Hợp tác xã (HTX) là một tổ chức kinh tế mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc. Có
thể nói, ý tưởng HTX là một ý tưởng hợp tác kinh tế vĩ đại của các bậc tiền bối. Ý tưởng
này đã hình thành một cách tự nhiên từ những đòi hỏi, nhu cầu thực tế của con người trong
hoạt động kinh tế.
Con đường hợp tác đưa nông nghiệp, nông thôn quá độ lên CNXH ở nước ta đã trải
qua hơn 50 năm. Quá trình ấy đã có những biến đổi, những bước thăng trầm do những điều
kiện khách quan và những nhân tố sai lầm chủ quan. Song kinh tế tập thể mà nòng cốt là
HTX trong những năm qua, đã có nhiều đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển KTXH của đất nước.
Thực hiện các chủ trương, chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, đặc
biệt thực hiện Nghị quyết 13 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá IX) “Về tiếp
tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”, phong trào phát triển HTXNN
ở Quảng Nam không ngừng được củng cố và ngày càng khẳng định vai trò hết sức to lớn,
nhất là trong nông nghiệp, nông thôn, không những thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà
còn phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm. Trong củng cố và phát triển HTX ở Quảng
Nam đã khơi dậy và đáp ứng nhu cầu hợp tác đa dạng trong nhân dân, tôn trọng tính tự
nguyện, tự chủ của HTX, xuất phát từ lợi ích của xã viên, người lao động, chăm lo phúc lợi
tập thể, hỗ trợ giúp đỡ người nghèo, đóng góp tích cực vào xây dựng và phát triển kết cấu
hạ tầng nông thôn. Từ đó tạo được sự phát triển bền vững, cán bộ xã viên gắn bó với HTX
không chỉ đơn thuần về lợi ích kinh tế mà còn thể hiện tính xã hội tốt đẹp, sâu sắc. Qua thực
tiễn các HTX tiên tiến, sự kết hợp hài hoà giữa tính tự chủ của kinh tế hộ xã viên với HTX
thông qua mối quan hệ dịch vụ, trợ giúp chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công
nghệ mà bản thân từng hộ xã viên không thể tự làm được hoặc làm không có hiêụ quả, cả
trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Qua đó, kinh tế hộ càng phát triển đã tạo
tiền đề quan trọng để tiếp tục phát triển HTX. Mối quan hệ giữa kinh tế hộ xã viên với HTX
được nâng lên ở cấp độ cao hơn,
102 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4065 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Phát triển hợp tác xã kiểu mới
trong nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hợp tác xã (HTX) là một tổ chức kinh tế mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc. Có
thể nói, ý tưởng HTX là một ý tưởng hợp tác kinh tế vĩ đại của các bậc tiền bối. Ý tưởng
này đã hình thành một cách tự nhiên từ những đòi hỏi, nhu cầu thực tế của con người trong
hoạt động kinh tế.
Con đường hợp tác đưa nông nghiệp, nông thôn quá độ lên CNXH ở nước ta đã trải
qua hơn 50 năm. Quá trình ấy đã có những biến đổi, những bước thăng trầm do những điều
kiện khách quan và những nhân tố sai lầm chủ quan. Song kinh tế tập thể mà nòng cốt là
HTX trong những năm qua, đã có nhiều đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển KT-
XH của đất nước.
