Ngày nay, công nghệ thông tin đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của các ngành nghề trong nền kinh tế. Nền kinh tế phát triển mức sống và nhận thức của người dân ngày càng cao thì nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng mạnh mẽ và đa dạng hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng là làm thế nào để những công nghệ mới có thể phát huy những hiệu quả cao nhất trong quá trình ứng dụng của nó.
Ngân hàng là một trong những lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin một cách nhanh chóng và triệt để nhất. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin đã làm thay đổi to lớn trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng truyền thống. Việc đưa các sản phẩm dịch vụ thương mại điện tử vào ngân hàng sẽ làm đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống, mở ra nhiều cơ hội mới, khả năng cạnh tranh mới.
Nắm bắt kịp thời xu thế đó, ngân hàng TMCP Á Châu đã sớm nhận định được thị trường đầy tiềm năng này và đã tiến hành triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử rộng rãi ở khắp các chi nhánh, phòng giao dịch trên khắp các tỉnh thành. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các dịch vụ này ACB cũng gặp không ít khó khăn, điển hình như tại địa bàn TP.Đà Nẵng. Đà Nẵng là một thị trường đầy tiềm năng cho việc phát triển dịch vụ này vì đa số người dân đều biết sử dụng internet, phone và mobiphone v.v Do vậy, vấn đề đáng quan tâm ở đây là làm thế nào để khách hàng biết đến lợi ích của dịch vụ ngân hàng điện tử và gia tăng số khách hàng tham gia dịch vụ này.
Nhận thức được tầm quan trọng to lớn của việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của ACB nói chung và ACB CN Đà Nẵng nói riêng. Và cũng để tìm hiểu thực trạng triển khai dịch vụ này tại ngân hàng. Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại ngân hàng em quyết định chọn đề tài: “ Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Đà Nẵng ” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
70 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2011 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Chi nhánh Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Đà NẵngLỜI MỞ ĐẦU
Lý do nghiên cứu dề tài
Ngày nay, công nghệ thông tin đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của các ngành nghề trong nền kinh tế. Nền kinh tế phát triển mức sống và nhận thức của người dân ngày càng cao thì nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng mạnh mẽ và đa dạng hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng là làm thế nào để những công nghệ mới có thể phát huy những hiệu quả cao nhất trong quá trình ứng dụng của nó.
Ngân hàng là một trong những lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin một cách nhanh chóng và triệt để nhất. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin đã làm thay đổi to lớn trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng truyền thống. Việc đưa các sản phẩm dịch vụ thương mại điện tử vào ngân hàng sẽ làm đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống, mở ra nhiều cơ hội mới, khả năng cạnh tranh mới.
Nắm bắt kịp thời xu thế đó, ngân hàng TMCP Á Châu đã sớm nhận định được thị trường đầy tiềm năng này và đã tiến hành triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử rộng rãi ở khắp các chi nhánh, phòng giao dịch trên khắp các tỉnh thành. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các dịch vụ này ACB cũng gặp không ít khó khăn, điển hình như tại địa bàn TP.Đà Nẵng. Đà Nẵng là một thị trường đầy tiềm năng cho việc phát triển dịch vụ này vì đa số người dân đều biết sử dụng internet, phone và mobiphone v.v… Do vậy, vấn đề đáng quan tâm ở đây là làm thế nào để khách hàng biết đến lợi ích của dịch vụ ngân hàng điện tử và gia tăng số khách hàng tham gia dịch vụ này.
Nhận thức được tầm quan trọng to lớn của việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của ACB nói chung và ACB CN Đà Nẵng nói riêng. Và cũng để tìm hiểu thực trạng triển khai dịch vụ này tại ngân hàng. Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại ngân hàng em quyết định chọn đề tài: “ Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Đà Nẵng ” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến dịch vụ ngân hàng điện tử. Tìm hiểu tình hình kinh doanh chung và tình hình kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử tại CN Đà Nẵng qua 3 năm 2009 – 2011.
Dựa trên việc phân tích thực trạng, những kết quả đạt được cũng như những hạn chế và khó khăn gặp phải trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử tại ACB CN Đà Nẵng, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại CN trong thời gian tới.
3. Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình triển khai và cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ACB Chi nhánh Đà Nẵng.
