Luận văn Phát triển mô hình bán lẻ điện tử phố internet trên website 25h.vn

1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Theo chỉ số phát triển mảng kinh doanh bán lẻ trên toàn cầu (GRDI) do Hãng tư vấn Mỹ A.T. Kearney: năm 2007, Việt Nam mới chỉ xếp thứ 4 trong số những thị trường bán lẻ "hot" nhất thế giới (sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc); nhưng sang năm 2008, Việt Nam đã soán ngôi vị số một của Ấn Độ, trở thành điểm đến hấp dẫn nhất với các nhà đầu tư với doanh số bán lẻ tăng khoảng 20,5%, tương đương 54,3 tỷ USD. A.T. Kearney bắt đầu công bố GRDI từ năm 2001, trong đó đánh giá về độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ ở những nền kinh tế mới nổi, dựa trên 25 yếu tố khách nhau, bao gồm cả rủi ro kinh tế, chính trị, mức độ hấp dẫn cũng như bão hòa của thị trường bán lẻ. Thị trường bán lẻ Việt Nam tuy quy mô còn nhỏ, song vẫn rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài bởi áp lực cạnh tranh chưa lớn, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên dưới 8%. Nền kinh tế của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng liên tục cao, ổn định chính trị. Bên cạnh đó người tiêu dùng Việt Nam thuộc hàng trẻ nhất ở Châu Á và mức chi tiêu ngày càng tăng. Các tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài như Metro của Đức, Casino của Pháp, Parkson. đều đã có mặt ở Việt Nam. Một tập đoàn bán lẻ của Canada cũng đã công bố kế hoạch khai trương chuỗi cửa hàng tiện lợi mang tên Circle K ở Việt Nam. Việt Nam là một thị trường bán lẻ rất tiềm năng và đang được khai thác bằng nhiều mô hình kinh doanh truyền thống và gần đây là thương mại điện tử. Thương mại điện tử là một phương thức kinh doanh mới và hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cho người tiêu dùng và cho cả xã hội. Nhưng những lợi thế của thương mại điện tử không làm cho các doanh nghiệp bán lẻ điện tử hoạt động trong môi trường ít tính cạnh tranh, mà ngược lại, các nhà bán lẻ điện tử đang phải cạnh tranh gay gắt. Doanh nghiệp phải cạnh tranh với các nhà bán lẻ truyền thống trong và ngoài nước, với chính các doanh nghiệp bán lẻ điện tử khác, trong môi trường cạnh tranh toàn cầu. Không những thế, ở Việt Nam thương mại điện tử còn khá mới mẻ nên việc triển khai thương mại điện tử tại các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn: vấn đề an ninh mạng còn nhiều bất cập, vấn đề thanh toán điện tử còn gặp trở ngại về cơ sở hạ tầng công nghệ. Vấn đề nhận thức, thói quen của người tiêu dùng và hành lang pháp lý cũng làm ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển của thương mại điện tử nước ta. Ngoài ra, sự non yếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực quản trị và xử lý đơn hàng; thanh toán; quảng bá và xúc tiến đôi khi làm giảm hiệu quả của các hoạt động thương mại điện tử mà lại không tận dụng hết được các lợi thế của doanh nghiệp. Qua đó, một vấn đề cấp thiết là phải tìm ra một cách thức, một mô hình để giải quyết các vấn đề trên cho doanh nghiệp, làm sao để doanh nghiệp hoạt động thương mại điện tử hiệu quả, khắc phục được các khó khăn và tận dụng được các ưu lợi thế của doanh nghiệp. 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Trong tình hình cạnh tranh hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ điện tử, nhưng những hoạt động này chưa thực sự hiệu quả. Sự cạnh tranh với các siêu thị bán lẻ truyền thống ngày càng gay gắt, nhất là trong thời điểm các siêu thị lớn nhất trên thế giới đã vào Việt Nam và sự canh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước diễn ra công bằng, không có ưu tiên; thói quen mua hàng truyền thống của người tiêu dùng; vấn đề thanh toán trong thương mại điện tử; vấn đề marketing Từ những vấn đề trên, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải có những thay đổi, những giải pháp giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển cùng với những thương hiệu nổi tiếng trong môi trường cạnh tranh toàn cầu. Giải quyết vấn đề trên đối với từng doanh nghiệp là một bài toán khó. Những hạn chế về mặt chi phí, công nghệ và nhân lực làm cho doanh nghiệp chưa thể tận dụng hết những ưu việt của thương mại điện tử. Chính vì vậy, việc tập hợp các doanh nghiệp theo mô hình “phố internet” (internet malls) có những hiệu quả nhất định. Điều này có thể giải quyết cho doanh nghiệp một số vấn đề về cơ sở hạ tầng, về phương thức thanh toán điện tử, về sự đa dạng của danh mục mặt hàng và cả vấn đề quảng cáo, xúc tiến. Hơn nữa, hiện nay ở Việt Nam chưa có một mô hình bán lẻ điện tử nào thực sự theo hướng internet malls. Nếu đi đầu, chúng ta có lợi thế của người tiên phong. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài của luận văn là “Phát triển mô hình bán lẻ điện tử “phố internet” trên website 25h.vn” nhằm nghiên cứu về mô hình internet malls và việc phát triển nó tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Truyền hình Hà Nội (HiTV) 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài này có các mục đích chính là: • Hệ thống hóa lý luận về mô hình bán lẻ điện tử “phố internet” (internet malls) • Khảo sát thực tế và đánh giá thực trạng của việc ứng dụng mô hình “phố internet” tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Truyền hình Hà Nội (HiTV) • Đưa ra một số giải pháp cho việc phát triển mô hình “phố internet” tại site 25h.vn 1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài • Phạm vi không gian: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Truyền hình Hà Nội (HiTV) • Phạm vi thời gian: Từ khi công ty thành lập (2007) đến nay 1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp Toàn bộ luận văn được chia thành 4 chương: • Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài Phát triển mô hình bán lẻ điện tử “phố internet” trên website 25h.vn • Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về mô hình bán lẻ điện tử “phố internet” • Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng ứng dụng mô hình “phố internet” tại website 25h.vn • Chương 4: Một số giải pháp phát triển mô hình bán lẻ điện tử “phố internet” tại website 25h.vn

doc51 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3635 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển mô hình bán lẻ điện tử phố internet trên website 25h.vn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH “PHỐ INTERNET” TRÊN WEBSITE 25H.VN Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Theo chỉ số phát triển mảng kinh doanh bán lẻ trên toàn cầu (GRDI) do Hãng tư vấn Mỹ A.T. Kearney: năm 2007, Việt Nam mới chỉ xếp thứ 4 trong số những thị trường bán lẻ "hot" nhất thế giới (sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc); nhưng sang năm 2008, Việt Nam đã soán ngôi vị số một của Ấn Độ, trở thành điểm đến hấp dẫn nhất với các nhà đầu tư với doanh số bán lẻ tăng khoảng 20,5%, tương đương 54,3 tỷ USD. A.T. Kearney bắt đầu công bố GRDI từ năm 2001, trong đó đánh giá về độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ ở những nền kinh tế mới nổi, dựa trên 25 yếu tố khách nhau, bao gồm cả rủi ro kinh tế, chính trị, mức độ hấp dẫn cũng như bão hòa của thị trường bán lẻ. Thị trường bán lẻ Việt Nam tuy quy mô còn nhỏ, song vẫn rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài bởi áp lực cạnh tranh chưa lớn, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên dưới 8%. Nền kinh tế của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng liên tục cao, ổn định chính trị. Bên cạnh đó người tiêu dùng Việt Nam thuộc hàng trẻ nhất ở Châu Á và mức chi tiêu ngày càng tăng. Các tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài như Metro của Đức, Casino của Pháp, Parkson... đều đã có mặt ở Việt Nam. Một tập đoàn bán