Luận văn Phát triển một số năng lực học tập của học sinh trong dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông

Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay thì việc phát triển phẩm chất và năng lực người học là định hướng nổi trội mà nhiều nước tiên tiến đã và đang thực hiện từ đầu thế kỉ XXI đến nay. Các nước đều chú ý hình thành, phát triển những năng lực cần cho việc học suốt đời và gắn với cuộc sống hằng ngày. Đảng và Nhà nước ta đã nhận định rõ tình hình đó và đưa ra định hướng đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo. Điều này thể hiện rõ trong Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa XI vừa qua đã đổi mới mục tiêu giáo dục: Chuyển mạnh từ chủ yếu chú trọng trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học [6]. Đặc trưng của môn Hóa học là môn học vừa lý thuyết, vừa thực nghiệm, vì thế đòi hỏi ở học sinh rất nhiều về năng lực học tập để học sinh có thể tư duy, phân tích, phán đoán và có khả năng tìm tòi, sáng tạo để nắm vững kiến thức. Nhưng thời gian dạy học trên lớp thì còn hạn hẹp, không phải học sinh nào cũng có đủ thời gian để thấu hiểu, ghi nhớ và vận dụng những kiến thức mà giáo viên đã truyền thụ. Vì thế, thực trạng của việc giảng dạy hiện nay, còn nhiều điểm tồn tại, các giáo viên chủ yếu tập trung cung cấp khối lượng kiến thức xác định trong giờ lên lớp mà chưa quan tâm đúng mức đến đổi mới phương pháp dạy học để phát triển năng lực học tập cho học sinh.

pdf178 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 5932 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển một số năng lực học tập của học sinh trong dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phan Thiên Thanh PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NĂNG LỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỮU CƠ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phan Thiên Thanh PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NĂNG LỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỮU CƠ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học Mã số : 60 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ KIM THÀNH Thành phố Hồ Chí Minh - 2014 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn - TS Nguyễn Thị Kim Thành và thầy – PGS. TS Trịnh Văn Biều về sự hướng dẫn, góp ý tận tình và quý báu, không ngừng động viên tôi trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thiện luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Hóa trường Đại học Sư phạm Tp. HCM, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã trực tiếp giảng dạy tôi, đã giúp tôi có cơ hội học tập và nâng cao trình độ về lĩnh vực lý luận và phương pháp dạy học hóa học. Tôi xin cảm ơn các bạn lớp Hóa B – k34 trường Đại học Sư phạm Tp. HCM, các anh, chị, thầy cô đồng nghiệp, các bạn học viên cao học K22, K23, K24 trường Đại học Sư phạm Tp. HCM, các em học sinh trường THPT Lê Quý Đôn Tp. HCM, trường THCS – THPT tư thục Nguyễn Khuyến, trường chuyên Lương Thế Vinh tỉnh Đồng Nai, trường THPT Đa Sar tỉnh Lâm Đồng đã giúp tôi trong quá trình tiến hành điều tra thực tế và thực nghiệm sư phạm. Xin gửi lời cảm ơn Phòng Sau đại học - trường Đại học Sư phạm Tp. HCM, đã tạo điều kiện thuận lợi để luận văn được hoàn thành đúng tiến độ. Cuối cùng tôi xin gửi lời tr i ân sâu sắc các bạn thân, gia đình luôn luôn là chỗ dựa cho tôi trong những lúc khó khăn nhất để tôi có tinh thần học tập và hoàn thành tốt luận văn. Mặc dù, tôi đã cố gắng hết sức nhưng với thời gian có hạn nên luận văn còn có nhiều khuyết điểm và thiếu sót . Kính mong nhận được sự góp ý , nhận xét , xây dựng của thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa, tôi xin gửi lời tri ân đến tất cả mọi người! Tp. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 09 năm 2014 Tác giả Phan Thiên Thanh MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................ 5 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 5 1.1.1. Các tài liệu về phát triển năng lực ................................................................. 5 1.1.2. Các đề tài nghiên cứu về phát triển năng lực cho HS trong dạy học hóa học ................................................................................................................................. 6 1.1.3. Kết luận chung .............................................................................................. 8 1.2. Năng lực và phát triển năng lực học tập của HS THPT ........................................ 9 1.2.1. Khái niệm về năng lực .................................................................................. 9 1.2.2. Đặc điểm của năng lực ................................................................................ 12 1.2.3. Cấu trúc của năng lực .................................................................................. 12 1.2.4. Dạy học theo quan điểm phát triển năng lực............................................... 14 1.2.5. Mục đích của giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học tập của HS ............................................................................................................................... 