Luận văn Phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An

Nghệ An là một tỉnh nông nghiệp miền Trung không có nhiều những tài nguyên khoáng sản lớn như dầu mỏ hoặc các loại quặng kim loại cần thiết, Nghệ An cũng không phải là một trung tâm thương mại hay công nghiệp, nhưng điều kiện tự nhiên và lao động thuận lợi để phát triển các mặt hàng nông sản, hải sản, vật liệu xây dựng và các ngành như dệt may, giày da, tiểu thủ công nghiệp phục vụ xuất khẩu. Trong những năm vừa qua do những khó khăn về vốn đầu tư, công nghệ và những hạn chế về công tác thị trường, về trình độ kỹ thuật và quản lý chỉ đạo sản xuất kinh doanh nên sản xuất hàng hóa nói chung và SXHXK nói riêng kém phát triển, kim ngạch xuất khẩu bình quân trên đầu người hàng năm thấp hơn rất nhiều so với bình quân chung của cả nước Với quan điểm đổi mới của Đảng và từ khi có Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành vào tháng 12/1987, các hình thức đầu tư và LDVNN tại Nghệ An đã được quan tâm phát triển và có những đóng góp nhất định cho nền kinh tế và cho SXHXK, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động và sản xuất được một khối lượng hàng hóa đáng kể, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và tăng nhanh tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế nhất là sản xuất công nghiệp và xuất khẩu.

doc232 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1845 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghệ An là một tỉnh nông nghiệp miền Trung không có nhiều những tài nguyên khoáng sản lớn như dầu mỏ hoặc các loại quặng kim loại cần thiết, Nghệ An cũng không phải là một trung tâm thương mại hay công nghiệp, nhưng điều kiện tự nhiên và lao động thuận lợi để phát triển các mặt hàng nông sản, hải sản, vật liệu xây dựng và các ngành như dệt may, giày da, tiểu thủ công nghiệp phục vụ xuất khẩu. Trong những năm vừa qua do những khó khăn về vốn đầu tư, công nghệ và những hạn chế về công tác thị trường, về trình độ kỹ thuật và quản lý chỉ đạo sản xuất kinh doanh nên sản xuất hàng hóa nói chung và SXHXK nói riêng kém phát triển, kim ngạch xuất khẩu bình quân trên đầu người hàng năm thấp hơn rất nhiều so với bình quân chung của cả nước Với quan điểm đổi mới của Đảng và từ khi có Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành vào tháng 12/1987, các hình thức đầu tư và LDVNN tại Nghệ An đã được quan tâm phát triển và có những đóng góp nhất định cho nền kinh tế và cho SXHXK, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động và sản xuất được một khối lượng hàng hóa đáng kể, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và tăng nhanh tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế nhất là sản xuất công nghiệp và xuất khẩu. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, quá trình phát triển các hình thức LDVNN ở Nghệ An vẫn còn rất nhiều vấn đề nổi cộm: Đó là tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn rất chậm, số lượng dự án ít nhưng phần lớn gặp khó khăn thua lỗ nhiều, thậm chí có những dự án phải ngừng sản xuất. Các hình thức LDVNN mới chỉ chú trọng đến vấn đề sản xuất hàng thay thế nhập khẩu, tiêu thụ nội địa hoặc khai thác các nguồn tài nguyên sẵn có như gỗ và các loại khoáng sản khác. Các dự án LDVNN đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và chế biến hàng nông sản, hải sản cho xuất khẩu hoặc để phát triển các ngành công nghiệp dệt may là những ngành mà Nghệ An có lợi thế và tiềm năng phát triển hầu như chưa có. Tình trạng này không phải chỉ riêng ở Nghệ An, mà cả ở những địa phương khác trong cả nước cũng tương tự, nhất là các địa phương thuộc vùng nông nghiệp khó khăn như