Luận văn Phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Một nền kinh tế mở, hội nhập với thị trường thế giới phải được hỗ trợ bởi một cơ cấu tài chính hiện đại vững mạnh. Trong đó, hệ thống ngân hàng thông qua nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, hỗ trợ cho sự phát triển của hoạt động ngoại thương và thu hút đầu tư quốc tế, thúc đẩy thành công của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của hệ thống ngân hàng phát triển sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia, đồng thời là nhân tố tích cực kích thích sự luân chuyển các luồng vốn đầu tư quốc tế vào quốc gia đó. Chính thô ng qua nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, các nhà kinh doanh và đầu tư nhanh chóng nắm bắt và làm chủ các thông lệ về tài chính quốc tế, để có thể thực hiện tốt và cạnh tranh trên lộ trình hội nhập với các nước đang phát triển có kinh nghiệm và năng lực, nguồn lực gấp nhiều lần so với chúng ta. Việc phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đã gián tiếp giúp ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời kì hội nhập. Đối với các NHTM, việc phát triển mạnh mảng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế giúp đối phó được với áp lực cạnh tranh khi các rào cản gia nhập thị trường tài chính Việt Nam ngày càng được nới lỏng đối với các ngân hàng 100% vốn nước ngoài có bề dày kinh nghiệm và quy mô lớn theo lộ trình cam kết mở cửa sau khi Việt Nam đã gia nhập WTO (Tổ chức thương mại Thế giới). Ngân hàng thương mại nào không triển khai được nghiệp vụ quốc tế sẽ bị suy yếu hẳn và được xem như bị tê liệt một nửa, nếu không tích cực vươn lên sẽ sớm bị đào thải. Phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại các NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT) để có thể đáp ứng được nhu cầu thực tiễn ngày càng cao của nền kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh cho chính hệ thống ngân hàng, vì vậy là hết sức cần thiết. Nhưng làm thế nào để có thể đưa ra các chính sách phát triển hiệu quả, nhất là trong điều kiện thị trường tài 2 chính thế giới đang biến động phức tạp, khó lường và việc điều hành các chính sách tài chính còn nhiều lúng túng như hiện nay? Đây là yêu cầu có tính bức xức trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi phải có sự phân tích và nhìn nhận vấn đề một cách thực tiễn. Xuất phát từ thực tế này, học viên đã lựa chọn đề tài “Phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế của mình

pdf109 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1685 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG -------- VŨ THỊ THOA PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyên ngành : Thƣơng mại quốc tế Mã số : 60.34.10 LUẬN VĂN THẠC SỸ THƢƠNG MẠI NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phạm Thị Hồng Yến Hà Nội - 2010 LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại Thương, Quý thầy cô Khoa sau đại học đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học cũng như luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS.Phạm Thị Hồng Yến, người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý tận tình cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình… đã giúp đỡ tôi và cung cấp những thông tin bổ ích cho việc nghiên cứu. Tuy đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng do thời gian và khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn có thể còn thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý nhiệt tình của Quý thầy cô và các bạn. Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2010 Tác giả luận văn Vũ Thị Thoa MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, HÌNH LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ...................................................................................................... 6 1.1. Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ ngân hàng quốc tế ..................... 6 1.1.1. Nghiệp vụ ngân hàng ...................................................................... 6 1.1.2. Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế ........................................................ 10 1.2. Sự cần thiết phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của ngành ngân hàng Việt Nam ..................... 