là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ, cũng như gây ảnh hưởng đến
mọi cá thể tiêu dùng năng lượng. Ngoài ra, chi phí năng lượng chiếm tỷ lệ lớn trong chi
phí hàng hoá của hầu hết mọi hàng hoá chúng ta sản xuất ra. Chi phí năng lượng gây
ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của một quốc gia và tiêu chuẩn sống của quốc gia đó. Do
vậy, sự biến động của giá mặt hàng này có thể gây ra biến động lớn cho cả nền kinh tế
của mỗi quốc gia, thậm chí ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế thế giới. Thực tiễn thời
gian qua cho thấy, sự biến động mạnh của giá năng lượng trên thế giới là thách thức to
lớn đối với khả năng quản lý rủi ro của các chính phủ và doanh nghiệp.
Để đối phó với thực trạng nói trên, một giải pháp tài chính hiệu quả nhằm phòng
ngửa rủi ro biến động giá năng lượng và đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng và
phát triển thành công chính là các công cụ phái sinh, giải pháp này góp phần quan trọng
nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro biến động giá cho các chính phủ và các doanh nghiệp
kinh doanh năng lượng.
Bên cạnh đó, các công cụ phái sinh làm chuyển đổi hoàn toàn cấu trúc và sự vận
hành của thị trường năng lượng trong suốt những năm qua, không chỉ làm cho các
doanh nghiệp tăng cường năng lực kiểm soát giá cả mà còn tạo ra nhiều thành viên mới
tham gia vào thị trường như các ngân hàng và các nhà kinh doanh tài chính, những
người sẵn sàng gánh một phần rủi ro từ sự biến động của giá năng lượng.
Tại Việt Nam hiện nay, việc nhận thức đúng đắn về vai trò của các công cụ phái
sinh cũng như việc phát triển và sử dụng các công cụ này trong phòng ngừa rủi ro biến
động giá nói chung và giá năng lượng nói riêng còn rất hạn chế.
102 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1681 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng của Việt Nam từ kinh nghiệm một số nước trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-----***-----
NGUYỄN LỆ THU
PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH NHẰM
PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ NĂNG
LƯỢNG CỦA VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM MỘT
SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ QUY
Hµ Néi - 2008
- i -
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH
TRONG PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ NĂNG LƯỢNG
1.1. Tổng quan về các công cụ phái sinh........................................................................5
1.1.1 Khái niệm..........................................................................................................6
1.1.2 Đặc điểm...........................................................................................................6
1.1.3 Các loại công cụ phái sinh................................................................................6
1.1.3.1 Hợp đồng kỳ hạn....................................................................................7
1.1.3.2 Hợp đồng tương lai................................................................................8
1.1.3.3 Hợp đồng quyền chọn..........................................................................11
1.1.3.4 Hợp đồng hoán đổi...............................................................................14
1.2. Tổng quan về rủi ro biến động giá và rủi ro biến động giá năng lượng............16
1.2.1 Rủi ro...............................................................................................................16
1.1.1.1 Khái niệm rủi ro..................................................................................16
1. 1.1.2 Đặc điểm của rủi ro.............................................................................17
1. 1.1.3 Phân loại rủi ro....................................................................................17
1.2.2 Rủi ro biến động giá và rủi ro biến động giá năng lượng...............................19
1.2.2.1 Khái niệm rủi ro biến động giá............................... ............................19
1.2.2.2 Đặc điểm của rủi ro biến động giá............................... .......................19
1. 2.2.3 Phân loại rủi ro biến động giá............................... .............................20
1. 2.2.4 Rủi ro biến động giá năng lượng............................... ........................20
1.3. Vai trò của các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro biến động giá năng