lẻ của Canada cũng đã công bố kế hoạch khai trương chuỗi cửa hàng tiện lợi mang tên Circle K ở Việt Nam. Việt Nam là một thị trường bán lẻ rất tiềm năng và đang được khai thác bằng nhiều mô hình kinh doanh truyền thống và gần đây là thương mại điện tử. Thương mại điện tử là một phương thức kinh doanh mới và hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cho người tiêu dùng và cho cả xã hội. Nhưng những lợi thế của thương mại điện tử không làm cho các doanh nghiệp bán lẻ điện tử hoạt động trong môi trường ít tính cạnh tranh, mà ngược lại, các nhà bán lẻ điện tử đang phải cạnh tranh gay gắt. Doanh nghiệp phải cạnh tranh với các nhà bán lẻ truyền thống trong và ngoài nước, với chính các doanh nghiệp bán lẻ điện tử khác, trong môi trường cạnh tranh toàn cầu. Không những thế, ở Việt Nam thương mại điện tử còn khá mới mẻ nên việc triển khai thương mại điện tử tại các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn: vấn đề an ninh mạng còn nhiều bất cập, vấn đề thanh toán điện tử còn gặp trở ngại về cơ sở hạ tầng công nghệ. Vấn đề nhận thức, thói quen của người tiêu dùng và hành lang pháp lý cũng làm ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển của thương mại điện tử nước ta. Ngoài ra, sự non yếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực quản trị và xử lý đơn hàng; thanh toán; quảng bá và xúc tiến… đôi khi làm giảm hiệu quả của các hoạt động thương mại điện tử mà lại không tận dụng hết được các lợi thế của doanh nghiệp. Qua đó, một vấn đề cấp thiết là phải tìm ra một cách thức, một mô hình để giải quyết các vấn đề trên cho doanh nghiệp, làm sao để doanh nghiệp hoạt động thương mại điện tử hiệu quả, khắc phục được các khó khăn và tận dụng được các ưu lợi thế của doanh nghiệp. 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Trong tình hình cạnh tranh hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ điện tử, nhưng những hoạt động này chưa thực sự hiệu quả. Sự cạnh tranh với các siêu thị bán lẻ truyền thống ngày càng gay gắt, nhất là trong thời điểm các siêu thị lớn nhất trên thế giới đã vào Việt Nam và sự canh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước diễn ra công bằng, không có ưu tiên; thói quen mua hàng truyền thống của người tiêu dùng; vấn đề thanh toán trong thương mại điện tử; vấn đề marketing… Từ những vấn đề trên, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải có những thay đổi, những giải pháp giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển cùng với những thương hiệu nổi tiếng trong môi trường cạnh tranh toàn cầu. Giải quyết vấn đề trên đối với từng doanh nghiệp là một bài toán khó. Những hạn chế về mặt chi phí, công nghệ và nhân lực làm cho doanh nghiệp chưa thể tận dụng hết những ưu việt của thương mại điện tử. Chính vì vậy, việc tập hợp các doanh nghiệp theo mô hình “phố internet” (internet malls) có những hiệu quả nhất định. Điều này có thể giải quyết cho doanh nghiệp một số vấn đề về cơ sở hạ tầng, về phương thức thanh toán điện tử, về sự đa dạng của danh mục mặt hàng và cả vấn đề quảng cáo, xúc tiến. Hơn nữa, hiện nay ở Việt Nam chưa có một mô hình bán lẻ điện tử nào thực sự theo hướng internet malls. Nếu đi đầu, chúng ta có lợi thế của người tiên phong. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài của luận văn là “Phát triển mô hình bán lẻ điện tử “phố internet” trên website 25h.vn” nhằm nghiên cứu về mô hình internet malls và việc phát triển nó tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Truyền hình Hà Nội (HiTV) 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài này có các mục đích chính là: Hệ thống hóa lý luận về mô hình bán lẻ điện tử “phố internet” (internet malls) Khảo sát thực tế và đánh giá thực trạng của việc ứng dụng mô hình “phố internet” tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Truyền hình Hà Nội (HiTV) Đưa