Luận văn Phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây với nhiều chủ trương, đường lối, chính sách Việt Nam đã tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho hoạt động dịch vụ phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của người sử dụng. Trong bối cảnh đó, ngân hàng Nhà nướcViệt Nam và các tổ chức tín dụng không ngừng nỗ lực hướng tới đổi mới cơ chế, chính sách và tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ ngân hàng. Dịch vụ ngân hàng đã có những chuyển biến tích cực về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, hội nhập kinh tế toàn cầu. Đó cũng là lý do cho việc ra đời của chỉ thị số 49/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển dịch vụ trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 05 năm giai đoạn 2006 - 2010. Theo đó, vị trí và vai trò của khu vực dịch vụ được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn để phát triển kinh tế đất nước, dịch vụ cũng được xem là lĩnh vực có tiềm năng phát triển, tạo ra sức cạnh tranh cao để góp phần tăng tỷ trọng dịch vụ trong GDP lên 45%. Theo mục tiêu đặt ra, đến năm 2010 Việt Nam phấn đấu phát triển được hệ thống tiền tệ - ngân hàng ổn định, an toàn, hiệu quả bền vững và hội nhập quốc tế. Trong đó, các tổ chức tín dụng Việt Nam được hiện đại hoá, hoạt động đa năng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng đa dạng với chất lượng cao, đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực và có khả năng cạnh tranh quốc tế. Phát triển dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền thống, cải tiến thủ tục giao dịch, trong đó đặc biệt coi trọng dịch vụ huy động vốn và cấp tín dụng, đồng thời tiếp cận nhanh hoạt động ngân hàng hiện đại và dịch vụ tài chính, ngân hàng mới có hàm lượng công nghệ cao để đáp ứng tốt nhu cầu của nền kinh tế và tối đa hoá giá trị gia tăng cho các tổ chức tín dụng, khách hàng và xã hội. Trên cơ sở định hướng phát triển dịch vụ nói chung của Việt Nam, định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng nói riêng của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Là một trong những ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, ngân hàng Công thương Việt Nam đã và đang cung ứng hầu hết các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống tới tất cả các khách hàng trong phạm vi cả nước, cũng như các ngân hàng đối tác trong và ngoài nước khác nhau. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi ngân hàng Công thương Việt Nam tiếp tục hoàn thiện và nâng cao các sản phẩm dịch vụ truyền thống, đồng thời ứng dụng phát triển các sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu xã hội. Các ngân hàng Việt Nam hiện nay chủ yếu kinh doanh tín dụng, nguồn thu lợi nhuận chính cũng từ việc huy động vốn và cho vay. Những biến động của thị trường tiền tệ vừa qua cho thấy, việc chỉ đứng trên “một chân” tín dụng sẽ có rất nhiều rủi ro; từ trong khó khăn này, việc các ngân hàng cần chú ý tập trung mạnh hơn cho phát triển dịch vụ là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý NHTM, để có thể đứng vững trên cả "hai chân". Điều này, cũng rất phù hợp với xu thế phát triển của thị trường vốn Việt Nam. Bởi vậy, đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam” là nghiên cứu mang tính cấp thiết. 