26 1.2.1. Do đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành ngân hàng Việt Nam ........................................................................................ 26 1.2.2. Do những ảnh hưởng tích cực của việc phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đến hệ thống ngân hàng ..................................................... 29 1.2.3. Do đòi hỏi được đáp ứng nhu cầu từ phía khách hàng .................. 33 1.2.4. Do đòi hỏi khách quan từ tăng trưởng kinh tế ............................... 34 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY.............................................................................................................. 36 2.1. Thực trạng hệ thống các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay............................................................................................................. 36 2.2. Thực trạng triển khai nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ..................................................................... 42 2.2.1. Nghiệp vụ tài trợ thương mại ........................................................ 42 2.2.2. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế ........................................................ 50 2.2.3. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối.................................................... 56 2.2.4. Nghiệp vụ tín dụng quốc tế............................................................ 64 2.3. Đánh giá thực trạng triển khai nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ............................................................ 66 2.3.1. Những kết quả đạt được ................................................................ 66 2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân ................................................................. 66 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ............... 71 3.1. Định hƣớng phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ..................................................................... 71 3.2. Các giải pháp phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ..................................................................... 74 3.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô ................................................................... 74 3.2.2. Nhóm giải pháp vi mô ................................................................... 79 KẾT LUẬN .................................................................................................. 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT TÊN VIẾT TẮT 1 AGRIBANK Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 2 BIDV Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 3 GDP Tổng thu nhập quốc dân 4 IMF Quỹ tiền tệ quốc tê 5 INCOMBANK Ngân hàng công thương Việt Nam 6 KTQT Kinh tế quốc tế 7 LC Thư tín dụng 8 NHNN Ngân hàng nhà nước 9 NHTM Ngân hàng thương mại 10 RRHĐ Rủi ro hoạt động 11 TCTD Tổ chức tín dụng 12 VCB Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 13 VIETINBANK Ngân hàng công thương Việt Nam 14 WTO Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG, HÌNH DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng và thu phí dịch vụ tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2009 ............................................................................... 30 Bảng 2.1: Năm ngân hàng có vốn tự có lớn nhất Châu Á năm 2009 ................................... 37 Bảng 2.2: Năm ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất Châu Á năm 2009................................ 37 Bảng 2.3: Năm ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất Việt Nam năm 2009 ............................ 38 Bảng 2.4: Doanh số thanh toán quốc tế của một số ngân hàng thương mại cổ phần từ năm 2007 đến năm 2009 .......................................................................................................... 56 Bảng 2.5: Doanh số kinh doanh ngoại tệ tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2007 đến 2009 ................................................................................................................... 59 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Tăng trưởng thu dịch vụ ròng tại BIDV năm từ 2006 đến 2008 .......................... 