Luận văn Phát triển kĩ năng ghi chép của học sinh trung học phổ thông trong giờ đọc hiểu văn bản văn học

Nghị quyết số 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nhấn mạnh: “ Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học ”. Theo đó, trong định hướng xây dựng chương trình sau 2015, môn Ngữ văn cần coi trọng mục tiêu hình thành và phát triển năng lực ngữ văn, mà trước hết là năng lực giao tiếp với việc sử dụng thành thạo 4 kỹ năng cơ bản: đọc, viết, nghe, nói, sau đó mới là những kỹ năng khác. Trong những kỹ năng vừa nêu, đọc và viết được coi là những kỹ năng trọng yếu, là sự cụ thể hóa 2 trục: Đọc văn – Làm văn của môn Ngữ văn theo quan điểm tích hợp hiện nay. Kỹ năng đọc ở đây được hiểu là năng lực đọc hiểu văn bản văn học. Kỹ năng viết chính là năng lực tạo lập văn bản của học sinh. Tuy nhiên, không nên hiểu hoạt động viết của HS đơn thuần chỉ là viết những bài làm văn định kỳ theo yêu cầu của chương trình. Hoạt động viết phải được nhìn thấy ở phạm vi rộng hơn. Đó là kĩ năng tạo lập các loại văn bản khác nhau. Ngoài văn bản nghị luận, HS còn phải viết được một lá đơn, một biên bản, một bài cảm nhận về các vấn đề của cuộc sống.

pdf118 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1975 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển kĩ năng ghi chép của học sinh trung học phổ thông trong giờ đọc hiểu văn bản văn học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Nữ Huyền Thanh Thủy PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG GHI CHÉP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG GIỜ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ MINH Trần Nữ Huyền Thanh Thủy PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG GHI CHÉP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG GIỜ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn văn học Mã ngành: 60 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THANH BÌNH Thành phố Hồ Chí Minh - 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ hỗ trợ, động viên của thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Phòng sau đại học - trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh, Ban giám hiệu và tổ Ngữ Văn trường Trung học phổ thông Nguyễn Thái Học – Khánh Hòa, những nơi đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi được học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Hồng Nam vì sự giúp đỡ nhiệt tình của cô trong quá trình tôi làm luận văn. Tôi xin đặc biệt gửi lời tri ân đến thầy Trần Thanh Bình, người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn tất cả thầy cô, cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2014 Trần Nữ Huyền Thanh Thủy LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả phân tích trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. TP. HCM, ngày 28 tháng 9 năm 2014 Người viết Trần Nữ Huyền Thanh Thủy MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh sách các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NĂNG LỰC GHI CHÉP CỦA HỌC SINH THPT ......................................................................................... 11 1.1. Một số vấn đề lý luận về kĩ năng ghi chép của HS ........................................ 11 1.1.1. Hoạt động ghi chép dưới góc nhìn của lý luận dạy học. ......................... 11 1.1.2. Kĩ năng ghi chép trong môn Ngữ văn ..................................................... 15 1.2.Thực trạng việc ghi chép bài của HS trong giờ đọc hiểu ................................ 21 1.2.1. Phân tích thực trạng dựa trên thực tế khảo sát ......................................... 21 1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém kĩ năng ghi chép của HS. .................. 32 Kết luận chương 1 ................................................................................................... 37 Chương 2. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG GHI CHÉP CHO HS TRONG GIỜ ĐỌC HIỂU .................................................................. 38 2.1. Rèn luyện phương pháp ghi chép theo dàn ý ................................................. 