ra một số giải pháp cho việc phát triển mô hình “phố internet” tại site 25h.vn 1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài Phạm vi không gian: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Truyền hình Hà Nội (HiTV) Phạm vi thời gian: Từ khi công ty thành lập (2007) đến nay Kết cấu luận văn tốt nghiệp Toàn bộ luận văn được chia thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài Phát triển mô hình bán lẻ điện tử “phố internet” trên website 25h.vn Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về mô hình bán lẻ điện tử “phố internet” Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng ứng dụng mô hình “phố internet” tại website 25h.vn Chương 4: Một số giải pháp phát triển mô hình bán lẻ điện tử “phố internet” tại website 25h.vn Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MÔ HÌNH BÁN LẺ ĐIỆN TỬ “PHỐ INTERNET” (INTERNET MALLS) 2.1 Một số khái niệm cơ bản 2.1.1 Mô hình kinh doanh Có rất nhiều khái niệm mô hình kinh doanh Theo Efraim Turban (2006) thì mô hình kinh doanh là một phương pháp tiến hành kinh doanh qua đó doanh nghiệp có được doanh thu, điều kiện cơ bản để tồn tại và phát triển trên thị trường. Theo Paul Timmers (1999): Mô hình kinh doanh là cách bố trí, sắp xếp các sản phẩm, dịch vụ và các dòng thông tin, bao gồm việc mô tả các yếu tố của quá trình kinh doanh và vai trò của nó đối với kinh doanh; đồng thời mô tả các nguồn doanh thu, khả năng thu lợi nhuận từ mỗi mô hình kinh doanh đó. Khái niệm mô hình kinh doanh miêu tả một tầm rộng những mô hình (về mặt hình thức) do các doanh nghiệp xác định để đại diện các khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp, như là các quá trình hoạt động, các cấu trúc tổ chức, và những dự báo tài chính… Đó là một hệ thống gồm nhiều phần tử và các quan hệ của chúng, thể hiện lý luận kinh doanh, quan điểm quản trị của một doanh nghiệp; mô tả khả năng sản xuất-kinh doanh các loại sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp đối với một hoặc nhiều đối tượng khách hàng; mô tả thuật kiến trúc của doanh nghiệp, mạng lưới đối tác doanh nghiệp sử dụng để tạo lập, tiếp thị và phân phối các sản phẩm, dịch vụ nói trên; mô tả các nguồn lực, các mối quan hệ, nhằm phát sinh các dòng doanh thu có khả năng tạo lợi nhuận trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Một mô hình kinh doanh liên quan tới 4 khía cạnh cơ bản của doanh nghiệp: Cơ sở hạ tầng (Infrastructure - I): Mô hình kinh doanh đó có yêu cầu về cơ sở hạ tầng như thế nào? Chào hàng (Offering - O): Mô hình kinh doanh đó dùng những chiêu thức nào để đưa thông tin và thu hút khách hàng? Khách hàng (Customers - C): Đối tượng khách hàng của mô hình này là ai? Hành vi mua hàng của họ? Tài chính (Finances - F): Mô hình này cần đầu tư bao nhiêu và mô hình doanh thu của nó gì? 2.1.2 Bán lẻ Theo cuốn sách Retailing Management, Michael Levy và Barton A. Weitz: Retailing is the set of business activities that adds value to the products and services sold to consumers for their personal or family use. Bán lẻ là một hệ thống các hoạt động kinh doanh gia tăng giá trị cho các sản phẩm và dịch vụ được bán cho người tiêu dùng nhằm mục đích tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình. Mọi người thường nghĩ chỉ những hàng hóa mới có thể bán lẻ, nhưng thực ra bán lẻ còn bao gồm cả đối với các dịch vụ như dịch vụ cho thuê phòng khách sạn ngắn ngày hoặc dịch vụ giao hàng tại nhà. Hiện nay, bán lẻ không chỉ diễn ra ở các cửa hàng truyền thống mà còn diễn ra cả trên internet. 