2. Tình hình nghiên cứu Đề tài “phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng Công thương Việt Nam” đã có một số tác giả nghiên cứu trước đây. Các nghiên cứu này tập trung vào giải pháp phát triển các dịch vụ truyền thống như huy động vốn, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, Tuy nhiên, qua cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua làm cho tình hình tài chính thế giới nói chung và dịch vụ ngân hàng nói riêng biến động không ngừng, vì vậy cần phải có những giải pháp phát triển dịch vụ cho phù hợp với tình hình thực tế. Hơn nữa, ngân hàng Công thương Việt Nam hiện đã chuyển sang mô hình công ty cổ phần nên những nghiên cứu này đã không còn phù hợp với tình hình thực tế của ngân hàng. Đề tài tôi nghiên cứu sẽ đưa ra các giải pháp, tập trung vào các vấn đề: phát triển hơn nữa các dịch vụ hiện có; áp dụng các dịch vụ mới phù hợp với ngân hàng; dịch vụ nào nên tập trung phát triển, dịch vụ nào chưa cần tập trung. Các giải pháp đưa ra dựa trên việc nghiên cứu nhu cầu của người dân, doanh nghiệp Việt Nam, đảm bảo các giải pháp đưa ra là phù hợp với tình hình thực tiễn tại Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Tìm các giải pháp để phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng Công thương Việt Nam. Để thực hiện được điều này cần phải: làm sáng tỏ lý luận về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng; phản ánh thực trạng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Công thương Việt Nam, đánh giá kết quả đạt được cũng như hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: dịch vụ ngân hàng ở ngân hàng Công thương Việt Nam; - Phạm vi nghiên cứu: hoạt động ngân hàng của ngân hàng Công thương Việt Nam trong giai đoạn 2002 - 2008, đồng thời so sánh với định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2015 và các năm tiếp theo của hệ thống các NHTM tại Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp chung (lý luận): phương pháp biện chứng lôgic, phương pháp phân tích thống kê, phân tích hoạt động kinh tế,. - Phương pháp cụ thể: điều tra bảng hỏi, phương pháp nghiên cứu tài liệu,. - Phân tích các nguồn tài liệu như là các tạp chí và báo cáo trong ngành ngân hàng, các tài liệu lưu trữ của Tổng cục thống kê. Phân tích số liệu sẵn có về thực trạng phát triển dịch vụ tại ngân hàng Công thương Việt nam trong những năm gần đây. Và các số liệu về nhu cầu được sử dụng ngân hàng của các cá nhân và tổ chức kinh doanh, thông qua đó đánh giá các nhân tố thúc đẩy phát triển, các nhân tố kìm hãm sự pháp triển dịch vụ, từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng Công thương Việt Nam. 6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về ngân hàng thương mại và dịch vụ ngân hàng thương mại; - Đánh giá được thực trạng các dịch vụ ngân hàng của ngân hàng Công thương Việt Nam; - Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng Công thương Việt Nam. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu nội dung đề tài bao gồm ba chương: Chương 1: Dịch vụ của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng các dịch vụ ngân hàng của NHTMCP Công Thương Việt Nam Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại NHTM CôngThương Việt Nam

doc112 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2005 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------------------------- NGUYỄN THỊ THU HIỀN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 05 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THƯ Hà Nội - Năm 2009 LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Nguyễn Thị Thu Hiền Sinh ngày: 30/12/1983 Là học viên cao học của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Đến nay tôi đã hoàn thành các môn học và luận văn thạc sĩ với đề tài: “Phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam”. Thuộc ngành: Quản trị kinh doanh. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh. Mã số 60 34 05. Tôi xin cam đoan danh dự, công trình khoa học với đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam” là của tôi. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Ban giám hiệu nhà trường. Xin chân thành cảm ơn! Người cam đoan Nguyễn Thị Thu Hiền MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 2 MỤC LỤC 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN 6 DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU 7 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 7 MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn 3 7. Bố cục của luận văn 4 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CỦA NHTM 5 1.1. Ngân hàng thương mại và vai trò của ngân hàng thương mại 5 1.1.1 Ngân hàng thương mại 5 1.1.2 Vai trò ngân hàng thương mại trong nền kinh tế 5 1.2. Dịch vụ ngân hàng của NHTM 6 1.2.1 Dịch vụ và các đặc trưng cơ bản của dịch vụ 6 1.2.2 Dịch vụ ngân hàng 8 1.2.3 Đặc trưng dịch vụ ngân hàng của NHTM 14 1.3. Phát triển dịch vụ ngân hàng thương mại 16 1.3.1 Khái niệm phát triển dịch vụ ngân hàng 16 1.3.2 Các tiêu thức phản ánh mức độ phát triển dịch vụ NHTM 17 1.3.3 Nhân tố ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ NHTM 19 Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC DỊCH VỤ CỦA NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 26 2.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) 26 2.2. Thực trạng dịch vụ của NHTMCPCT 35 2.2.1 Dịch vụ huy động vốn 35 2.2.2 Dịch vụ tín dụng 39 2.2.3 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ 43 2.2.4 Dịch vụ thanh toán 45 2.2.5 Dịch vụ kiều hối và séc du lịch 48 2.2.6 Dịch vụ thẻ 50 2.2.7 Dịch vụ quản lý vốn 54 2.2.8 Dịch vụ ngân hàng bảo hiểm 55 2.2.9 Dịch vụ Internet Banking 55 2.2.10 Dịch vụ Home Banking và dịch vụ SMS Banking 57 2.2.11 Dịch vụ cho thuê két sắt và bảo quản giấy tờ có giá 58 2.3. Những thuận lợi, khó khăn, những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong phát triển dịch vụ của NHTMCPCT 59 2.3.1 Những thuận lợi của NHTMCPCT trong việc phát triển dịch vụ 59 2.3.2 Những khó khăn của NHTMCPCT trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ…………….. 62 2.3.3 Những kết quả đạt được 65 2.3.4 Những hạn chế còn tồn tại 67 2.3.5 Nguyên nhân của sự hạn chế 69 Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 71 3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của NHTMCPCT 71 3.1.1 Định hướng phát triển chung của NHTMCPCT 71 3.1.2 Định hướng, chiến lược phát triển dịch vụ của NHTMCPCT 73 3.2. Giải pháp phát triển dịch vụ của NHTMCPCT 77 3.2.1 Giải pháp chung phát triển dịch vụ của NHTMCPCT 77 3.2.2 Các giải pháp cụ thể phát triển dịch vụ của NHTMCPCT 80 3.3. Kiến nghị 96 3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 96 3.1.2 Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước 97 3.3.3 Kiến nghị với các ban ngành liên quan 100 KẾT LUẬN 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN APEC  Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương   ASEAN  Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á   ATM  Máy rút tiền tự động   AFTA  Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á   CIC  Trung tâm thông tin tín dụng   CP  Chính phủ   CNH-HĐH  Công nghiệp hoá - hiện đại hoá   DN DNNVV  Doanh nghiệp Doanh nghiệp nhỏ và vừa   GDV  Giao dịch viên   KH  Khách hàng   NHTM  Ngân hàng thương mại   NHTMCPCT  Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam   NHNN  Ngân hàng Nhà nước   WTO  Tổ chức thương mại thế giới   DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU  Trang   1. Bảng 2.1: Phân loại lao động tại thời điểm 31/12/2008  31   2. Bảng 2.2: Mạng lưới hoạt động của NHTMCPCT giai đoạn 2003 - 2008  31   3. Bảng 2.3: Thu nhập và chi phí của NHTMCPCT trong giai đoạn 2003 - 2008  35   4. Bảng 2.4.: Nguồn vốn huy động của NHTMCPCT  37   5. Bảng 2.5: Cơ cấu tiền giử có kỳ hạn và không kỳ hạn  37   6. Bảng 2.6: Cơ cấu cho vay tại NHTMCPCT  40   DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ  Trang   1. Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHTMCPCT  32   2. Biểu đồ 2.2: Mô hình tổ chức của Trụ sở chính  33   3. Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHTMCPCT  36   4. Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay của NHTMCPCT  40   5. Biểu số 2.5: Doanh số mua bán ngoại tệ với khách hàng của toàn hệ thống  44   6. Biểu số 2.6: Hệ số mua bán ngoại tệ với các tổ chức tín dụng khác  44   7. Biểu số 2.7: Tình hình thanh toán xuất nhập khẩu từ 2003 - 2008  46   8. Biểu số 2.8: Mức tăng trưởng GDP của Việt nam trong những năm qua  59   9. Biểu số 2.9: So sánh quá trình phát triển các sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại của các ngân hàng hàng đầu thế giới so với NHTMCPCT  68   MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây với nhiều chủ trương, đường lối, chính sách Việt Nam đã tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho hoạt động dịch vụ phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của người sử dụng. Trong bối cảnh đó, ngân hàng Nhà nướcViệt Nam và các tổ chức tín dụng không ngừng nỗ lực hướng tới đổi mới cơ chế, chính sách và tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ ngân hàng. Dịch vụ ngân hàng đã có những chuyển biến tích cực về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, hội nhập kinh tế toàn cầu. Đó cũng là lý do cho việc ra đời của chỉ thị số 49/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển dịch vụ trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 05 năm giai đoạn 2006 - 2010. Theo đó, vị trí và vai trò của khu vực dịch vụ được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn để phát triển kinh tế đất nước, dịch vụ cũng được xem là lĩnh vực có tiềm năng phát triển, tạo ra sức cạnh tranh cao để góp phần tăng tỷ trọng dịch vụ trong GDP lên 45%. Theo mục tiêu đặt ra, đến năm 2010 Việt Nam phấn đấu phát triển được hệ thống tiền tệ - ngân hàng ổn định, an toàn, hiệu quả bền vững và hội nhập quốc tế. Trong đó, các tổ chức tín dụng Việt Nam được hiện đại hoá, hoạt động đa năng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng đa dạng với chất lượng cao, đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực và có khả năng cạnh tranh quốc tế. Phát triển dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền thống, cải tiến thủ tục giao dịch, trong đó đặc biệt coi trọng dịch vụ huy động vốn và cấp tín dụng, đồng thời tiếp cận nhanh hoạt động ngân hàng hiện đại và dịch vụ tài chính, ngân hàng mới có hàm lượng công nghệ cao để đáp ứng tốt nhu cầu của nền kinh tế và tối đa hoá giá trị gia tăng cho các tổ chức tín dụng, khách hàng và xã hội. Trên cơ sở định hướng phát triển dịch vụ nói chung của Việt Nam, định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng nói riêng của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Là một trong những ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, ngân hàng Công thương Việt Nam đã và đang cung ứng hầu hết các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống tới tất cả các khách hàng trong phạm vi cả nước, cũng như các ngân hàng đối tác trong và ngoài nước khác nhau. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi ngân hàng Công thương Việt Nam tiếp tục hoàn thiện và nâng cao các sản phẩm dịch vụ truyền thống, đồng thời ứng dụng phát triển các sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu xã hội. Các ngân hàng Việt Nam hiện nay chủ yếu kinh doanh tín dụng, nguồn thu lợi nhuận chính cũng từ việc huy động vốn và cho vay. Những biến động của thị trường tiền tệ vừa qua cho thấy, việc chỉ đứng trên “một chân” tín dụng sẽ có rất nhiều rủi ro; từ trong khó khăn này, việc các ngân hàng cần chú ý tập trung mạnh hơn cho phát triển dịch vụ là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý NHTM, để có thể đứng vững trên cả "hai chân". Điều này, cũng rất phù hợp với xu thế phát triển của thị trường vốn Việt Nam. Bởi vậy, đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam” là nghiên cứu mang tính cấp thiết. 