Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới
với những cơ hội và thách thức mới. Trước xu thế hội nhập đó, sự cạnh tranh
luôn di ễn ra gay gắt, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải không ngừng nổ
lực tự khẳng định vị trí của mình trên th ị trường trong nước cũng như quốc tế,
điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có bước đi đúng đắn, phù hợp và thực sự
theo sát được quá trình phát tri ển.
Viễn thông là một trong số ít những ngành vẫn giữ được đà tăng trưởng
khi nền kinh tế suy thoái. Trong khi điện thoại cố định đang phát triển cầm
chừng, thậm chí phát triển âm tại một số khu vực thì các dịch vụ di động và dữ
liệu ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trong bối cảnh như vậy, việc đầu tư phát
triển mạng 3G đã đem lại những thành công cho nhiều nhà mạng trên thế giới.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty dịch vụ viễn thông VinaPhone
KV III, tôi đã tìm hiểu kỹ hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, cũng như các dịch vụ 3G mà nhà mạng này đang cung cấp. Tôi nhận
thấy thị trường viễn thông thế hệ thứ ba tại Việt Nam mặc dù đã được quan tâm
rất nhiều, song gói sản phẩm dịch vụ mà công ty đưa ra vẫn còn nhiều mặt hạn
chế, chưa tối ưu được sự thõa mãn nhu cầu của khách hàng, đồng thời vẫn còn
nhiều dịch vụ chưa được cung cấp mặc dù vẫn có nhu cầu rất lớn từ phía khách
hàng.
Từ những yếu tố trên và được sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn, tôi
đã chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ viễn thông thế hệ thứ ba (3G) của Công
ty dịch vụ viễn thông VinaPhone” để làm Luận văn tốt nghiệp.
81 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2446 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển dịch vụ viễn thông thế hệ thứ ba (3G) của Công ty dịch vụ viễn thông VinaPhone, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN
Phát triển dịch vụ viễn thông thế hệ thứ ba (3G) của
Công ty dịch vụ viễn thông VinaPhone
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Thị Hồng Nhung
SVTH: Kiều Viết Trình
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giảng dạy, truyền đạt
kiến thức cho tôi trên giảng đường, sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình của Cô
Th.S Mai Thị Hồng Nhung. Nếu không có sự giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình của
Cô, thì tôi khó có thể thực hiện Luận văn Tốt nghiệp này một cách tốt nhất.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến Công ty dịch vụ viễn thông
VinaPhone KVIII đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tốt, cũng như những
lời đóng góp cụ thể và xác đáng cho Luận văn. Cuối cùng, xin dành lời cảm
ơn đến gia đình, bạn bè… những người đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Kiều Viết Trình
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Thị Hồng Nhung
SVTH: Kiều Viết Trình
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA
TW Trung ương
LĐ Lao động
CNTT – TT Công nghệ thông tin – truyền thông
BCVT Bưu chính viễn thông
TTTT Thông tin truyền thông
ATVLĐ An toàn vệ sinh lao động
BĐTT Bưu điện tỉnh thành
TCHC Tổ chức hành chính
KTTK – TC Kế toán thống kê - tài chính
CSKH Chăm sóc khách hàng
KHBH – M Kế hoạch bán hàng – Marketing
KTKT Kỹ thuật khai thác
THTC Tin học tính cước
TTCP Thanh toán cước phí
GSM Global System for Mobile Communications
QLĐT – XD Quản lý đào tạo – xâu dựng
TSNH Tài sản ngắn hạn
ĐTDH Đầu tư dài hạn
DT Doanh thu
CP Chi phí
LN Lợi nhuận
VCSH Vốn chủ sở hữu
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Thị Hồng Nhung
SVTH: Kiều Viết Trình
DANH MỤC BẢNG BIỂU - HÌNH VẼ
1. Bảng 1: Tình hình nguồn nhân lực của công ty 2009-2011 .......................... 25
2. Bảng 2: Bảng cân đối kế toán của công ty giai đoạn 2009 -2011 ................. 26
3. Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn năm 2009-
2011 ................................................................................................................ 28
4. Bảng 4:Các thông số tài chính chủ yếu ........................................................ 30
5. Hình 1.1: Cấu tạo của một sản phẩm ........................................................... 02
6. Hình 1.2: Chu kỳ sống của một sản phẩm .................................................... 03
7. Hình 1.3: Mô hình 7P trong Marketing dịch vụ ........................................... 12
8. Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty VinaPhone KV III ................... 21
9. Hình 2.2: Biểu đồ dân số Việt Nam 1950-2100 ........................................... 31
10. Hình 2.3: Biểu đồ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2006- 2011..................... 32
11. Hình 2.4: Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của M.E Porter ............................. 36
12. Hình 2.5: Thị phần nhà mạng viễn thông (12/2010) .................................. 37
13. Hình 2.6: Biểu đồ lượng thuê bao di động Việt Nam 2006- 2010 ............. 42
14. Hình 3.1: Mô hình phần mềm V-Mobile.................................................... 59
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Thị Hồng Nhung
SVTH: Kiều Viết Trình
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới
với những cơ hội và thách thức mới. Trước xu thế hội nhập đó, sự cạnh tranh
luôn diễn ra gay gắt, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải không ngừng nổ
lực tự khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong nước cũng như quốc tế,
điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có bước đi đúng đắn, phù hợp và thực sự
theo sát được quá trình phát triển.