15 1.2.6. Một số năng lực học tập cần phát triển khi dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 THPT ..................................................................................................................... 16 1.3. Một số hình thức đánh giá năng lực học tập của HS ........................................... 19 1.3.1. Đánh giá qua quan sát ................................................................................. 19 1.3.2. Đánh giá qua hồ sơ học tập ......................................................................... 20 1.3.3. Đánh giá qua các bài Seminar ..................................................................... 21 1.3.4. Đánh giá qua sản phẩm của bài tập nghiên cứu .......................................... 21 1.3.5. Đánh giá qua bài kiểm tra ........................................................................... 22 1.3.6. Đánh giá thông qua việc nhìn lại quá trình và đánh giá đồng đẳng ............ 22 1.4. Một số PPDH tích cực có thể phát triển năng lực học tập cho HS ...................... 23 1.4.1. Phương pháp dạy học webquest .................................................................. 23 1.4.2. Phương pháp dạy học hợp đồng .................................................................. 27 1.5. Thực trạng phát triển năng lực học tập cho HS ở trường THPT hiện nay .......... 32 1.5.1. Mục đích điều tra ........................................................................................ 32 1.5.2. Đối tượng điều tra ....................................................................................... 32 1.5.3. Phương pháp điều tra .................................................................................. 32 1.5.4. Kết quả điều tra ........................................................................................... 33 1.5.5. Nhận xét về kết quả điều tra ........................................................................ 41 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................... 42 Chương 2. PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NĂNG LỰC HỌC TẬP CỦA HS TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỮU CƠ LỚP 11 THPT .................................................. 43 2.1. Tổng quan về chương trình hóa hữu cơ lớp 11 THPT......................................... 43 2.1.1. Vị trí chương trình hóa học hữu cơ lớp 11 THPT ....................................... 43 2.1.2. Những chú ý về phương pháp giảng dạy hóa học hữu cơ ........................... 45 2.2. Một số nguyên tắc chung phát triển năng lực học tập cho HS trong dạy học hóa học ...................................................................................................................... 46 2.2.1. Nguyên tắc 1: Đảm bảo phát triển một số năng lực cần đạt của con người Việt Nam trong thời kì hiện nay ............................................................................ 47 2.2.2. Nguyên tắc 2: Xuất phát từ quy luật phát triển tâm lý và nhận thức của HS ............................................................................................................................... 48 2.2.3. Nguyên tắc 3: Đảm bảo thực hiện được mục tiêu giáo dục phổ thông ....... 48 2.2.4. Nguyên tắc 4: Khai thác được đặc thù bộ môn Hóa học ............................ 49 2.2.5. Nguyên tắc 5: Sử dụng đa dạng, linh hoạt các PPDH tích cực ................... 49 2.3. Một số biểu hiện của năng lực tự học, năng lực hợp tác và năng lực ứng dụng CNTT .................................................................................................................. 50 2.3.1. Biểu hiện của năng lực tự học ..................................................................... 50 2.3.2. Biểu hiện của năng lực hợp tác ................................................................... 52 2.3.3. Biểu hiện của năng lực ứng dụng CNTT .................................................... 53 2.4. Biện pháp phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác và năng lực ứng dụng CNTT cho HS trong dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 ....................................... 54 2.4.1. Nhóm biện pháp sử dụng các PPDH tích cực và hợp tác ........................... 55 2.4.2. Nhóm biện pháp sử dụng phương tiện dạy học .......................................... 61 2.4.3. Nhóm biện pháp về tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS .......................................................................................................................... 77 2.4.4. Nhóm biện pháp về kiểm tra đánh giá ........................................................ 80 2.5. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực tự học, năng lực hợp tác và năng lực ứng dụng CNTT của HS ............................................................................................ 82 2.5.1. Yêu cầu khi thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực .................................... 82 2.5.2. Thiết kế bộ công cụ đánh giá cụ thể ............................................................ 83 2.6. Một số giáo án thực nghiệm ................................................................................ 87 2.6.1. Giáo án bài “Ancol” .................................................................................... 