Thực hiện các chủ trương, chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, đặc
biệt thực hiện Nghị quyết 13 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá IX) “Về tiếp
tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”, phong trào phát triển HTXNN
ở Quảng Nam không ngừng được củng cố và ngày càng khẳng định vai trò hết sức to lớn,
nhất là trong nông nghiệp, nông thôn, không những thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà
còn phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm... Trong củng cố và phát triển HTX ở Quảng
Nam đã khơi dậy và đáp ứng nhu cầu hợp tác đa dạng trong nhân dân, tôn trọng tính tự
nguyện, tự chủ của HTX, xuất phát từ lợi ích của xã viên, người lao động, chăm lo phúc lợi
tập thể, hỗ trợ giúp đỡ người nghèo, đóng góp tích cực vào xây dựng và phát triển kết cấu
hạ tầng nông thôn... Từ đó tạo được sự phát triển bền vững, cán bộ xã viên gắn bó với HTX
không chỉ đơn thuần về lợi ích kinh tế mà còn thể hiện tính xã hội tốt đẹp, sâu sắc. Qua thực
tiễn các HTX tiên tiến, sự kết hợp hài hoà giữa tính tự chủ của kinh tế hộ xã viên với HTX
thông qua mối quan hệ dịch vụ, trợ giúp chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công
nghệ mà bản thân từng hộ xã viên không thể tự làm được hoặc làm không có hiêụ quả, cả
trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Qua đó, kinh tế hộ càng phát triển đã tạo
tiền đề quan trọng để tiếp tục phát triển HTX. Mối quan hệ giữa kinh tế hộ xã viên với HTX
được nâng lên ở cấp độ cao hơn, HTX từng bước mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh,
dich vụ... và ngày càng thể hiện rõ nét là tổ chức kinh tế, vừa có tính xã hội sâu sắc. Nhiều
HTX trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã minh chứng bản chất tốt đẹp của một tổ chức kinh tế
gần giũ với mục tiêu xây dựng CNXH ở nước ta. Có thể khẳng định rằng, sự tồn tại và phát
triển của kinh tế HTX là một tất yếu khách quan trong điều kiện cơ chế thị trường khi kinh
tế hộ thực sự trở thành đơn vị kinh tế tự chủ. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu
kết quả phát triển HTX trên địa bàn của tỉnh Quảng Nam vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan
tâm như: Kinh tế hộ nông dân Quảng Nam hầu hết là nhỏ bé, thiếu vốn, thiếu tư liệu sản
xuất, thiếu hiểu biết về kỹ thuật canh tác và nhiều khâu của quá trình sản xuất hộ nông dân
không tự làm được, năng lực nội sinh, địa vị và quyền lợi của xã viên, và người lao động; vị
thế kinh tế HTX trong nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN. Để tồn tại và phát
triển đòi hỏi những người sản xuất phải liên kết lại với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, kết
hợp sức mạnh tập thể và sức mạnh của từng thành viên để đứng vững trong nền kinh tế thị
trường.
Từ yêu cầu khách quan đó, sự tồn tại của các hình thức kinh tế hợp tác, HTX trong
nông nghiệp là cần thiết. Mặt khác trước yêu cầu của sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh,
vai trò kinh tế HTX ngày càng giữ vị trí quan trọng trọng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi
CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, phấn đấu đưa Quảng Nam trở thành tỉnh công nghiệp
vào năm 2015-2020. Vì vậy vấn đề cơ bản và cấp bách đặt ra đối với Quảng Nam là phải
đánh giá đúng tình hình và kết quả hoạt động của các HTX, rút ra những kinh nghiệm và đề
ra những giải pháp tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế HTX kiểu mới trong nông
nghiệp trong thời gian đến.
Đề tài “Phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam”, nhằm góp phần thực hiện mục các yêu cầu đặt ra đối với phát triển nông nghiệp,
nông thôn của tỉnh trong quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH.
2. Tình hình nghiên cứu
Đây là mảng đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trong quá trình thực hiện
CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn ở nước ta.
Trên phạm vị địa bàn tỉnh Quảng Nam đã có một số công trình nghiên cứu như: HTX
Duy Sơn 2, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam - Những gợi mở từ thực tiễn về con đường
đưa nông nghiệp, nông thôn lên CNXH của tập thể tác giả, GS.TS Lưu Văn Sùng; PGS.TS.
Ngô Quang Minh; Thạc sĩ. Nguyễn Phong Duễ; TS. Ngô Huy Đức; TS. Lê Minh Quân;
Nguyễn Thanh Quang PGĐ Sở NN&PTNT Quảng Nam, tháng 4/2001.
Đề tài khoa học Mô hình HTX kiểu mới trong nông nghiệp ở Quảng Nam- Bước đi
và giải pháp của Kỹ sư Nguyễn Cứu Quốc.v.v...
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập những khía cạnh khác nhau trên
lĩnh vực này. Song, với giác độ chung trên các lĩnh vực xây dựng và phát triển mô hình
HTX kiểu mới trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách có hệ thống về chủ đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn là phân tích thực trạng tổ chức và quản lý HTXNN và đề
xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển HTX kiểu mới trong nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam.
3.2. Để thực hiện được mục đích trên luận văn có nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về HTX kiểu mới trong nông nghiệp.
- Phân tích quá trình hình thành và phát triển HTX kiểu mới trong nông nghiệp tỉnh
Quảng Nam những năm vừa qua (2001-2005).