39 2.1.1. Phương pháp ghi chép theo dàn ý ............................................................ 39 2.1.2. Bài tập rèn luyện phương pháp ghi chép theo dàn ý ............................... 40 2.2. Phát triển kĩ năng ghi chép TM ...................................................................... 46 2.2.1. Phương pháp ghi chép TM (Taking and Making) ................................... 46 2.2.2. Bài tập phát triển kĩ năng ghi chép TM ................................................... 47 2.3. Rèn luyện kĩ năng ghi chép bằng sơ đồ tư duy .............................................. 53 2.3.1. Ghi chép bằng sơ đồ tư duy ..................................................................... 53 2.3.2. Bài tập rèn luyện kĩ năng ghi chép bằng sơ đồ tư duy ............................ 55 2.4. Một số lưu ý chung khi thực hiện các kĩ thuật ghi chép ................................ 62 2.4.1. Lưu ý đối với HS ..................................................................................... 62 2.4.2. Lưu ý đối với GV ..................................................................................... 63 Kết luận chương 2 ................................................................................................... 65 Chương 3. THỰC NGHIỆM .................................................................................. 66 3.1. Mục tiêu thực nghiệm ..................................................................................... 66 3.2. Yêu cầu thực nghiệm ...................................................................................... 66 3.3. Quy trình thực nghiệm .................................................................................... 66 3.4. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ................................................................. 67 3.5. Tiến hành thực nghiệm ................................................................................... 67 3.5.1. Chuẩn bị ................................................................................................... 67 3.5.2. Giao bài tập cho HS chuẩn bị ở nhà ........................................................ 68 3.5.3. Tổ chức các tiết học thực nghiệm ............................................................ 68 3.5.4. Thu thập và xử lý kết quả thực nghiệm ................................................... 68 3.6. Rút kinh nghiệm sau mỗi lần thực nghiệm. .................................................... 86 3.7. Nhận xét chung ............................................................................................... 88 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 90 DANH MỤC BÀI VIẾT ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 93 PHỤ LỤC DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ 1 GV Giáo viên 2 HS Học sinh 3 SGK Sách giáo khoa 4 SGV Sách giáo viên 5 THPT Trung học phổ thông 6 THCS Trung học cơ sở 7 NXB Nhà xuất bản 8 Tr. Trang 9 SL Số lượng 10 TL Tỉ lệ 11 ĐHSP Đại học sư phạm 12 Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thống kê các nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém kĩ năng ghi chép của HS ................................................................................................. 33 Bảng 2.1. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản ..................................................... 42 Bảng 2.2. Phiếu ghi nhận kết quả hoạt động nhóm ............................................. 45 Bảng 2.3. Mô hình ghi chép theo phương pháp TM............................................ 46 Bảng 2.4. Mẫu ghi chép nội dung bài học (dành cho văn xuôi) theo phương pháp TM .............................................................................................. 48 Bảng 2.5. Mẫu ghi chép nội dung bài học (dành cho thơ) theo phương pháp TM ....................................................................................................... 49 Bảng 2.6. Phiếu học tập so sánh, đối chiếu ......................................................... 52 Bảng 2.7. Phiếu học tập đánh giá từ hay ............................................................. 52 Bảng 2.8. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu phân loại theo 6 chiếc nón tư duy ............ 59 Bảng 3.1. Kết quả học lực học kì 1 của lớp thực nghiệm. ................................... 67 Bảng 3.2. Số lượng bài ghi của từng kĩ thuật ghi chép ở lần 1............................ 69 Bảng 3.3. Số lượng bài ghi của từng kĩ thuật ghi chép ở lần 2............................ 69 Bảng 3.4. Số lượng bài ghi của từng kĩ thuật ghi chép ở lần 3............................ 69 Bảng 3.5. Phân tích chất lượng bài ghi theo phương pháp dàn ý ........................ 70 Bảng 3.7. Phân tích chất lượng bài ghi theo phương pháp ghi chép TM ............ 73 Bảng 3.9. Phân tích chất lượng bài ghi theo phương pháp sơ đồ tư duy ............. 76 Bảng 3.10. Những hạn chế cơ bản và cách khắc phục .......................................... 86 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Minh họa mẫu ghi chép bài đọc hiểu của HS lớp 12 ............................... 28 Hình 1.2. Minh họa mẫu ghi chép bài đọc hiểu của HS lớp 11 ............................... 29 Hình 1.3. Minh họa mẫu ghi chép bài đọc hiểu của HS lớp 10 ............................... 30 Hình 2.1. Minh họa mô hình sơ đồ tư duy ............................................................... 53 Hình 2.2. Minh họa mô hình sơ đồ tư duy của một tác phẩm văn học .................... 55 Hình 2.3. Minh họa mô hình sơ đồ sáu chiếc nón tư duy ........................................ 57 Hình 2.4. Minh họa mô hình sơ đồ sáu chiếc nón tư duy của một tác phẩm văn học ..................................................................................................... 59 Hình 3.1. Sản phẩm thực nghiệm ghi chép theo phương pháp dàn ý ...................... 72 Hình 3.2. Sản phẩm thực nghiệm ghi chép theo phương pháp TM ......................... 75 Hình 3.3. Sản phẩm thực nghiệm ghi chép theo phương pháp sơ đồ tư duy .............. 77 Hình 3.4. Sản phẩm thực nghiệm ghi chép theo phương pháp sơ đồ tư duy .............. 77 Hình 3.5. Sản phẩm ghi chép theo phương pháp sơ đồ tư duy ................................ 78 Hình 3.6. Các biên bản đánh giá các tiết dạy thực nghiệm ..................................... 82 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết số 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nhấn mạnh: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. Theo đó, trong định hướng xây dựng chương trình sau 2015, môn Ngữ văn cần coi trọng mục tiêu hình thành và phát triển năng lực ngữ văn, mà trước hết là năng lực giao tiếp với việc sử dụng thành thạo 4 kỹ năng cơ bản: đọc, viết, nghe, nói, sau đó mới là những kỹ năng khác. Trong những kỹ năng vừa nêu, đọc và viết được coi là những kỹ năng trọng yếu, là sự cụ thể hóa 2 trục: Đọc văn – Làm văn của môn Ngữ văn theo quan điểm tích hợp hiện nay. Kỹ năng đọc ở đây được hiểu là năng lực đọc hiểu văn bản văn học. Kỹ năng viết chính là năng lực tạo lập văn bản của học sinh. Tuy nhiên, không nên hiểu hoạt động viết của HS đơn thuần chỉ là viết những bài làm văn định kỳ theo yêu cầu của chương trình. Hoạt động viết phải được nhìn thấy ở phạm vi rộng hơn. Đó là kĩ năng tạo lập các loại văn bản khác nhau. Ngoài văn bản nghị luận, HS còn phải viết được một lá đơn, một biên bản, một bài cảm nhận về các vấn đề của cuộc sống. Một loại hoạt động viết cũng rất đáng được chú ý rèn luyện cho HS, chính là hoạt động ghi chép bài học trên lớp. Hoạt động này bao gồm việc HS ghi chép bài học, xử lý thông tin thu nhận được trong lúc đọc hiểu văn bản; biến lời giảng của giáo viên, kết quả hoạt động, thảo luận của các bạnthành kiến thức của riêng mình. Thực tế việc dạy học Ngữ văn hiện nay chưa chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng viết cho HS, trong đó có kĩ năng ghi chép bài học trên lớp. Tình trạng đọc - chép, chiếu - chép, chép – chép vẫn còn tồn tại trong hầu hết các giờ học Văn. Trừ một số ít lớp chuyên lớp chọn, HS có khả năng tự ghi bài (mà chủ yếu cũng là ghi nhanh lời giảng của thầy cô) còn lại thì HS hầu như phụ thuộc vào bài ghi/đọc của GV. Vở học của HS thực chất là một bản sao lại giáo án của GV một cách thụ động và vở ghi của các em