Luận văn Phát triển nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng tmcp công thương Việt Nam

Sau khi gia nhập Tổ chức thƣơng mại Thế giới (WTO), Việt Nam có nhiều cơ hội để tiếp cận với các nguồn vốn lớn của thế giới. Các sản phẩm, dịch vụ ngành Ngân hàng ngày càng đa dạng nhằm tối đa hoá lợi nhuận cho khách hàng cá nhân, cho doanh nghiệp và cho cả các NHTM tại Việt Nam. Bên cạnh những lợi thế về kinh tế cũng có những rủi ro mà các doanh nghiệp và lãnh đạo ngành Ngân hàng cần phải quan tâm, vì giao dịch hiện nay không chỉ bó hẹp ở Đồng Việt Nam (VND) và đôla Mỹ (USD). Đa dạng hoá đồng tiền trong giao dịch tài chính nhằm phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tƣ thông qua các NHTM cũng bắt các doanh nghiệp, NHTM phải đối diện với nhiều khó khăn về rủi ro tỷ giá. Chính vì vậy, mà công cụ phái sinh dần tiếp cận với nền kinh tế Việt Nam, đã và đang đuợc áp dụng tại các NHTM ở Việt Nam. Một trong những công cụ hữu hiệu phòng ngừa rủi ro tỷ giá đó chính là các nghiệp vụ phái sinh về tiền tệ (Currency Derivatives). Các nghiệp vụ phái sinh tiền tệ bao gồm: giao dịch ngoại hối kỳ hạn, giao dịch ngoại hối hoán đổi, giao dịch ngoại hối quyền chọn và giao dịch ngoại hối tƣơng lai. Hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam nói riêng đã và đang thực hiện công cuộc hiện đại hoá. Là một trong những ngân hàng thƣơng mại hàng đầu của Việt nam, Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam (NHTMCPCTVN) đã có 15 năm kinh nghiệm trong hoạt động KDNT trên thị trƣờng ngoại hối trong nƣớc và quốc tế. Hoạt động KDNT của NHTMCPCTVN trong thời gian qua đã thu đƣợc những thành quả nhất định, song trong hoạt động đó NHTMCPCTVN cũng không thể tránh khỏi phải đối phó với rủi ro về tỷ giá, trong bối cảnh tác động của thị 2 trƣờng ngoại hối quốc tế đối với thị trƣờng ngoại hối Việt nam nói chung cũng nhƣ hoạt động KDNT của NHTMCPCTVN nói riêng. Do đó, tác giả mạnh dạn nghiên cứu vấn đề “Phát triển nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam” nhằm không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện nay cho các doanh nghiệp, mà còn giúp cho bản thân NHTMCPCTVN phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

pdf105 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2092 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng tmcp công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG NGUYỄN THỊ MINH HIỀN PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN NGOẠI HỐI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Hà Nội – 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG NGUYỄN THỊ MINH HIỀN PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN NGOẠI HỐI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Chuyên ngành : KTTG & QHKTQT Mã số : 60.31.07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS. ĐẶNG THỊ NHÀN Hà Nội – 2011 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ diễn giải 1 TTNTLNH Thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng 2 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 3 TMCP Thƣơng mại cổ phần 4 NHTMCPCTVN Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam 5 TTNH Thị trƣờng ngoại hối 6 KDNT Kinh doanh ngoại tệ 7 NHNN Ngân hàng nhà nƣớc 8 TCTD Tổ chức tín dụng Hợp đồng khung cho các sản phẩm phái sinh trên thị trƣờng 9 ISDA tài chính (International Swaps and Derivatives Association) 10 USD Đồng đôla Mỹ 11 EUR Đồng tiền chung châu Âu 12 JPY Đồng Yên Nhật 13 GBP Đồng bảng Anh 14 VND Việt Nam Đồng DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tiềm tàng ........................................ 11 Bảng 1.2: Quy trình đầu cơ lãi suất có bảo hiểm thông qua bảng luồng tiền ........ 15 Bảng 1.3: Dùng hợp đồng kỳ hạn để bảo hiểm khi tỷ giá biến động .................... 16 Bảng 1.4: Trạng thái ngoại tệ sau khi thực hiện giao dịch swap ........................... 17 Bảng 1.5: Quy trình kinh doanh chênh lệch lãi suất thông qua giao dịch Swap ............ 18 Bảng 1.6: Các khả năng xảy ra đối với tỷ giá GBP/USD và giải pháp Option ..... 30 Bảng 1.7: Các khả năng xảy ra đối với tỷ giá EUR/USD và giải pháp Option ..... 