1- Tính cấp thiết của đề tài
Khái niệm Franchise còn khá mới mẻ đối với Doanh nghiệp Việt Nam. Có lẽ nhiều người cũng đã từng nghe qua thuật ngữ này hoặc cụm từ Nhượng quyền kinh doanh hay Nhượng quyền thương mại nhưng hiểu sâu hơn và đủ tự tin để áp dụng cho doanh nghiệp mình thì hiện nay không nhiều. Franchise chỉ xuất hiện ở Việt Nam hơn 10 năm trở lại đây song được khởi nguồn ở Mỹ từ giữa thế kỷ 19 và tới nay và có mặt ở mọi nơi trên thế giới. Nhượng quyền thương mại được coi là “Một trong các phát minh vĩ đại nhất của chế độ tư bản phương Tây” và là “xu thế của tương lai”, đem lại cho kinh tế thế giới hàng nghìn tỷ USD mỗi năm. Sở dĩ kinh doanh theo mô hình Franchise được ngợi ca như vậy vì nó đã được chứng minh là một phương thức kinh doanh an toàn và hiệu quả, giúp chủ thương hiệu mở rộng thị phần, khuyếch trương thương hiệu của mình một cách nhanh nhất mà không phải bỏ ra nhiều chi phí còn bên nhận chuyển nhượng lại có cơ hội được khai thác thương hiệu nổi tiếng, thừa hưởng mô hình quản lý với chi phí và rủi ro thấp. Nhượng quyền kinh doanh thương mại là cánh rất thuận tiện để các thương hiệu Việt Nam có thể vươn ra thế giới và các thương hiệu nổi tiếng thế giới đi vào Việt Nam.
Mặc dù còn khá lạ lẫm với Nhượng quyền thương mại nhưng Việt Nam là mảnh đất giàu tiềm năng, lại có được lợi thế của người đi sau, các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ các nước tiên phong đi trước để tăng tốc, phát huy hiệu quả của loại hình kinh doanh này. Tuy nhiên để làm được điều này cần một nỗ lực không nhỏ từ nhiều phía cả nhà nước, doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng nhất là khi loại hình kinh doanh này vẫn còn rất mới mẻ với các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì thế nghiên cứu các vấn đề cơ sở lý luận, tình hình áp dụng Franchise tại Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển phương thức kinh doanh này ở Việt Nam là một vấn đề thời sự, mang tính lý luận và thực tiễn cao trong giai đoạn hiện nay. Do vậy người viết đã lựa chon đề tài nghiên cứu: “Phát triển nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam, thực trạng và giải pháp”
2- Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về Franchise, đánh giá thực trạng Franchise tại Việt Nam qua những ví dụ điển hình và từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường khả năng áp dụng và phát triển Franchise tại Việt Nam hiện nay nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam đón đầu trào lưu Franchise nhất là khi hiện nay Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tình hình áp dụng kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam của một số doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài điển hình
Phạm vi nghiên cứu: Do khuôn khổ có hạn, đề tài Nghiên cứu lý luận chung về Franchise. Sự phát triển của Franchise trên thế giới. Phân tích thực trạng kinh doanh Franchise tại Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp phát triển hình thức Franchise tại Việt Nam.
4- Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài dựa trên phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa Mác – Lê Nin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra đề tài còn áp dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: Phương pháp phân tích tại bàn, phương pháp tổng hợp, thống kê , phương pháp so sánh, diễn giải và quy nạp.
5- Kết cấu của luận văn
Chương 1: Lý luận chung về Franchise
Chương 2: Tình hình nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Chương 3: Những giải pháp để phát triển nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.