Viễn thông là một trong số ít những ngành vẫn giữ được đà tăng trưởng
khi nền kinh tế suy thoái. Trong khi điện thoại cố định đang phát triển cầm
chừng, thậm chí phát triển âm tại một số khu vực thì các dịch vụ di động và dữ
liệu ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trong bối cảnh như vậy, việc đầu tư phát
triển mạng 3G đã đem lại những thành công cho nhiều nhà mạng trên thế giới.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty dịch vụ viễn thông VinaPhone
KV III, tôi đã tìm hiểu kỹ hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, cũng như các dịch vụ 3G mà nhà mạng này đang cung cấp. Tôi nhận
thấy thị trường viễn thông thế hệ thứ ba tại Việt Nam mặc dù đã được quan tâm
rất nhiều, song gói sản phẩm dịch vụ mà công ty đưa ra vẫn còn nhiều mặt hạn
chế, chưa tối ưu được sự thõa mãn nhu cầu của khách hàng, đồng thời vẫn còn
nhiều dịch vụ chưa được cung cấp mặc dù vẫn có nhu cầu rất lớn từ phía khách
hàng.
Từ những yếu tố trên và được sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn, tôi
đã chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ viễn thông thế hệ thứ ba (3G) của Công
ty dịch vụ viễn thông VinaPhone” để làm Luận văn tốt nghiệp.
Mục tiêu của đề tài: Đưa ra và trình bày những ý tưởng về sản phẩm
dịch vụ mới trên nền tảng mạng viễn thông thế hệ thứ ba (3G), nhằm đáp ứng
tối đa nhu cầu của khách hàng VinaPhone.
Phương pháp nghiên cứu: Thu thập và phân tích các dữ liệu sơ cấp, thứ
cấp từ đó đề xuất những ý tưởng .
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Thị Hồng Nhung
SVTH: Kiều Viết Trình
Đối tượng nghiên cứu: Sản phẩm dịch vụ di động thế hệ thứ ba của
Công ty dịch vụ viễn thông VinaPhone.
Những hạn chế của đề tài:
- Thời gian thực tập và kiến thức có hạn nên đề tài chưa mang tính thực
tiễn cao.
- Có những hạn chế về tính chính xác khi thu thập dữ liệu sơ cấp, còn
thiếu kinh nghiệm trong việc đưa ra các giải pháp.
- Hạn chế về kiến thức kỹ thuật viễn thông, tài chính nên đề tài chỉ
dừng ở việc đưa ra các ý tưởng để phát triển sản phẩm mới, chứ chưa đi sâu
vào phân tích yếu tố kỹ thuật cũng như tính toán các chi phí để nghiên cứu và
phát tiển một sản phẩm hoàn thiện.
Nội dung đề tài gồm ba phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận về sản phẩm dịch vụ và Marketing dịch vụ.
Chương 2: Thực trạng phát tiển sản phẩm dịch vụ 3G tại Công ty dịch
vụ viễn thông VinaPhone.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển gói dịch vụ 3G mới cho
VinaPhone.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Thị Hồng Nhung
SVTH: Kiều Viết Trình Trang1
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM, SẢN PHẨM DỊCH VỤ VÀ
MARKETING DỊCH VỤ
1.1. SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ
1.1.1. Sản phẩm
1.1.1.1. Định nghĩa về sản phẩm.
