Luận văn Phát triển du lịch thị xã ninh hòa (tỉnh khánh hòa): hiện trạng và định hướng

Ngày nay trên thế giới du lịch đã và đang trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội của mỗi người dân. Vì thế trong những năm gần đây, ngành du lịch thế giới có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, nó trở thành ngành kinh tế chính và là nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều quốc gia nhất là những nước phát triển. Ở Việt Nam tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nhưng nó mới bắt đầu được phát triển vào những năm cuối của thế kỷ XX và được phát triển mạnh mẽ vào những năm đầu của thế kỷ XXI đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước góp phần thành công trong công cuộc Đổi mới. Năm 2011, cả nước đón 5348,7 nghìn lựợt khách quốc tế, 30 triệu lượt khách nội địa, tổng thu du lịch đạt hơn 130 nghìn tỷ đồng, đóng góp trên 5% GDP và tạo ra trên 1,3 triệu việc làm. Đầu tư của nhà nước và tư nhân vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cho du lịch ngày càng tăng. Hệ thống khu, tuyến, điểm du lịch, doanh nghiệp du lịch được hoàn thiện, làm thay đổi diện mạo và ngày càng khẳng định vị thế của ngành du lịch trong đời sống kinh tế xã hội.

pdf127 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2097 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển du lịch thị xã ninh hòa (tỉnh khánh hòa): hiện trạng và định hướng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Văn Đức Thái PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỊ XÃ NINH HÒA (TỈNH KHÁNH HÒA): HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Văn Đức Thái PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỊ XÃ NINH HÒA (TỈNH KHÁNH HÒA): HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG Chuyên ngành : Địa Lí Học Mã số : 60 31 05 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM XUÂN HẬU Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Khoa học Công nghệ và Sau Đại học, Ban Chủ nhiệm khoa Địa lí và các Thầy cô trong khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phạm Xuân Hậu - Thầy đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên để hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn UBND thị xã Ninh Hòa, phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chi cục thống kê thị xã Ninh Hòa, Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa và các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng, Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình, những người yêu, bạn hữu đã dành tình cảm, động viên và giúp đỡ trong những ngày học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh 2014 Tác giả Văn Đức Thái MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................... 6 DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ 7 DANH MỤC HÌNH BIỂU ĐỒ ........................................................................... 8 PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Mục đích của đề tài ..................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ của đề tài ..................................................................................... 3 4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài .................................................................. 3 5. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 4 6. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ............................. 4 7. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu ............................................ 5 8. Cấu trúc của luận văn gồm 03 phần: Phần mở đầu; Phần nội dung; phần kết luận ............................................................................................... 8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 9 1.1. Các khái niệm về du lịch .......................................................................... 9 1.1.1. Khái niệm về du lịch ..................................................................................... 9 1.1.2. Tài nguyên du lịch ...................................................................................... 10 1.1.3. Khách du lịch .............................................................................................. 10 1.1.4. Doanh thu từ du lịch ................................................................................... 11 1.1.5. Thị trường du lịch ....................................................................................... 11 1.1.6. Sản Phẩm du lịch ........................................................................................ 11 1.1.7. Hệ thống dịch vụ du lịch ............................................................................. 11 1.1.8. Các điểm, khu và tuyến du lịch .................................................................. 12 1.2. Các đặc trưng cơ bản của ngành du lịch ............................................. 12 1.3. Chức năng của du lịch ........................................................................... 13 1.4. Các nguyên tắc đảm bảo cho phát triển du lịch .................................. 14 1.4.1. Khai thác, sử dụng các tài nguyên một cách hợp lý ................................... 14 1.4.2. Hạn chế sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải ................... 