88 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2833 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Mục lục 1
Lời mở đầu 3
CHƯƠNG I: KHáI QUáT CHUNG Về NHƯợNG QUYềN THƯƠNG MạI 1
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Nhượng quyền thương mại. 1
1.2. Khái niệm Nhượng quyền thương mại 8
1.3. Các ngành kinh doanh nhượng quyền. 13
1.3.1. 10 ngành kinh doanh Franchise phổ biến nhất thế giới [6] 13
1.3.2. Danh sách các hạng mục sản phẩm và dịch vụ Franchise [6] 14
1.3.3. Các phương thức nhượng quyền 15
1.3.3.1. Căn cứ theo hình thức hoạt động kinh doanh 15
1.3.3.2. Căn cứ theo tính chất mối quan hệ giữa bên nhượng và nhận 17
1.4. Quy định pháp lý quốc tế liên quan đến Franchise 22
CHƯƠNG II: NHƯợNG QUYềN THƯƠNG MạI TạI VIệT NAM 30
2.1. Quá trình phát triển 30
2.2. Quy định pháp lý về hoạt động Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 31
2.3. Bản chất của Nhượng quyền thương mại 38
2.4. Thực trạng Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam theo các hướng 44
2.4.1. Từ nước ngoài vào Việt Nam 44
2.4.2 Nhượng quyền trong lãnh thổ Việt Nam và từ Việt Nam ra thế giới. 49
2.5. Những lợi ích và thách thức khi kinh doanh bằng hình thức nquyền 56
2.5.1. Lợi ích và thách thức đối với doanh nghiệp được nhượng quyền 56
2.5.1.1. Lợi ích 56
2.5.1.2. Thách thức của việc mua Franchise 60
2.5.2. Lợi ích và thách thức đối với doanh nghiệp nhượng quyền 61
2.5.2.1. Lợi ích 61
2.5.2.2. Thách thức 64
2.6. Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động kinh doanh Nhượng quyền thương mại. 65
CHƯƠNG III: NHữNG GIảI PHáP Để PHáT TRIểN NHƯợNG QUYềN THƯƠNG MạI TạI VIệT NAM 70
3.1. Dự báo tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung trong giai đoạn 2007 -2020 nói chung và triển vọng của Nhượng quyền thương mại nói riêng 70
3.1.1. Một số dự báo về tình hình kinh tế -xã hội Việt Nam giai đoạn 2007-2020 70
3.1.1.1. Về dân số 70
3.1.1.2. Về tăng trưởng kinh tế 71
3.1.1.2. Về đầu tư xã hội 71
3.1.1.3. Về tiêu dùng của dân cư 71
3.1.1.4. Về xu hướng và phương thức thoả mãn tiêu dùng 72
3.1.2. Dự báo triển vọng phát triển của Nhượng quyền thương mại của Việt Nam trong thời gian tới 75
3.2. Các giải pháp phát triển nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 77
3.2.1. Nhóm các giải pháp về phía nhà nước 77
3.2.2. Các giải pháp về phía doanh nghiệp. 87
3.2.2.1. Về phía các doanh nghiệp nhượng quyền kinh doanh. 87
3.2.2.2. Về phía các doanh nghiệp mua quyền kinh doanh 94
KếT LUậN 98
Danh mục tài liệu tham khảo
Lời mở đầu
1- Tính cấp thiết của đề tài
Khái niệm Franchise còn khá mới mẻ đối với Doanh nghiệp Việt Nam. Có lẽ nhiều người cũng đã từng nghe qua thuật ngữ này hoặc cụm từ Nhượng quyền kinh doanh hay Nhượng quyền thương mại nhưng hiểu sâu hơn và đủ tự tin để áp dụng cho doanh nghiệp mình thì hiện nay không nhiều. Franchise chỉ xuất hiện ở Việt Nam hơn 10 năm trở lại đây song được khởi nguồn ở Mỹ từ giữa thế kỷ 19 và tới nay và có mặt ở mọi nơi trên thế giới. Nhượng quyền thương mại được coi là “Một trong các phát minh vĩ đại nhất của chế độ tư bản phương Tây” và là “xu thế của tương lai”, đem lại cho kinh tế thế giới hàng nghìn tỷ USD mỗi năm. Sở dĩ kinh doanh theo mô hình Franchise được ngợi ca như vậy vì nó đã được chứng minh là một phương thức kinh doanh an toàn và hiệu quả, giúp chủ thương hiệu mở rộng thị phần, khuyếch trương thương hiệu của mình một cách nhanh nhất mà không phải bỏ ra nhiều chi phí còn bên nhận chuyển nhượng lại có cơ hội được khai thác thương hiệu nổi tiếng, thừa hưởng mô hình quản lý với chi phí và rủi ro thấp. Nhượng quyền kinh doanh thương mại là cánh rất thuận tiện để các thương hiệu Việt Nam có thể vươn ra thế giới và các thương hiệu nổi tiếng thế giới đi vào Việt Nam.