Sản phẩm là những hàng hóa và dịch vụ với những thuộc tính nhất định,
với những ích dụng cụ thể nhằm thỏa mãn những nhu cầu đòi hỏi của khách
hàng. Sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị, nó có thể là hữu hình hoặc vô
hình.
1.1.1.2. Phân loại sản phẩm
Sản phẩm được phân loại thành 3 nhóm căn cứ theo độ bền hay tính
hữu hạn của chúng:
- Hàng lâu bền: là những thứ hàng hữu hình thường được sử dụng
nhiều lần.
- Hàng không lâu bền: là những hàng hóa hữu hình thường bị tiêu hao
sau một lần hay vài lần sử dụng.
- Dịch vụ: là những hoạt động, lợi ích hay sự thỏa mãn được đưa ra để
bán.
1.1.1.3. Ba mức độ của sản phẩm
- Phần cốt lõi của sản phẩm: phần cốt lõi của sản phẩm phải giải đáp
được câu hỏi: “ Người mua thực sự đang muốn gì?”, phần cốt lõi nằm ở tâm
sản phẩm.
- Phần cụ thể của sản phẩm: phản ánh những đặc tính của sản phẩm, có
5 đặc tính:
+ Một mức độ chất lượng
+ Những đặc điểm nỗi trội
+ Một kiểu dáng sản phẩm sáng tạo
+ Tên hiệu sản phẩm
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Thị Hồng Nhung
SVTH: Kiều Viết Trình Trang2
+ Bao bì bắt mắt
- Phần phụ thêm sản phẩm: phản ánh những đặc tính vô hình được
thêm vào sản phẩm, nhằm tăng sức cạnh tranh, giá trị trao đổi và sử dụng của
sản phẩm trước những sản phẩm của dối thủ cạnh tranh khác. Đó là: các chế
độ dịch vụ và bảo hành sản phẩm, điều kiện giao hàng và thanh toán, phụ tùng
kèm theo…
H 1.1. Cấu tạo của một sản phẩm
1.1.1.4. Chu kỳ sống của sản phẩm
Chu kỳ sống của sản phẩm còn gọi là "vòng đời sản phẩm", gồm có các
giai đoạn sau:
- Giai đoạn tung ra thị truờng hay quảng bá sản phẩm: Giai đoạn tung
ra thị trường bắt đầu khi một sản phẩm mới được đem ra bán trên thị trường.
Cần phải có thời gian để trải sản phẩm ra một số thị trường và đảm bảo vận
chuyển cho các đại lý, nên nhịp độ tăng trưởng mức tiêu thụ có thể là chậm.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Thị Hồng Nhung
SVTH: Kiều Viết Trình Trang3
- Giai đoạn phát triển: là thời kỳ hàng hóa được thị trường chấp nhận
nhanh chóng và lợi nhuận tăng lên đáng kể. Các đối thủ cạnh tranh xâm nhập
thị trường vì bị hấp dẫn bởi những cơ hội mở rộng sản xuất và lợi nhuận cao.
Họ tung ra những tính chất mới của sản phẩm và phát triển thêm các cửa hàng
phân phối.
- Giai đoạn sung mãn: là thời kỳ nhịp độ tăng mức tiêu thụ chậm dần
lại do hầu hết những người mua tiềm ẩn đã chấp nhận sản phẩm;
- Giai đoạn suy thoái: là thời kỳ mức tiêu thụ có chiều hướng đi xuống
và lợi nhuận giảm.
H 1.2. Chu kỳ sống của một sản phẩm
1.1.1.5. Sản phẩm mới
a. Bản chất sản phẩm mới
Đứng trên góc độ doanh nghiệp để xem xét, người ta chia sản phẩm
mới thành hai loại: sản phẩm mới tương đối và sản phẩm mới tuyệt đối. Chiến
lược marketing đối với sản phẩm mới tuyệt đối này thường phải được soạn
thảo kỹ lưỡng hơn, đòi hỏi những thông tin chi tiết hơn về khách hàng và thị
trường.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Thị Hồng Nhung
SVTH: Kiều Viết Trình Trang4
- Sản phẩm mới tương đối:
Sản phẩm đầu tiên doanh nghiệp sản xuất và đưa ra thị trường, nhưng
không mới đối với doanh nghiệp khác và đối với thị trường. Chúng cho phép
doanh nghiệp mở rộng dòng sản phẩm cho những cơ hội kinh doanh mới. Chi
phí đề phát triển loại sản phẩm này thường thấp, nhưng khó định vị sản phẩm
trên thị trường vì người tiêu dùng vẫn có thể thích sản phẩm của đối thủ cạnh
tranh hơn.