khu vực khu bốn cũ, Tây Nguyên, các tỉnh miền núi vùng Tây Bắc, đồng bằng sông Cửu Long. Nguyên nhân của nó không những ở những điều kiện khó khăn khách quan mà còn do quá trình vận dụng, tổ chức thực hiện của các ngành, các địa phương, một phần khác là ở hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là chính sách ưu đãi và thu hút đầu tư vào các vùng kinh tế khó khăn và các lĩnh vực sản xuất và chế biến hàng nông sản xuất khẩu.. Vì vậy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu "Phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An" nhằm đưa ra được những quan điểm giải pháp về quá trình tổ chức thực hiện và những kiến nghị về chính sách kinh tế vĩ mô để thúc đẩy phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK ở Nghệ An, đồng thời có thể vận dụng cho các địa phương có điều kiện tương tự. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hình thức LD đã có mầm mống từ giai đoạn đầu của phương thức sản xuất TBCN và hiện nay đã trở thành phổ biến trong đời sống kinh tế của các nước. Những mãi trong những thập niên gần đây nó mới được các nhà kinh tế học quan tâm nghiên cứu. Đó là các nghiên cứu của P.A.Samelson và W.D. Nordhaus trong cuốn "Kinh tế học" xuất bản lần đầu năm 1948 tại Mỹ, của Raymond Werlls trong lý thuyết "Chu kỳ sản phẩm", của Dominik Salvatore trong cuốn "Kinh tế học quốc tế" và của các nhà kinh tế khác xuất bản trong những năm gần đây như nghiên cứu của Xavier Ritchet, nhà kinh tế Pháp, trong cuốn "Kinh tế doanh nghiệp" xuất bản bằng tiếng Việt do trung tâm Pháp - Việt về đào tạo quản lý dịch năm 1997, của J.H. Adam trong cuốn "Từ điển tiếng Anh kinh doanh" (Longman Consise Dictionany of Business English - 1992), của Tổ chức hợp tác và phát triển của Liên hiệp quốc (OEDC) trong cuốn "Chính sách cạnh tranh và liên doanh" (Competition policy and Joint Venture) xuất bản năm 1986... Các nghiên cứu trên đã đưa ra khái niệm về LD, lý giải cơ sở, vai trò và những "bất lợi" về LD, song đều viết chung với các vấn đề kinh tế khác mà chưa có công trình nào chuyên nghiên cứu về LDVNN trong SXHXK. Ở nước ta, vấn đề liên doanh được Đảng và Nhà nước quan tâm từ giữa những năm 80 và đã đưa vào Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tháng 12 năm 1987. Đã có những nghiên cứu về vấn đề này đăng trên một số tạp chí và sách chuyên khảo. Đó là cuốn "Thành lập và quản lý công ty, xí nghiệp liên doanh với nước ngoài" do Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Phan chủ biên, "Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện việc thành lập các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài trong công nghiệp Việt Nam", luận án phó tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Thường Lạng, "Liên doanh với nước ngoài và đầu tư tại Việt Nam" của Hà Thị Ngọc Oanh, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội - 1998... Các nghiên cứu và sách báo trên đã quan tâm đến vấn đề LDVNN trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế. Việc nghiên cứu vấn đề phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK vẫn hoàn toàn mới mẻ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Mục đích của luận án: Trên cơ sở hệ thống và khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các hình thức LD, luận án đề xuất những quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy việc phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK ở tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. - Nhiệm vụ của luận án: + Phân tích và làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc phát triển các hình thức LDVNN, chỉ rõ xu hướng phát triển và vai trò của nó trong