lượng..............................................................................................................................23
1.3.1 Vai trò quản lý rủi ro......................................................................................23
1.3.2 Vai trò xác định sự biến động của giá cả.......................................................23
1.3.3 Vai trò phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư.............................................24
1.3.4 Vai trò thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính...................................25
- ii -
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH
NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ NĂNG LƯỢNG TẠI MỘT
SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
2.1 Rủi ro và phòng ngừa rủi ro biến động giá trên thị trường năng lượng thế giới
bằng các công cụ phái sinh…........…………...……………..…....…...……….....27
2.1.1 Rủi ro biến động giá trên thị trường năng lượng thế giới.……………....….27
2.1.1.1 Thị trường năng lượng thế giới.…..................………….. .………….27
2.1.1.2 Rủi ro biến động giá năng lượng.…………….. .…………….. .……30
2.1.2 Phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng bằng các công cụ phái sinh....34
2.1.2.1 Phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng.………….. .………..…34
2.1.2.2 Các công cụ phái sinh sử dụng trong phòng ngừa rủi ro biến động giá
năng lượng…………………..………………………………………35
2.2 Kinh nghiệm phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến
động giá năng lượng của một số nước trên thế giới..................….................…..37
2.2.1 Mỹ.………………….……………...…………...……………..…...………38
2.2.2 Singapore.……………..……………..………….…….………....…………45
2.2.3 Anh……..……………..……………..………….…...………...…....………49
2.2.4 Ấn Độ…..……………………………..………….…...……….....…………53
2.2.5 Các bài học kinh nghiệm rút ra……………………………………………..58
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH NHẰM
PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ NĂNG LƯỢNG TẠI VIỆT NAM
3.1 Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động
giá năng lượng tại Việt Nam……………...………………………....……………….63
3.1.1 Tổng quan về thị trường năng lượng Việt Nam................................................63
3.1.2 Tình hình biến động giá năng lượng tại Việt Nam trong thời gian gần
đây………………………………………………………..………………….66
3.1.3 Tiềm năng phát triển thị trường bảo đảm xăng dầu Việt Nam……………..69
3.1.4 Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến động
giá……………………………………………………………………………72
3.1.5 Đánh giá chung………………...……………………………………….……74
3.2 Định hướng phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến
động giá năng lượng tại Việt Nam……………………….……..………………..…..78
- iii -
3.2.1 Định hướng phát triển thị trường năng lượng Việt Nam………...….…...…...78
3.2.2 Định hướng phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến
động giá năng lượng tại Việt Nam……………………………………..…....78
3.3 Các giải pháp phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro
biến động giá năng lượng tại Việt Nam………………...…………….……....…….80
3.3.1 Các giải pháp vĩ mô…………………………………….…………………….80
3.3.1.1 Xây dựng, hoàn thiện môi trường pháp lý tạo điều kiện thúc đẩy việc sử
dụng các công cụ phái sinh……………….……………………………..80
3.3.1.2 Xây dựng thị trường tài chính hiện đại………..…………………………82
3.3.1.3 Hiện đại hoá hệ thống thông tin kinh tế-tài chính…..…………………...83
3.3.1.4 Xây dựng một chính sách an ninh năng lượng quốc gia...........................84
3.3.2 Các giải pháp vi mô…………………………………….…………………….84
3.3.2.1 Nâng cao hiểu biết về việc sử dụng các công cụ phái sinh trong phòng
ngừa rủi ro biến động giá năng lượng.......................................................84
3.3.2.2 Phát triển đa dạng và hoàn thiện các công cụ phái sinh............................86
3.3.2.3 Xây dựng quy trình quản lý rủi ro biến động giá tại mỗi doanh nghiệp
kinh doanh năng lượng, gắn liền quản lý rủi ro biến động giá với hoạt
động kinh doanh………………………………………………………...86
3.3.2.4 Xây dựng chiến lược và chính sách quản lý rủi ro biến động giá tương
thích tại doanh nghiệp kinh doanh năng lượng.........................................87
3.3.2.5 Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin kinh doanh hiện đại có chức
năng quản lý rủi ro biến động giá..............................................................88
3.3.2.6 Gắn việc sử dụng hiệu quả các công cụ phái sinh với lợi ích doanh