32 Bảng 2.1: Doanh số mua, bán ngoại tệ phân loại theo đối tác giai đoạn 2006-2010............................................................................................................... 44 Bảng 2.2: Doanh số mua, bán một số loại ngoại tệ mạnh giai đoạn 2006 – 2010 ............................................................................................................ 45 Bảng 2.3: Doanh số mua bán ngoại tệ chuyển đổi, đầu cơ trên thị trƣờng ngoại hối quốc tế giai đoạn 2006 -2010 ................................................................................. 47 Bảng 2.4: Các quy định về kỳ hạn giao dịch ......................................................... 49 Bảng 2.5: Quy định về tỷ giá giao dịch kỳ hạn USD/VND .................................. 50 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Đƣờng lãi/lỗ của mua quyền chọn mua (Buy a Call) ............................ 22 Hình 1.2: Đƣờng lãi/lỗ của bán quyền chọn mua (Sell a Call) ............................. 23 Hình 1.3: Đƣờng lãi/lỗ của mua quyền chọn bán (Buy a Put) .............................. 24 Hình 1.4: Đƣờng lãi/lỗ của bán quyền chọn bán (Sell a Put) ................................ 24 Hình 1.5: Bảo vệ đối với NHTM bằng mua quyền chọn bán ............................... 29 Hình 1.6: Bảo hiểm rủi ro bằng mua quyền chọn mua.......................................... 32 Hình 1.7: Chiến lƣợc quyền chọn hình trụ ............................................................ 36 Hình 2.1: Sơ đồ thể hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam với thị trƣờng hối đoái trong nƣớc và quốc tế ... 42 Hình 2.2: Tỷ trọng doanh số các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ năm 2010 ............. 48 Hình 2.3: Doanh số giao dịch kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 ........................................................................................... 51 Hình 2.4: Doanh số giao dịch hoán đổi tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 ................................................................................... 54 Hình 2.5: Doanh số giao dịch quyền chọn tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam giai đoạn 2009 – 2010 .......................................................................... 58 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƢƠNG I ................................................................................................................ 4 NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................................................................ 4 1.1.HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NHTM ............................... 4 1.1.1 Khái quát về Ngân hàng thƣơng mại .......................................................... 4 1.1.2 Hoạt động Kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng thƣơng mại ..................... 6 1.1.3 Rủi ro trong hoạt động Kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng thƣơng mại 10 1.2 NGHIỆP VỤ PHÁI SINH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................. 13 1.2.1 Khái niệm nghiệp vụ phái sinh trong hoạt động Kinh doanh ngoại tệ ..... 13 1.2.2 Các nghiệp vụ phái sinh trong hoạt động Kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng thƣơng mại ............................................................................................... 13 1.3 NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN ........................................................................ 22 1.3.1 Quyền chọn mua (Call), quyền chọn bán (Put) ........................................ 22 1.3.2 Hình thức nghiệp vụ quyền chọn .............................................................. 25 1.3.3 Tỷ giá quyền chọn (Exercise / Strike price) ............................................. 25 1.3.4 Phí quyền chọn (Premium) ....................................................................... 25 1.3.5 Định giá quyền chọn (Option Pricing) với mô hình Black – Scholes ...... 26 1.3.6 Ứng dụng nghiệp vụ quyền chọn .............................................................. 28 CHƢƠNG II ............................................................................................................ 