Đề xuất những giải pháp để phát triển HTX kiểu mới trong nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
4. Đối tương và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu là các HTX kiểu mới trong nông nghiệp
4.2. Phạm vi nghiên cứu các HTX kiểu mới trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác-Lênin, đề tài chú trọng sử dụng phương pháp tổng kết thực tiễn, phân tích, so sánh,
điều tra khảo sát... trong đó trực tiếp trao đổi với một số cán bộ lãnh đạo của tỉnh, cán bộ
quản lý HTX... Tham khảo kinh nghiệm các HTXNN điển hình trong và ngoài nước.
6. Ý nghĩa của luận văn
Thông qua việc nghiên cứu về thực trạng tình hình hoạt động của các HTXNN trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam, đánh giá những kết quả đã đạt được, những mặt hạn chế. Đồng
thời đề xuất những giải pháp nhằm góp phần phát triển HTXNN kiểu mới đáp ứng yêu cầu
phát triển KT-XH tỉnh Quảng Nam trong thời kỳ CNH-NĐH nông nghiệp và nông thôn.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục; luận văn được
kết cấu 3 chương, 8 tiết.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI
TRONG NÔNG NGHIỆP
1.1. QUAN ĐIỂM VỀ HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI TRONG NÔNG NGHIỆP
1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin bàn về hợp tác xã nông nghiệp
Lịch sử phát triển của xã hội loài người chính là lịch sử của sự phát triển LLSX, đi
với nó là một QHSX phù hợp. Sự hợp tác giữa người và người không chỉ vì yêu cầu của sản
xuất mà còn cả yêu cầu của cuộc sống để nương tựa nhau, hỗ trợ nhau và bảo vệ cho nhau.
Trong bộ Tư bản cũng như trong nhiều tác phẩm khác của C. Mác, đối tượng nghiên cứu là
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và những QHSX và trao đổi thích ứng với phương thức sản
xuất ấy. Với quan điểm triết học, nắm vững và vận dụng quy luật QHSX phải phù hợp với LLSX,
C. Mác đã phân tích quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản theo 3 giai đoạn: hiệp tác giản đơn,
công trường thủ công và đại công nghiệp cơ khí. Đó là ba giai đoạn phát triển có tính tuần tự của
LLSX, tương ứng với nó là QHSX phù hợp, bao gồm cả quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối và
quan hệ quản lý với những hình thức tổ chức sản xuất tương ứng dựa trên chế độ hiệp tác. C. Mác
đã cho rằng hình thức hiệp tác (giản đơn) là điểm xuất phát lịch sử và lôgích của phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa [24, tr.468]. Sự khởi đầu này bắt nguồn từ sự mở rộng các xưởng sản xuất
của những người thợ cả làm nghề thủ công có tính chất phường hội thành các công xưởng. Trong
các công xưởng đó, sự hiệp tác được hiểu là sự hoạt động của một số công nhân làm việc trong
cùng một thời gian, trên cùng một không gian (hoặc trên cùng một địa điểm lao động) để sản xuất
ra cùng một loại hàng hóa dưới sự điều khiển của một nhà tư bản [24, tr.468].
Tuy nhiên, ngay trong giai đoạn hiệp tác đơn giản, khái niệm hiệp tác đã được mở rộng
hơn, đó là hình thức lao động trong đó nhiều người làm việc theo kế hoạch bên cạnh nhau và
cùng với nhau, trong cùng một quá trình sản xuất hay trong những quá trình khác nhau nhưng
gắn liền với nhau [24, tr.478].
Theo tiến trình phát triển của lịch sử, LLSX không ngừng phát triển và ngày càng nâng
cao thì tất yếu sẽ xuất hiện các QHSX và hình thức tổ chức sản xuất tương ứng. Chuyển sang giai
đoạn công trường thủ công tư bản chủ nghĩa, tuy cơ sở kỹ thuật vẫn dựa trên công cụ và lao động
thủ công nhưng do qui mô sản xuất tăng lên nhờ sự hiệp tác của nhiều ngành nghề khác nhau, tất
yếu xuất hiện các hình thức phân công và hiệp tác lao động với trình độ và qui mô lớn hơn mà C.
