Luận văn Phát triển hoạt động kinh doanh vàng – kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam

Trong lịch sử tiền tệ, vàng luôn là tài sản tài chính cơ bản của gần như tất cả các Ngân hàng Trung ương, bên cạnh ngoại tệ và trái phiếu Chính phủ. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động về kinh tế, chính trị và xã hội, không chỉ người dân Việt Nam mà cả các quốc gia khác trên thế giới đều coi vàng là một công cụ bảo đảm giá trị tài sản của họ. Hơn thế nữa, tại Việt Nam và các nước phương Đông khác, xuất phát từ truyền thống văn hóa, nhu cầu kinh doanh vàng còn trở thành tâm lý và thói quen của người dân. Tuy nhiên, thị trường vàng ở Việt Nam hiện nay chưa đảm bảo tạo ra một sân chơi bình đẳng nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư, tích trữ, bảo hiểm giá vàng chính đáng của người dân. Việt niêm yết giá vàng của các doanh nghiệp đang được thả nổi hoàn toàn, không có cơ chế và công cụ giám sát cung cầu thị trường và kiểm soát biến động giá hàng ngày. Đây là nguyên nhân khiến giá vàng trong nước thường xuyên có chênh lệch đáng kể với giá vàng thế giới, là động cơ khiến cho hoạt động nhập lậu vàng, chủ yếu qua Trung Quốc và Thái Lan, diễn ra phổ biến. Tình trạng mua, bán USD ồ ạt để xuất, nhập lậu vàng cũng là một trong các yếu tố thường xuyên khiến tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do biến động mạnh, gián tiếp tác động đáng kể tới tỷ giá chính thức, gây tâm lý bất ổn trong dân về các vấn đề liên quan đến thị trường vàng và ngoại tệ. Xuất phát từ nhu cầu đầu tư lớn của người dân, thời gian trước đây, một số “sàn” vàng đã được thành lập bởi các ngân hàng và công ty kinh doanh vàng, nhưng tồn tại nhỏ lẻ và độc lập với nhau, không tạo được một mặt bằng thị trường thống nhất, do vậy, giá vàng trên “sàn” cũng dễ bị thao túng và hoàn toàn cô lập với giá vàng trong nước và thế giới, không đảm bảo - 2 -khách quan và minh bạch. Trước tình trạng trên, Chính phủ đã ra Thông báo số 36/TB-VPCP ngày 30/12/2009, yêu cầu chấm dứt hoạt động của các sàn giao dịch vàng trong nước. Tuy nhiên, với tâm lý và thói quen đặc thù của người dân Việt Nam, các nhà đầu tư cá nhân vẫn đang thực hiện kinh doanh thông qua các hình thức biến tướng như: ra mắt sản phẩm đầu tư vàng vật chất; thành lập các công ty liên doanh mở sàn giao dịch vàng ở Campuchia; song phổ biến nhất là hình thức kinh doanh vàng tài khoản tại nước ngoài trái phép mà hạn chế lớn nhất chính là tình trạng chuyển vốn trái phép ra nước ngoài, vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý ngoại hối. Để đối phó với thực trạng nói trên, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống các giải pháp, mà quan trọng nhất là chuẩn hóa mô hình kinh doanh vàng. Tìm hiểu lịch sử phát triển các hoạt động kinh doanh trên thế giới, từ đó đúc rút các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam sẽ là một bước đi khôn ngoan đối với một nước đi sau như Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Phát triển hoạt động kinh doanh vàng – Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam” là cấp thiết và người viết đã chọn đề tài này làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.