Mặc dù còn khá lạ lẫm với Nhượng quyền thương mại nhưng Việt Nam là mảnh đất giàu tiềm năng, lại có được lợi thế của người đi sau, các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ các nước tiên phong đi trước để tăng tốc, phát huy hiệu quả của loại hình kinh doanh này. Tuy nhiên để làm được điều này cần một nỗ lực không nhỏ từ nhiều phía cả nhà nước, doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng…nhất là khi loại hình kinh doanh này vẫn còn rất mới mẻ với các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì thế nghiên cứu các vấn đề cơ sở lý luận, tình hình áp dụng Franchise tại Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển phương thức kinh doanh này ở Việt Nam là một vấn đề thời sự, mang tính lý luận và thực tiễn cao trong giai đoạn hiện nay. Do vậy người viết đã lựa chon đề tài nghiên cứu: “Phát triển nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam, thực trạng và giải pháp”
2- Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về Franchise, đánh giá thực trạng Franchise tại Việt Nam qua những ví dụ điển hình và từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường khả năng áp dụng và phát triển Franchise tại Việt Nam hiện nay nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam đón đầu trào lưu Franchise nhất là khi hiện nay Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tình hình áp dụng kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam của một số doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài điển hình
Phạm vi nghiên cứu: Do khuôn khổ có hạn, đề tài Nghiên cứu lý luận chung về Franchise. Sự phát triển của Franchise trên thế giới. Phân tích thực trạng kinh doanh Franchise tại Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp phát triển hình thức Franchise tại Việt Nam.
4- Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài dựa trên phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa Mác – Lê Nin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra đề tài còn áp dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: Phương pháp phân tích tại bàn, phương pháp tổng hợp, thống kê , phương pháp so sánh, diễn giải và quy nạp.
5- Kết cấu của luận văn
Chương 1: Lý luận chung về Franchise
Chương 2: Tình hình nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Chương 3: Những giải pháp để phát triển nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.
Do thời gian và nguồn tài liệu còn hạn chế , khóa luận của người viết không tránh khỏi những thiếu sót, người viết rất hy vọng nhận được sự quan tâm đóng góp của thầy cô và các bạn.
Qua đây, tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Hồng người đã hết lòng nhiệt tình chỉ bảo và hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành khóa luận này.
CHƯƠNG I: KHáI QUáT CHUNG Về NHƯợNG QUYềN THƯƠNG MạI
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Nhượng quyền thương mại.
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, hình thức sơ khai của lối kinh doanh nhượng quyền đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17-18 tại Châu Âu và sau đó lan rộng và bùng nổ tại Mỹ. Từ “Franchise” có nguồn gốc từ tiếng Pháp là “franc” có nghĩa là “freedom” (tự do). Vào thời đó, người được nhượng quyền là một người rất quan trọng, được trao quyền hạn và quyền tự do để thay mặt nhà nước điều hành, triển khai các luật lệ tại một số lãnh thổ nhất định, ví dụ như việc ấn định mức thuế và thu thuế. Khái niệm trao quyền này sau đó được áp dụng trong kinh doanh và lĩnh vực kinh tế tư nhân.