Phạm vi nghiên cứu: Dịch vụ ngân hàng điện tử được triển khai và cung ứng tại ACB CN Đà Nẵng trong khoảng thời gian 2009 – 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Đọc, tổng hợp, phân tích thông tin từ giáo trình, Internet, sách báo nghiệp vụ, các tài liệu nghiệp vụ có tại cơ quan thực tập.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Sau khi được ngân hàng cung cấp số liệu, tiến hành xử lý số liệu bằng phần mềm Excel. Sau đó, sử dụng các phương pháp phân tích và so sánh để phân tích và nhận xét thực trạng.
5. Kết cấu của chuyên đề
Chuyên đề gồm 3 chương
Chương 1: Những lý luận chung về dịch vụ ngân hàng điện tử
Chương 2: Tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Đà Nẵng.
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Đà Nẵng.
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ
NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
Khái niệm về dịch vụ ngân hàng và dịch vụ ngân hàng điện tử:
Khái niệm và đặc điểm dịch vụ ngân hàng:
Khái niệm về dịch vụ:
Theo Zeithaml & Britner (2000), dịch vụ là những hành vi, quá trình, cách thức thực hiện công việc nào đó nhằm tạo ra giá trị sử dụng cho khách hàng làm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng.
Theo Kotel & Armstrong (2004), dịch vụ là những hoạt động mà doanh nghiệp có thể cống hiến cho khách hàng nhằm thiết lập, củng cố mối quan hệ và hợp tác lâu dài với khách hàng.
Khái niệm và đặc điểm dịch vụ ngân hàng:
Sản phẩm dịch vụ NH được hiểu là các sản phẩm tài chính mà NH cung cấp cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh, sinh lời, cất giữ tài sản,...Qua các hoạt động đó thì NH thu chênh lệch lãi suất, tỷ giá, hay thu phí từ sản phẩm dịch vụ này. Trong xu hướng phát triển hiện nay, NH được coi là một siêu thị dịch vụ tài chính với hàng trăm nghìn dịch vụ đa dạng khác nhau. Ở nước ta có một số quan điểm khác nhau về khái niệm dịch vụ ngân hàng.
Quan điểm thứ nhất, các hoạt động sinh lời của NHTM ngoài hoạt động cho vay thì được gọi là hoạt động dịch vụ. Với sự phân định này thì trong xu thế hội nhập và phát triển thị trường dịch vụ tài chính hiện nay cho phép ngân hàng thực thi chiến lược tập trung đa dạng hóa, phát triển và nâng cao hiệu quả của các hoạt động phi tín dụng.
Quan điểm thứ hai cho rằng tất cả các hoạt động nghiệp vụ của một ngân hàng thương mại đều được coi là hoạt động dịch vụ.
Tóm lại, cho dù quan niệm về dịch vụ ngân hàng thế nào đi nữa thì yêu cầu đặt ra cho các NHTM Việt Nam hiện nay là làm thế nào để phát triển, đa dạng và nâng cao chất lượng các nghiệp vụ kinh doanh của mình. Các NHTM cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác đầu tư công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại, đào tạo nhân lực, phát triển hoạt động Marketing, quảng bá thương hiệu,...cho sự phát triển và tiến dần tới những công nghệ ngân hàng hiện đại đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày càng tăng.
* Dịch vụ ngân hàng có những đặc điểm sau:
Tính vô hình: Dịch vụ, bao gồm dịch vụ ngân hàng, là tập hợp các hoạt động chứ không phải các yếu tố vật chất hiện hữu. Hầu hết các dịch vụ không đếm được, không đo lường được, không dự trữ và kiểm nghiệm được.
Tính không thể tách rời: Thể hiện ở việc khó phân chia dịch vụ ngân hàng thành hai giai đoạn rạch ròi là cung cấp và tiêu dùng. Dịch vụ nói chung và dịch vụ ngân hàng nói riêng thường được tạo ra và sử dụng đồng thời. Đặc biệt, khách hàng sẽ là chủ thể tham gia trực tiếp vào quá trình cung ứng dịch vụ. Bên cạnh đó, quá trình cung cấp các dịch vụ thường được các ngân hàng tiến hành theo những quy trình nhất định. Do vậy, ngân hàng không có sản phẩm dở dang, không có dự trữ hay lưu kho sản phẩm, dịch vụ.