pdf109 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2209 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển hoạt động kinh doanh vàng – kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ------ NGUYỄN QUỐC HUY PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG – KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: KTTG&QHKTQT Mã số: LUẬN VĂN THẠC SỸ KTTG&QHKTQT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS. NGUYỄN THỊ QUY Hà Nội - 2011 - i - MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VÀNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG..........................................................................................6 1.1. Những vấn đề lý luận về vàng...........................................................6 1.1.1. Vàng...........................................................................................6 1.1.1.1. Khái niệm........................................................................6 1.1.1.2. Vai trò của vàng...............................................................6 1.1.2. Thị trường vàng..........................................................................7 1.1.2.1. Khái niệm……………………………………………........7 1.1.2.2. Lịch sử thị trường vàng thế giới…………………………..8 1.1.2.3. Cấu trúc thị trường vàng thế giới………………………..14 1.1.3. Các nhân tố tác động đến giá vàng……………………………..15 1.1.3.1. Cung – Cầu………………………………………………..15 1.1.3.2. Giá dầu…………………………………………………….18 1.1.3.3. Giá trị của đồng USD……………….…………….……….19 1.1.3.4. Tình hình kinh tế của các cường quốc …………………….20 1.1.3.5. Chính sách tài chính, tiền tệ của các quốc gia…………..22 1.1.3.6. Lạm phát………………………………………………….23 1.1.3.7. Các nhân tố khác…………………………………………24 1.2. Những vấn đề lý luận về hoạt động kinh doanh vàng…………….25 1.2.1. Khái niệm về hoạt động kinh doanh vàng………………………25 - ii - 1.2.2. Các hoạt động kinh doanh vàng trên thế giới………………….27 1.2.2.1. Nhóm sản phẩm Banking………………………………..27 1.2.2.2. Nhóm sản phẩm Trading…………………………………27 1.2.2.3. Nhóm sản phẩm thanh toán/lưu ký……………………..32 1.2.2.4. Nhóm sản phẩm phái sinh lãi suất về vàng…………….32 1.2.2.5. Nhóm sản phẩm ủy thác vàng……………………………33 CHƢƠNG 2. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG TẠI MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM…….…………………………………………………….35 2.1. Hoạt động kinh doanh vàng tại Anh………………………………35 2.1.1. Tổng quan về thị trường…………………………………………35 2.1.2. Hoạt động kinh doanh……………………………………………36 2.1.2.1. Lĩnh vực hoạt động………………………………………36 2.1.2.2. Thành viên………………………………………………..36 2.1.2.3. Tiêu chuẩn giao hàng……………………………………..36 2.1.2.4. Ấn định giá……………………………………………….37 2.1.2.5. Hệ thống thanh toán vàng Loco London………………..38 2.1.2.6. Một số vấn đề cơ bản khác trong giao dịch tại thị trường London…………………………………………………..39 2.2. Hoạt động kinh doanh vàng tại Mỹ………………………………….40 2.2.1. Tổng quan về thị trường…………………………………………40 2.2.2. Hoạt động kinh doanh…………………………………………..41 - iii - 2.2.2.1. Thành viên……………………………………………….41 2.2.2.2. Thanh toán bù trừ………………………………………..46 2.2.2.3. Phí giao dịch và hạn mức trạng thái..……………………47 2.2.2.4. Chứng nhận trọng lượng và chứng nhận phân tích vàng….48 2.2.2.5. Lưu kho……………………………………………………48 2.2.2.6. Giao nhận vàng…………………………………………….49 2.3. Hoạt động kinh doanh vàng tại Trung Quốc………………………49 2.3.1. Tổng quan về thị trường………………………………………….49 2.3.2. Hoạt động kinh doanh…………………………………………….50 2.3.2.1. Mô hình tổ chức của SGE…………………………………50 2.3.2.2. Phạm vi hoạt động, vai trò, chức năng của SGE..………..50 2.3.2.3. Thành viên………………………………………………..51 2.3.2.4. Loại hình giao dịch……………………………………….52 2.3.2.5. Cách thức giao dịch, loại hình giao dịch và giá………….53 2.3.2.6. Thanh toán……………………………………………….53 2.3.2.7. Lưu trữ và vận chuyển vàng………………………………55 2.3.2.8. Kiểm tra chất lượng và đảm bảo chất lượng…..….