14 1.4.3. Phát triển du lịch phải gắn với bảo tồn tính đa dạng .................................. 14 1.4.4. Phát triển phải phù hợp với tổng thể kinh tế - xã hội ................................. 14 1.4.5. Chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương .................................................. 14 1.4.6. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch ................................................................................................................................. 15 1.4.7. Thường xuyên trao đổi, tham khảo ý kiến với cộng đồng địa phương và các đối tượng liên quan ........................................................................................................ 15 1.4.8. Chú trọng đào tạo, nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường ............. 15 1.4.9. Tăng cường quảng bá tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm ................. 16 1.4.10. Thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu .......................................... 16 1.5. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch ................................................ 16 1.5.1. Điểm du lịch................................................................................................ 16 1.5.2. Khu du lịch .................................................................................................. 16 1.5.3.Tuyến du lịch ............................................................................................... 17 1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch ......................... 17 1.6.1. Các nhân tố bên trong ................................................................................. 17 1.6.2. Các nhân tố bên ngoài ................................................................................. 21 1.7. Phát triển du lịch ở một số nước và Việt Nam .................................... 22 1.7.1.Phát triển du lịch ở một số nước .................................................................. 22 1.7.2. Phát triển du lịch ở Việt Nam ..................................................................... 23 1.7.3. Phát triển du lịch ở tỉnh Khánh Hòa ........................................................... 24 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỊ XÃ NINH HÒA (TỈNH KHÁNH HÒA) ...................................................................................... 27 2.1. Khái quát về thị xã Ninh Hòa ............................................................... 27 2.2. Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa ........... 28 2.2.1. Các nhân tố bên trong ................................................................................. 28 2.2.2. Các nhân tố bên ngoài ................................................................................. 52 2.2.3. Đánh giá chung về các nhân tố tác động đến phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa ................................................................................................................................. 53 2.3. Thực trạng phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa ................................... 55 2.3.1. Phát triển các điểm du lịch .......................................................................... 55 2.3.2. Phát triển các tuyến du lịch ......................................................................... 61 2.2.3. Sản phẩm du lịch của Ninh Hòa ................................................................. 64 2.4. Thị trường khách du lịch đến thị xã Ninh Hòa ................................... 65 2.5. Doanh thu từ ngành du lịch thị xã Ninh Hòa ...................................... 72 2.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa .... 73 2.7. Tiểu kết chương 2 ................................................................................... 76 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỊ XÃ NINH HÒA .................................................................................................. 78 3.1. Những căn cứ xây dựng định hướng và giải pháp .............................. 78 3.1.1. Chiến lựơc phát triển du lịch chung của tỉnh .............................................. 78 3.1.2. Kế hoạch phát triển kinh tế chung của thị xã Ninh Hòa ............................. 80 3.1.3. Thực trạng phát triển du lịch....................................................................... 80 3.1.4. Nhu cầu xã hội ............................................................................................ 81 3.2. Định hướng phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa .................................. 82 3.2.1. Định hướng chung ...................................................................................... 82 3.2.2. Định hướng cụ thể tổ chức không gian du lịch thị xã Ninh Hòa đến năm 2030 ............................................................................................................................... 83 3.3. Giải pháp phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa ...................................... 91 3.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách ........................................................ 