- Sản phẩm mới tuyệt đối:
Đó là sản phẩm mới đối với cả doanh nghiệp và đối với cả thị trường.
Doanh nghiệp giống như "người tiên phong" đi đầu trong việc sản xuất sản
phẩm này. Sản phẩm này ra mắt người tiêu dùng lần đầu tiên. Đây là một quá
trình tương đối phức tạp và khó khăn (cả trong giai đoạn sản xuất và bán
hàng). Chi phí dành cho nghiên cứu, thiết kế, sản xuất thử và thử nghiệm trên
thị trường thường rất cao. Vậy liệu một sản phẩm có được coi là mới hay
không phụ thuộc vào cách thị trường mục tiêu nhận thức về nó. Nếu người
mua cho rằng một sản phẩm khác đáng kể so với các sản phẩm của đối thủ
cạnh tranh về một số tính chất (hình thức bên ngoài hay chất lượng), thì cái
sản phẩm đó sẽ được coi là một sản phẩm mới.
Các công ty ngày càng ý thức được sự cần thiết và tính ưu việt của việc
thường xuyên phát triển các sản phẩm mới và dịch vụ mới. Những sản phẩm
mới đã ở vào giai đoạn sung mãn và suy thoái cần được thay thế bằng những
sản phẩm mới.
b. Các giai đoạn phát triển sản phẩm mới
+ Hình thành ý tưởng.
+ Sàng lọc ý tưởng.
+ Phát triển quan niệm và thử nghiệm.
+ Hoạch định chiến lược Marketing.
+ Phân tích tình hình kinh doanh.
+ Phát triển sản phẩm.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Thị Hồng Nhung
SVTH: Kiều Viết Trình Trang5
+ Thử nghiệm trên thị trường.
+ Thương mại hoá.
Mục đích của từng giai đoạn là quyết định xem có nên tiếp tục triển khai
ý tưởng đó nữa không hay huỷ bỏ.
Đối với những sản phẩm mới người tiêu dùng phản ứng đáp lại ở mức độ
khác nhau, tuỳ thuộc vào những đặc điểm của người tiêu dùng và là đặc điểm
của sản phẩm. Các nhà sản xuất phải cố gắng thu hút sự chú ý của những
người tiên phong, nhất là những người có đặc điểm hướng dẫn dư luận, đến
sản phẩm mới của mình.
Con đường phát triển sản phẩm mới có thể có hai hình thức. Công ty có
thể phát triển sản phẩm mới trong phòng thí nghiệm của mình. Hay nó có thể
ký hợp đồng với những người nghiên cứu độc lập hay các Công ty phát triển
sản phẩm mới để phát triển những sản phẩm nhất định cho Công ty.
c. Những yếu tố cản trở sự phát triển thành công của một sản phẩm
+ Thiếu những ý tưởng quan trọng về sản phẩm mới trong những lĩnh
vực nhất định.
+ Thị trường vụn vặt: sự cạnh tranh mạnh mẽ đang dẫn đến chỗ xé nhỏ
thị trường. Các công ty phải hướng những sản phẩm mới của mình vào những
khúc thị trường nhỏ hơn và điều này có nghĩa là mức tiêu thụ và lợi nhuận sẽ
thấp hơn đối với từng sản phẩm.
+ Những hạn chế của xã hội và Nhà nước: Những sản phẩm mới phải
thoả mãn được những tiêu chuẩn công cộng, an toàn cho người tiêu dùng và
không phá hoại sinh thái.
+ Quá trình phát triển sản phẩm mới quá tốn kém: Công ty thường phải
đưa ra rất nhiều ý tưởng về sản phẩm mới để cuối cùng còn lại được một vài ý
tưởng tốt. Hơn nữa, công ty phải đương đầu với những chi phí cho nghiên cứu
và phát triển sản xuất và Marketing ngày càng tăng
+ Thiếu vốn: Một số Công ty có những ý tưởng tốt, nhưng không thể
tăng kinh phí để nghiên cứu chúng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Thị Hồng Nhung
SVTH: Kiều Viết Trình Trang6
+ Thời gian phát triển ngày càng nhanh: Rất có thể là nhiều đối thủ
cạnh tranh cũng có cùng một ý tưởng giống nhau vào cùng một thời điêmr và
kẻ chiến thắng thường là kẻ nhanh chân nhất. Những sự năng động phải rút
ngắn thời gian phát triển bằng cách sử dụng kỹ thuật thiết kế và sản xuất có
máy tính hỗ trợ, các đối tác chiến lược, thử nghiệm ý đồ trước, lập kế hoạch
Marketing tiên tiến.