SXHXK. + Khái quát kinh nghiệm của một số nước trong khu vực để có thể nghiên cứu, vận dụng vào điều kiện của địa phương. + Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển các LDVNN trong SXHXK ở Nghệ An, tìm ra những mâu thuẫn, hạn chế và nguyên nhân của nó. + Xác định các quan điểm và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển các LDVNN trong SXHXK ở Nghệ An thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án: Nghiên cứu những nhân tố tác động đến quá trình hình thành và phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK như chính sách tạo lập môi trường đầu tư, quy trình thành lập, thẩm định và tổ chức thực hiện, những điều kiện thuận lợi và những khó khăn khách quan, nguyên nhân chủ quan, quan điểm và giải pháp khắc phục.. Phạm vi nghiên cứu về không gian và thời gian: Luận án nghiên cứu chủ yếu trong phạm vi tỉnh Nghệ An từ khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành (tháng 12/1987) đặc biệt là từ Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991) đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận và các phương pháp có tính chất chuyên ngành như điều tra, thống kê, so sánh, khảo sát, khái quát, phân tích, tổng hợp và suy luận... 6. Đóng góp mới của luận án - Trên cơ sở khái quát những cơ sở lý luận và thực tiễn về hình thức LD, luận án đưa ra khái niệm mới có tính chất tổng hợp và phù hợp với xu thế hiện nay, đồng thời chọn lọc một số kinh nghiệm có thể vận dụng cho điều kiện Việt Nam hiện nay như kinh nghiệm đa dạng hóa các hình thức LD, kinh nghiệm phát triển các doanh nghiệp liên doanh SXHXK vừa và nhỏ ở Hàn Quốc và Malaixia, kinh nghiệm về lựa chọn cơ hội LD, đánh giá hoạt động của LD và cách thức giải quyết những mối bất đồng trong LD. - Qua việc khảo sát tiềm năng phát triển SXHXK và thực trạng thành lập, hoạt động của các dự án LDVNN, luận án đã phân tích những mâu thuẫn và hạn chế cần khắc phục, đặc biệt là mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển và cơ cấu đầu tư, mâu thuẫn giữa trình độ của công nghệ sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu hiện nay với thực trạng kém phát triển của các doanh nghiệp SXHXK ở Nghệ An, mâu thuẫn giữa yêu cầu về khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu với giá thành sản phẩm trong các LD hiện nay ở Nghệ An. - Cuối cùng luận án đưa ra được những quan điểm và giải pháp phát triển đáp ứng với yêu cầu thực tiễn ở Nghệ An và phù hợp với điều kiện sản xuất và chế biến hàng nông sản, hải sản xuất khẩu hiện nay ở trên phạm vi cả nước. Đó là các giải pháp tạo ra môi trường và động lực thúc đẩy đầu tư cho sản xuất hàng nông sản hải sản xuất khẩu trên cơ sở khai thác tối đa các tiềm năng và lợi thế so sánh của địa phương và của đất nước trong quá trình toàn cầu hóa thương mại hiện nay. Giải pháp phát triển các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có hiệu quả của địa phương từ đó làm nảy sinh ra các nhu cầu mở rộng đầu tư và LD với nước ngoài... 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia thành 3 chương, 10 tiết. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU 1.1. NGUỒN GỐC SỰ RA ĐỜI, KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG VỀ HÌNH THỨC LIÊN DOANH 1.1.1. Nguồn gốc sự ra đời của hình thức LD Những mầm mống đầu tiên của LD có từ giai đoạn đầu của phương thức sản xuất TBCN. Trong quá trình phân tích sự vận động của phương thức sản xuất TBCN, C.Mác tuy không nêu ra phạm trù về LD, không luận giải trực tiếp về nó nhưng đã cung cấp phương pháp luận cơ bản về con đường, về tính tất yếu và vai trò của hình thức quan hệ này. C.Mác cho rằng, trong các phương thức sản xuất trước