Rất khó có thể xác định một cách chính xác hoàn toàn nhưng hầu hết các tài liệu, sách vở về Franchise đều cho rằng hình thức Franchise hiện đại có lẽ bắt đầu từ việc phát triển ồ ạt các trạm xăng dầu và các gara buôn bán xe hơi ngay sau khi Thế Chiến thứ nhất kết thúc. Các đại lý xăng dầu hay gara xe hơi được cấp giấy phép hoạt động dưới tên một thương hiệu nào đó đều cho rằng mình là đối tác mua Franchise, tuy nhiên họ không phải trả một khoản phí Franchise nào như những hợp đồng Franchise thông thường. Theo thông lệ của các ngành kinh doanh loại này thì điều kiện gần như duy nhất để đại lý được cấp phép hoạt động với tên thương hiệu có sẵn là phải mua sản phẩm độc quyền cung cấp bởi chủ thương hiệu. Dĩ nhiên, các đại lý sẽ mua từ nhà máy hay chủ thương hiệu với giá sỉ, và bán lại tại cửa hàng của mình với gía lẻ. Ngược lại, đối với các thương hiệu trong ngành nhà hàng chẳng hạn, đối tác mua Franchise không bị bắt buộc phải mua hàng độc quyền từ chủ thương hiệu, trừ một số thành phần gia vị, nguyên liệu mang tính “bí kíp”
Franchise thực sự phát triển mạnh, bùng phát kể từ sau năm 1945 (khi Thế Chiến II kết thúc), với sự ra đời của hàng loạt hệ thống nhà hàng, khách sạn và các hệ thống kinh doanh, phân phối theo kiểu bán lẻ, mà sự đồng nhất về cơ sở hạ tầng, thương hiệu, sự phục vụ là đặc trưng cơ bản để nhận dạng những hệ thống kinh doanh theo phương thức này. Từ những năm 60, Franchise trở thành phương thức kinh doanh thịnh hành, thành công không chỉ tại Hoa Kỳ mà còn ở những nước phát triển khác như Anh, Pháp... Sự lớn mạnh của những tập đoàn xuyên quốc gia của Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh, khách sạn-nhà hàng đã góp phần “truyền bá” và phát triển Franchise trên khắp thế giới. Ngày nay, Franchise đã có mặt tại hơn 150 nước trên thế giới, riêng tại Châu Âu có khoảng 200 ngàn cửa hàng kinh doanh theo phương thức nhượng quyền.
Nhận thấy lợi ích, hiệu quả của phương thức kinh doanh này, nhiều quốc gia đã có các chính sách khuyến khích phát triển Franchise. Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên luật hoá Franchise và có các chính sách ưu đãi cho những cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức Franchise. ngay từ những năm 1990 Luật Nhập cư của Mỹ đã bổ xung một điều khoản mới có kiên quan đến Franchise, đó là bất kể người nước nào mua Franchise tại Mỹ với số vốn đầu tư từ 500.000 đến 1000.000 đô la Mỹ và thuê ít nhất 10 công nhân địa phương sẽ được cấp thị thực thường trú tại Mỹ [6].
Vào thời điểm 1994, 35% tổng số doanh thu bán lẻ tại nước Mỹ là từ các cửa hàng nhượng quyền. Đến năm 2000, tỷ lệ này tăng lên đến 40% , tạo việc làm cho hơn 8 triệu người (cứ 7 công dân trong độ tuổi lao động thì có một người làm việc trong các công ty, cơ sở có liên quan đến Franchise và ngày nay, công nghệ Franchise hàng năm mang lại cho nước Mỹ hơn 600 tỷ USD doanh số, trên 52 tiểu bang của nước Mỹ đã có luật bắt buộc bất kỳ công ty nào muốn tham gia vào thị trường chứng khoán đều phải có đăng ký nhượng quyền. Cứ mỗi 8 phút lại có một cửa hàng Franchise ra đời, hay nói khác đi, mỗi ngày có tổng cộng 180 cửa hàng Franchise khai trương trên nước Mỹ [5]. Với tốc độ và đà phát triển chóng mặt của mô hình kinh doanh Franchise tại Mỹ cũng như nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới, các doanh nghiệp riêng lẻ với thương hiệu độc lập khó có thể cạnh tranh và tồn tại nổi.