……….56 2.3.2.9. Thuế và hệ thống tài chính kế toán………………………..57 2.3.2.10. Chia sẻ thông tin, tranh chấp và xử phạt…………………57 2.4. Hoạt động kinh doanh vàng tại Nhật Bản…………………………58 2.4.1. Tổng quan về thị trường…………………………………………58 2.4.2. Hoạt động kinh doanh…………………………………………..58 - iv - 2.4.2.1. Thành viên………………………………………………..58 2.4.2.2. Mô hình tổ chức…………………………………………..59 2.4.2.3. Giám sát giao dịch……………………………………….60 2.4.2.4. Bảo vệ khách hàng……………………………………….61 2.4.2.5. Định giá theo giá thị trường………………………………61 2.4.2.6. Quá trình thanh toán bù trừ……………………..…………62 2.4.2.7. Hệ thống quỹ thanh toán bù trừ………………...………….63 2.4.2.8. Trường hợp mất khả năng thanh toán…………....………..63 2.4.2.9. Hệ thống ký quỹ…………………………………………...64 2.4.2.10. Yêu cầu hoàn lại tiền……………………………..………65 2.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam……………………………….…65 2.5.1. Chỉ duy trì một Sở giao dịch vàng duy nhất…..………………….65 2.5.2. Sở giao dịch vàng không thực hiện các hoạt động tự doanh để đảm bảo tính khách quan, minh bạch…………………………………..66 2.5.3. Các loại hình giao dịch được cung cấp phù hợp với trình độ phát triển của từng thị trường…………………………………………66 2.5.4. Ký quỹ là cần thiết và tỷ lệ ký quỹ có thể thay đổi tùy theo loại hình giao dịch…………………………………………………………67 2.5.5. Việc thanh toán được thực hiện thông quan một trung tâm thanh toán bù trừ………………………………………………………67 2.5.6. Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng vàng....68 2.5.7. Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, toàn diện…………..68 - v - 2.5.8. Đối tượng tham gia giao dịch được giới hạn tùy theo khả năng và chính sách quản lý của Nhà nước/Chính phủ……….……………68 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM VẬN DỤNG NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀO VIỆT NAM………………………………………………………………………..69 3.1. Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam từ năm 1998 đến nay……………………………………………..………69 3.1.1. Cơ sở pháp lý đối với hoạt động kinh doanh vàng………..……..69 3.1.2. Đặc điểm thị trường……………………………………….………72 3.1.2.1. Cầu trên thị trường………………………………….……..72 3.1.2.2. Cung trên thị trường………………………………..….…..76 3.1.2.3. Vấn đề chất lượng vàng………………………………..…..77 3.1.2.4. Giá cả trên thị trường………………………………….…..78 3.1.2.5. Các thành viên tham gia trên thị trường……………….…..79 3.1.3. Đánh giá chung……………………………………………………86 3.1.3.1. Kết quả…………………………………………………..86 3.1.3.2. Hạn chế và nguyên nhân………………………………...87 3.2. Dự báo………………………………………………………………….87 3.3. Định hƣớng phát triển thị trƣờng vàng của Việt Nam từ nay đến 2015……………………………………………………………………89 3.4. Giải pháp vận dụng kinh nghiệm từ Anh, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản…………………………………………………………………….91 - vi - 3.4.1. Xây dựng mô hình sàn vàng tập trung……………………..……..91 3.4.2. Xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ……………………..……..91 3.4.3. Xây dựng tiêu chuẩn về chất lượng vàng…………………..…….92 3.4.4. Xây dựng hệ thống chương trình, công nghệ hiện đại…….….….93 3.4.5. Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, phù hợp với sự phát triển của thị trường……………………………………….………………..93 3.4.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực……………………..……..94 3.5. Các giải pháp hỗ trợ…………………………………………….……..94 3.5.1. Nâng cao hiểu biết của người dân về các hoạt động kinh doanh vàng…………………………………………………….………..94 3.5.2. Kiên quyết xóa bỏ các hình thức kinh doanh vàng tài khoản trái phép…………..…………………………………………….……..94 3.5.3. Kiên quyết xóa bỏ hoạt động xuất, nhập lậu vàng……………….95 3.6. Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc………………………95 3.6.1. Phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng thương mại……………...…95 3.6.2. Quản lý xuất nhập khẩu vàng linh hoạt theo diễn biến thị trường và lợi ích chung của nền kinh tế……………..…………………….…96 3.6.3. Từng bước nâng cao tỷ lệ dự trữ vàng……………………………97 KẾT LUẬN…………………………………………………………………98 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………99 - vii - DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Hệ thống thanh toán vàng Loco London…………………….……38 Hình 2.2: Mô hình tổ chức của SGE……………….