91 3.3.2. Giải pháp về quản lý, phát triển, bảo vệ và tôn tạo các nguồn tài nguyên du lịch ................................................................................................................................. 91 3.3.3. Về tài chính, đầu tư du lịch và các biện pháp khuyến khích ...................... 94 3.3.4. Về quản lý, tiếp thị và xúc tiến du lịch ....................................................... 96 3.3.5. Về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch ................................................. 99 3.3.6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ....................................................... 101 3.3.7. Về môi trường du lịch ............................................................................... 102 3.4. Tiểu kết chương 3 ................................................................................. 103 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 109 PHỤ LỤC 111 DANH MỤC VIẾT TẮT HTX : Hợp tác xã DL : Du Lịch PTBV : Phát triển bền vững UBND : Ủy ban nhân dân CSVCKT : Cơ sở vật chất kỹ thuật KT-XH : Kinh tế xã hội DLST : Du lịch sinh thái HST : Hệ sinh thái DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1. Số cơ sở lưu trú trên địa bàn thị xã Ninh Hòa và Khánh Hòa giai đoạn 2007 – 2013 ....................................................................... 49 Bảng 2. 2. Số lao động ngành du lịch ở thị xã Ninh Hòa giai đoạn 2007 – 2013 ....................................................................................... 50 Bảng 2. 3. Số lượt khách du lịch của tỉnh Khánh Hòa và thị xã Ninh Hòa giai đoạn 2007 – 2013 ....................................................................... 67 Bảng 2. 4. Số du khách đến thị xã Ninh Hòa giai đoạn 2007 – 2013 ................ 69 Bảng 2. 5. Doanh thu du lịch trên địa bàn thị xã (tỷ đồng) ................................ 72 DANH MỤC HÌNH BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP giũa các ngành kinh tế ở thị xã Ninh Hòa qua hai năm 2007 và 2013 .......................... 33 Biểu đồ 2. 2. Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng khách du lịch của tỉnh Khánh Hòa và thị xã Ninh Hòa từ năm 2007 – 2013. .................. 69 Biểu đồ 2. 3. Biểu đồ thể hiện thể hiện tốc độ tăng trưởng du khách quốc tế và nội địa đến thị xã Ninh Hòa giai đoạn 2007 – 2013 ................ 72 Biểu đồ 2. 4. Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch ................ 73 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay trên thế giới du lịch đã và đang trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội của mỗi người dân. Vì thế trong những năm gần đây, ngành du lịch thế giới có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, nó trở thành ngành kinh tế chính và là nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều quốc gia nhất là những nước phát triển. Ở Việt Nam tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nhưng nó mới bắt đầu được phát triển vào những năm cuối của thế kỷ XX và được phát triển mạnh mẽ vào những năm đầu của thế kỷ XXI đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước góp phần thành công trong công cuộc Đổi mới. Năm 2011, cả nước đón 5348,7 nghìn lựợt khách quốc tế, 30 triệu lượt khách nội địa, tổng thu du lịch đạt hơn 130 nghìn tỷ đồng, đóng góp trên 5% GDP và tạo ra trên 1,3 triệu việc làm. Đầu tư của nhà nước và tư nhân vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cho du lịch ngày càng tăng. Hệ thống khu, tuyến, điểm du lịch, doanh nghiệp du lịch được hoàn thiện, làm thay đổi diện mạo và ngày càng khẳng định vị thế của ngành du lịch trong đời sống kinh tế xã hội. Khánh Hòa là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ Việt Nam, có bờ biển kéo dài 385km với gần 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ và trên 100 đảo, bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa. Miền bờ biển bị đứt gãy tạo ra vùng lý tưởng nổi tiếng cho du lịch vì có nhiều bãi tắm đẹp, cát trắng, nước biển trong xanh, không có các loài cá dữ và dòng nước xoáy ngầm. Những dãy núi cao nhấp nhô chạy dài ra Biển Đông tạo thành các kỳ quan thiên nhiên và các đầm, vịnh kín gió, Khánh Hòa có khí hậu nhiệt đới, gió mùa chia ra làm hai mùa mưa - nắng rõ rệt. Mưa chỉ kéo dài trong hai tháng 10 và 11 - còn lại 10 tháng trong năm chan hòa ánh nắng, làm cho cảnh quan thiên nhiên vốn đã rất đẹp lại thêm phần hấp dẫn. 2 Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi như vậy, Khánh Hòa có thể phát triển các loại hình du lịch đa dạng: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch săn bắn, du lịch bơi lặn, du lịch leo núi, du lịch sưu khảo, du lịch hội nghị - hội thảo, du lịch bơi - đua thuyền, nhất là du lịch biển đảo. Trong những năm gần đây du lịch Khánh Hòa đã có những bước phát triển mạnh mẽ, nhờ sự khai thác hiệu quả các loại tài nguyên du lịch sẳn có. Du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực đóng góp nguồn ngân sách cho tỉnh nhà. Trong sự phát triển nhanh chóng của hoạt động du lịch không thể không nhắc đến việc khai thác tiềm năng du lịch ở thị xã Ninh Hòa. Với vị nằm ở cửa ngỏ phía bắc vào Nha Trang tỉnh Khánh Hòa, Ninh Hòa là một trong số những