87 2.6.2. Giáo án bài “Phenol” ................................................................................... 94 2.6.3. Giáo án bài “Luyện tập Ancol, phenol” ...................................................... 98 2.6.4. Giáo án bài “Axit cacboxylic” .................................................................. 104 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 105 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................................ 107 3.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................... 107 3.2. Đối tượng thực nghiệm ...................................................................................... 107 3.3. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm ........................................................... 108 3.4. Tiến hành thực nghiệm ...................................................................................... 110 3.4.1. Chuẩn bị cho tiết lên lớp ........................................................................... 110 3.4.2.Tiến hành giảng dạy và thu thập kết quả ................................................... 112 3.5. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................... 113 3.5.1. Kết quả thực nghiệm định tính .................................................................. 113 3.5.2. Kết quả thực nghiệm định lượng ............................................................... 120 3.5.3. Kết luận về thực nghiệm sư phạm ............................................................. 129 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................ 131 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ....................................................................................... 132 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 136 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNTT : Công nghệ thông tin ĐC : Đối chứng GV : Giáo viên HS : Học sinh ICT : Công nghệ thông tin và truyền thông PPDH : Phương pháp dạy học PTHH : Phương trình hóa học PTTH : Phổ thông trung học SGK : Sách giáo khoa THPT : Trung học phổ thông THCS : Trung học cơ sở TN : Thực nghiệm TNSP : Thực nghiệm sư phạm Tp. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Nhóm nội dung nhằm phát triển các lĩnh vực năng lực ............................ 14 Bảng 1.2. Danh sách trường và số lượng GV phản hồi lại phiếu điều tra ................. 32 Bảng 1.3. Kết quả điều tra câu 1 ............................................................................... 33 Bảng 1.4. Kết quả điều tra câu 2 ............................................................................... 34 Bảng 1.5. Kết quả điều tra câu 3 ............................................................................... 35 Bảng 1.6. Kết quả điều tra câu 4 ............................................................................... 36 Bảng 1.7. Kết quả điều tra câu 5 ............................................................................... 37 Bảng 1.8. Kết quả điều tra câu 6 ............................................................................... 39 Bảng 2.1. Cấu trúc phần hóa học hữu cơ lớp 11 THPT ............................................ 44 Bảng 3.1. Giáo viên và các lớp TN – ĐC ................................................................ 107 Bảng 3.2. Bảng Hopkins .......................................................................................... 109 Bảng 3.3. Các bài kiểm tra ở lớp thực nghiệm ........................................................ 112 Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả thu được qua bảng quan sát biểu hiện của HS ........... 117 Bảng 3.5. Kết quả phiếu hỏi HS về giờ học có sử dụng các biện pháp đã đề xuất . 118 Bảng 3.6. Bảng kết quả bài kiểm tra số 1 ................................................................ 120 Bảng 3.7. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra số1 .............. 121 Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra số 1 ............................................ 122 Bảng 3.9. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra số 1 ................................. 122 Bảng 3.10. Bảng kết quả bài kiểm tra số 2 .............................................................. 122 Bảng 3.11. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra số 2 ........... 123 Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra số 2 .......................................... 124 Bảng 3.13. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra số 2 ............................... 124 Bảng 3.14. Kết quả bài kiểm tra số 3 ...................................................................... 125 Bảng 3.15. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra số 3 ........... 125 Bảng 3.16. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra số 3 .......................................... 126 Bảng 3.17. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra số 3 ............................... 127 Bảng 3.18. Bảng kết quả bài kiểm tra số 4 .............................................................. 127 Bảng 3.19. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra số 4 ........... 127 Bảng 3.20. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra số 4 .......................................... 