Tính không ổn định và khó xác định: Sản phẩm, dịch vụ ngân hàng được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau như đội ngũ nhân viên, kỹ thuật công nghệ và khách hàng. Đồng thời sản phẩm dịch vụ ngân hàng còn được thực hiện ở không gian khác nhau nên đã tạo nên tính không đồng nhất về thời gian, cách thức thực hiện và điều kiện thực hiện. Các yếu tố này đan xen chi phối tới chất lượng sản phẩm dịch vụ, nhưng lại thường xuyên biến động, đặc biệt là đội ngũ nhân viên giao dịch trực tiếp là yếu tố quyết định và tạo ra sự không ổn định và khó xác định về chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Khái niệm dịch vụ ngân hàng điện tử:
Tác giả Nguyễn Minh Hiền, Giáo trình Marketing ngân hàng: ”Ngân hàng điện tử được hiểu là một mô hình ngân hàng cho phép khách hàng truy cập từ xa đến ngân hàng nhằm: thu thập thông tin; thực hiện các giao dịch thanh toán tài chính dựa trên các khoản lưu ký tại ngân hàng; sử dụng các sản phẩm dịch vụ mới. Ngân hàng điện tử là hệ thống kênh phân phối phát triển dựa trên cơ sở sử dụng công nghệ thông tin hiện đại vào việc tổ chức cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Các giao dịch được thực hiện thông qua các phương tiện giao dịch điện tử: Máy thanh toán tại điểm bán hàng (EFTPOS), máy rút tiền tự động (ATM), Ngân hàng qua điện thoại, ngân hàng qua mạng internet, ngân hàng qua mạng nội bộ.”
Một tác giả của Diễn đàn thương mại điện tử Việt Nam cho rằng: ”Ngân hàng điện tử (e – banking) bao gồm các sản phẩm điện tử hoàn hảo và quen thuộc với thị trường phát triển, như là ngân hàng qua điện thoại, thẻ tín dụng, ATM và đặt cọc trực tiếp. Nó cũng bao gồm thanh toán hóa đơn điện tử và các sản phẩm chiếm phần lớn trong giai đoạn phát triển, bao gồm thẻ lưu giữ giá trị (thẻ thông minh, tiền thông minh) và các sản phẩm lưu giữ giá trị trên Internet”.
Như vậy, theo các tác giả này thì dịch vụ NHĐT bao gồm: Call Center, Internet baking, Mobile Banking, Home Banking, Phone Banking và giao dịch qua thẻ ATM.
Trên thực tế, những giao dịch về thẻ cũng được các NHTM coi là dịch vụ ngân hàng điện tử. Tuy nhiên hiện nay, các ngân hàng tách riêng nghiệp vụ thẻ, một phần vì đây là loại hình ngân hàng điện tử đầu tiên phát triển tại Việt Nam nhằm mục đích huy động vốn.
Dịch vụ ngân hàng điện tử được giải thích như là khả năng của một khách hàng có thể truy nhập từ xa vào một ngân hàng nhằm: thu thập các thông tin, thực hiện các giao dịch thanh toán, tài chính dựa trên các khoản lưu ký tại ngân hàng đó; và đăng ký sử dụng các dịch vụ mới. (Trương Đức Bảo, 2003)
Dịch vụ ngân hàng điện tử là một phần mềm vi tính cho phép khách hàng tìm hiểu hay mua dịch vụ ngân hàng thông qua việc kết nối mạng máy vi tính của mình với ngân hàng
Theo TS. Nguyễn Minh Kiều thì dịch vụ ngân hàng điện tử bao gồm các dịch vụ: call centre, mobile banking, phone banking, home banking, internet banking. (Nghiệp vụ ngân hàng - Nguyễn Minh Kiều, 2006)
Trong chuyên đề này, các dịch vụ ngân hàng điện tử bao gồm các dịch vụ theo quan điểm của TS. Nguyễn Minh Kiều.