2. Tình hình nghiên cứu Đề tài “phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng Công thương Việt Nam” đã có một số tác giả nghiên cứu trước đây. Các nghiên cứu này tập trung vào giải pháp phát triển các dịch vụ truyền thống như huy động vốn, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ,… Tuy nhiên, qua cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua làm cho tình hình tài chính thế giới nói chung và dịch vụ ngân hàng nói riêng biến động không ngừng, vì vậy cần phải có những giải pháp phát triển dịch vụ cho phù hợp với tình hình thực tế. Hơn nữa, ngân hàng Công thương Việt Nam hiện đã chuyển sang mô hình công ty cổ phần nên những nghiên cứu này đã không còn phù hợp với tình hình thực tế của ngân hàng. Đề tài tôi nghiên cứu sẽ đưa ra các giải pháp, tập trung vào các vấn đề: phát triển hơn nữa các dịch vụ hiện có; áp dụng các dịch vụ mới phù hợp với ngân hàng; dịch vụ nào nên tập trung phát triển, dịch vụ nào chưa cần tập trung. Các giải pháp đưa ra dựa trên việc nghiên cứu nhu cầu của người dân, doanh nghiệp Việt Nam, đảm bảo các giải pháp đưa ra là phù hợp với tình hình thực tiễn tại Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Tìm các giải pháp để phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng Công thương Việt Nam. Để thực hiện được điều này cần phải: làm sáng tỏ lý luận về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng; phản ánh thực trạng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Công thương Việt Nam, đánh giá kết quả đạt được cũng như hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: dịch vụ ngân hàng ở ngân hàng Công thương Việt Nam; Phạm vi nghiên cứu: hoạt động ngân hàng của ngân hàng Công thương Việt Nam trong giai đoạn 2002 - 2008, đồng thời so sánh với định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2015 và các năm tiếp theo của hệ thống các NHTM tại Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chung (lý luận): phương pháp biện chứng lôgic, phương pháp phân tích thống kê, phân tích hoạt động kinh tế,... Phương pháp cụ thể: điều tra bảng hỏi, phương pháp nghiên cứu tài liệu,... Phân tích các nguồn tài liệu như là các tạp chí và báo cáo trong ngành ngân hàng, các tài liệu lưu trữ của Tổng cục thống kê. Phân tích số liệu sẵn có về thực trạng phát triển dịch vụ tại ngân hàng Công thương Việt nam trong những năm gần đây. Và các số liệu về nhu cầu được sử dụng ngân hàng của các cá nhân và tổ chức kinh doanh, thông qua đó đánh giá các nhân tố thúc đẩy phát triển, các nhân tố kìm hãm sự pháp triển dịch vụ, từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng Công thương Việt Nam. 6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về ngân hàng thương mại và dịch vụ ngân hàng thương mại; Đánh giá được thực trạng các dịch vụ ngân hàng của ngân hàng Công thương Việt Nam; Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng Công thương Việt Nam. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu nội dung đề tài bao gồm ba chương: Chương 1: Dịch vụ của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng các dịch vụ ngân hàng của NHTMCP Công Thương Việt Nam Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại NHTM CôngThương Việt Nam Vì thời gian nghiên cứu, kiến thức có hạn, phạm vi dịch vụ ngân hàng rộng lớn nên tác giả sẽ tập trung nghiên cứu hoàn thiện và phát triển một số dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng công thương Việt nam. Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo, các bạn đọc gần xa, đặc biệt là TS. Nguyễn Thị Thư đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CỦA NHTM 1.1. Ngân hàng thương mại và vai trò của ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại NHTM trước hết là một doanh nghiệp thực hiện kinh doanh dịch vụ tiền tệ, không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất như các loại hình doanh nghiệp khác, nhưng lại tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối sản phẩm xã hội bằng cách cung ứng vốn tín dụng, vốn đầu tư cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mở rộng kinh doanh, góp phần tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Ở góc độ rộng hơn, Peter .S.Rose định nghĩa ngân hàng nói chung như sau: “ngân hàng là một tổ chức tài chính cung cấp các danh mục dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán, đồng thời thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. Vai trò ngân hàng thương mại trong nền kinh tế Ngân hàng ra đời và phát triển một cách tự phát qua một quá trình lâu dài gắn với sự phát triển của nền kinh tế. Kinh tế càng phát triển sẽ càng làm cho ngân hàng và các hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển. Lý thuyết tiền tệ đã chỉ ra rằng: tiền tệ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế được coi như là máu huyết đối với cơ thể, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong khi nhiều người tin rằng các ngân hàng chỉ đóng một vai trò rất nhỏ trong nền kinh tế - nhận tiền gửi và cho vay - thì trên thực tế ngân hàng đã phải thực hiện nhiều vai trò mới để có thể duy trì khả năng cạnh tranh và đáp ứng các nhu cầu của xã hội. Các ngân hàng ngày nay có những vai trò cơ bản sau: Vai trò trung gian: chuyển các khoản tiết kiệm, chủ yếu từ các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế thành các khoản vay (cấp tín dụng) để đáp ứng nhu cầu về vốn cho các tổ chức kinh doanh và các thành phần kinh tế khác. Vai trò thanh toán: thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán cho việc mua hàng hoá và dịch vụ bằng cách phát hành và bù trừ séc, cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ, phân phối tiền giấy và tiền đúc. Vai trò người bảo lãnh: cam kết trả nợ thay cho khách hàng khi khách hàng mất khả năng thanh toán. Vai trò đại lý: thay mặt khách hàng quản lý và bảo vệ tài sản, phát hành hoặc chuộc lại chứng khoán. Vai trò chính sách: thực hiện các chính sách kinh tế của Chính phủ, góp phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội. Từ 5 vai trò cơ bản trên của NHTM, có thể nhận thấy rằng ngân hàng hoạt động như một “trạm bơm”, vừa bơm tiền để nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, vừa thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ nền kinh tế, giúp cho lưu thông tiền tệ được điều hoà một cách hợp lý và hiệu quả nhất. “Trung gian tài chính” là một tổ chức hoặc cá nhân đứng giữa hai hay nhiều bên tham gia vào một bối cảnh tài chính. Tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, trung gian tài chính thường là một tổ chức trung gian cho kênh luân chuyển vốn giữa người đi vay và người cho vay. NHTM cũng là một trung gian tài chính, thực hiện nhiệm vụ làm trung gian giữa người đi vay (khách hàng vay vốn) và người cho vay (khách hàng gửi tiền), cung cấp những dịch vụ tài chính phù hợp để huy động vốn và cho vay. Hoạt động trung gian của NHTM sẽ diễn ra: (i) nếu có một mức chênh lệch dương giữa thu nhập dự tính từ việc cho vay đối với nhóm “thâm hụt” và chi phí dự tính mà ngân hàng phải bỏ ra để huy động từ nhóm “thặng dư” và (ii) nếu có một tương quan dương giữa lãi suất cho vay và chi phí huy động. Nếu quan hệ giữa lãi suất cho vay và chi phí huy động là tương quan dương sẽ làm giảm tính bất trắc của lợi nhuận dự tính, khuyến khích các NHTM tiếp tục huy động vốn để cho vay. NHTM cũng thoả mãn nhu cầu thanh khoản của khách hàng. Các công cụ tài chính được