nghiệp........................................................................................................89
3.3.2.7 Kết hợp giữa lợi ích ngân hàng cung cấp các sản phẩm phái sinh với lợi
ích doanh nghiệp kinh doanh năng lượng.................................................89
3.4 Các kiến nghị về điều kiện thực hiện …………...…………..…………….….90
KẾT LUẬN…......………………………………………......……......……………..…92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- iv -
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Các hợp đồng năng lượng phái sinh được giao dịch qua người môi giới tại
Anh…………………………………………………………..………………........……52
Bảng 2.2: Các công cụ phái sinh trên trường phi tập trung tại Anh…………….….......53
Bảng 3.1: Danh sách các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối và các doanh nghiệp sử dụng
xăng dầu lớn tại Việt Nam……………………………………………….....……...…...69
Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của thị trường Việt Nam………........…..70
Bảng 3.3: Khối lượng giao dịch bình quân của một số loại hợp đồng xăng dầu năm
2007…………………………………………………………………………...………..71
Bảng 3.4: Tỷ lệ bảo đảm giá nhiêu liệu tại một số hãng hàng không khu vực năm
2007............................................................................................................................. ....71
- v -
Trang
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Diễn biến và dự đoán giá dầu thô trên thị trường thế giới từ năm 2004 đến
năm 2010..........................................................................…………..............………….30
Hình 2.2: Giá giao ngay đối với 1 số mặt hàng từ 1/1999 đến 9/2001.....….....…….….31
Hình 2.3: Giá giao ngay đối với một số mặt hàng năng lượng từ 1/1999 đến 5/2002....32
Hình 2.4: Giá bán buôn điện ở một số khu vực từ 3/1999 đến 3/2002......…....….……33
Hình 2.5: Tiêu thụ năng lượng tại Mỹ phân theo nguồn năng lượng từ năm 1635 đến
năm 2000………………………………………………………………..........…...……38
Hình 2.6: Sản xuất và tiêu thụ năng lượng tại Mỹ từ năm 1950 đến năm 2000.…........39
Hình 2.7: Doanh số các hợp đồng phái sinh năng lượng tại Ấn Độ 1/2004-10/2008.....58
Hình 3.1: Kim ngạch xuất khẩu xăng dầu hàng năm của Việt nam………...……...…..64
Hình 3.2: Đề xuất về quy trình quản lý rủi ro biến động giá năng lượng của các doanh
nghiệp Việt Nam.………………………………………………….….……..…..……..87
- 1 -
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Nền kinh tế thế giới ngày nay phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu tự
nhiên là năng lượng. Việc sản xuất và phân phối năng lượng rất quan trọng đối với gần
như tất cả các quốc gia trên thế giới. Giá năng lượng gây ảnh hưởng lớn đến mọi doanh
nghiệp, cho dù là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ, cũng như gây ảnh hưởng đến
mọi cá thể tiêu dùng năng lượng. Ngoài ra, chi phí năng lượng chiếm tỷ lệ lớn trong chi
phí hàng hoá của hầu hết mọi hàng hoá chúng ta sản xuất ra. Chi phí năng lượng gây
ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của một quốc gia và tiêu chuẩn sống của quốc gia đó. Do
vậy, sự biến động của giá mặt hàng này có thể gây ra biến động lớn cho cả nền kinh tế
của mỗi quốc gia, thậm chí ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế thế giới. Thực tiễn thời
gian qua cho thấy, sự biến động mạnh của giá năng lượng trên thế giới là thách thức to
lớn đối với khả năng quản lý rủi ro của các chính phủ và doanh nghiệp.
Để đối phó với thực trạng nói trên, một giải pháp tài chính hiệu quả nhằm phòng
ngửa rủi ro biến động giá năng lượng và đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng và
phát triển thành công chính là các công cụ phái sinh, giải pháp này góp phần quan trọng
nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro biến động giá cho các chính phủ và các doanh nghiệp
kinh doanh năng lượng.
Bên cạnh đó, các công cụ phái sinh làm chuyển đổi hoàn toàn cấu trúc và sự vận
hành của thị trường năng lượng trong suốt những năm qua, không chỉ làm cho các
doanh nghiệp tăng cường năng lực kiểm soát giá cả mà còn tạo ra nhiều thành viên mới
tham gia vào thị trường như các ngân hàng và các nhà kinh doanh tài chính, những
người sẵn sàng gánh một phần rủi ro từ sự biến động của giá năng lượng.
Tại Việt Nam hiện nay, việc nhận thức đúng đắn về vai trò của các công cụ phái
sinh cũng như việc phát triển và sử dụng các công cụ này trong phòng ngừa rủi ro biến
động giá nói chung và giá năng lượng nói riêng còn rất hạn chế.