Các hình thái phát triển của ngân hàng điện tử:
Kể từ khi ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ ngân hàng qua mạng đầu tiên tại Mỹ- Ngân hàng WelFargo. Đến nay, đã có rất nhiều tìm tòi, thử nghiệm, thành công cũng như thất bại trên con đường xây dựng một hệ thống ngân hàng điện tử hoàn hảo, phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Tổng kết những mô hình đó, nhìn chung, hệ thống ngân hàng điện tử được phát triển qua các giai đoạn sau:
Brochure – ware (Website quảng cáo):
Đây là hình thái đơn giản nhất của ngân hàng điện tử. Hầu hết các ngân hàng khi mới bắt đầu xây dựng ngân hàng điện tử đều thực hiện theo hình thái này. Việc đầu tiên chính là xây dựng một website chứa những thông tin về ngân hàng, đưa sản phẩm lên trang web nhằm quảng cáo, giới thiệu, chỉ dẫn, liên lạc,...Thực chất đây chỉ là một kênh quảng cáo mới ngoài những kênh thông tin truyền thống như báo chí, truyền hình...Mọi giao dịch của ngân hàng vẫn thực hiện qua hệ thống phân phối truyền thống, tức là qua các chi nhánh ngân hàng.
E – commerce (Thương mại điện tử):
Trong hình thái thương mại điện tử, ngân hàng sử dụng internet như một kênh phân phối mới cho những dịch vụ truyền thống như xem thông tin tài khoản, nhận thông tin giao dịch chứng khoán...Internet ở đây chỉ đóng vai trò như một dịch vụ cộng thêm vào để tạo sự thuận lợi thêm cho khách hàng. Hầu hết các ngân hàng vừa và nhỏ đang ở hình thái này.
E – business (Quản lý điện tử):
Các xử lý cơ bản của ngân hàng cả ở phía khách (front-end) và phía người quản lý (back-end) đều được tích hợp với internet và các kênh phân phối khác. Giai đoạn này được phân biệt với sự gia tăng về sản phẩm và chức năng của ngân hàng với sự phân biệt sản phẩm theo nhu cầu và quan hệ của khách hàng đối với ngân hàng. Hơn thế nữa, sự phối hợp, chia sẻ dữ liệu giữa hội sở ngân hàng và các kênh phân phối như chi nhánh, mạng internet, mạng không dây...giúp cho việc xử lý yêu cầu và phục vụ khách hàng được nhanh chóng và chính xác hơn. Internet và khoa học công nghệ đã tăng sự liên kết, chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng, đối tác, khách hàng và cơ quan quản lý.
E – bank (Ngân hàng điện tử):
Chính là mô hình lý tưởng của một ngân hàng trực tuyến trong nền kinh tế điện tử, một sự thay đổi hoàn toàn trong mô hình kinh doanh và phong cách quản lý. Những ngân hàng sẽ tận dụng sức mạnh thực sự của mạng toàn cầu nhằm cung cấp toàn bộ các giải pháp tài chính cho khách hàng với chất lượng tốt nhất.Từ những bước ban đầu là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hiện hữu thông qua nhiều kênh riêng biệt, ngân hàng có thể sử dụng nhiều kênh liên lạc này nhằm cung cấp nhiều giải pháp khác nhau cho từng đối tượng khách hàng riêng biệt.
Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử:
Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin trong những năm gần đây đã ảnh hưởng khá rõ nét đến sự phát triển của công nghệ ngân hàng. Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới dịch vụ ngân hàng điện tử đã phát triển khá phổ biến, đa dạng về loại hình sản phẩm và dịch vụ. Nhìn chung các sản phẩm dịch vụ bao gồm các loại sau:
Call centre
Do quản lý dữ liệu tập trung nên khách hàng có tài khoản tại bất kỳ chi nhánh nào vẫn gọi về một số điện thoại cố định của trung tâm này để được cung cấp mọi thông tin chung và cá nhân. Khác với Phone Banking chỉ cung cấp các loại thông tin lập trình sẵn. Call center có thể linh hoạt cung cấp thông tin hoặc trả lời các thắc mắc của khách hàng. Nhược điểm của Call center là phải có người trực 24/24 giờ.
Phone banking
Đây là loại sản phẩm cung cấp thông tin ngân hàng qua điện thoại hoàn hoàn tự động. Do tự động nên các loại thông tin được ấn định từ trước, bao gồm thông tin về tỷ giá hối đoái, lãi suất, giá chứng khoán, thông tin cá nhân cho khách hàng như số dư tài khoản, liệt kê năm giao dịch cuối cùng trên tài khoản, các thông báo mới nhất… Hệ thống cũng tự động gửi fax khi khách hàng yêu cầu cho các loại thông tin nói trên. Hiện nay qua Phone Banking, thông tin được cập nhật khác với trước đây khách hàng chỉ có thông tin của cuối ngày hôm trước.