Ông Robert Bannerman tuỳ viên thương mại Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại tp HCM cũng cho biết:
Hoa Kỳ hiện có hơn 550.000 hợp đồng NQTM với lợi nhuận thu được trên 1530 tỷ USD/năm, còn tại khu vực Bắc Mỹ, hiện có hơn 750.000 hợp đồng NQTM được ký kết...Tiềm năng phát triển NQTM trên thế giới vẫn sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, theo dự báo của Hiệp hội NQTM Quốc tế là khoảng 7%/năm.
ở Châu Âu, tổng cộng có hơn 4.000 hệ thống NQTM; với 167.500 cửa hàng NQTM, doanh thu đạt khoảng 100 tỉ Euro. Tạo ra hơn 1.5 triệu việc làm. Riêng ở Anh, NQTM là một trong những hoạt động tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế với khoảng 32.000 DN nhượng quyền, doanh thu mỗi năm 8,9 tỷ bảng Anh, thu hút một lượng lao động khỏang 317.000 lao động và chiếm trên 29% thị phần bán lẻ.
Tại úc kể từ khi Luật về NQTM chính thức ra đời năm 1998, đến năm 2004 đã có 850 hệ thống nhượng quyền với khoảng 54.000 cơ sở kinh doanh nhượng quyền và sử dụng trên nửa triệu lao động . Những con số sơ phát trên cũng cho thấy vai trò quan trọng của NQTM trong nền kinh tế của nước này [19].
Tính phổ biến và xác xuất thành công cao của mô hình kinh doanh Franchise đối với doanh nghiệp Mỹ nói riêng hay với cả nền kinh tế thế giới nói chung đã được chứng minh qua những con số cụ thể. Theo số liệu của phòng thương mại Mỹ, thì từ 1974 tới nay, trung bình chỉ có 5% số doanh nghiệp hình thành theo mô hình nhượng quyền kinh doanh tại Mỹ là thất bại, trong khi đó, con số này là 30-65% cho các doanh nghiệp không theo mô hình nhượng quyền [5].
IFA cho hay, nhượng quyền kinh doanh thương mại riêng ở khu vực châu á đã tạo doanh thu hơn 500 tỷ USD mỗi năm. (Miguel Pardo de Zela, tham tán thương mại Đại sứ quán Mỹ tại VN)
Tại Nhật Bản, NQTM phát triển mạnh từ năm 1996, đến năm 2004 đã có 1.074 hệ thống NQTM và 220.710 cửa hàng kinh doanh theo hình thức NQTM, doanh thu từ hệ thống này vào khoảng 150 tỉ USD, tăng trưởng hàng năm 7%.
Từ năm 1980, NQTM vào Trung Quốc. Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, hơn 50 ngành nghề đã áp dụng quy trình chuyển nhượng. Đến năm 2004, nước này đã có 2.100 hệ thống nhượng quyền (nhiều nhất thế giới), với 120.000 cửa hàng nhượng quyền trong 60 lĩnh vực khác nhau. Biểu đồ tăng trưởng hoạt động nhượng quyền của Trung Quốc dựng đứng kể từ khi nước này gia nhập WTO. Từ năm 2000, bình quân mỗi năm hệ thống nhượng quyền tăng 38% vượt xa mức tăng trưởng 10%/năm của hàng tiêu dùng, các cửa hàng nhận nhượng quyền tăng 55% [19]. Đặc biệt, hệ thống NQTM của doanh nghiệp Trung Quốc cạnh tranh ngang hàng với thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng của nước ngoài. Trung Quốc đang trở thành thị trường tiềm năng của các thương hiệu nước ngoài như: Mc Donald's, KFC, Hard Rock Cafe, Chilli's... đồng thời đây là cứ địa đầu tiên để các tập đoàn này bán Franchise ra khắp Châu á. Thông qua đó, hoạt động Franchise của Trung Quốc trở nên ngày càng phát triển, Chính phủ Trung Quốc đã thay đổi thái độ từ e dè chuyển sang khuyến khích, nhiều thương hiệu đang được “đánh bóng” trên thị trường quốc tế thông qua các cuộc mua bán, sáp nhập nhằm chuẩn bị cho kế hoạch đẩy mạnh hoạt động nhượng quyền ra bên ngoài, được xem là một trong những động thái quan trọng để phát triển nền kinh tế vốn đang rất nóng của Trung Quốc.