2.1.3 Bán lẻ điện tử Bán lẻ điện tử là việc bán lẻ hàng hóa và dịch vụ qua Internet và các kênh điện tử khác. Định nghĩa này bao hàm tất cả các hoạt động thương mại, tạo nên các giao dịch với người tiêu dùng cuối cùng (chứ không phải khách hàng doanh nghiệp). Tuy nhiên, một số hoạt động marketing không tạo nên các giao dịch trực tiếp, ví dụ cung cấp thông tin miễn phí hoặc xúc tiến thương hiệu, hình ảnh, được coi như một phần của thương mại điện tử B2C, nhưng thường không được tính trong phạm vi của bán lẻ điện tử. Tức là bán lẻ điện tử khác với thương mại điện tử B2C, nhưng hiện nay, người ta coi bán lẻ điện tử chính là thương mại điện tử B2C và trong phạm vi bài viết này, ta cũng coi hai khái niệm này là một. 2.2 Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu 2.2.1 Các yếu tố cơ bản của mô hình kinh doanh Mục tiêu giá trị: Là cách mà sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Để phân tích mục tiêu giá trị, doanh nghiệp phải trả lời hai câu hỏi: Vì sao khách hàng lựa chọn doanh nghiệp để giao dịch? Doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng những gì mà các doanh nghiệp khác không thể cung cấp? Đứng ở góc độ khách hàng, mục tiêu giá trị thương mại điện tử bao gồm: sự cá nhân hoá, cá biệt hoá của các sản phẩm; giảm bớt chi phí tìm kiếm sản phẩm, so sánh giá cả; sự thuận tiện trong giao dịch thông qua quá trình quản lý phân phối sản phẩm. Mô hình doanh thu Là cách thức để doanh nghiệp có doanh thu, tạo ra lợi nhuận và có mức lợi nhuận trên vốn đầu tư lớn hơn các hình thức đầu tư khác Có năm mô hình doanh thu chủ yếu được áp dụng trong thương mại điện tử là: mô hình doanh thu quảng cáo; mô hình doanh thu đăng ký; mô hình thu phí giao dịch; mô hình doanh thu bán hàng; mô hình doanh thu liên kết Cơ hội thị trường Nhằm để chỉ tiềm năng thị trường của một doanh nghiệp và toàn bộ cơ hội tài chính tiềm năng mà doanh nghiệp có khả năng thu được từ thị trường đó. Cơ hội thị trường thực tế được hiểu là khoản doanh thu doanh nghiệp có khả năng thu được ở mỗi vị trí thị trường mà doanh nghiệp có thể giành được. Môi trường cạnh tranh Nhằm nói đến phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp khác kinh doanh sản phẩm cùng loại trên cùng thị trường Môi trường cạnh tranh bao gồm các nhân tố như: có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh đang hoạt động; phạm vi hoạt động của các đối thủ đó ra sao; thị phần của mỗi đối thủ như thế nào; lợi nhuận mà họ thu được là bao nhiêu và mức giá mà các đối thủ định ra cho các sản phẩm của họ là bao nhiêu. Môi trường cạnh tranh là một căn cứ quan trọng để đánh giá tiềm năng của thị trường. Nếu trên một đoạn thị trường sản phẩm nhất định, có nhiều đối thủ cạnh tranh với nhau, đó là dấu hiệu đoạn thị trường này đã bão hòa và lợi nhuận khó có thể thu được. Ngược lại, nếu thị trường có rất ít đối thủ cạnh tranh thì đó là dấu hiệu của hoặc một đoạn thị trường hầu như chưa được khai thác, hoặc khó có thể thành công trên thị trường này vì nó không có khả năng đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Như vậy, việc phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh giúp doanh nghiệp quyết định nên đầu tư vào đoạn thị trường nào có lợi nhất. Lợi thế cạnh tranh Là khả năng sản xuất một loại sản phẩm có chất lượng cao hơn và/hoặc tung ra thị trường một sản phẩm có mức giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh có thể là những điều kiện thuận lợi liên quan đến nhà cung ứng, người vận chuyển, nguồn lao động hoặc sự vượt trội về kinh nghiệm, tri thức hay sự trung thành của người lao động… Chiến lược thị trường Được hiểu là việc nghiên cứu các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng và lập kế hoạch thực hiện các hoạt động xúc tiến sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng Cấu trúc tổ chức Các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần có một hệ thống tổ chức tốt đảm bảo thực thi có hiệu quả các kế hoạch và chiến lược kinh doanh. Một kế hoạch phát triển có tổ chức được hiểu là cách thức bố trí, sắp xếp và thực thi các công việc kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp Đội ngũ quản trị Đội ngũ quản trị là yếu tố quan trọng, cần thiết đối với các mô hình kinh doanh, chịu trách nhiệm xây dựng các mẫu công việc trong doanh nghiệp. Một đội ngũ quản trị mạnh góp phần tạo sự tin tưởng chắc chắn đối với các nhà đầu tư bên ngoài, có khả năng nắm bắt nhanh nhạy những diễn biến thị trường, có kinh nghiệm trong việc thực thi các kế hoạch kinh doanh và là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Đội ngũ quản trị giỏi có thể đưa ra các quyết định thay đổi hoặc tái cấu trúc mô hình kinh doanh khi cần thiết. 