- 2 -
Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng
ngừa rủi ro biến động giá năng lượng của Việt nam từ kinh nghiệm một số nước trên thế
giới” là cấp thiết và người viết đã chọn đề tài này làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU:
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa
rủi ro biến động giá năng lượng như: Restoring Confidence in U.S. energy trading
markets (International Swaps and Derivatives Association - April 2003), Energy
Derivatives (Karen McCann & Mary Nordström, Financial Markets Unit - December
1995), Derivatives and Risk Management in the Petroleum, Natural Gas, and Electricity
Industries Energy (Information Administration U.S. Department of Energy Washington,
DC 20585 - October 2002), The Structure of Derivatives Exchanges: Lessons from
Developed and Emerging Markets Finance Department (College of Business
Administration Drexel University and Panos Varangis Development Research Group,
The World Bank - December 1997). Nhìn chung, các nhà kinh tế học nước ngoài
thường đi sâu phân tích đặc điểm các công cụ phái sinh và ảnh hưởng của chúng tại các
thị trường phái sinh năng lượng (energy derivatives market) trên thế giới. Những nghiên
cứu như vậy là nguồn tham khảo rất hữu ích cho người viết trong quá trình thực hiện
luận văn này.
Tại Việt Nam, tuy không nhiều nhưng các nhà kinh tế trong nước cũng có một số
nghiên cứu về công cụ phái sinh và vai trò ảnh hưởng của chúng trong quản lý rủi ro tài
chính như: Quản trị ngân hàng (TS Nguyễn Duệ - NXB Thống Kê – 2001), Giáo trình
Thanh toán quốc tế trong Ngoại Thương (PGS.Đinh Xuân Trình, NXB Giáo dục –
1999), Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro giá cả tài chính trong
kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam (đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Bộ / Nguyễn Trọng Hải: chủ nhiệm đề tài - Đại học Ngoại thương, 2006).
Mặc dù vậy, cho đến nay, vẫn chưa có đề tài nào đề cập một cách hệ thống về
việc sử dụng các công cụ phái sinh sử dụng trong kinh doanh năng lượng, rút ra được
các bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới để từ đó đưa ra các giải pháp phát
triển các công cụ này nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng ở Việt Nam.
- 3 -
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu các vấn đề lý luận về các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro
biến động giá năng lượng
Phân tích thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến
động giá năng lượng tại một số nước trên thế giới để rút ra những bài học kinh
nghiệm phát triển các công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro biến năng lượng.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa
rủi ro biến động giá năng lượng tại Việt Nam và các bài học kinh nghiệm từ các
nước trên thế giới, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các công cụ phái sinh nhằm
phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng của Việt Nam.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
Tìm hiểu khái niệm, đặc điểm, vai trò các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi
ro biến động giá
Tìm hiểu bản chất của rủi ro biến động giá, biến động giá năng lượng và các
công cụ phái sinh sử dụng trong phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng
Phân tích thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến
động giá năng lượng tại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm của các
nước này
Đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến
động giá năng lượng tại Việt Nam
Đưa ra các giải pháp nhằm phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi
ro biến động giá năng lượng của Việt Nam
5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các công cụ phái sinh sử dụng trong
phòng ngừa rủi ro biến động giá năng lượng. Tuy nhiên, do năng lượng là một phạm
trù rộng lớn, bao gồm nhiều mặt hàng nên đề tài chủ yếu lựa chọn các sản phẩm
xăng dầu làm làm ví dụ điển hình trong quá trình nghiên cứu.
- 4 -
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi
ro biến động giá năng lượng tại một số nước trên thế giới và tại Việt Nam trong 10
năm gần đây.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Luận văn dựa trên lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin, của phép biện
chứng duy vật, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
Luận văn sử dụng các phương pháp điều tra, tổng hợp, phân tích, diễn giải, qui
nạp, so sánh trên cơ sở các số liệu thống kê để nghiên cứu.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được bố cục làm 3 chương:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro biến
động giá năng lượng
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến
động giá năng lượng tại một số nước trên thế giới
Chƣơng 3: Giải pháp phát triển các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro biến
động giá năng lượng tại Việt Nam
- 5 -
CHƢƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG PHÒNG
NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ NĂNG LƢỢNG
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH
1.1.1 Khái niệm
Trên thế giới hiện nay có nhiều cách hiểu về công cụ phái sinh. Dưới đây là trích
dẫn một số cách hiểu phổ biến hiện nay về công cụ phái sinh:
“Công cụ phái sinh được hiểu là công cụ tài chính mà giá của nó dựa trên một tài
sản cơ sở” [39].