Riêng tại Đông Nam á, kể từ thập niên 90, các quốc gia đã nhận thấy tác động của Franchise đến việc phát triển nền kinh tế quốc dân là quan trọng và là xu thế tất yếu của toàn cầu hóa, vì vậy nhiều chính sách, giải pháp phát triển kinh tế liên quan đến Franchise đã được nghiên cứu, ứng dụng và khuyến khích phát triển. Ví dụ như tại Malaysia, chính phủ cho thành lập hẳn một chương trình quốc gia gọi là Franchise Development Programe từ 1992, được triển khai và giám sát chặt chẽ bởi một ban chuyên trách trực thuộc Văn phòng Thủ Tướng, và sau này mới chuyển cho Bộ Doanh Nghiệp quản lý. Đây là bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của NQTM trong nền kinh thế Malaysia nói riêng và Đông Nam á nói chung. Chương trình phát triển nhượng quyền quốc gia này nhắm vào 2 mục tiêu chủ yếu sau đây:
Gia tăng số lượng doanh nghiệp tại Malaysia, cả 2 khối mua và bán Franchise
Thúc đẩy phát triển những sản phẩm và dịch vụ đặc thù nội địa thông qua hình thức nhượng quyền.
Vào năm 2005, nhận thấy những lợi ích to lớn mà NQTM có thể đem lại Bộ Thương Mại Thái Lan cũng đã kịp thời công bố chương trình khuyến khích và quảng bá kinh doanh nhượng quyền đối với các thương hiệu nội địa với mục đích tăng cường uy tín sản phẩm Thái Lan trên thương trường quốc tế. Các doanh nghiệp chủ thương hiệu có tiềm năng phát triển để bán Franchise( hầu hết nằm trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng) được Chính phủ hỗ trợ thông qua các chương trình đào tạo trung và ngắn hạn chủ trì bởi Sở Phát Triển Doanh Nghiệp. Tổng doanh số đạt được của các cửa hàng Franchise tại Thái Lan ngay trong năm đó đã đạt 28 triệu Baht và liên tục tăng với tốc độ >10%/năm từ đó tới nay. Số hợp đồng nhượng quyền tại nước này đang tăng rất nhanh, trong đó có tới 67% thuộc khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, với số vốn ban đầu cho mỗi hợp đồng 20.000-65.000 USD.
Ngày nay, không chỉ có sự vào cuộc của các cơ quan chính phủ mà còn có nhiều tổ chức phi chính phủ với tôn chỉ thúc đẩy phát triển, hỗ trợ và quảng bá hoạt động Franchise đã được thành lập. Điển hình là Hội đồng Franchise Thế giới (World Franchise Council), ra đời vào năm 1994, có thành viên là các hiệp hội Franchise của nhiều quốc gia. Ngoài ra, một tổ chức uy tín và lâu đời nhất là Hiệp hội Franchise Quốc tế (International Franchise Association) được thành lập năm 1960, có khoảng 30.000 thành viên bao gồm các doanh nghiệp bán, mua Franchise. Thông qua các tổ chức này, nhiều hoạt động có ích cho doanh nghiệp, cho các nền kinh tế quốc gia đã được thực hiện như:
- Tổ chức các hội chợ Franchise quốc tế
- Xây dựng niên giám Franchise khu vực, và trên toàn thế giới
- Hợp tác xuất bản các ấn phẩm chuyên ngành, các website để cung cấp thông tin cho mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp quan tâm đến Franchise...
- Tư vấn, hỗ trợ, hợp tác và phát triển phương thức kinh doanh Franchise.