coi là thanh khoản nếu chúng có thể được bán nhanh chóng với rủi ro thấp nhất. 1.2. Dịch vụ ngân hàng của NHTM Để hiểu rõ dịch vụ ngân hàng là gì, cần nắm rõ nguồn gốc của dịch vụ, các đặc trưng cơ bản của dịch vụ là gì? Dịch vụ và các đặc trưng cơ bản của dịch vụ 1.2.1.1 Dịch vụ Sự phát triển mạnh mẽ và phân công lao động trong xã hội ngày càng sâu và rõ nét, các ngành sản xuất vật chất và phục vụ đời sống con người ngày càng phát triển nhằm đáp ứng và thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng lên của con người. Ngành dịch vụ ra đời cùng với sự xuất hiện của kinh tế hàng hoá, tuy nhiên trong giai đoạn đầu thì dịch vụ được quan niệm chỉ là ngành thương nghiệp với nhiệm vụ chủ yếu ở khâu lưu thông, phân phối và người ta quan niệm dịch vụ như là một sự mua bán hàng hoá,... Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, vai trò của ngành dịch vụ ngày càng quan trọng, quan niệm về dịch vụ cũng ngày càng thay đổi theo. Theo đó, lĩnh vực dịch vụ không chỉ đơn thuần làm chức năng lưu thông, phân phối mà còn được phát triển rất đa dạng với nhiều ngành khác nhau: bưu chính viễn thông, y tế, giáo dịch, vận tải, du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tư vấn,... Vậy, dịch vụ là gì? quan niệm chung nhất về dịch vụ là như thế nào? Dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hoá không tồn tại dưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu nhằm thoả mãn kịp thời, thuận lợi và hiệu quả các nhu cầu của sản xuất và đời sống của con người. 1.2.1.2 Đặc trưng cơ bản của dịch vụ Cũng giống như lĩnh vực sản xuất vật chất khác, hoạt động dịch vụ cũng sử dụng lao động sống và lao động vật hoá dưới cả hình thức gián tiếp và trực tiếp để tạo ra sản phẩm cho xã hội. Tuy nhiên, dịch vụ có những đặc trưng riêng có, cụ thể: Chất lượng dịch vụ không ổn định: chất lượng dịch vụ thường dao động trong một khoảng rất rộng do phụ thuộc vào nguồn cung ứng, thời gian và địa điểm cung ứng dịch vụ. Khác với các ngành sản xuất vật chất, chất lượng sản phẩm được quy định theo một tiêu chuẩn nhất định, nhưng đối với ngành dịch vụ rất khó có thể xác định tiêu chuẩn cố định cho một loại dịch vụ, và thông thường người ta cũng chỉ có thể tiêu chuẩn hoá dịch vụ ở một góc độ nhất định nào đó, vì dịch vụ phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh tiếp xúc, sự tác động qua lại giữa bên cung ứng và người tiêu dùng dịch vụ. Sản phẩm của ngành dịch vụ có độ co giãn cung cầu không ổn định. Dịch vụ có thể được sử dụng nhiều lần do các yếu tố cấu thành dịch vụ thường không mất đi sau khi cung ứng: thông thường hoạt động dịch vụ sau khi đã được thực hiện thì các yếu tố cấu thành dịch vụ không mất đi sau khi cung ứng. Bởi vì nhiều hoạt động dịch vụ mang tính kỹ năng, được lặp đi lặp lại nhiều lần và thậm chí sau nhiều lần phục vụ, những kỹ năng này còn hướng tới sự hoàn thiện hơn. Dịch vụ mang tính vô hình: tính vô hình của dịch vụ thể hiện ở chỗ dịch vụ “là những thứ mà khi đem bán không thể rơi vào chân bạn” . Quá trình sản xuất hàng hóa tạo ra những sản phẩm hữu hình có tính chất cơ, lý, hoá học,... nhất định, có tiêu chuẩn về kỹ thuật cụ thể và do đó có thể sản xuất theo tiêu chuẩn hóa. Khác với hàng hóa, sản phẩm dịch vụ không tồn tại dưới dạng vật chất bằng những vật phẩm cụ thể, không nhìn thấy được và do đó không thể xác định chất lượng dịch vụ trực tiếp bằng những chỉ tiêu kỹ thuật được lượng hóa. Quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời: trong nền kinh tế hàng hoá, sản xuất hàng hoá tách khỏi lưu thông và tiêu dùng. Do đó hàng hoá có thể lưu kho để dự trữ, có thể vận chuyển đi nơi khác theo yêu cầu của thị trường. Khác với hàng hoá, quá trình cung ứng dịch vụ gắn liền với tiêu dùng dịch vụ. Ví dụ: dịch vụ tư vấn
Luận văn liên quan