2.2.2 Các yếu tố cơ bản của bán lẻ điện tử Các loại hàng hóa chủ yếu Quá trình phát triển của bán lẻ điện tử cho thấy, thời gian đầu tiên, bán lẻ điện tử chủ yếu được thực hiện đối với các sản phẩm thuộc các nhóm hàng như: sách, nhạc và phim DVD, tạp phẩm, trò chơi và phần mềm, thiết bị điện tử và máy tính, du lịch, quần áo. Đó là những sản phẩm có độ tiêu chuẩn hóa cao, đựơc thể hiện thông qua các thông số kỹ thuật giúp người mua có thể đánh giá toàn diện và có ý niệm tương đối đầy đủ về sản phẩm mà không cần giám định một cách trực quan. Về sau, bán lẻ điện tử dần lan rộng sang các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác (phần cứng và phần mềm máy tính, hàng điện tử dân dụng, sản phẩm trang bị văn phòng, hàng thể thao, đồ chơi, sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp, sản phẩm giải trí, trang phục và quần áo, đồ trang sức, ô tô, các dịch vụ…) Cơ cấu hàng hóa Cơ cấu mặt hàng lựa chọn có thể là rộng hay đặc thù, phụ thuộc vào quan niệm, ý tưởng kinh doanh của từng người. Trong môi trường Internet, với vị trí địa lý và cơ sở khách hàng không bị giới hạn, các ý tưởng về việc tạo lập và vận hành các cửa hàng bán lẻ truyền thống kinh doanh hẹp là có khả năng thực hiện. Khách hàng Việc nghiên cứu thị trường và khách hàng tiềm năng nhằm đánh giá hành vi người dùng web, các yếu tố ảnh hưởng hoặc bổ trợ cho hành vi mua hàng trực tuyến của họ…, từ đó giúp phân lát thị trường tiềm năng tổng quát thành nhiều loại hình và có những chiến lược riêng cho từng phân đoạn thị trường. 2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu Theo sự điều tra của tác giả, trong khoảng 3-5 năm gần đây, ở Việt Nam chưa có ai có sự nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề mô hình bán lẻ điện tử “phố internet” (internet malls hay e-malls). Chỉ có trong bài giảng môn Thương mại điện tử căn bản và Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử B2C của Trường Đại học Thương mại là có giới thiệu chung về mô hình này cùng với các mô hình kinh doanh khác trong thương mại điện tử B2C (trong Bài giảng, mô hình này được gọi là phố buôn bán, khu mua sắm trực tuyến). Tuy nhiên, ở nước ngoài có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này như: “Online Shopping Mall Project” của nhóm sinh viên năm thứ 4 Surjyendu Ray, Suvendu Bhattacharya, Sandip Shaw, Souvik Sett; “Online Shopping Mall Software Requirement Specification”, Skynet 2008; và đặc biệt là “Structure and Components of E-mall business models” của R.Cooper và K.Michael năm 2005. Những công trình này mới nêu được một số khía cạnh của mô hình internet malls, e-malls như cấu trúc, thành phần tham gia và một số yêu cầu kỹ thuật trong việc ứng dụng một internet malls, e-malls vào thực tế, chưa nêu được một cách tổng quát nhất về tất cả các khía cạnh của mô hình này. Hơn nữa, mỗi quốc gia có một nền kinh tế với những đặc điểm đặc trưng, nên cũng với mô hình này, với các yếu tố của nó thì việc ứng dụng ở Việt Nam cũng mang những nét khác biệt. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về mô hình này với các điều kiện kinh tế, chính trị… ở Việt Nam còn rất nhiều vấn đề và là một việc cần thiết, có tính khoa học cao. 2.4 Một số vấn đề lý luận về mô hình bán lẻ điện tử “phố internet” (internet malls) 2.4.1 Phân loại các mô hình kinh doanh của bán lẻ điện tử Phân loại theo kênh phân phối, bán lẻ điện tử có 5 mô hình kinh doanh chủ yếu: Mô hình nhà bán lẻ theo đơn đặt hàng qua thư tín chuyển sang trực tuyến Phần lớn các nhà bán lẻ theo đơn đặt hàng qua bưu điện truyền thống (như Sharp Image, Lands End) bổ sung thêm một kênh phân phối khác: Internet. Các hãng với hệ thống kinh doanh dựa trên đơn đặt hàng qua thư có lợi thế khi chuyển sang bán hàng trực tuyến, vì họ có sẵn các hệ thống tác nghiệp xử lý thanh toán, quản trị tồn kho và thực hiện đơn hàng tốt. Bán hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất Các nhà sản xuất, như Dell, Nike, Lego, Godiva và Sony bán hàng trực tuyến trực tiếp từ các site công ty đến các khách hàng cá nhân. Phần lớn các nhà sản xuất là vận hành thương mại điện tử hỗn hợp (“click and mortar”). Họ cũng vừa bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng, vừa bán thông qua các đại lý bán lẻ, vì người bán hàng có thể hiểu rõ thị trường của họ do có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, và người tiêu dùng nhận được nhiều thông tin về sản phẩm qua quan hệ trực tiếp với nhà sản xuất. Hãng Dell đầu tiên sử dụng marketing trực tiếp kết hợp với tiếp cận bán hàng qua đơn đặt hàng, cung cấp hàng hóa của họ theo yêu cầu riêng của khách hàng.. Nhà bán lẻ điện tử thuần túy Các nhà bán lẻ điện tử này không có các cửa hàng vật lý. Họ chỉ bán hàng trực tuyến. Amazon.com trong giai đoạn mới hình thành là một ví dụ của nhà bán lẻ điện tử thuần túy Các nhà bán lẻ điện tử ảo có lợi thế liên quan đến tổng chi phí thấp và các quá trình kinh doanh được tổ chức hợp lý. Các nhà bán lẻ điện tử có thể thuộc loại kinh doanh hàng hóa đa dụng hoặc hàng hóa chuyên dụng Các nhà bán lẻ điện tử kinh doanh hàng hóa chuyên dụng hoạt động trong một thị trường hẹp (ví dụ Cattoys.com). Các doanh nghiệp kinh doanh chuyên sâu như vậy không thể tồn tại trong thế giới vật lý vì họ không có đủ khách hàng Nhà bán lẻ hỗn hợp Đây là các nhà bán lẻ truyền thống có thêm website bổ sung (Ví dụ: Walmart.com, Homedepot.com, Sharperimage.com). Một hãng đồng thời vận hành cả các cửa hàng vật thể, cả các site bán lẻ trực tuyến được gọi là nhà bán hàng hỗn hợp “click and mortar” trên mô hình kinh doanh đa kênh. Ví dụ: các cửa hàng bách hóa của Macys (Macys.com) hoặc Sears (Sears.com), các cửa hàng hạ giá của Wal-Mart (walmart.com). Các phố internet (internet malls, e-malls): Internet malls, virtual-malls hay e-malls là một trang web có rất nhiều các thương gia, nhà cung cấp dịch vụ, môi giới và các doanh nghiệp khác đặt cửa hàng của họ trên đó. Các nhà điều hành internet malls thường chi một khoản phí để thiết lập và duy trì các cửa hàng đó. Chính vì vậy, họ sẽ thu phí trên mỗi giao dịch được thực hiện. Internet malls đóng vai trò như một trung gian giữa người tiêu dùng và những người buôn bán trên đó, ví dụ như tạo cung cấp dịch vụ thanh toán thuận tiện và trả lại tiền nếu người bán không giao hàng đúng hẹn. Khi internet malls cung cấp các dịch vụ như thanh toán thuận tiện hoặc danh mục trình duyệt, nó sẽ lưu lại thông tin của những người tham gia vào bất cứ hoạt động nào trên internet malls. Điều này dẫn đến sự phát triển của các internet malls chuyên ngành. 2.4.2 Phân loại mô hình kinh doanh phố internet (internet malls): Mô hình này gồm hai loại: Danh mục tham khảo và Phố bán hàng với các dịch vụ chia sẻ: Danh mục tham khảo. Loại phố này về cơ bản là một danh mục được tổ chức theo sản phẩm. Các tờ catalog hoặc quảng cáo biểu ngữ (banner ads) trên site quảng cáo các sản phẩm hoặc cửa hàng. Khi người dùng mạng kích chuột vào một sản phẩm hoặc một cửa hàng cụ thể, họ được dẫn đến cửa hàng của người bán, nơi mà họ sẽ thực hiện các giao dịch. Một ví dụ về danh mục là Hawaii.com/marketplace. Các cửa hàng tham gia trên site có thể cùng sở hữu site, hoặc trả phí đăng ký, hoặ
Luận văn liên quan