Franchise đang phát triển với tốc độ chóng mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, công nghệ Franchise cũng đã bắt đầu nóng lên tại Việt Nam trong 4-5 năm trở lại đây, nhất là trong tiình hình hiện nay khi Việt Nam đã bước chân vào Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO, các thương hiệu lớn quốc tế đã tràn vào thị trường nội địa và ít nhiều sẽ làm thay đổi thói quen và cách suy nghĩ của cả người tiêu dùng lẫn các doanh nghiệp. Vai trò của thương hiệu chắc chắn sẽ lớn hơn nhiều, dẫn theo sự lên ngôi của mô hình kinh doanh Franchise
Nhìn nhận vấn đề phát triển NQTM trong làn sóng phát triển toàn cầu, một giáo sư của Mỹ đã đưa ra bức tranh sau [19] :
• Những năm 1850:
Phát triển NQTM phân phối sản phẩm tại Mỹ.
• Những năm 1950:
Phát triển NQTM phương thức kinh doanh tại Mỹ.
• Những năm 1960:
Phát triển nhanh chóng NQTM tại Mỹ.
• Những năm 1970:
Bắt đầu mở rộng các hệ thống của Mỹ trên phạm vi quốc tế sang các
quốc gia phát triển
• Những năm 1980:
Xuất hiện NQTM trong nước tại các quốc gia chịu ảnh hưởng của việc mở rộng các hệ thống của Mỹ ra quốc tế.
• Những năm 1990:
o Phát triển trên phạm vi quốc tế mở rộng tới các quốc gia phát triển và đang phát triển
o Hợp nhất các hoạt động NQTM trong nước;
o Tiếp tục phát triển mô hình NQTM.
• Hiện nay:
o Được thực hiện ở mọi khu vực trên thế giới và tại đa số các quốc gia;
o Trên 16.000 các hệ thống trên toàn cầu;
o Đã cách mạng hóa lĩnh vực phân phối hàng hóa và dịch vụ ở hầu hết các lĩnh vực ngành hàng.
• Trong tương lai:
o Khả năng phát triển tất yếu và thực sự không có giới hạn ;
o mở rộng ở phạm vi trong nước và quốc tế;
o phát triển mô hình và việc áp dụng
1.2. Khái niệm Nhượng quyền thương mại
NQTM là một hình thức kinh doanh đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Đã có nhiều khái niệm được nêu ra của nhiều trường phái khác nhau nhằm giải thích, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện họat động kinh doanh nhượng quyền đạt hiệu quả. Tuy nhiên, do sự khác biệt về quan điểm và môi trường kinh tế, chính trị, xã hội giữa các quốc gia, nên các khái niệm này thường khác nhau.
Các khái niệm dưới đây được chọn lọc dựa trên sự khác nhau trong việc quản lý điều chỉnh các hoạt động NQTM của một số nước tiêu biểu, có thể phân chia các nước trên thế giới thành bốn nhóm nước như sau:
(i) Nhóm các nước với hệ thống pháp luật bắt buộc (hoặc khuyến khích sự tự nguyện) công khai chi tiết nội dung của thoả thuận NQTM.
(ii) Nhóm các nước với hệ thống pháp luật khuyến khích sự tự nguyện, công bố chi tiết nội dung của thoả thuận NQTM.
(iii) Nhóm các nước có luật cụ thể, điều chỉnh hoạt động NQTM.
(iv) Nhóm các nước điều chỉnh hoạt động NQTM theo luật về chuyển giao công nghệ.
Dựa trên 4 nhóm nước này, ta có một số khái niệm nhượng quyền tiêu biểu sau đây:
Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh Quốc tế (The International Franchise Association), hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế giới đã định nghĩa nhượng quyền kinh doanh như sau:
"Nhượng quyền kinh doanh là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa Bên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh (know-how), đào tạo nhân viên; Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình".
Theo định nghĩa này, vai trò của Bên nhận quyền kinh doanh trong việc đầu tư vốn và điều hành doanh nghiệp được đặc biệt nhấn mạnh hơn so với trách nhiệm của bên giao quyền.
Định nghĩa