30 Hình 1.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2009 ............... 34 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một nền kinh tế mở, hội nhập với thị trường thế giới phải được hỗ trợ bởi một cơ cấu tài chính hiện đại vững mạnh. Trong đó, hệ thống ngân hàng thông qua nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, hỗ trợ cho sự phát triển của hoạt động ngoại thương và thu hút đầu tư quốc tế, thúc đẩy thành công của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của hệ thống ngân hàng phát triển sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia, đồng thời là nhân tố tích cực kích thích sự luân chuyển các luồng vốn đầu tư quốc tế vào quốc gia đó. Chính thông qua nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, các nhà kinh doanh và đầu tư nhanh chóng nắm bắt và làm chủ các thông lệ về tài chính quốc tế, để có thể thực hiện tốt và cạnh tranh trên lộ trình hội nhập với các nước đang phát triển có kinh nghiệm và năng lực, nguồn lực gấp nhiều lần so với chúng ta. Việc phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đã gián tiếp giúp ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời kì hội nhập. Đối với các NHTM, việc phát triển mạnh mảng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế giúp đối phó được với áp lực cạnh tranh khi các rào cản gia nhập thị trường tài chính Việt Nam ngày càng được nới lỏng đối với các ngân hàng 100% vốn nước ngoài có bề dày kinh nghiệm và quy mô lớn theo lộ trình cam kết mở cửa sau khi Việt Nam đã gia nhập WTO (Tổ chức thương mại Thế giới). Ngân hàng thương mại nào không triển khai được nghiệp vụ quốc tế sẽ bị suy yếu hẳn và được xem như bị tê liệt một nửa, nếu không tích cực vươn lên sẽ sớm bị đào thải. Phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại các NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT) để có thể đáp ứng được nhu cầu thực tiễn ngày càng cao của nền kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh cho chính hệ thống ngân hàng, vì vậy là hết sức cần thiết. Nhưng làm thế nào để có thể đưa ra các chính sách phát triển hiệu quả, nhất là trong điều kiện thị trường tài 2 chính thế giới đang biến động phức tạp, khó lường và việc điều hành các chính sách tài chính còn nhiều lúng túng như hiện nay? Đây là yêu cầu có tính bức xức trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi phải có sự phân tích và nhìn nhận vấn đề một cách thực tiễn. Xuất phát từ thực tế này, học viên đã lựa chọn đề tài “Phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế của mình. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Ở nƣớc ngoài Ở nước ngoài đã có một số công trình nghiên cứu về nghiệp vụ ngân hàng quốc tế điển hình như nghiên cứu của Paul R. Krugman, Maurice OBstfeld, Thị trường hối đoái và thị trường tiền tệ, 1994; hay của Luigi di Rosa, International Banking and Financial Systems: Evolution and Stability, Cambridge University 2003; Jane Hughes and Scott MacDonald, International banking cases, 2001,…Hầu hết các công trình nghiên cứu này đều chỉ đề cập đến một những kiến thức chung về một khía cạnh nào đó của nghiệp vụ ngân hàng quốc tế mà thôi. Đồng thời không có công trình nào liên hệ với thực tiễn triển khai nghiệp vụ này ở Việt Nam. 2.2. Ở trong nƣớc Ở trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung. Tuy nhiên, đối với Việt Nam mảng đề tài về nghiệp vụ ngân hàng quốc tế còn khá mới mẻ. Hiện nay ở nước ta cũng có một số công trình nghiên cứu về nghiệp vụ này, điển hình nhất là cuốn sách “Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế” GS.TS Lê Văn Tư, NXB Thanh niên 2009; “Kinh doanh ngoại hối”, Đặng Hào Quang, NXB Thống kê 2006; “Nghiệp Vụ Tín Dụng và Thanh Toán Quốc Tế”, PGS.TS Lê Văn Tề, NXB Thống kê 2006,… 3 Các công trình nghiên cứu trên dù ở khía cạnh này hay khía cạnh khác cũng đã đề cập đến nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, các vấn đề cơ bản của phát triển nghiệp vụ này, tuy nhiên, các tài liệu nghiên cứu trên mới chỉ nêu lên khái niệm, những nghiên cứu chung về nghiệp vụ ngân hàng quốc tế mà chưa đi sâu vào nghiên cứu thực tiễn triển khai ở Việt Nam, cũng như đề xuất các giải pháp phát triển. Cho đến nay chưa có luận văn thạc sỹ kinh tế nào, đặc biệt trong ngành Thương mại quốc tế nghiên cứu về việc phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là luận văn thạc sỹ đầu tiên nghiên cứu về về vấn đề này. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, về hội nhập KTQT và sự cần thiết phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế trong điều kiện hội nhập KTQT; sau khi nghiên cứu thực trạng triển khai nghiệp vụ này tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển mảng nghiệp vụ nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thực tiễn ngày càng cao và làm cho mảng nghiệp vụ này trở thành công cụ cạnh tranh đắc lực cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập KTQT. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích đề ra trên đây, luận văn phải giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau đây: Thứ nhất, luận văn làm rõ những vấn đề lý luận về nghiêp vụ ngân hàng quốc tế, về hội nhập KTQT. Thứ hai, luận văn nêu bật sự cần thiết khách quan phải phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế trước những tác động của tiến trình hội nhập KTQT. 4 Thứ ba, luận văn đánh giá thực trạng triển khai nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại các NHTM Việt Nam trong thời gian qua. Thứ tư, luận văn đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề về nghiệp vụ ngân hàng quốc tế bao gồm thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, tín dụng ngân hàng quốc tế, tài trợ ngoại thương và về hội nhập kinh tế quốc tế. Trong mối quan hệ này, đối tượng nghiên cứu chính và trọng tâm là nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, còn hội nhập KTQT là xu thế khách quan với những yêu cầu có tác động nhất định đến việc phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại 3 tổ chức tín dụng nhà nước và 39 ngân hàng thương mại cổ phần đô thị theo phụ lục đính kèm trong thời kỳ từ 2004-2009. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt được những mục đích nghiên cứu trên, luận văn dự kiến sẽ sử dụng tổ hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp hệ thống hóa, phương pháp phân tích, luận giải, phương pháp quy nạp, phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia và phương pháp phân tích so sánh… 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Bảng danh mục từ viết tắt, Danh mục bảng, hình, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương: 5 Chương 1: Cơ sở khoa học của việc phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Chương 2: Thực trạng triển khai các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ ngân hàng quốc tế 1.1.1. Nghiệp vụ ngân hàng 1.1.1.1. Khái niệm Nghiệp vụ ngân hàng bao gồm tất cả các hoạt động huy động vốn, tín dụng, thanh toán, ngoại hối, ngân quỹ….của hệ thống ngân hàng. 1.1.1.2. Phân loại nghiệp vụ ngân hàng thƣơng mại Dựa vào bảng cân đối tài sản, các nghiệp vụ ngân hàng thương mại có thể được chia thành nghiệp vụ nội bảng và nghiệp vụ ngoại bảng. Nghiệp vụ nội bảng tức là những nghiệp vụ ngân hàng được phản ánh trên bảng cân đối tài sản. Các nghiệp vụ nội bảng có thể chia thành nghiệp vụ tài sản nợ, hay nghiệp vụ huy động vốn, và nghiệp vụ tài sản có, hay nghiệp vụ sử dụng vốn. Các nghiệp vụ tài sản Nợ bao gồm các nghiệp vụ chủ yếu như tiền gửi khách hàng, tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi Ngân hàng Nhà nước, vay bằng cách phát hành trái phiếu, kỳ phiếu. Các nghiệp vụ tài sản Có bao gồm các nghiệp vụ chủ yếu như là cho vay đối với khách hàng, đầu tư chứng khoán, cho vay các tổ chức tín dụng khác. Nghiệp vụ ngoại bảng là các nghiệp vụ không được phản ánh trên bảng cân đối tài sản của ngân hàng thương mại, chủ yếu là các hoạt động dịch vụ và bảo lãnh ngân hàng. Dựa vào đối tƣợng khách hàng, nghiệp vụ ngân hàng có thể chia thành nghiệp vụ đối với khách hàng công ty hay khách hàng doanh nghiệp và nghiệp vụ đối với khách hàng cá nhân. Các ngân hàng thương mại hiện đại thường phân loại nghiệp vụ của mình dựa vào đối tượng khách hàng để từ đó dễ dàng có chiến lược tiếp cận và phục vụ khách hàng tốt hơn. 7 Các nghiệp vụ đối với khách hàng doanh nghiệp: So với khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp là đối tượng khách hàng thường chiếm tỷ trọng nhỏ hơn về mặt số lượng giao dịch nhưng chiếm tỷ trọng lớn hơn về doanh số giao dịch. Do vậy, giao dịch với khách hàng doanh nghiệp ngân hàng có thể tiết kiệm được chi phí giao dịch dựa vào lợi thể về quy mô giao dịch. Đốí với khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng thương mại có thể thực hiện các nghiệp vụ bao gồm: Tiền gửi thanh toán, thanh toán không dùng tiền mặt giữa các doanh nghiệp, thanh toán quốc tê, mua bán ngoại tệ với doanh nghiệp, cho vay đối với doanh nghiệp, bảo lãnh đối với doanh nghiệp, môi giới chứng khoán và tư vấn tài chính. Các nghiệp vụ đối với khách hàng cá nhân: Ngược lại với khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn hơn về số lượng nhưng lại chiếm tỷ trọng nhỏ về số giao dịch. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu giao dịch với ngân hàng của khách hàng cá nhân ngày càng tăng thì nghiệp vụ ngân hàng đối với khách hàng cá nhân ngày càng trở nên đáng chú ý hơn. Đối với khách hàng cá nhân, ngân hàng thương mại có thể cung cấp các nghiệp vụ như: Tiền gửi cá nhân, tiền gửi tiết kiệm, thẻ thanh toán, thanh toán qua ngân hàng, cho vay tiêu dùng, cho vay xây dựng, sửa chữa, mua bán nhà, cho vay trả góp và cho vay kinh tế hộ gia đình [11, trang 25]. 1.1.1.3. Đặc điểm của nghiệp vụ ngân hàng 1.1.1.3.1. Các nghiệp vụ ngân hàng mang tính vô hình Khác với các sản phẩm là những hàng hóa hữu hình có tính chất cơ, lý, hóa học…nhất định, có tiêu chuẩn về kỹ thuật cụ thể, và do đó có thể sản xuất theo tiêu chuẩn thì nghiệp vụ ngân hàng nói riêng và nghiệp vụ nói chung lại không tồn tại dưới dạng vật chất bằng những vật phẩm cụ thể, không nhìn thấy được và do đó không thể xác định được chất lượng nghiệp vụ trực tiếp bằng những chỉ tiêu kỹ thuật được lượng hóa. Chất lượng của nghiệp vụ ngân 8 hàng thông thường được đánh giá bởi sự hài lòng của khách hàng đối với các dịch vụ mà họ cung cấp. Sự hài lòng đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kiến thức nghiệp vụ chắc chắn của đội ngũ nhân viên, thái độ chu đáo, tận tình khi cung cấp, mức độ cạnh tranh về giá,… Đây chính là điểm khó nhưng đồng thời cũng là cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng. Muốn các nghiệp vụ đạt hiệu quả cao, họ buộc phải nghiên cứu đánh giá, lượng hoá mức độ hài lòng của khách hàng từ những tiêu chuẩn do chính mình đặt ra mà không có một tiêu chuẩn nào để so sánh. Tuy nhiên, cũng chính điều này lại trở thành cơ hội khi các nhà quản trị ngân hàng có vô vàn những cách mở để cải thiện năng lực cạnh tranh của mình. 1.1.1.3.2. Chất lƣợng các nghiệp vụ ngân hàng không đồng nhất. Các nghiệp vụ này gắn chặt với người cung cấp, vì vậy, chất lượng của nó phụ thuộc vào cá nhân thực hiện nghiệp vụ đó (trình độ, kỹ năng,…). Hơn nữa, ngay cả với cùng một cá nhân cung cấp nghiệp vụ thì chất lượng đôi khi cũng thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn, theo thời gian, kinh nghiệm cũng như kỹ năng tăng lên, chất lượng nghiệp vụ cung cấp tăng lên. Hay khi tâm lý ổn định, chất lượng nghiệp vụ do cá nhân đó cung cấp cũng tốt hơn. Ngoài ra, đối với từng loại hình khách hàng nhất định, nhu cầu nghiệp vụ cũng khác nhau, vì vậy, mức độ linh hoạt của các cá nhân trong cung cấp nghiệp vụ là rất quan trọng. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, yếu tố con người chính là nhân tố quyết định đến chất lượng nghiệp vụ cung cấp. 1.1.1.3.3. Các nghiệp vụ ngân hàng vô cùng đa dạng, phong phú và không ngừng phát triển Hiện nay, trên thế giới có hàng nghìn loại nghiệp vụ ngân hàng khác nhau do các ngân hàng cung cấp. Tuy nhiên, số lượng các nghiệp vụ này vẫn không ngừng gia tăng để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Ngoài các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống như nhận tiền gửi, cấp tín dụng và làm trung gian thanh toán, các ngân hàng hiện nay đều đang cố gắng phát triển 9 theo hướng đa năng để thu hút khách hàng. Đồng thời, trong mỗi nghiệp vụ cung cấp, các ngân hàng cũng đang cố gắng đa dạng hoá hình thức cung cấp. Chẳng hạn, với nghiệp vụ thanh toán, bên cạnh kênh phân phối truyền thống tại chi nhánh, các ngân hàng đã mở rộng cung cấp các kênh mới như home banking, phone banking, e-banking, ATM,…Các nghiệp vụ ngân hàng mới như bảo lãnh, tài trợ thương mại, bảo hiểm,… đang có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động ngân hàng, mở ra một hướng phát triển mới cho ngành dịch vụ này. 1.1.1.3.4. Các nghiệp vụ ngân hàng hàm c
Luận văn liên quan