………………..............50 Hình 2.3: Mô hình thành viên sàn TOCOM…………………………………59 Hình 2.4: Mô hình tổ chức sàn TOCOM…………………….........................60 Hình 3.1: So sánh giá vàng trong nước và quốc tế………………..................78 Hình 3.2: Chênh lệch giữa giá vàng trong nước với quốc tế quy đổi VND…79 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Cung cầu về vàng thế giới…………………………………..……16 Bảng 1.2: Các đợt cắt giảm lãi suất của FED………………………..………22 Bảng 3.1: So sánh lượng tích trữ vàng miếng ròng của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới……………………………………….………75 Bảng 3.2: Lượng tiêu dùng vàng trang sức của Việt Nam………..…………76 Bảng 3.3: Nguồn cung vàng từ thị trường trong nước………………………76 Bảng 3.4: Nhu cầu tiêu thụ và doanh số xuất nhập khẩu vàng………………77 - viii - DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Anh 1. BIDV: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2. BOE: Ngân hàng Trung ương Anh 3. GFMS: Tổ chức dịch vụ vàng 4. GOFRA: Thỏa thuận giá kỳ hạn vàng 5. IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế 6. IRS: Hoán đổi lãi suất vàng 7. LBM: Hiệp hội thị trường vàng London 8. NFA: Hiệp hội giao dịch tương lai quốc gia 9. OTC: Thị trường giao dịch phi tập trung 10. PBOC: Ngân hàng Trung ương Trung Quốc 11. SGE: Sàn vàng Thượng Hải 12. SPDR: Hóa đơn ký nhận của Standard&Poors 13. TCCH: Sàn thanh toán bù trừ hàng hóa Nhật Bản 14. TOCOM: Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo 15. USD: Đồng Đô la Mỹ Tiếng Việt: 1. KH: Khách hàng 2. NDT: Đồng nhân dân tệ Trung Quốc 3. NH: Ngân hàng 4. NHNN: Ngân hàng Nhà nước 5. NHTM: Ngân hàng Thương mại 6. NHTW: Ngân hàng Trung ương 7. TCN: Trước Công nguyên 8. TCTD: Tổ chức tín dụng 9. TK: Tài khoản 10. TMCP: Thương mại cổ phần 11. VN: Việt Nam 12. VND: Đồng Việt Nam đồng - 1 - MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong lịch sử tiền tệ, vàng luôn là tài sản tài chính cơ bản của gần như tất cả các Ngân hàng Trung ương, bên cạnh ngoại tệ và trái phiếu Chính phủ. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động về kinh tế, chính trị và xã hội, không chỉ người dân Việt Nam mà cả các quốc gia khác trên thế giới đều coi vàng là một công cụ bảo đảm giá trị tài sản của họ. Hơn thế nữa, tại Việt Nam và các nước phương Đông khác, xuất phát từ truyền thống văn hóa, nhu cầu kinh doanh vàng còn trở thành tâm lý và thói quen của người dân. Tuy nhiên, thị trường vàng ở Việt Nam hiện nay chưa đảm bảo tạo ra một sân chơi bình đẳng nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư, tích trữ, bảo hiểm giá vàng chính đáng của người dân. Việt niêm yết giá vàng của các doanh nghiệp đang được thả nổi hoàn toàn, không có cơ chế và công cụ giám sát cung cầu thị trường và kiểm soát biến động giá hàng ngày. Đây là nguyên nhân khiến giá vàng trong nước thường xuyên có chênh lệch đáng kể với giá vàng thế giới, là động cơ khiến cho hoạt động nhập lậu vàng, chủ yếu qua Trung Quốc và Thái Lan, diễn ra phổ biến. Tình trạng mua, bán USD ồ ạt để xuất, nhập lậu vàng cũng là một trong các yếu tố thường xuyên khiến tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do biến động mạnh, gián tiếp tác động đáng kể tới tỷ giá chính thức, gây tâm lý bất ổn trong dân về các vấn đề liên quan đến thị trường vàng và ngoại tệ. Xuất phát từ nhu cầu đầu tư lớn của người dân, thời gian trước đây, một số “sàn” vàng đã được thành lập bởi các ngân hàng và công ty kinh doanh vàng, nhưng tồn tại nhỏ lẻ và độc lập với nhau, không tạo được một mặt bằng thị trường thống nhất, do vậy, giá vàng trên “sàn” cũng dễ bị thao túng và hoàn toàn cô lập với giá vàng trong nước và thế giới, không đảm bảo - 2 - khách quan và minh bạch. Trước tình trạng trên, Chính phủ đã ra Thông báo số 36/TB-VPCP ngày 30/12/2009, yêu cầu chấm dứt hoạt động của các sàn giao dịch vàng trong nước. Tuy nhiên, với tâm lý và thói quen đặc thù của người dân Việt Nam, các nhà đầu tư cá nhân vẫn đang thực hiện kinh doanh