Phone banking được cung cấp qua một hệ thống máy chủ và phần mềm quản lý đặt tại ngân hàng, liên kết với khách hàng thông qua tổng đài dịch vụ. Thông qua các chức năng được định nghĩa trước, khách hàng sẽ được phục vụ một cách tự động hoặc thông qua nhân viên trực tổng đài. Khách hàng sẽ được cung cấp một mã khách hàng hoặc mở một tài khoản.
Có thể nói quy trình sử dụng dịch vụ Phone banking như sau:
Đăng ký sử dụng dịch vụ: Khách hàng phải cung cấp các thông tin cần thiết và ký vào hợp đồng đồng ý sử dụng dịch vụ này. Sau đó khách hàng sẽ được cung cấp 2 số định danh duy nhất là mã khách hàng và mã khóa truy cập hệ thống cộng thêm một mã tài khoản nhằm tạo sự thuận tiện trong giao dịch và đảm bảo tính bảo mật.
Xử lý một giao dịch: khi khách hàng quay số tới tổng đài, nhập mã khách hàng và mã khóa truy cập dịch vụ, theo lời nhắc trong điện thoại, khách hàng chọn phần chức năng tương ứng với dịch vụ mình cần giao dịch. Chứng từ giao dịch sẽ được gửi tới khách hàng khi giao dịch được xử lý xong.
Mobile banking
Là hình thức thanh toán trực tuyến qua mạng điện thoại di động, song hành với phương thức thanh toán qua mạng Internet ra đời khi mạng lưới Internet phát triển đủ mạnh vào khoảng thập niên 90 thế kỷ trước. Phương thức này được ra đời nhằm giải quyết nhu cầu thanh toán các giao dịch có giá trị nhỏ (Micro Payment) hoặc những dịch vụ tự động không có người phục vụ. Khi khách hàng đăng ký nhà cung ứng dịch vụ qua mạng cung cấp một mã số định danh (ID), mã số này dưới dạng mã vạch và dán lên điện thoại di động giúp cho việc cung cấp thông tin khách hàng khi thanh toán được nhanh chóng, chính xác và đơn giản hơn. Và thêm một mã số cá nhân (PIN) để khách hàng xác nhận giao dịch thanh toán khi nhà cung cấp yêu cầu. Sau khi hoàn tất các thủ tục thì khách hàng sẽ là thành viên chính thức và đủ điều kiện thanh toán thông qua điện thoại di động.
Home banking
Với ngân hàng tại nhà, khách hàng giao dịch với ngân hàng qua mạng nhưng là mạng nội bộ (Intranet) do ngân hàng xây dựng riêng. Các giao dịch được tiến hành tại nhà thông qua hệ thống máy tính nối với hệ thống máy tính của ngân hàng.Thông qua sản phẩm này, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch về chuyển tiền, liệt kê giao dịch, tỷ giá, lãi suất, báo nợ, báo có… Để sử dụng dịch vụ này, khách hàng chỉ cần có máy tính (tại nhà hoặc trụ sở) kết nối với hệ thống máy tính của ngân hàng thông qua modem-đường điện thoại quay số, đồng thời khách hàng phải đăng ký số điện thoại và chỉ có số điện thoại này mới được kết nối với hệ thống Home banking của ngân hàng. Về cơ bản Home banking được xây dựng trên một trong hai nền tảng: hệ thống các phần mềm ứng dụng (Software Base ) và nền tảng công nghệ (Web Base), thông qua hệ thống máy chủ, mạng internet và máy tính của khách hàng.
Quy trình sử dụng dịch vụ này gồm 3 bước cơ bản sau:
Thiết lập kết nối: Khách hàng kết nối máy tính của mình với hệ thống máy tính của ngân hàng qua mạng Internet, sau đó truy cập vào trang Web của ngân hàng. Sau khi kiểm tra và xác nhận khách hàng thông qua User ID hoặc Password, khách hàng sẽ được thiết lập một đường truyền bảo mật và đăng nhập vào mạng máy tính của ngân hàng.
Thực hiện yêu cầu dịch vụ: Trên website (hoặc giao diện người sử dụng) có sẵn hệ thống menu chọn lựa hướng dẫn cụ thể các bước để thực hiện quá trình giao dịch. Tất cả mọi việc khách hàng phải chọn dịch vụ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của dịch vụ đó.
