Luận văn Phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bà rịa – Vũng tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNH, HĐH là quy luật tất yếu đối với sự phát triển KT – XH của các quốc gia trên thế giới. Đối với nước ta, phát triển KCN được Đảng xác định là một hướng đi đúng đắn. Nó mang lại những lợi ích to lớn, tác động không nhỏ đến sản xuất CN, đẩy mạnh xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, tăng thu nhập quốc dân, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động. Đồng thời, việc tập trung các xí nghiệp vào các KCN tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững. Từ Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) KCN đầu tiên của nước ta đã ra đời gắn liền với chính sách mở của Đảng. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (năm 1999), định hướng chiến lược xây dựng và phát triển các KCN đã được triển khai trên cả nước. Trong Đại hội Đảng lần thứ IX (năm 2001) một lần nữa khẳng định “Phát triển kinh tế, CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm” thì vai trò của các KCN càng được củng cố như một cầu nối giữa kinh tế Việt Nam với quốc tế. Đại hội Đảng lần thứ X (năm 2006) tiếp tục xác định “Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm CN trên cả nước, hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, gắn việc phát triển sản xuất với đảm bảo các điều kiện sinh hoạt cho người lao động. Chuyển dịch các cơ sở CN nội thành, nội thị, gần khu đông dân cư không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường vào các KCN tập trung hoặc vùng ít dân cư”. Trong Đại hội lần thứ XI (năm 2011) Đảng xác định “Đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước CN theo hướng CNH”. Thực hiện những nhiệm vụ được đề ra trong các kỳ Đại hội của Đảng, đến tháng 12/2011, Việt Nam có 283 KCN được thành lập trên 58 tỉnh và thành phố với tổng diện tích 76.000 ha, trong đó có 232 KCN đã đi vào hoạt động, tổng diện tích có thể cho thuê là 46.000 ha, chiếm 61,0%.

pdf133 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bà rịa – Vũng tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Hồ Thị Mỹ Giang PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ MINH Hồ Thị Mỹ Giang PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Chuyên ngành : Địa lí học Mã số : 60 31 05 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM XUÂN HẬU Thành phố Hồ Chí Minh - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” là đề tài do cá nhân tôi nghiên cứu, thu thập, xử lí số liệu và thực hiện. Các số liệu, biểu bảng và hình ảnh thể hiện trong luận văn được trích dẫn từ các nguồn cụ thể. Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả Hồ Thị Mỹ Giang LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm Tp. HCM đã hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho Tác giả trong thời gian học tập tại trường và thực hiện đề tài. Đặc biệt, Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Xuân Hậu, người đã tận tình giúp đỡ Tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các cơ quan ban ngành của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Ban quản lý các KCN, Tổng cục thống kê, Sở Công thương, Sở Kế hoạch – Đầu tư, UBND tỉnh đã cung cấp đầy đủ những tư liệu, số liệu và thông tin cần thiết có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu cùng toàn thể giáo viên trường THPT Bưng Riềng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tạo điều kiện tốt nhất cho Tác giả hoàn thành luận văn. Cuối cùng, Tác giả xin tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân và bạn hữu đã dành tình cảm, luôn động viên và giúp đỡ Tác giả trong những ngày học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19/09/2014 Tác giả Hồ Thị Mỹ Giang MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng số liệu Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG THỜI KỲ CNH, HĐH ........................................................... 9 1.1. Một số khái niệm và những vấn đề liên quan về KCN ..................................... 9 1.1.1. Quan niệm về KCN .................................................................................... 9 1.1.2. Mục tiêu của KCN .................................................................................... 10 1.1.3. Tính tất yếu khách quan của việc hình thành KCN.................................. 11 1.1.4. Các loại hình KCN phổ biến .................................................................... 12 1.1.5. Nguồn lực chủ yếu tác động đến sự hình thành và phát triển KCN ......... 13 1.1.6. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển KCN .................................................. 17 1.2. Khu công nghiệp trong quá trình CNH, HĐH ................................................ 19 1.2.1. Quan niệm về CNH, HĐH ....................................................................... 19 1.2.2. Sự cần thiết phát triển KCN trong tiến trình CNH, HĐH đất nước ......... 20 1.2.3. Vai trò của các KCN trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước ................... 22 1.3. Phát triển KCN ở Việt Nam ............................................................................ 24 1.3.1. Đặc điểm và phân loại .............................................................................. 24 1.3.2. Các điều kiện hình thành và mở rộng các KCN ....................................... 