thông qua các hình thức biến tướng như: ra mắt sản phẩm đầu tư vàng vật chất; thành lập các công ty liên doanh mở sàn giao dịch vàng ở Campuchia; song phổ biến nhất là hình thức kinh doanh vàng tài khoản tại nước ngoài trái phép mà hạn chế lớn nhất chính là tình trạng chuyển vốn trái phép ra nước ngoài, vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý ngoại hối. Để đối phó với thực trạng nói trên, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống các giải pháp, mà quan trọng nhất là chuẩn hóa mô hình kinh doanh vàng. Tìm hiểu lịch sử phát triển các hoạt động kinh doanh trên thế giới, từ đó đúc rút các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam sẽ là một bước đi khôn ngoan đối với một nước đi sau như Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Phát triển hoạt động kinh doanh vàng – Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam” là cấp thiết và người viết đã chọn đề tài này làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về thị trường vàng như: Weak- form Efficiency In The Gold Market (Adrian Tschoegl - August 1978), Gold - An Illustrated History (Vincent Buranelli - 1979), Gold Fever (Kenneth J. Kutz - 1987), World of Gold (Timothy Green - 1991), The Gold Companion (Timothy Green - 1993), The Impact Of Derivatives On The Gold Market (Jessica Cross - Chief Executive, Virtual Metals Research & Consulting - March 2002), The Price of Gold (Peter L. Bernstein - 2004), Gold Market Lending (Neal R. Ryan - Vice President & Director of Economic Research - 3 - Blanchard and Company, Inc. - January 2006), The “Bird Of Gold“: The Rise Of India’s Consumer Market (McKinsey Global Institute – May 2007), Liquidity In The Global Gold Market (World Gold Council – April 2011). Nhìn chung, các nhà kinh tế học nước ngoài thường đi sâu phân tích các số liệu liên quan đến thị trường vàng và vai trò của vàng trong đời sống kinh tế xã hội. Những nghiên cứu như vậy là nguồn tham khảo rất hữu ích cho người viết trong quá trình thực hiện luận văn này. Tại Việt Nam, tuy không nhiều nhưng các nhà kinh tế trong nước cũng có một số nghiên cứu về thị trường vàng và vai trò của thị trường vàng trong nền kinh tế: Tài Chính Quốc Tế (GS.TS. Trần Ngọc Thơ, TS Nguyễn Ngọc Định - NXB Thống Kê, Tp.HCM - 2005), Kinh doanh vàng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp.HCM (luận văn thạc sỹ / Huỳnh Phước Nguyên, Trường Đại học kinh tế Tp.HCM - 2007), Các giải pháp phát triển kinh doanh vàng tại Việt Nam (luận văn thạc sỹ / Đặng Thị Tường Vân, Trường Đại học kinh tế Tp.HCM - 2008). Mặc dù vậy, cho đến nay, vẫn chưa có đề tài nào đề cập một cách hệ thống về việc học tập kinh nghiệm phát triển kinh doanh vàng của các nước trên thế giới để từ đó đưa ra các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích đặc điểm thị trường vàng và kinh nghiệm phát triển hoạt động kinh doanh vàng trên thế giới, đề tài đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam nhằm tạo ra môi trường đầu tư công bằng, minh bạch, đáp ứng nhu cầu của người dân. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là: - 4 -  Tìm hiểu thị trường vàng và các nhân tố tác động đến thị trường vàng;  Phân tích hoạt động kinh doanh vàng tại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm của các nước này;  Đánh giá thực trạng các hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam;  Trên cơ sở bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn phát triển hoạt động kinh doanh vàng của một số nước trên thế giới và thực trạng kinh doanh vàng của Việt Nam, đề xuất một số giải pháp vận dụng kinh nghiệm của các nước trên nhằm nhằm phát triển hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam. 5. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng. Đối tượng nghiên cứu của luận văn cũng bao gồm các phân tích những kinh nghiệm của các nước trong việc phát triển hoạt động kinh doanh vàng và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU  Về mặt nội dung: Phát triển hoạt động kinh doanh vàng là một vấn đề rộng và phức tạp nên trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, nội dung của luận văn chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hoạt động kinh doanh vàng của bốn nước có thị trường vàng phát triển là Anh, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản.  Về mặt thời gian: Những phân tích của luận văn dựa trên số liệu trong khoảng 10 năm gần đây. Khi đề xuất giải pháp, luận văn đưa ra các dự báo, tầm nhìn từ nay tới năm 2015. - 5 - 7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn dựa trên lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin, của phép biện chứng duy vật, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Luận văn sử dụng các phương pháp điều tra, tổng hợp, phân tích, diễn giải, qui nạp, so sánh trên cơ sở các số liệu thống kê để nghiên cứu. 8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về vàng và các hoạt động kinh doanh vàng Chương 2: Kinh nghiệm phát triển hoạt động kinh doanh vàng tại một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam Chương 3: Giải pháp nhằm vận dụng những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển hoạt động kinh doanh vàng của một số nước trên thế giới vào Việt Nam - 6 - CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VÀNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG 1.1. Những vấn đề lý luận về vàng 1.1.1. Vàng 1.1.1.1. Khái niệm Vàng (1) là tên nguyên tố hóa học có ký hiệu là Au và số nguyên tử 79 trong bảng tuần hoàn. Vàng là kim loại chuyển tiếp (hóa trị 3 và 1) mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, màu vàng và chiếu sáng. Kim loại này có ở dạng quặng hoặc hạt trong đá, trong các mỏ bồi tích và là một trong số các kim loại đúc tiền. Vàng được dùng làm một tiêu chuẩn tiền tệ ở nhiều nước và cũng được sử dụng trong ngày trạng sức, nha khoa và điện tử. Mã tiền tệ ISO của vàng là XAU. 1.1.1.2. Vai trò của vàng Nhìn vào nhu cầu của con người đối với vàng, ta có thể thấy được giá trị của vàng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống kinh tế - xă hội. Từ giá trị đơn thuần là một loại kim loại quý dùng trong sản xuất công nghiệp và chế tạo nữ trang cho đến giá trị tiền tệ dùng làm vật ngang giá chung và trở thành một loại tiền được lưu hành đầu tiên trong lịch sử phát triển của loài người. Trong lịch sử tiền tệ thế giới, vàng được coi là một loại tiền tệ đặc biệt nhờ hội đủ 5 chức năng của đồng tiền: Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, phương tiện cất trữ và tiền tệ thế giới. Theo chế độ bản vị Bretton Woods ra đời ngày 1/7/1944, chế độ bản vị vàng hối 1 Khái niệm lấy từ Bách khoa từ điển mở Wikipedia - 7 - đoái được thiết lập, ounce = 35 USD (1 ounce = 28,349 gram) tạo điều kiện cho đồng USD lên ngôi trở thành đồng tiền được chấp nhận trên toàn thế giới. Đối với nền kinh tế: Mặc dù bị tước đi khả năng làm đơn vị tiền tệ, vàng vẫn hấp dẫn được mọi quốc gia khi mức dự trữ vàng của toàn thế giới gần đây lên đến 160 nghìn tấn. Các quốc gia, ngân hàng và quỹ đầu tư trên toàn thế giới tăng cường giữ vàng trong danh mục đầu tư của m nh để bảo toàn vốn hoặc đầu cơ tích trữ và mua đi bán lại. Đối với đời sống xã hội: Vàng là một kim loại không thể thiếu trong sản xuất máy tính, thiết bị liên lạc, đầu máy bay phản lực, tàu không gian và nhiều sản phẩm khác. Đồng thời, vàng cũng được dùng trong nha khoa phục hồi cũng như nhiều tác dụng khác trong công nghiệp và y khoa trị liệu. Đối với chính phủ: Hiện nay, các NHTW trên khắp thế giới dự trữ khoảng 130.000 tấn vàng và không ngừng dự định tăng lên về khối lượng. Hoa Kỳ có số vàng dự trữ cao nhất thế giới khoảng hơn 8.000 tấn, tổ chức IMF dự trữ hơn 3000 tấn. Trung Quốc hiện vươn lên vị trí thứ hai với dự định nâng mức dự trữ lên 4000 tấn vàng. Để đối phó với tình trạng mất ổn định trong giá trị các đồng tiền và suy thoái kinh tế, các NHTW trên khắp thế giới đều muốn dự tr
Luận văn liên quan