128 Bảng 3.21. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra số 4 ............................... 129 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Cấu trúc của năng lực hành động .............................................................. 13 Hình 1.2. Trang giới thiệu bài Axit cacboxylic ......................................................... 25 Hình 1.3. Trang nhiệm vụ của bài Axit cacboxylic ................................................... 26 Hình 1.4. Trang nguồn tư liệu của axit cacboxylic ................................................... 26 Hình 1.5. Phiếu đánh giá giữa các nhóm bài Axit cacboxylic .................................. 27 Hình 2.1. Trang webquest bài 40: Ancol ................................................................... 57 Hình 3.1. Một số hình ảnh hoạt động của HS trong giờ học ................................... 120 Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 1 ................................................... 121 Hình 3.3. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra số 1 ............................................... 122 Hình 3.4. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 2 ................................................... 123 Hình 3.5. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra số 2 ............................................... 124 Hình 3.6. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 3 ................................................... 126 Hình 3.7. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra số 3 ............................................... 126 Hình 3.8. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 4 ................................................... 128 Hình 3.9. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra số 4 ............................................... 129 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay thì việc phát triển phẩm chất và năng lực người học là định hướng nổi trội mà nhiều nước tiên tiến đã và đang thực hiện từ đầu thế kỉ XXI đến nay. Các nước đều chú ý hình thành, phát triển những năng lực cần cho việc học suốt đời và gắn với cuộc sống hằng ngày. Đảng và Nhà nước ta đã nhận định rõ tình hình đó và đưa ra định hướng đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo. Điều này thể hiện rõ trong Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa XI vừa qua đã đổi mới mục tiêu giáo dục: Chuyển mạnh từ chủ yếu chú trọng trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học [6]. Đặc trưng của môn Hóa học là môn học vừa lý thuyết, vừa thực nghiệm, vì thế đòi hỏi ở học sinh rất nhiều về năng lực học tập để học sinh có thể tư duy, phân tích, phán đoán và có khả năng tìm tòi, sáng tạo để nắm vững kiến thức. Nhưng thời gian dạy học trên lớp thì còn hạn hẹp, không phải học sinh nào cũng có đủ thời gian để thấu hiểu, ghi nhớ và vận dụng những kiến thức mà giáo viên đã truyền thụ. Vì thế, thực trạng của việc giảng dạy hiện nay, còn nhiều điểm tồn tại, các giáo viên chủ yếu tập trung cung cấp khối lượng kiến thức xác định trong giờ lên lớp mà chưa quan tâm đúng mức đến đổi mới phương pháp dạy học để phát triển năng lực học tập cho học sinh. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên cho thấy việc hình thành và phát triển những năng lực học tập cho học sinh đối với các môn học nói chung và môn Hóa học nói riêng là vấn đề rất thiết thực và mang tính thời sự trong giáo dục hiện nay. Đó chính là lý do chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Phát triển một số năng lực học tập của học sinh trong dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông” nhằm góp phần từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông. 2 2. Mục đích của việc nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất biện pháp phát triển một số năng lực học tập của học sinh (năng lực tự học, năng lực hợp tác và năng lực ứng dụng công nghệ thông tin) trong dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 THPT ban cơ bản, góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Tìm hiểu tổng quan về hướng nghiên cứu của đề tài. - Tìm hiểu, hệ thống các kiến thức về cơ sở lý luận của đề tài: cơ sở lý thuyết về các năng lực học tập của học sinh. - Điều tra thực trạng về việc phát triển một số năng lực học tập cho học sinh trong dạy học hóa học ở trường THPT. - Nghiên cứu việc phát triển một số năng lực học tập khi dạy học các bài trong chương “Dẫn xuất halogen. Ancol – Phenol” và “Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic” lớp 11 ban cơ bản cho học sinh. - Đề xuất các biện pháp để phát triển một số năng lực học tập cho học sinh (năng lực tự học, năng lực hợp tác và năng lực ứng dụng công nghệ thông tin). - Xây dựng kế hoạch dạy học - bài giảng của chương “Dẫn xuất halogen. Ancol – Phenol” và “Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic” lớp 11 THPT theo hướng phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác và năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho học sinh. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất trong bài giảng đã thiết kế. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Việc phát triển năng lực t
Luận văn liên quan