Mác đã khái quát thành ba loại: phân công lao động chung, phân công lao động đặc thù, phân
công lao động cá biệt, tức là sự hiệp tác diễn ra trên ba phạm vi: xã hội, trong từng ngành và
trong từng công xưởng, và như vậy sự trao đổi hàng hóa, phát triển thị trường trở thành cơ sở và
động lực của sự hiệp tác trên phạm vi toàn xã hội, thúc đẩy những người sản xuất hàng hóa không
chỉ hiệp tác mà còn cạnh tranh với nhau. C. Mác viết: "Sự phân công lao động trong xã hội đặt
những người sản xuất hàng hóa độc lập đối diện với nhau, những người này không thừa nhận một
uy lực nào khác ngoài uy lực của cạnh tranh [24, tr.517]. Và cũng chính từ sự hiệp tác trên qui mô
rộng lớn dựa trên nền sản xuất hàng hóa đi đôi với những phát kiến về khoa học tự nhiên và khoa
học kỹ thuật, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã chuyển sang giai đoạn đại công nghiệp cơ khí dựa
trên cơ sở lao động và công cụ máy móc. Về phần mình, đại công nghiệp cơ khí lại tạo cho sự
hiệp tác trở thành một tất yếu kỹ thuật không thể nào cưỡng chế nổi, khi C.Mác nói là quá trình
sản xuất đó không liên quan gì đến bàn tay của con người mà là dựa trên các nguyên lý của kỹ
thuật học. "Nền đại công nghiệp không ngừng đảo lộn những cơ sở kỹ thuật của nền sản xuất, và
cùng với chúng là những chức năng của công nhân và những sự kết hợp xã hội của quá trình lao
động" [24, tr.692]. Chính trong giai đoạn đại công nghiệp cơ khí, khoa học và kỹ thuật không chỉ
là cơ sở của sản xuất mà còn là điều kiện của hiệp tác và là đối tượng hiệp tác của sản xuất và
kinh tế.
Như vậy, cùng với sự phát triển không ngừng của LLSX mà quy mô và trình độ của
sự hiệp tác cũng tăng lên, đi liền với nó là hình thức tổ chức sản xuất cũng trở nên hết sức
đa dạng, đồng thời cũng chính từ qui mô, trình độ và hình thức hiệp tác không ngừng tăng
lên lại thúc đẩy phát triển LLSX. Mối quan hệ tác động biện chứng đó diễn ra trong lịch sử
nhân loại hàng trăm năm nay, đưa loài người bước sang nền văn minh mới với sự hiệp tác
trên phạm vi toàn thế giới. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C. Mác và Ph. Ăng-ghen
đã viết: "Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới... thị trường thế giới thúc đẩy cho
thương nghiệp, hàng hải, những phương tiện giao thông tiến bộ phát triển mau chóng lạ
thường, sự phát triển này lại thúc đẩy công nghiệp, thương nghiệp, hàng hải càng phát triển
làm tăng tư bản của giai cấp tư sản lên" [23, tr.598]. Rõ ràng, hiệp tác là một quá trình
khách quan, không ngừng phát triển, cũng giống như khoa học là một lực lượng tự nhiên,
không tốn kém gì đối với nhà tư bản mà chỉ mang lại lợi ích mà thôi. Trong tác phẩm của
mình, C. Mác đã chỉ ra những lợi ích của sự hiệp tác giản đơn như sau:
- Sử dụng chung các tư liệu lao động
- Tạo ra sức mạnh gấp bội để làm những công việc mà cá nhân riêng rẽ không thể
làm nổi.
- Tạo ra không khí thi đua tăng năng suất lao động.
- Tạo cho đối tượng lao động được chuyển vận nhanh chóng.
- Phân công chuyên môn hóa nên có thể rút ngắn thời gian tạo ra sản phẩm.
- Hoàn thành công việc khẩn cấp trong một thời gian nhất định.
- Mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi không gian của lao động một cách phù hợp.
- Tạo ra sức sản xuất của lao động xã hội, qua đó tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư
bản.
Ở trình độ cao hơn, hiệp tác có phân công sẽ tạo ra điều kiện để chuyên môn hóa
công cụ và lao động, thúc đẩy sản xuất các máy móc ngày càng tinh xảo, đồng thời thúc đẩy
thị trường phát triển.
Tuy nhiên, để tận dụng và phát huy các lợi thế của hiệp tác cần phải có các điều kiện,
trong đó C. Mác đã chỉ ra các điều kiện tiên quyết sau đây:
Thứ nhất, phải có một lực lượng tư bản đủ để mua sức lao động và tư liệu lao động.