trong lớp hầu như là giống nhau. 2 Tình trạng đó xuất phát từ hai nguyên nhân: Thứ nhất là do quá trình đổi mới phương pháp dạy học được thực hiện không triệt để. Từ phương pháp giảng văn sang phương pháp đọc hiểu là cả một thách thức đối với GV, nhất là những GV lâu năm quen với cách dạy cũ. Chỉ thay đổi bằng công nghệ thông tin, một vài hoạt động nhóm trong giờ học, không đủ sức để làm nên sự đột phá về phương pháp trong giờ đọc hiểu. Cuối cùng thao tác chính vẫn là GV đọc/ghi bài giảng cho HS, không khác mấy so với cách dạy truyền thống. Thứ hai là do sự chậm trễ thay đổi kiểm tra đánh giá. Thành tích, kết quả thi cử vẫn là một áp lực mà chưa có trường học phổ thông nào, chưa có GV nào đủ sức vượt qua. Một số GV có ý thức đổi mới phương pháp dạy đọc hiểu, đưa khá nhiều phương pháp mới vào tiết học như là dạy học hợp tác, dạy học dựa trên sự phản hồi, dạy học nêu vấn đề, sử dụng Nhật kí đọc sáchvới mục đích nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản cho HS. Giờ học đọc hiểu nhìn chung có nhiều khởi sắc. HS được tạo điều kiện để được trình bày, thể hiện cảm xúc, sự sáng tạo trong quá trình tiếp nhận tác phẩm. Tuy nhiên, khi mà đề thi, cách đánh giá một bài làm của HS chủ yếu vẫn dựa vào tiêu chí kiến thức, thì GV cuối cùng vẫn phải quay về với việc đọc - chép, chiếu - chép, chép - chép để đảm bảo chất lượng, thành tích cho các kì thi. HS dù được phát biểu rất nhiều, được khuyến khích sáng tạo thì cuối cùng vẫn phải ghi lại những lời giảng của GV cho đủ kiến thức theo yêu cầu kiểm tra, đánh giá. Thực trạng đó đòi hỏi chúng ta cần phải quan tâm đến việc hình thành cho HS phương pháp tự ghi chép bài học, xử lý kiến thức trên lớp theo khả năng, trình độ tiếp thu của chính các em. Khi đó, mỗi bài ghi của HS sẽ là một “biên bản” của tiết học. Mỗi HS có một biên bản tiết học riêng của mình, không giống với bất kì bạn nào trong lớp, nhưng cũng sẽ đạt được “chuẩn chung” về kỹ năng, kiến thức mà GV muốn đạt được. Có thể nhìn thấy từ cách thức ghi chép đó một số kết quả tích cực ban đầu. Từ việc chọn lọc những ý kiến của thầy cô, các bạn, HS sẽ nâng cao khả năng phân tích, tổng hợp, nhận xét để đưa vào bài ghi của mình những điều cốt lõi nhất, trọng tâm nhất. Tự ghi chép cũng đem đến cho HS khả năng thâm nhập vào tác phẩm một cách sâu sắc hơn vì HS phải tập trung lắng nghe, theo dõi các hoạt động diễn ra 3 trong tiết học, thậm chí là tham gia vào quá trình tạo nghĩa cho văn bản...Như vậy thì mới có thể tích lũy được nhiều thông tin cho bài ghi của mình. Qui luật ghi nhớ của não bộ cũng cho thấy việc chúng ta tự thân trải nghiệm kiến thức bằng chính những ghi chép của mình, với vốn ngôn ngữ của bản thân, sẽ làm cho chúng ta ghi nhớ mọi thứ tốt hơn, lâu bền hơn. Bên cạnh đó nếu được hướng dẫn phương pháp ghi chép tốt, HS không chỉ có thể ghi lại nội dung bài học, mà còn có cơ hội thể hiện những suy nghĩ của cá nhân bằng những lưu ý riêng bên lề trang giấy; những thắc mắc băn khoăn muốn được trao đổi với thầy cô và bạn bè trong và ngoài giờ học. Việc làm này có một ý nghĩa nhất định trong việc góp phần nâng cao năng lực đọc hiểu, giống như một cách thức HS phản hồi hay đối thoại đối với tác phẩm sau khi đọc. Khi được thực hiện một cách nhuần nhuyễn, việc tự ghi chép bài học có hệ thống còn là một biện pháp để HS rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, khả năng triển khai luận điểm, trình bày luận cứNó là một cách để HS nâng cao năng lực tạo lập văn bản về sau, một năng lực rất cần sự tư duy mạch lạc, rõ ràng và sự diễn đạt chính xác. Theo tìm hiểu, chúng tôi thấy rằng thực tế đã có nhiều tài liệu nghiên cứu các kỹ thuật ghi chép. Có thể kể đến các phương pháp như phương pháp Cornell, phương pháp ghi dàn ý, phương pháp lập bản đồNhững phương pháp này đã được thực hiện và có những ưu điểm không thể phủ nhận. Tuy nhiên, hướng dẫn cách thức để ghi chép một bài học Ngữ văn trong trường phổ thông, sao cho phù hợp với mục tiêu đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng giờ dạy đọc hiểu, thì cho đến nay vẫn là điều mà chúng ta chưa thực sự quan tâm. Chúng ta tránh nhắc nhở cụm từ “Các em ghi” nhưng thực chất cách dạy, cách đọc chép của chúng ta vẫn như là một sự ngầm thỏa hiệp điều này. Với những lý do đó, ở vị trí là những người trực tiếp đứng lớp trong trường phổ thông, chúng tôi mong muốn nghiên cứu đề tài “Phát triển kĩ năng ghi chép của HS THPT trong giờ đọc hiểu văn bản văn học” như là một sự đóng góp vào quá trình thực hiện đổi mới dạy học Ngữ văn. Giá trị thực tiễn của nó sẽ giúp các GV đứng lớp giảm bớt một gánh nặng trong tiết dạy; giúp giờ đọc hiểu thực sự thành một buổi đối thoại với HS về tác phẩm mà không bị áp lực đảm bảo kiến thức 4 chi phối quá nhiều. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đổi mới cách thức ghi chép cho HS trong giờ đọc hiểu là một biện pháp góp thêm vào quá trình đổi mới giờ học Ngữ văn, nhằm tăng cường tính tích cực của HS. Việc đổi mới này từ lâu đã được GV Ngữ văn hiểu là sự kết hợp đổi mới hai hệ phương pháp: hệ phương pháp chung và hệ phương pháp đặc thù của môn Ngữ văn. Hệ phương pháp chung là những phương pháp dạy học hướng về người học mà tất cả các môn học đều áp dụng theo quan điểm cải cách giáo dục. Trong các phương pháp dạy học tích cực được các nhà giáo dục kể tới, người ta chú ý nhiều đến việc dạy cho HS cách học. Trong tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa (2006), Trần Bá Hoành nêu quan điểm “muốn nâng cao hiệu quả dạy học thì phải dạy cách học” [19, tr.151]. Từ đó, khi đề xuất các phương pháp dạy cách thu nhận thông tin cho người học, tác giả nêu ra các cách thức như: tiếp cận các nguồn thông tin, đọc lướt bài khóa, tìm ý chính và ghi chép. Về việc hướng dẫn HS ghi chép, người viết cho rằng: “sẽ có hiệu quả hơn nếu biết ghi chép chủ động, cố gắng hiểu được càng nhiều càng tốt trong khi thu nhận thông tin” [19, tr.153]. Tác giả cũng có gợi ý một số biện pháp GV nên chú ý để HS có thói quen ghi chép chủ động. Theo đó, bài trình bày của GV phải có dàn bài hợp lý với những ý chính phụ rõ ràng, phải đặt ra những vấn đề để HS suy nghĩ liên hệ, phải thu vở HS để kiểm tra, chỉ ra những điểm cần cải tiếnTài liệu cũng nêu ra một số dấu hiệu để nhận biết một bài ghi theo phong cách học chủ động gồm có những gì. Những vấn đề đó rất có giá trị thực tiễn, tuy thế, nó lại được trình bày tương đối ngắn gọn, cô đọng và vẫn chưa thành hệ thống phương pháp để GV có thể tham khảo và áp dụng trong chuyên môn của mình. Trước đó, cùng một quan điểm dạy cho HS cách học, trong tài liệu Tổ chức quá trình dạy học (1993), Lê Khánh Bằng đề cập đến phương pháp ghi chép trong chương XIV: Tổ chức công tác tự học của HS đại học. Một trong những cách thức để người đọc có thể lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng kỹ xảo, cũng như tìm tòi tri thức mới, đó chính là Phương pháp nghe giảng và ghi chép. Trong phần này, tác giả nêu lên ba khâu để có thể nghe giảng tốt, làm cơ sở để ghi chép tốt: “Nghe giảng 5 trên lớp như thế nào cho tốt? Có nên vừa nghe giảng vừa ghi chép không? Đây là những vấn đề tâm lý và giáo dục khá phức tạp và còn chưa được nghiên cứu đầy đủ” [4, tr.179]. Tác giả cho rằng thông qua bài ghi, có thể đánh giá năng lực của một HS: “Ta thấy cách ghi chép gắn liền với sự hiểu biết và trình độ lĩnh hội của HS. Nếu không hiểu bài giảng thì không thể có bài ghi tốt được. Vì vậy, xem bài ghi của một HS, ta có thể biết được mức độ nắm bài của HS đó” [4, tr.181]. Từ việc xác định tầm quan trọng của bài ghi, người viết có lưu ý: “phải biết tập trung chú ý vào mỗi một luận điểm của bài giảng, và nhanh chóng nắm lấy những điều cơ bản, quan trọng nhất (). Đối với các môn xã hội, cần đảm bảo tính chính xác và tính logic của các luận điểm, luận cứ, luận chứng” [4, tr.181]. Ngoài ra tài liệu cũng có gợi ý một số hình thức ghi chép, ví dụ như chia trang giấy thành hai phần, cần viết sao cho nhanhQuan trọng hơn, phần này có đề cập đến việc để giúp cho HS có thể nghe giảng và ghi chép được thuận lợi, GV nên chuẩn bị những gì. Có thể xem đó là những gợi ý bước đầu về phương pháp hướng dẫn HS ghi chép. Tuy vậy, bản thân tác giả cũng thừa nhận, “rất khó thực hiện đồng thời có kết quả cả hai việc nghe giảng và ghi chép” [4, tr.180] và nhấn mạnh “đây l
Luận văn liên quan