+ Chu kỳ sống của sản phẩm ngắn hơn: Khi một sản phẩm mới thành
công, các địch thủ lập tức sao chép nó, thành ra chu kỳ sống của sả phẩm sẽ bị
rút ngắn.
d. Phương pháp hình thành ý tưởng
Quá trình phát triển sản phẩm mới bắt đầu từ việc tìm kiếm những ý
tưởng. Những ý tưởng sản phẩm mới có thể nảy sinh từ nhiều nguồn: Khách
hàng, các nhà Khoa học, đối thủ cạnh tranh, công nhân viên, các thành viên
của kênh và ban lãnh đạo tối cao.
Theo quan điểm Marketing khẳng định rằng những nhu cầu và mong
muốn của khách hàng là nơi hợp logic để bắt đầu tìm kiếm những ý tưởng sản
phẩm công nghiệp mới đều bắt nguồn từ khách hàng.
Phương pháp hình thành ý tưởng
- Liệt kê thuộc tính: phương pháp này đòi hỏi phải liệt kê những thuộc
tính chủ yếu của một sản phẩm hiện có rồi sau đó cải tiến từng thuộc tính để
tìm ra một sản phẩm cải tiến.
- Những quan hệ bắt buộc: ở đây một số sự vật được xem xét trong
mối quan hệ gắn bó với nhau.
- Phân tích hình thái học: phương pháp này đòi hỏi phải phát hiện
những cấu trúc rồi khảo sát mối quan hệ giữa chúng.
- Phát hiện nhu cầu/vấn đề: những phương pháp sáng tạo trên không
đòi hỏi thông tin từ người tiêu dùng để hình thành ý tưởng. Mặt khác, việc
phát hiện nhu cầu/vấn đề lại bắt đầu từ người tiêu dùng được hỏi về nhu cầu,
vấn đề là ý tưởng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Thị Hồng Nhung
SVTH: Kiều Viết Trình Trang7
1.1.2. Dịch vụ
1.1.2.1. Khái niệm về dịch vụ
Dịch vụ là bất cứ hoạt động hay lợi ích nào mà bên này có thể cống
hiến cho bên kia, một cống hiến về cơ bản mang tính vô hình và không là kết
quả của việc sở hữu ất cứ thứ gì đó. Sản phẩm của nó có thể có hay không gắn
liền với sản phẩm vật chất.
1.1.2.2. Phân loại dịch vụ
- Thứ nhất, phân loại theo vai trò của dịch vụ trong sản phẩm cung cấp
cho khách hàng: Dịch vụ thuần tuý; dịch vụ bổ sung.
- Thứ hai, phân loại theo đối tượng của dịch vụ, ta có 4 nhóm lớn: dịch
vụ tác động trực tiếp đến cơ thể con người; dịch vụ tác động đến tinh thần con
người; dịch vụ tác động đến tài sản của con người; và dịch vụ tác động đến
quyền sở hữu của con người.
- Thứ ba, phân loại theo mức độ hữu hình của dịch vụ, bao gồm: những
vật phẩm hữu hình kèm theo cung cấp cho khách hàng; môi trường vật lý
trong đó quá trình tiêu dùng dịch vụ xảy ra (nơi chốn, trang thiết bị, người
cung cấp dịch vụ); các yếu tố hữu hình khác hiện diện trong quá trình cung
cấp dịch vụ.
- Thứ tư, phân loại theo mức độ sử dụng lao động cung cấp dịch vụ,
bao gồm: sử dụng nhiều lao động; sử dụng ít lao động.
- Thứ năm, phân loại theo tần suất mua, và sử dụng dịch vụ, bao gồm:
mua thường xuyên, giá trị thấp; mua không thường xuyên, giá trị cao.
1.1.2.3. Đặc điểm của dịch vụ
a. Tính vô hình
Hàng hoá có hình dáng, kích thước, màu sắc và thậm chí cả mùi vị.