CNTB do sự phát triển còn thấp kém, nên các đơn vị kinh tế có thể tồn tại hàng thế kỷ mà không hề có sự thay đổi tính chất và phạm vi, không vượt ra khỏi giới hạn của xóm làng hay cái chợ lân cận dành cho thợ thủ công nông thôn và những tiểu chủ. Vì vậy, nhu cầu tập trung vốn giữa các chủ xưởng để mở rộng quy mô sản xuất chưa xuất hiện. Sự ra đời và phát triển của phương thức sản xuất TBCN làm cho sản xuất vượt ra khỏi giới hạn của làng xã, của chợ địa phương, của từng vùng rồi vượt ra ngoài biên giới quốc gia hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Sự phát triển đó là kết quả tất yếu của quá trình phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, được tác động trực tiếp bởi việc theo đuổi sản xuất giá trị thặng dư trong các xí nghiệp tư bản. C.Mác viết: Ngay trong buổi đầu của nền sản xuất TBCN, một số ngành sản xuất cũng đã đòi hỏi một số tối thiểu mà lúc bấy giờ từng cá nhân riêng rẽ chưa có được. Tình hình đó dẫn đến một mặt Nhà nước phải trợ cấp cho những tư nhân, mặt khác thành lập những hội nắm giữ độc quyền do luật pháp chưa thừa nhận để kinh doanh trong những ngành công nghiệp và thương mại nhất định" [46, tr. 450]. Ở đây, C. Mác luận giải con đường hình thành công ty cổ phần. Nhưng thực tế có những công ty cổ phần lại là doanh nghiệp LD bởi vì con đường của công ty này chỉ bao gồm một số các chủ tư bản, các chủ này không chỉ góp vốn mà còn cùng nhau tổ chức hoạt động kinh doanh ở công ty. Phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư, C. Mác cho rằng đó là động lực mạnh mẽ trong quá trình hoạt động kinh doanh của tất cả các nhà tư bản. Do theo đuổi sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư, các nhà tư bản buộc phải mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao sức sản xuất của lao động. Trong các phương pháp để mở rộng quy mô sản xuất mà các nhà tư bản đã áp dụng là tích lũy tư bản. Nhưng đây là "phương pháp hết sức chậm chạp" không thể thỏa mãn khát vọng của các nhà tư bản. Hơn nữa các nhà tư bản lại phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt trên thị trường, cạnh tranh giữa các nhà tư bản với nhau. Bởi vậy quá trình tập trung tư bản đã diễn ra [46, tr. 884]. Tập trung tư bản là quá trình làm tăng quy mô của tư bản cá biệt bằng cách sát nhập các tư bản cá biệt nhỏ thành tư bản mới. So với tích lũy tư bản, thì đây là phương pháp tăng quy mô của xí nghiệp tư bản nhanh hơn nhiều, do đó mức độ bóc lột giá trị thặng dư cũng lớn hơn nhiều. Có hai con đường để tập trung tư bản: 1) Nhà tư bản lớn dùng sức mạnh kinh tế thôn tính và thu hút tư bản của các nhà tư bản nhỏ theo nguyên tắc "cá lớn nuốt cá bé"; 2) Các nhà tư bản " hợp tác" với nhau thông qua hợp nhất xí nghiệp của mình để thành lập xí nghiệp mới. Trong thực tế không phải khi nào tập trung tư bản cũng được thực hiện bằng con đường thứ nhất. Sự thành lập xí nghiệp mới bằng con đường thứ hai tất yếu sẽ là công ty cổ phần hay công ty LD. Và như vậy, cũng như sự ra đời của công ty cổ phần, sự ra đời của công ty LD là kết quả của một quá trình kinh tế khách quan do tác động bởi các quy luật kinh tế thị trường được thúc đẩy bởi việc theo đuổi sản xuất giá trị thặng dư mà nguyên nhân sâu xa là do sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định quy định. Theo C.Mác, quá trình tập trung tư bản dù bằng phương pháp nào cũng vẫn chỉ là những "thay đổi về lượng của các bộ phận gộp thành tư bản xã hội" [46, tr. 884]. Song tuy không làm biến đổi tổng lượng tư bản xã hội nhưng tập trung lại rất cần thiết đối với việc kinh doanh của các nhà tư bản. Nó "bổ sung cho công việc tích lũy, nó cho phép các nhà tư bản công nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh của mình" [46, tr. 884]. C.Mác còn lý giải: song song với quá trình tập trung tư bản, thì đồng thời hình thức hiệp tác của quá trình lao động với quy mô ngày càng lớn, việc áp dụng khoa học một cách có ý thức về mặt kỹ thuật, việc khai thác đất đai một cách có kế hoạch, việc biến tư liệu lao động thành những tư liệu lao động chỉ sử dụng được một cách tập thể, việc thu hút tất cả các dân tộc vào mạng lưới thị trường thế giới, và đi đôi với cái đó là tính chất quốc tế của chế độ TBCN cũng phát triển [46, tr.1059]. Điều này gợi ý phương pháp tiếp cận trong việc xác định cơ sở của sự hình thành các L D quốc tế hiện nay. V.I.Lênin đã vận dụng quan điểm của C.Mác vào phân tích giai đoạn độc quyền của CNTB. Trong phân tích giai đoạn độc quyền của CNTB, tuy không nói về LD, nhưng ta có thể tìm thấy tư tưởng về LD thông qua việc V.I.Lênin phân tích nguyên nhân hình thành và bản chất của CNTB độc quyền. Theo V.I.Lênin, một trong những nguyên nhân làm ra đời CNTB độc quyền là tác động bởi quá trình tập trung tư bản. Tổ chức độc quyền là liên minh giữa các xí nghiệp tư bản lớn nắm trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một hoặc một số loại hàng hóa, qua đó hạn chế cạnh tranh, định ra giá cả độc quyền để thu được lợi nhuận độc quyền cao. Trong các hình thức liên minh giữa các xí nghiệp tư bản tất yếu không loại trừ hình thức LD. Chẳng hạn, khi xem xét hình thức xanh-đi-ca, ta cũng có thể nói rằng đây là một kiểu LD mà các chủ doanh nghiệp chỉ tham gia một phần tư bản cùng quản lý và điều tiết lĩnh vực thương mại của các doanh nghiệp tham gia xanh-đi-ca. Hoạt động trong cơ chế cạnh tranh và do tác động bởi quy luật lợi nhuận độc quyền cao, nên quá trình tập trung tư bản càng được đẩy mạnh, làm cho quy mô của các xí nghiệp độc quyền càng lớn nhanh vượt ra khỏi dung lượng thị trường trong nước. Thêm vào đó là tác động của cuộc cách mạng công nghiệp làm xuất hiện các lĩnh vực kinh doanh mới. Do sự phân bố không đồng đều về các nguồn lực sản xuất giữa các quốc gia làm xuất hiện lợi thế so sánh. Đây là những cơ sở làm xuất hiện quan hệ kinh tế quốc tế của các tổ chức độc quyền, thúc đẩy xuất khẩu tư bản. Xuất khẩu tư bản là đưa tư bản ra nước ngoài nhằm chiếm đoạt giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác ở nước nhập khẩu tư bản. So với đầu tư trong nước, việc xuất khẩu tư bản có thể thu được lợi ích nhiều hơn, chẳng hạn tỷ suất lợi nhuận cao hơn, tìm kiếm và khai thác được nguyên liệu với giá rẻ hơn, thị trường được mở rộng... Một trong các hình thức xuất khẩu tư bản là các nhà tư bản sử dụng các chi nhánh của mình hợp tác với các cơ sở sản xuất của nơi nhập khẩu tư bản để xây dựng doanh nghiệp chung, cùng sản xuất kinh doanh, cùng chia sẻ rủi ro và lợi nhuận. Đây chính là cơ sở ra đời của các LD quốc tế. Trong những thập niên gần đây, sự thành lập các LD với nước ngoài được phát triển mạnh mẽ, thu hút sự chú ý của các nhà kinh tế học tư sản. Cho đến nay đã có những giải thích về sự xuất hiện hiện tượng kinh tế này, phân tích bản chất của nó dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Dưới đây là một số quan điểm giải thích về bản chất và một số quan niệm về các hình thức LD trong nền kinh tế thị trường. - Quan điểm giải thích LD theo nghĩa rộng: Tức là quan điểm gắn LD với kinh tế thị trường nói chung trong đó đối tác tham gia LD có thể cùng một quốc tịch hoặc có thể khác quốc tịch. Nó được thể hiện trong lý thuyết kinh tế của P.A.Samuelson (Mỹ) và Xavier Richet (Pháp). Xavier Richet cho rằng: LD là sự hợp tác liên quan đến các doanh nghiệp của cùng một quốc gia, hoặc cùng