C. Mác viết: "Con số những công nhân hiệp tác, hay qui mô sự hiệp tác, phụ thuộc trước hết
vào đại lượng của tư bản mà một nhà tư bản riêng rẽ có thể chi ra trong việc mua sức lao
động... sự tích tụ một khối lượng lớn tư liệu sản xuất vào trong tay những nhà tư bản riêng
rẽ là điều kiện vật chất cho sự hiệp tác của những công nhân làm thuê và qui mô hiệp tác
hoặc qui mô sản xuất phụ thuộc vào qui mô của sự tích tụ đó" [24,tr.479].
Thứ hai, phải có sự chỉ huy, quản lý với trình độ có thể đảm bảo cho quá trình sản xuất
luôn suôn sẻ và đạt hiệu quả cao, và quản lý trở thành một tất yếu của lao động hiệp tác. C.Mác
viết: "Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có
nhạc trưởng" [24, tr.480].
Thứ ba, cần phải có những người lao động tự do, bán sức lao động cho nhà tư bản. C.
Mác viết: "Hình thức tư bản của sự hiệp tác thì ngay từ đầu đã giả định phải có người lao
động làm thuê tự do, bán sức lao động của mình cho nhà tư bản" [24, tr.485].
Thứ tư, đảm bảo lợi ích thỏa đáng là một điều kiện của sự hiệp tác. Nhà tư bản phát
triển các hình thức hiệp tác từ thấp đến cao là nhằm thu được giá trị thặng dư cao nhất, còn
người lao động làm thuê tiến hành hiệp tác lao động trước hết là vì lợi ích của bản thân và
qua đó đem lại lợi ích cho nhà tư bản. C. Mác viết: "Động cơ thúc đẩy và mục đích quyết
định của quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự tăng lên càng nhiều càng tốt của tư bản,
tức là sự sản xuất ra giá trị thặng dư càng nhiều càng tốt" [24, tr.480].
Qua nghiên cứu lý luận "hiệp tác" trong học thuyết của C. Mác có thể rút ra một số
vấn đề sau đây:
Hiệp tác là một hiện tượng khách quan của xã hội loài người và đã xuất hiện rất sớm
kể từ khởi đầu nền văn minh của loài người và không ngừng phát triển theo sự phát triển của
LLSX, tuy nhiên mỗi chế độ xã hội khác nhau có nội dung và hình thức hiệp tác khác nhau.
Hiệp tác tư bản chủ nghĩa là sự hiệp tác của những người lao động làm thuê tự do, bán sức
lao động của mình cho nhà tư bản, còn hiệp tác XHCN theo C. Mác là sự hiệp tác của
những người sản xuất tự do và bình đẳng liên hiệp lại để tiến hành lao động xã hội theo một
kế hoạch chung và hợp lý [21, tr.86].
Hiệp tác diễn ra đồng thời với quá trình phân công lao động, do đó có các phạm vi
hiệp tác khác nhau: cá biệt, đặc thù và trên toàn xã hội và còn diễn ra trên phạm vi thế giới
với các hình thức hết sức đa dạng và phong phú.
Hiệp tác mang lại nhiều lợi ích có thể sánh như khoa học là lực lượng tự nhiên mà
nhà tư bản khai thác nó không tốn một đồng xu, do đó nó cũng có lợi nhất định cho người
lao động và cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên việc khai thác lợi thế của sự hiệp
tác không tốt cũng sẽ gây ra những tác hại to lớn không thể lường trước được.
Để đảm bảo cho hiệp tác phát huy lợi thế, tránh sai lầm, thua thiệt cần có nhiều điều
kiện, trong đó có bốn điều kiện tiên quyết:
- Có đủ lượng tư bản cần thiết để mua sức lao động và tư liệu lao động;
- Có sự quản lý với trình độ phù hợp với qui mô của hiệp tác;
- Người lao động được tự do bán sức lao động và tham gia hiệp tác;
- Đảm bảo lợi ích thỏa đáng.