25 1.3.3. Tổ chức lãnh thổ các KCN ở nước ta ....................................................... 26 1.3.4. Thực trạng phát triển KCN ở Việt Nam ................................................... 28 1.3.5. Kinh nghiệm phát triển KCN ở một số địa phương trong vùng ĐNB ..... 30 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU TRONG THỜI KỲ CNH, HĐH ...... 34 2.1. Khái quát về tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ............................................................ 34 2.2. Nguồn lực phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ........................... 35 2.2.1. Các nguồn lực bên trong .......................................................................... 35 2.2.2. Các nguồn lực bên ngoài .......................................................................... 49 2.2.3. Nhận định về nguồn lực phát triển CN tỉnh BR – VT.............................. 52 2.3. Thực trạng phát triển KCN tỉnh BR - VT ...................................................... 54 2.3.1. Thực trạng quy hoạch các KCN ............................................................... 54 2.3.2. Số lượng và quy mô các KCN trên địa bàn tỉnh ...................................... 55 2.3.3. Tỷ lệ vốn đầu tư ........................................................................................ 60 2.3.4. Tỷ lệ lấp đầy KCN .................................................................................... 62 2.3.5. Số dự án đầu tư, quy mô dự án đầu tư ...................................................... 64 2.3.6. Lao động làm việc trong các KCN ........................................................... 68 2.3.7. Hiệu quả phát triển của các KCN ............................................................. 72 2.4. Những đóng góp chủ yếu của các KCN vào sự phát triển KT – XH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ........................................................................................ 80 2.4.1. Đóng góp vào ngân sách địa phương ....................................................... 80 2.4.2. Đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp .............................................. 80 2.4.3. Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ........................................... 81 2.4.4. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH ...... 83 2.4.5. Thúc đẩy quá trình đô thị hóa và nâng cao mức sống của người dân ...... 83 2.4.6. Nâng cao trình độ lao động và công nghệ cho các DN ............................ 85 2.4.7. Thúc đẩy sự phát triển của các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất CN ......... 85 2.5. Một số khó khăn và hạn chế trong quá trình phát triển KCN ......................... 85 2.5.1. Một số hạn chế và yếu kém ...................................................................... 86 2.5.2. Nguyên nhân ............................................................................................. 88 Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 90 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU TRONG THỜI KỲ CNH, HĐH ......................................................................... 91 3.1. Những căn cứ xây dựng định hướng .............................................................. 91 3.1.1. Định hướng phát triển KCN Việt Nam .................................................... 91 3.1.2. Định hướng phát triển KCN vùng Đông Nam Bộ .................................... 91 3.1.3. Thực trạng phát triển CN và KCN tỉnh BR – VT .................................... 92 3.1.4. Nhu cầu và đòi hỏi của quá trình CNH, HĐH ......................................... 93 3.2. Định hướng phát triển CN và KCN tỉnh BR – VT đến năm 2020 ................ 94 3.2.1. Định hướng phát triển CN tỉnh BR – VT đến năm 2020 ......................... 94 3.2.2. Định hướng phát triển KCN tỉnh BR – VT đến năm 2020 ...................... 96 3.3. Những thuận lợi và khó khăn thực hiện các định hướng .............................. 101 3.3.1. Thuận lợi ................................................................................................ 101 3.3.2. Khó khăn ................................................................................................ 102 3.4. Một số giải pháp phát triển KCN tỉnh BR – VT trong thời kỳ CNH, HĐH . 103 3.5.1. Hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển KCN .................................... 103 3.5.2. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào các KCN ............................................... 103 3.5.3. Hổ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào KCN ............................................ 104 3.5.4. Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm khuyến khích đầu tư .................. 104 3.5.5. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các KCN .................... 105 3.5.6. Nâng cao hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền với vấn đề môi trường trong các KCN ........................................................................... 106 3.5.7. Đẩy mạnh xây dựng CSHT, triển khai thực hiện tốt công tác đền bù, GPMB và giải quyết việc làm cho người dân ........................................ 107 3.5.8. Hoàn thiện CSHT ngoài hàng rào KCN, xây dựng nhà ở cho công nhân ..... 108 Tiểu kết chương 3.................................................................................................... 