một hệ thống kinh tế cũng như các doanh nghiệp thuộc các quốc gia khác nhau [91, tr. 108]. Đây là loại LD được dựa trên sự hòa hợp và hợp tác. Sở dĩ có sự lựa chọn loại doanh nghiệp LD này là vì: + Nó có khả năng làm tăng nhanh quy mô sản xuất, tạo ra một khối lượng hàng hóa nhiều hơn; + Khi nhiều đơn vị hàng hóa được sản xuất, kinh tế sản xuất lớn được thực hiện, giá bán hàng hóa có thể hạ và bán thêm được nhiều hàng hóa hơn: + Với LD "theo chiều dọc" sẽ làm xuất hiện nhân tố mới: chuyên môn hóa và hoạt động kinh tế theo hai giai đoạn, tức là gắn sản xuất với lưu thông. + Doanh nghiệp lớn lên nhờ "liên kết ngang", qua đó có thể lợi dụng cơ hội có lợi để mua một số doanh nghiệp cạnh tranh với mình; + Sự phát triển của LD có thể trở thành một "Conglomerat" nhỏ bé, lớn lên bằng cách đưa thêm những hoạt động có liên quan vào kinh doanh của mình... - Quan điểm giải thích LD theo nghĩa hẹp: Tức là gắn LD với quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó các đối tác khác nhau về quốc tịch. Nó được thể hiện trong lý thuyết "Chu kỳ sản phẩm" của Raymond Verlls và "Kinh tế học quốc tế" của Dominik Salvatore... Theo Dominik Salvatore, việc thành lập doanh nghiệp LD với nước ngoài là cần thiết, nó sẽ tạo ra "hiệu quả phúc lợi" cho các nước có liên quan{86]. Có thể biểu diễn ở đồ thị 1.1: Đồ thị 1.1: Hiệu quả phúc lợi của việc thành lập doanh nghiệp LD với nước ngoài Giá trị sản phẩm cận biên của tư bản Quốc gia 1 Quốc gia 2 B AAAeA O M N O' C E D Giá trị sản phẩm cận biên cửa tư bản HAAeA VMPK2 VMPK1 K Theo tác giả, giả sử trên thế giới chỉ có hai quốc gia là quốc gia 1 và quốc gia 2 (trên đồ thị 1.1). Tổng tư bản của cả hai quốc gia là 00', quốc gia 1 và quốc gia 2 có các đường giá trị sản phẩm cận biên của tư bản tương ứng là VMPK1 và VMPK2. Trước khi có sự di chuyển vốn là 0'N. Lượng sản phẩm mà quốc gia 1 tạo ra đo bằng diện tích hình OADN, trong đó lượng sản phẩm do vốn tạo ra được đo bằng diện tích OHDN. Quốc gia 2 sản xuất được một lượng sản phẩm đo bằng diện tích NCBO', trong đó số sản phẩm đo lượng vốn tạo ra bằng diện tích NCKO'. Khi có sự di chuyển vốn từ quốc gia 1 sang quốc gia 2, giả sử sự di chuyển này đạt tới điểm cân bằng E, lượng vốn của quốc gia 1 là OM và quốc gia 2 là O'M, thì quốc gia 1 sản xuất được một lượng sản phẩm đo bằng diện tích OAEM, quốc gia 2 sản xuất được một lượng sản phẩm đo bằng diện tích MEBO'. Quốc gia 1 giảm đi một lượng sản phẩm đo bằng diện tích MEDN, còn quốc gia 2 tăng lên một lượng sản phẩm đo bằng điện tích MECN. Như vậy, toàn thế giới sẽ sản xuất tăng thêm một lượng sản phẩm đo bằng diện tích tam giác ECD trên đồ thị 1.1. Từ phân tích trên, Dominik Salvatore rút ra kết luận: việc di chuyển vốn giữa các nước trong đó có con đường thành lập doanh nghiệp LD có tác dụng làm tăng quy mô sản xuất và khối lượng sản phẩm của toàn thế giới. Phát triển lý thuyết "Chu kỳ sản phẩm" của Raymond Vernon, Louis Wells đã đưa ra lý thuyết " Chu kỳ sống của sản phẩm trên thị trường quốc tế". Theo sự phát triển của thị trường thế giới, lý thuyết này tiếp tục được bổ sung nhằm giải thích sự vận động của các dòng vốn quốc tế. Theo lý thuyết này, một loại sản phẩm "sống" trên thị trường phải trải qua 4 giai đoạn (đồ thị 1.2) Giai đoạn 1 (Tung ra thị trường) Sản phẩm mới được sản xuất ở trong nước rồi tung ra bán chủ yếu trên thị trường nội địa. Do mới, nên nói chung khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nước ngoài còn thấp. Doanh số thu được từ việc bán sản phẩm ở nước ngoài thấp. Giai đoạn 2 (Phát triển sản phẩm) Doanh số thu được có xu hướng tăng ở thị trường nước ngoài. Các công ty đa quố
Luận văn liên quan