Phát triển lý luận về hợp tác của C. Mác, Lênin đã luận giải sự cần thiết, các tiền đề
của kinh tế hợp tác và các nguyên tắc hợp tác dưới CNXH. Theo Lênin, đi lên CNXH có
nghĩa là tiến tới chế độ xã hội văn minh cần cả một thời kỳ cải biến cách mạng có tính lịch
sử nhằm tạo nên tiền đề cho một chế độ kinh tế mới - chế độ hợp tác kinh tế XHCN. Và khi
tất cả những người lao động đã được giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột và tự nguyện hợp
tác lao động với nhau thì sẽ có CNXH. Theo V.I. Lênin, HTX có ý nghĩa đặc biệt, nó là
bước quá độ sang một chế độ mới bằng con đường đơn giản nhất dễ tiếp thu nhất đối với
nông dân.
Lênin viết: "Khi nhân dân lao động đã vào hợp tác xã với mức độ nhất định, thì chủ
nghĩa xã hội tự nó sẽ được thực hiện". Lênin cũng nêu lên các tiền đề của chế độ hợp tác
dưới CNXH bao gồm:
- Tiền đề chính trị, có tính tiên quyết, đó là chính quyền thuộc về nhân dân và do
chính Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo;
- Tiền đề kinh tế mà cốt lõi là quan hệ kinh tế giữa các HTX với kinh tế nhà nước để
thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Tiền đề văn hóa, xã hội tạo cho chế độ hợp tác tính nhân bản, trình độ văn minh
trong lao động hợp tác và quản lý kinh tế hợp tác.
Lênin rất quan tâm đến việc Nhà nước giúp đỡ tài chính cho HTX. “Một chế độ xã
hội chỉ nảy sinh nếu được một giai cấp nhất định nào đó giúp đỡ về tài chính... Trong lúc
này, chế độ xã hội mà chúng ta ủng hộ hơn hết là chế độ HTX....
Phải cho chế độ HTX hưởng một số đặc quyền kinh tế, tài chính, ngân hàng; sự ủng
hộ mà nhà nước XHCN của chúng ta mang lại cho nguyên tắc tổ chức mới của dân cư phải
là như vậy” [21].
Cũng chính Lê nin đã phát triển quan điểm mác - xít về kinh tế hợp tác và nêu lên các
nguyên tắc và hình thức tổ chức kinh tế hợp tác. Nguyên tắc đầu tiên của hợp tác là tự nguyện,
không cưỡng ép nông dân vào HTX bằng bất cứ hình thức nào, ngoài ra phải tôn trọng nguyên
tắc cùng có lợi, quản lý dân chủ và có sự giúp đỡ của nhà nước. Bước đi của hợp tác là phải tiến
hành từng bước, phù hợp với quá trình phát triển KT-XH, tức là theo qui luật QHSX phải phù
hợp với tính chất và trình độ của LLSX. Trong chính sách kinh tế mới (NEP) Lênin nêu ra bước
đi của hợp tác là từ thương mại rồi dần đi vào sản xuất. Lênin nhấn mạnh tính thiết thực, cụ thể,
phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực SXKD, phù hợp với phong tục, tập quán và dân trí của
từng vùng.
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác xã nông nghiệp ở nước ta
Hồ Chí Minh, trong tác phẩm "Đường cách mệnh" viết năm 1927 đã để một chuyên
mục viết về HTX, trong đó nêu rõ lịch sử phát triển HTX của thế giới mà đầu tiên là HTX
dệt vải ở Anh năm 1761 và lan rộng ra các nước khác như Nga, Đức, Đan mạch, Nhật bản.
Lý luận về hợp tác theo Hồ Chí Minh thật là đơn giản khi Người nêu ra các câu tục ngữ Việt
Nam: "nhóm lại thành giàu, chia nhau thành khó", "một cây làm chẳng nên non, nhiều cây
nhóm lại thành hòn núi cao". Hình thức hợp tác có 4 loại, hay 4 cách, đó là: HTX tiền bạc;
HTX mua; HTX bán và HTX sinh sản nhằm mục đích giúp nhau, nhờ lẫn nhau, "làm sao
cho ai trồng cây thì được ăn trái, ai muốn ăn trái thì giùm vào trồng cây". Đặc biệt Hồ Chí
Minh nhấn mạnh cách tổ chức HTX đảm bảo tính đa dạng, tuỳ hoàn cảnh cụ thể mà lập
HTX, không rập khuôn, nên tạo sự liên kết các HTX với nhau, đảm bảo các thành viên được
hưởng lợi và bình đẳng.
Khi lãnh đạo nhân dân xây dựng CHXH ở miền Bắc Chủ tịc Hồ Chí Minh luôn quan
tâm đến việc xây