địa phương có tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú, thuận lợi cho phát triển đầy đủ các loại hình du lịch. Cùng với tỉnh, trong nhiều năm qua, du lịch Ninh Hòa đã không ngừng phát triển, đã tạo được sức hút với du khách bởi những sản phẩm du lịch truyền thống đặc thù; đã đem lại lợi ích kinh tế đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng đời sống dân cư. Tuy nhiên, việc khai thác tiềm năng chưa có kế họach, hiệu quả đem lại chưa khái thác tương xứng với tiêm năng. Vì vậy, đòi hỏi cần phải thực hiện đánh giá đầy đủ tiềm năng, hiện trạng và những chính sách đột phá để khai thác phát triển du lịch với những loại hình và sản phẩm chất lượng cao, tạo sức hút mạnh mẽ với du khách trong những năm tới tôi mạnh dạn chọn đề tài luận văn: “PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỊ XÃ NINH HÒA (TỈNH KHÁNH HÒA): HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG” nhằm góp phần nhỏ vào việc phát triển du lịch thị xã tương xứng với tiềm năng. 2. Mục đích của đề tài Vận dụng tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch trên thế giới và Việt Nam, vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa trong thời gian vừa qua từ đó đưa ra những định hướng và 3 giải pháp nhằm phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa (đến 2030) phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội thị xã, tỉnh... 3. Nhiệm vụ của đề tài - Tổng quan về cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển du lịch để vận dụng vào việc nghiên cứu phát triển du lịch ở một địa phương cụ thể (thị xã Ninh Hòa - tỉnh Khánh Hòa). - Thu thập tài liệu, tư liệu, số liệu có liên quan phục vụ cho nội dung của đề tài luận văn. - Khảo sát, kiểm kê, nghiên cứu các nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật của thị xã Ninh Hòa. Trên cơ sở đó đánh giá những lợi thế và hạn chế của chúng đối với việc phát triển du lịch. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của thị xã Ninh Hòa trong thời gian từ năm 2007 – nay. - Xác định những cơ sở khoa học và thực tiễn để đưa ra những định hướng và giải pháp nhằm phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa đến năm 2020 và thời gian tiếp theo. 4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4.1. Về nội dung - Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích tiềm năng và đánh giá thực trạng phát triển du lịch của thị xã Ninh Hòa dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội. - Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển du lịch phù hợp với các điều kiện của thị xã Ninh Hòa trong quá trình phát triển. 4.2. Giới hạn về không gian và thời gian - Về không gian: Đề tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi thị xã Ninh Hòa, gồm có 7 phường và 20 xã và một số địa phương phụ cận có liên quan. 4 - Về thời gian: Đề tài tập trung điều tra, thu thập số liệu, nghiên cứu và phân tích trong giai đọan 2007 – 2013. Định hướng phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030. 5. Ý nghĩa của đề tài - Củng cố lý thuyết về phát triển du lịch. - Xây dựng cơ sở lý thuyết phát triển du lịch cho thị xã Ninh Hòa. - Đưa ra định hướng và giải pháp hợp lý phục vụ cho sự phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa. 6. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Các công trình nghiên cứu về du lịch mới được quan tâm nhiều từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây cùng với sự khởi sắc của du lịch nước ta. Các công trình nổi bật như: Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995 – 2000, Cơ sở địa lý du lịch, Địa lý du lịch, Du lịch sinh thái, và nhiều công trình khác, tập trung nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn với quy mô và phạm vi lãnh thổ khác nhau. Trong những năm gần đây, các tác động của du lịch đối với môi trường tự nhiên và xã hội đã ngày càng trở nên nghiêm trọng và thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Điều đó cũng cho thấy yêu cầu cấp thiết của việc xây dựng và phát triển du lịch cấp huyện, thị xã, thành phố. Sơ lược một số công trình nghiên cứu du lịch cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Như đề tài: “Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)” của Lê Thị Lợi; “Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang”, của Nguyễn Trịnh Ngọc Hiền; “Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Konplông tỉnh Kon Tum”, của Đặng Thành Nam... Cho tới nay, dưới góc độ Địa lý học chưa có một báo cáo quy hoạch hay công trình khoa học nào để định hướng phát triển cho du lịch thị xã Ninh Hòa. Do đó tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa 5 (Khánh Hòa) - Hiện trạng và định hướng”. Qua đó nhằm phân tích, đánh giá tiềm năng, thực trạng du lịch thị xã Ninh Hòa, đồng thời đề xuất những định hướng và đưa ra những giải pháp nhằm góp phần cho sự phát triển du lịch của thị xã. 7. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 7.1. Các quan điểm vận dụng 7.1.1. Quan điểm hệ thống – tổng hợp - Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống mở phức tạp gồm nhiều thành phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Đây là dạng đặc biệt của địa hệ mang tính chất tổng hợp, có đủ các thành phần: tự nhiên, kinh tế - xã
Luận văn liên quan