Khách hàng có thể tự xem xét, đánh giá xem nó có phù hợp với nhu cầu của
mình không. Ngược lại, dịch vụ mang tính vô hình, làm cho các giác quan của
khách hàng không nhận biết được trước khi mua dịch vụ. Đây chính là một
khó khăn lớn khi bán một dịch vụ so với khi bán một hàng hoá hữu hình, vì
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Thị Hồng Nhung
SVTH: Kiều Viết Trình Trang8
khách hàng khó thử dịch vụ trước khi mua, khó cảm nhận được chất lượng,
khó lựa chọn dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ khó quảng cáo về dịch vụ. Do
vậy, dịch vụ khó bán hơn hàng hoá.
b. Tính không tách rời giữa cung cấp và tiêu dùng dịch vụ
Hàng hoá được sản xuất tập trung tại một nơi, rồi vận chuyển đến nơi có nhu
cầu. Khi ra khỏi dây chuyền sản xuất thì hàng hóa đã hoàn chỉnh. Dó đó, nhà
sản xuất có thể đạt được tính kinh tế theo quy mô do sản xuất tập trung, hàng
loạt, và quản lý chất lượng sản phẩm tập trung. Nhà sản xuất cũng có thể sản
xuất khi nào thuận tiện, rồi cất trữ vào kho và đem bán khi có nhu cầu. Do
vậy, họ dễ thực hiện cân đối cung cầu. Nhưng quá trình cung cấp dịch vụ và
tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời. Người cung cấp dịch vụ và khách hàng
phải tiếp xúc với nhau để cung cấp và tiêu dùng dịch vụ tại các địa điểm và
thời gian phù hợp cho hai bên. Đối với một số các dịch vụ, khách hàng phải
có mặt trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ.
c. Tính không đồng đều về chất lượng
Dịch vụ không thể được cung cấp hàng loạt, tập trung như sản xuất
hàng hoá. Do vậy, nhà cung cấp khó kiểm tra chất lượng theo một tiêu chuẩn
thống nhất. Mặt khác, sự cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ lại
chịu tác động mạnh bởi kỹ năng, thái độ của người cung cấp dịch vụ. Sức
khoẻ, sự nhiệt tình của nhân viên cung cấp dịch vụ vào buổi sáng và buổi
chiều có thể khác nhau. Do vậy, khó có thể đạt được sự đồng đều về chất
lượng dịch vụ ngay trong một ngày. dịch vụ càng nhiều người phục vụ thì
càng khó đảm bảo tính đồng đều về chất lượng.
d. Tính không dự trữ được
Dịch vụ chỉ tồn tại vào thời gian mà nó được cung cấp. Do vậy, dịch vụ
không thể sản xuất hàng loạt để cất vào kho dự trữ, khi có nhu cầu thị trường
thì đem ra bán. Đặc tính này sẽ ảnh hưởng đến các chính sách của Marketing
dịch vụ như chính sách giá cước thay đổi theo thời gian, mùa vụ, chính sách
dự báo nhu cầu, kế hoạch bố trí nhân lực…
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Thị Hồng Nhung
SVTH: Kiều Viết Trình Trang9
1.2. MARKETING VÀ MARKETING DỊCH VỤ
1.2.1. Marketing
1.2.1.1. Định nghĩa
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Marketing:
- Theo Phillip Kotler
“Marketing là những hoạt động của con người hướng vào việc đáp
ứng những nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng thông qua quá trình
trao đổi”.
- Định nghĩa của viện marketing Anh
“Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động kinh
doanh từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu
cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến sản xuất và đưa hàng hoá đến người
tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận như dự
kiến”.
- Định nghĩa của AMA (1985)
“Marketing là một quá trình lập ra kế hoạch và thực hiện các chính
sách sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh của của hàng
hoá, ý tưởng hay dịch vụ để tiến hành hoạt động trao đổi nhằm thoả mãn mục
đích của các tổ chức và cá nhân”.
- Theo I. Ansoff, một chuyên gia nghiên cứu marketing của LHQ, một
khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu hiện nay cho là khá đầy đủ, thể hiện tư
duy marketing hiện đại và đang được chấp nhận rộng rãi.
“Marketing là khoa học điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh kể từ
khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, nó căn cứ vào nhu cầu biến động của thị
trường hay nói khác đi là lấy thị trường làm định hướng”.
1.2.1.2. Vai trò của Marketing trong