Xác nhận giao dịch, kiểm tra thông tin và thoát khỏi mạng thông qua chữ ký điện tử, xác nhận điện tử và chứng từ điện tử.
Khi khách hàng hoàn tất giao dịch và thoát thì những thông tin chứng từ cần thiết sẽ được quản lý, và gửi tới khách hàng khi khách hàng yêu cầu.
Internet banking
Dịch vụ Internet Banking giúp khách hàng chuyển tiền trên mạng thông qua các tài khoản cũng như kiểm soát hoạt động của các tài khoản này. Để tham gia, khách hàng truy cập vào website của ngân hàng và thực hiện giao dịch tài chính, truy vấn thông tin cần thiết. Khách hàng cũng có thể truy cập vào các website khác để mua hàng và thực hiện thanh toán với ngân hàng. Tuy nhiên, muốn kết nối thì ngân hàng phải có hệ thống bảo mật đủ mạnh để đối phó với rủi ro trên phạm vi toàn cầu.
1.3.6. Giao dịch qua thẻ
+ Khái niệm: Thẻ ATM là một loại thẻ theo chuẩn ISO 7810, bao gồm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, dùng để thực hiện các giao dịch tự động như kiểm tra tài khoản, thanh toán hóa đơn mua bán thẻ điện thoại,…từ máy rút tiền tự động ATM. Loại thẻ này cũng được chấp nhận như một phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại các điểm thanh toán có chấp nhận thẻ.
+ Phân loại thẻ: Tại Việt Nam thẻ ATM thường được hiểu là thẻ ghi nợ, hay còn gọi là thẻ ghi nợ nội địa, là loại thẻ có chức năng rút tiền dựa trên cơ sở ghi nợ vào tài khoản. Chủ tài khoản phải có sẵn tiền trong tài khoản từ trước và chỉ được rút trong giới hạn tiền có trong tài khoản của mình. Một số ngân hàng cho phép rút đến 0, một số ngân hàng khác yêu cầu bắt buộc phải duy trì một số tiền tối thiểu trong tài khoản.
Tuy nhiên, trong thực tế thì thẻ ghi nợ vẫn có thể rút tiền ở mức âm, hay là rút thấu chi như một dịch vụ tín dụng mà các ngân hàng triển khai cho các chủ tài khoản dựa trên cở sở có tài sản thế chấp, có sự tin cậy nhất định, hoặc thực hiện phươg thức trả lương qua tài khoản.
Thẻ ATM trong thực tế còn là tên gọi khái quát, chung nhất cho các loại thẻ sử dụng được trên máy giao dịch tự động, bao gồm trong nó có cả các loại thẻ tín dụng (như visa, MasterCard…). Thẻ tín dụng dựa trên yếu tố hạn mức tín dụng, theo đó tùy loại thẻ và tùy khách hàng ngân hàng sẽ cung cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng nhất định. HMTD là số tiền tối đa chủ thẻ được chi tiêu trong một khoảng thời gian nào đó. Khách hàng có thể rút số tiền được ngân hàng cấp đó trong thời hạn nhất định và buộc phải thanh toán khi đáo hạn. Nếu quá hạn mức tín dụng chưa thanh toán kịp ngân hàng sẽ tính lãi cao.
1.4 Các yếu tố cần thiết để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam:
Theo TS. Nguyễn Minh Kiều và một số bài viết, bài bình luận được đăng trên Tạp chí Tin học ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng của các tác giả như Đăng Mạnh Phổ, ThS. Đỗ Văn Hữu…, các yếu tố được đề cập dưới đây là điều kiện cần để các NHTM Việt Nam phát triển dịch vụ NHĐT.
Công nghệ thông tin
Một khi khách hàng đã thoát ly dần thói quen dùng tiền mặt, được hướng dẫn về các dịch vụ thanh toán điện tử và hiểu rằng các dịch vụ điện tử tiên tiến hơn các dịch vụ truyền thống, họ có thể truy cập máy tính, mạng thanh toán điện tử và có được các kỹ năng CNTT cần thiết thì mong muốn sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử sẽ phụ thuộc vào sự thuận tiện và an toàn mà các dịch vụ thanh toán điện tử có thể bảo đảm.
Những vấn đề b