109 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 113 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BOT : Built-Operation-Transfer (Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao) BR – VT : Bà Rịa – Vũng Tàu BT : Built -Transfer (Xây dựng – chuyển giao) BTO : Built -Transfer -Operation (Xây dựng-chuyển giao-kinh doanh) CCN – TTCN : Cụm công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp CN : Công nghiệp CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CSHT : Cơ sở hạ tầng DN : Doanh nghiệp ĐNB : Đông Nam Bộ GDP : Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) GPMB : Giải phóng mặt bằng GTXS : Giá trị sản xuất FDI : Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất KH – CN : Khoa học – Công nghệ KH – KT : Khoa học – Kỹ thuật KT – XH : Kinh tế - Xã hội NICs : Newly Industrialized Countrys (Các quốc gia công nghiệp mới) ODA : Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức) TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh VA : Giá trị tăng thêm VKTTĐPN : Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam VLXD : Vật liệu xây dựng DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1. Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh BR – VT năm 2012 .................................. 38 Bảng 2.2. Dân số và lao động qua tỉnh BR – VT giai đoạn 2009 – 2013 .............. 41 Bảng 2.3. Số lượng và diện tích các KCN tỉnh BR – VT qua các năm ................. 55 Bảng 2.4. Tỉ lệ vốn đầu tư/diện tích đất KCN tỉnh BR – VT đến tháng 5/2014 .................................................................................................... 60 Bảng 2.5. Tình hình đầu tư CSHT các KCN tỉnh BR - VT giai đoạn 2009 – 2013 .... 61 Bảng 2.6. Tỷ lệ lấp đầy các KCN tỉnh BR – VT giai đoạn 2009 – 2013 .............. 62 Bảng 2.7. Tỷ lệ lấp đầy các KCN tỉnh BR - VT năm 2013 ................................... 63 Bảng 2.8. Tình hình đầu tư các KCN tỉnh BR - VT giai đoạn 2006 – 2013 ......... 65 Bảng 2.9. Tình hình thu hút đầu tư FDI tại các KCN đến tháng 5/2014 ............... 68 Bảng 2.10. Số lao động trong các KCN tỉnh BR – VT giai đoạn 2009 – 2013 ....... 69 Bảng 2.11. Doanh thu từ các KCN tỉnh BR – VT giai đoạn 2009 – 2013 .............. 73 Bảng 2.12. Giá trị xuất nhập khẩu từ các KCN giai đoạn 2009 – 2013 .................. 75 Bảng 2.13. GTSX CN trong các KCN tỉnh BR – VT giai đoạn 2009 – 2013 ......... 81 Bảng 2.14. Giá trị xuất khẩu từ các KCN giai đoạn 2009 – 2013 ........................... 82 Bảng 3.1. Dự báo giá trị gia tăng CN đến 2015 – 2020 theo giá so sánh .............. 96 Bảng 3.2. Dự báo tốc độ tăng trưởng CN đến 2015 – 2020 ................................. 96 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tỉ trọng lao động CN trong cơ cấu lao động toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2009 và 2013 .............................................................. 42 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu chất lượng nguồn lao động tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2008 và 2012 ....................................................................................... 43 Biểu đồ 2.3. Tình hình đầu tư FDI của các khu vực vào KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến tháng 5/2014 ................................................................ 66 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu thu hút lao động vào các KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2009 và 2013 ........................................................................................ 69 Biểu đồ 2.5. Cơ cấu lao động theo trình độ trong các KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2005 và 2011 ........................................................................ 71 Biểu đồ 2.6. Tốc độ tăng doanh thu từ các KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2009 – 2013 ................................................................................ 72 Biểu đồ 2.7. Tỷ trọng doanh thu từ các KCN trong tổng doanh thu CN toàn tỉnh ...... 73 Biểu đồ 2.8. Cơ cấu doanh thu từ các KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2009 – 2013................................................................................................... 74 Biểu đồ 2.9. Cơ cấu kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2005 và 2013 ............... 83 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài CNH, HĐH là quy luật tất yếu đối với sự phát triển KT – XH của các quốc gia trên thế giới. Đối với nước ta, phát triển KCN được Đảng xác định là một hướng đi đúng đắn. Nó mang lại những lợi ích to lớn, tác động không nhỏ đến sản xuất CN, đẩy mạnh xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, tăng thu nhập quốc dân, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động. Đồng thời, việc tập trung các xí nghiệp vào các KCN tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững. Từ Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) KCN đầu tiên của nước ta đã ra đời gắn liền với chính sách mở của Đảng. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (năm 1999), định hướng chiến lược xây dựng và phát triển các KCN đã được triển khai trên cả nước. Trong Đại hội Đảng lần thứ IX (năm 2001) một lần nữa khẳng định “Phát triển kinh tế, CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm” thì vai trò của các KCN càng được củng cố như một cầu nối giữa kinh tế Việt Nam với quốc tế. Đại hội Đảng lần thứ X (năm 2006) tiếp tục xác định “Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm CN trên cả nước, hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, gắn việc phát triển sản xuất với đảm bảo các điều kiện sinh hoạt cho người lao động. Chuyển dịch các cơ sở CN nội thành, nội thị, gần khu đông dân cư không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường vào các KCN tập trung hoặc vùng ít dân cư”. Trong Đại hội lần thứ XI (năm 2011) Đảng xác định “Đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước CN theo hướng CNH”. Thực hiện những nhiệm vụ được đề ra trong các kỳ Đại hội của Đảng, đến tháng 12/2011, Việt Nam có 283 KCN được thành lập trên 58 tỉnh và thành phố với tổng diện tích 76.000 ha, trong đó có 232 KCN đã đi vào hoạt động, tổng diện tích có thể cho thuê là 46.000 ha, chiếm 61,0%. Tỉnh BR - VT được thành lập từ tháng 08/1991, thuộc VKTTĐPN. Trong xu thế phát triển chung của cả nước, tỉnh BR - VT hiện có 14 KCN và 14 CCN - TTCN. Sự phát triển KCN ở BR - VT trong thời gian qua đã đạt được những thành 2 tựu quan trọng: Tăng doanh thu, tăng giá trị sản xuất CN và xuất khẩu của địa phương, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống dân cư, thu hút vốn đầu tư và công nghệ hiện đại, tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiến bộ của nhiều nước trên thế giới, thúc đẩy quá trình đô thị hóa, hình thành các ngành CN phụ trợ và dịch vụ. Tuy nhiên, sự phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh BR - VT đã bộc lộ những bất cập trong giải quyết vấn đề môi trường sinh thái, tốc độ thu hút đầu tư, nhà ở cho công nhân, bất cập trong thu hồi và giải quyết đền bù cũng như tạo việc làm cho người mất đất... Những bất cập đó đang là lực cản trong việc phát huy vai trò của các KCN đối với sự phát triển KT - XH trên địa bàn, gây ra những bức xúc trong xã hội, làm mất lòng tin của người dân vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhằm góp phần vào giải quyết những vấn đề trên, tôi chọn đề tài “Phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” để làm khóa luận tốt nghiệp thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài 2.1. Mục tiêu Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển các KCN ở một số nước và Việt Nam vào nghiên cứu thực trạng phát triển các KCN ở tỉnh BR – VT trong thời kỳ CNH, HĐH. Từ đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của nó, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hợp lý và có hiệu quả các KCN phù hợp với điều kiện của địa phương. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về sự phát triển các KCN để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu tỉnh BR - VT. - Thu thập, tổng hợp tư liệu, tài liệu, số liệu (trong phòng, ngoài thực địa) có liên quan đến phát triển kinh tế nói chung và phát triển CN nói riêng, phục vụ giải quyết các nội dung đề tài nghiên cứu đặt ra. - Phân tích các điều kiện và thực trạng phát triển KCN trên địa bàn tỉnh BR - VT trong thời gian qua, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của tình trạng đó. - Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm nhằm phát triển các KCN đáp ứng cao nhất yêu cầu phát triển KT - XH của tỉnh thời kỳ CNH, HĐH. 3 2.3. Giới hạn của đề tài * Về nội dung - Tập trung phân tích, đánh giá điều kiện phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh BR - VT, đi sâu phân tích thực trạng phát triển KCN từ năm 2009 đến 2013. - Đi sâu phân tích những đóng góp của KCN đối với sự phát triển KT - XH toàn tỉnh nói chung. Tìm hiểu những yếu kém còn tồn tại trong quá trình phát triển KCN và nguyên nhân của nó. - Lựa chọn một số giải pháp phù hợp nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của các KCN trong quá trình phát triển KT – XH tỉnh BR - VT. *Về thời gian: Nguồn tài liệu phục vụ cho nghiên cứu tập trung chủ yếu trong giai đoạn 2009 đến 2013, định hướng đến năm 2020. *Về không gian: Tập trung chủ yếu trong phạm vi tỉnh BR - VT (có mở rộng ra các tỉnh phụ cần liên quan). 3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Kể từ khi Đảng và Nhà nước có chủ trương xây dựng và phát triển các KCN cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp vấn đề này, tiêu biểu là: “KCN, KCX của các tỉnh phía Nam” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2002. “Các giải pháp nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ môi trường ở các KCN, KCX” của Trương Thị Minh Sâm, năm 2004. “Tổng quan về hoạt động của các KCN” của Vũ Huy Hoàng (2007), kỷ yếu KCN, KCX Việt Nam, Nxb Tp. HCM. “Tác động xã hội vùng của các KCN ở Việt Nam” của Nguyễn Bình Giang (2012), Viện khoa học và xã hội Việt Nam – Viện kinh tế và chính trị thế giới, Nxb Khoa học xã hội. Nguyễn Thị Ninh Thuận, Bùi Văn Trịnh (2012). “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của DN vào KCN tại thành phố Cần Thơ” Kỷ yếu khoa học 2012, Đại học Cần Thơ. Các hội thảo như: “Phát triển KCN, KCX ở các tỉnh phía Bắc - những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Bộ kế hoạch và Đầu tư phối hợp với tạp chí Cộng sản và Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2004). Hội nghị tổng kết 10 năm phát triển các KCN ở khu vực phía Nam (2003). Hội nghị tổng kết 10 phát triển các KCN ở khu 4 vực phía Bắc (2004). Hội thảo Quốc
Luận văn liên quan