“Công cụ phái sinh là một loại bảo hiểm mà giá trị của nó được bắt nguồn từ việc
thực hiện một tài sản cơ sở. Các công cụ này tạo thành đòn bẩy và khi được các nhà đầu
tư sử dụng cẩn trọng, sẽ trở thành công cụ hữu hiệu để tự bảo hiểm khoản đầu tư đó”
[28].
“Công cụ phái sinh là một loại công cụ tài chính đặc biệt mà giá trị của nó phụ
thuộc vào một tài sản cơ sở, một chỉ số hay một tỷ lệ tham khảo” [16].
“Công cụ phái sinh là một loại công cụ tài chính phụ thuộc vào một tài sản cơ sở
để phái sinh giá trị của chúng” [17].
“Công cụ phái sinh là một loại hợp đồng theo đó giá của chúng bị ảnh hưởng bởi
giá của một tài sản cơ sở” [42].
“Công cụ phái sinh là một công cụ tài chính mà giá của nó dựa trên một tài sản
cơ sở khác” [36].
“Công cụ phái sinh là một loại bảo đảm mà giá trị của nó được bắt nguồn từ một
hay nhiều tài sản cơ sở” [41].
Tóm lại, dù được diễn đạt theo nhiều cách hiểu khác nhau, công cụ phái sinh
chính là một loại hình bảo hiểm rủi ro tài chính khi thực hiện các hợp đồng kinh tế mà
bản chất là phân tán rủi ro tiềm ẩn và đương nhiên, lợi nhuận của các giao dịch cùng
được chia sẻ cho các bên.
- 6 -
1.1.2 Đặc điểm
Công cụ phái sinh là bộ phận của các công cụ tài chính với bản chất là một công
cụ tài chính hoặc một hợp đồng với đầy đủ 3 đặc điểm sau:
Giá trị của nó sẽ thay đổi phản ánh sự thay đổi của biến cơ sở như lãi suât, giá
của công cụ tài chính, giá hàng hóa, tỷ giá hối đoái; chỉ số giá hoặc lãi suất; chỉ số
tín dụng hoặc xếp hạng tín dụng hoặc các chỉ số khác với điều kiện trong trường hợp
các chỉ số khác này là biến số phi tài chính thì biến số đó không liên quan đến một
bên nào của hợp đồng;
Không yêu cầu bất cứ một khoản đầu tư thuần ban đầu nào hoặc chỉ yêu cầu một
khoản đầu tư thuần ban đầu nhỏ hơn so với các loại hợp đồng khác có các phản ứng
tương tự trước sự biến đổi của các yếu tố thị trường;
Được thực hiện vào một ngày trong tương lai.
Nội dung kinh tế, cơ chế thực hiện giao dịch về công cụ phái sinh nhìn chung khá
phức tạp. Công cụ phái sinh được mua, bán, giao dịch trên thị trường tài chính, bao gồm
cả thị trường chính thức và thị trường phi chính thức. Tại thị trường chính thức, nơi thị
trường được tổ chức và quản lý một cách có hệ thống và các hợp đồng giao dịch được
tiêu chuẩn hóa, nhờ đó thị trường của các công cụ phái sinh có tính thanh khoản cao.
1.1.3 Các loại công cụ phái sinh
Công cụ phái sinh bao gồm các loại công cụ chuẩn sau: hợp đồng kỳ hạn, hợp
đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi. Những năm gần đây, trên
thị trường tài chính đã xuất hiện nhiều công cụ tài chính phái sinh khác được thiết kế
dựa trên những nguyên lý cơ bản của các công cụ tài chính quyền chọn và hợp đồng
mua bán tương lai, gọi là hợp đồng quyền chọn Exotics (Exotics option contract), hay
còn gọi là những công cụ phái sinh không chuẩn như hợp đồng quyền chọn bắt đầu
trong tương lai (là loại hợp đồng phải trả ngay), nhưng chỉ bắt đầu tại thời điểm nào đó
trong tương lai; hợp đồng quyền chọn hỗn hợp là hợp