39 THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM ........................................................................................... 39 2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM ............................................................................................................ 39 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM ..................................................... 40 2.2.1 Tình hình chung ........................................................................................ 43 2.2.2 Hoạt động Kinh doanh ngoại tệ phái sinh ................................................ 48 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN TẠI NHTMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM .................................................... 60 2.3.1 Kết quả đạt đƣợc ....................................................................................... 60 2.3.2 Một số hạn chế và nguyên nhân ............................................................... 61 CHƢƠNG III ........................................................................................................... 68 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM ........................................................................................... 68 3.1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM ............................... 68 3.2.GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM.......................................................................................... 71 3.2.1.Nhóm giải pháp vĩ mô .............................................................................. 71 3.2.2 Nhóm giải pháp vi mô .............................................................................. 77 3.3 KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 88 3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc ........................................................ 88 3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam ..................... 90 3.3.3. Kiến nghị với các cơ sở đào tạo ............................................................... 92 3.3.4. Kiến nghị với khách hàng ........................................................................ 92 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Sau khi gia nhập Tổ chức thƣơng mại Thế giới (WTO), Việt Nam có nhiều cơ hội để tiếp cận với các nguồn vốn lớn của thế giới. Các sản phẩm, dịch vụ ngành Ngân hàng ngày càng đa dạng nhằm tối đa hoá lợi nhuận cho khách hàng cá nhân, cho doanh nghiệp và cho cả các NHTM tại Việt Nam. Bên cạnh những lợi thế về kinh tế cũng có những rủi ro mà các doanh nghiệp và lãnh đạo ngành Ngân hàng cần phải quan tâm, vì giao dịch hiện nay không chỉ bó hẹp ở Đồng Việt Nam (VND) và đôla Mỹ (USD). Đa dạng hoá đồng tiền trong giao dịch tài chính nhằm phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tƣ thông qua các NHTM cũng bắt các doanh nghiệp, NHTM phải đối diện với nhiều khó khăn về rủi ro tỷ giá. Chính vì vậy, mà công cụ phái sinh dần tiếp cận với nền kinh tế Việt Nam, đã và đang đuợc áp dụng tại các NHTM ở Việt Nam. Một trong những công cụ hữu hiệu phòng ngừa rủi ro tỷ giá đó chính là các nghiệp vụ phái sinh về tiền tệ (Currency Derivatives). Các nghiệp vụ phái sinh tiền tệ bao gồm: giao dịch ngoại hối kỳ hạn, giao dịch ngoại hối hoán đổi, giao dịch ngoại hối quyền chọn và giao dịch ngoại hối tƣơng lai. Hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam nói riêng đã và đang thực hiện công cuộc hiện đại hoá. Là một trong những ngân hàng thƣơng mại hàng đầu của Việt nam, Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam (NHTMCPCTVN) đã có 15 năm kinh nghiệm trong hoạt động KDNT trên thị trƣờng ngoại hối trong nƣớc và quốc tế. Hoạt động KDNT của NHTMCPCTVN trong thời gian qua đã thu đƣợc những thành quả nhất định, song trong hoạt động đó NHTMCPCTVN cũng không thể tránh khỏi phải đối phó với rủi ro về tỷ giá, trong bối cảnh tác động của thị 2 trƣờng ngoại hối quốc tế đối với thị trƣờng ngoại hối Việt nam nói chung cũng nhƣ hoạt động KDNT của NHTMCPCTVN nói riêng. Do đó, tác giả mạnh dạn nghiên cứu vấn đề “Phát triển nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam” nhằm không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện nay cho các doanh nghiệp, mà còn giúp cho bản thân NHTMCPCTVN phòng ngừa rủi ro tỷ giá. 2. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ vai trò quan trọng của nghiệp vụ phái sinh trong đó có quyền chọn nhằm phòng ngừa rủi ro trong hoạt động KDNT hiện nay của NHTM. - Phân tích thực trạng các nghiệp vụ KDNT nói chung và quyền chọn tiền tệ nói riêng của NHTMCPCTVN, đánh giá một cách toàn diện các mặt ƣu và nhƣợc điểm, xác định những nguyên nhân chủ quan và khách quan làm hạn chế việc phát triển các nghiệp vụ quyền chọn trong hoạt động KDNT của NHTMCPCTVN. - Đề xuất một số giải pháp phát triển các nghiệp vụ phái sinh đặc biệt là quyền chọn trong hoạt động KDNT tại NHTMCPCTVN. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối. - Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn trong hoạt động kinh doanh ngoại hối chung và các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối phái sinh trong đó có nghiệp vụ quyền chọn tại NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 4. Phương pháp nghiên cứu Để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên các phƣơng pháp chính: - Phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Phƣơng pháp thống kê, so sánh, phân tích kinh tế tổng hợp. - Phƣơng pháp phân tích đánh giá hiện tƣợng xã hội theo tƣ duy lô gíc. 5. Tình hình nghiên cứu và đóng góp của luận văn 3 Theo nhƣ tìm hiểu của tác giả, đã có các công trình nghiên cứu về mở rộng hoạt động KDNT, hoàn thiện phƣơng pháp phân tích dự báo biến động tỷ giá trên thị trƣờng ngoại hối quốc tế tại NHTMCPCTVN, ứng dụng các nghiệp vụ phái sinh trong hoạt động KDNT tại NHTMCPCTVN... Tuy nhiên đến nay, chƣa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về nghiệp vụ quyền chọn trong hoạt động KDNT tại NHTMCPCTVN. Vì vậy, luận văn đã có những đóng góp sau: - Tổng hợp các lý thuyết liên quan đến nghiệp vụ quyền chọn trong hoạt động KDNT của NHTM. - Phân tích thực trạng triển khai nghiệp vụ quyền chọn tại NHTMCPCTVN. Đánh giá những kết quả đạt đƣợc và hạn chế trong việc phát triển nghiệp vụ quyền chọn. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ quyền chọn trong hoạt động KDNT tại NHTMCPCTVN. 6. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Nghiệp vụ quyền chọn trong hoạt động KDNT của NHTM Chƣơng 2:Thực trạng triển khai nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối trong hoạt động KDNT tại NHTMCP Công Thương Việt Nam. Chƣơng 3: Giải pháp phát triển nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối trong hoạt động KDNT tại NHTMCP Công Thương Việt Nam. 4 CHƢƠNG I NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NHTM 1.1.1 Khái quát về NHTM Ngân hàng thƣơng mại là một trong những ngành công nghiệp lâu đời nhất, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nói chung và đối với từng cộng đồng địa phƣơng nói riêng. Trên toàn thế giới, NHTM là là loại hình tổ chức trung gian tài chính cung cấp các khoản tín dụng trả góp cho ngƣời tiêu dùng với quy mô lớn nhất. Trong mọi thời kỳ, ngân hàng là một trong những thành viên quan trọng của thị trƣờng tiền tệ và thị trƣờng ngoại hối trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế. Theo Luật các tổ chức tín dụng mới nhất đƣợc quốc hội ban hành năm 2010 số 42/2010/QH12 đã giải thích nhƣ sau: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể đƣợc thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.” “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng đƣợc thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.” Ngân hàng thƣơng mại còn là thành viên chủ yếu của thị trƣờng tín phiếu và trái phiếu do chính quyền địa phƣơng phát hành để tài trợ cho các công trình công cộng, từ những sân bóng đá cho đến sân bay và đƣờng cao tốc. Trong những năm gần đây, NHTM đã tăng cƣờng mở rộng cho vay dài hạn đối với các doanh nghiệp để hỗ trợ việc xây nhà máy mới hay mua sắm thiết bị mới. Với tƣ cách là một tổ chức tín dụng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thƣờng xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay. NHTM có một vai trò rất quan trọng 5 trong nền kinh tế thị trƣờng, nhƣ: vai trò trung gian, vai trò thanh toán, vai trò ngƣời bảo lãnh, đại lý. Ở Việt nam - nền kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết của Nhà nƣớc, đang rất cần vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc. Các hoạt động cơ bản của NHTM theo mục 2 chương IV của Luật các tổ chức tín dụng số 42/2010/QH12 có hiệu lực từ ngày 01-01-2011 bao gồm: - Nhận tiền gửi: Đây là hoạt động cơ bản nhất của NHTM để thu hút lƣợng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế. Ngƣời gửi tiền vào ngân hàng sẽ đƣợc đảm bảo hòan trả cả gốc và lãi. Bên cạnh hoạt động tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác, NHTM có thể phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nƣớc và nƣớc ngoài. Các NHTM cạnh tranh rất gay gắt để thu hút đƣợc tiền tiết kiệm bằng cách: tăng lãi suất, trao thƣởng cho khách hàng, sử dụng dịch vụ ƣu đãi… - Cho vay: Là việc NHTM sử dụng nguồn tiền huy động đƣợc để cho khách hàng sử dụng với cam kết khách hàng phải hoàn trả gốc và lãi sau thời hạn nhất định. Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và tiết kiệm là lợi nhuận của ngân hàng. Cho vay là hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhất. NHTM luôn lựa chọn những khách hàng tốt nhất để cho vay. - Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh: Đây là một trong những dịch vụ đầu tiên của ngân hàng, qua hoạt động này ngân hàng thu lời từ phí dịch vụ. Hoạt động này xuất phát từ nhu cầu thực tế công ty xuất nhập khẩu, trao đổi ngoại tệ của khách du lịch, đầu tƣ ra nƣớc ngoài…Các sản phẩm phái sinh giúp khách hàng hạn chế rủi ro tỷ giá. - Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán: Hoạt động này thể hiện vai trò trung gian thanh toán của NHTM. Tiền gửi đƣợc bảo quản an toàn, có thể thực hiện lệnh chi trả thông qua hệ thống NHTM mà không dùng tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển bởi tiện ích nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí và an toàn Các cách thức thanh toán mới đƣợc phát triển nhƣ: séc, dịch vụ thu hộ và chi hộ, L/C, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ATM… 6 - Bảo lãnh: Bảo lãnh là nghĩa vụ của ngân hàng thanh toán cho bên thụ hƣởng của hợp đồng khoản đền bù trong phạm vi của số tiền đƣợc nêu rõ trong giấy bảo lãnh nếu bên đối tác không thực hiện đƣợc trách nhiệm trong hợp dồng. Bảo lãnh là nghiệp vụ mới, rất phát triển do tính thuận lợi của nó nhƣ: hạn chế rủi ro cho bên bán, bên mua có thể trì hoãn việc thanh toán, nắm bắt đƣợc cơ hội kinh doanh. - Cho thuê tài chính: Nếu doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị nhƣngkhông đủ tài sản đảm bảo, hoặc do khoản vay thiết bị là quá lớn, trong trƣờng hợp này cho thuê tài chính là một giải pháp tối ƣu. NHTM sẽ mua máy móc thiết bị và cho khách hàng thuê. Tài sản đảm bảo của cho thuê chính là máy móc thiết bị cho thuê. Ngoài các hoạt động chủ yếu nêu trên NHTM còn thực hiện: quản lý ngân quỹ, cung cấp các dịch vụ ủy thác và tƣ vấn, cung cấp các dịch vụ đại lý, cung cấp dịch vụ môi giới và đầu tƣ chứng khoán, góp vốn mua cổ phần, tài trợ cho các hoạt động của chính phủ… Ngày nay, do xu thế tự do hoá thƣơng mại và đầu tƣ quốc tế diễn ra mạnh mẽ về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, bao gồm cả các nƣớc đang phát triển cũng đã và đang tích cực tham gia tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh việc tăng nhanh về doanh số giao dịch, thị trƣờng ngoại hối quốc tế còn phát triển mạnh khi tạo ra nhiều loại hình nghiệp vụ kinh doanh mới mẻ, phức tạp hơn, tinh vi hơn, hàm chứa lƣợng chất xám cao hơn và cũng trở nên rủi ro hơn. Nhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao về quản trị rủi ro trong KDNT, đặc biệt là rủi ro tỷ giá. Các NHTM đã tiến một bƣớc dài vƣợt ra khỏi những nghiệp vụ kinh doanh truyền thống của mình để thực hiện các nghiệp vụ mới nhằm phòng ngừa rủi ro trong hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trƣờng ngoại hối. Do đó hoạt động KDNT ngày càng trở thành một nghiệp vụ quan trọng của NHTM. 1.1.2 Hoạt động KDNT của NHTM 1.1.2.1 Ngoại hối và ngoại tệ Theo Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ban hành ngày 13/12/2005, Ngoại hối bao gồm: 7 a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác đƣợc sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau
Luận văn liên quan