Luận văn Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng tại tỉnh Nam Định

Nông nghiệp là một ngành sản xuất chủ yếu của nền kinh tế, cung cấp các sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại. Không những thế, nông nghiệp còn là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất ra hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Nông nghiệp cũng sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của mỗi quốc gia. Ngày nay, trước nhu cầu của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm phục vụ cho sức khỏe, thì các sản phẩm nông nghiệp truyền thống đang chuyển dần từ chiều rộng sang chiều sâu, chú trọng hơn vào các sản phẩm nông sản sạch, thân thiện với môi trường. Những bài học trong các giai đoạn phát triển vừa qua đã cho thấy những hạn chế, khiếm khuyết trong các lý thuyết về phát triển nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng. Vì lợi ích trước mắt, con người chỉ quan tâm đến sản lượng nông nghiệp và thu nhập kinh tế đã gây ra những tổn thương ngiêm trọng về mặt môi trường, làm suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên của trái đất. Chính điều này đã đặt ra một vấn đề đó là chúng ta không chỉ PTNN đơn thuần mà cần phải PTNN bền vững. Trong phát triển nông nghiệp thì điều kiện là phải có các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên năng lực tài chính, sức lao động và không thể thiếu được đó là sự tham gia của cộng đồng mà trụ cột chính là người nông dân. Ở nông thôn trong quá trình tồn tại và phát triển, luôn hình thành một tập quán sản xuất và những cơ chế quản lý cộng đồng do người dân tạo ra và chính họ điều hành. Trong phát triển nông nghiệp bền vững, vai trò đó cần được coi trọng vì nó sẽ góp phần phát triển được kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường

pdf93 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng tại tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ NGỌC TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH NAM ĐỊNH Ngành: Phát triển bền vững Mã số: 8.31.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ ANH VŨ HÀ NỘI, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng tại tỉnh Nam Định” do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Anh Vũ. Các số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Vũ Thị Ngọc Tâm MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIÊN VỀ PTNN BỀN VỮNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG ................................................................................ 14 1.1. Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 14 1.2. Sự cần thiết của phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng. ............ 26 1.3. Những nhân tố chính ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng. ........................................................................................................................... 31 1.4. Nội dung hoạt động của PTNN bền vững dựa vào cộng đồng. ............................... 24 1.5. Kinh nghiệm thực tiễn về PTNN bền vững dựa vào cộng đồng. ............................. 24 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2015-2017 .................. 41 2.1. Khái quát phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng tại tỉnh Nam Định giai đoạn 2015-2017 ........................................................................................................... 41 2.2. Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng tại Nam Định. .................................................................................................................................... 44 2.3. Thực trạng phương thức sản xuất PTNN bền vững dựa vào cộng đồng tỉnh Nam Định. .................................................................................................................................... 54 2.4. Thực trạng về những nhân tố ảnh hưởng phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng tỉnh Nam Định. ................................................................................................. 59 2.5. Đánh giá hạn chế và nguyên nhân hạn chế của PTNN bền vững dựa vào cộng đồng tỉnh Nam Định giai đoạn 2015-2017 ................................................................................. 65 Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PTNN BỀN VỮNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2019-2025. .................. 70 3.1. Bối cảnh mới PTNN bền vững dựa vào cộng đồng tại tỉnh Nam Định. .................. 70 3.2. Quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng tại tỉnh Nam Định đến năm 2025..................................................................................................... ............. ..72 3.3. Các giải pháp nhằm tăng cường vai trò của cộng đồng trong phát triển nông nghiệp bền vững .............................................................................................................................. 72 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 80 PHỤ LỤC........................................................................................................................... 84 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa BĐKH Biến đổi khí hậu BVMT Bảo vệ môi trường BVTV Bảo vệ thực vật CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DN Doanh nghiệp FAO Tếng Anh: Food and Agriculture Organization of the United Nations Tiếng Việt: Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc HTX Hợp tác xã KHCN Khoa học công nghệ KHKH Khoa học kỹ thuật NN Nông nghiệp NTM Nông thôn mới NTTS Nuôi trồng thủy sản PTBV Phát triển bền vững PTNN Phát triển nông nghiệp SXNN Sản xuất nông nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNTN Tài nguyên thiên nhiên UBND Ủy ban nhân dân UNDP Tiếng Anh: United Nations Development Programme Tiếng việt: Chương trình phát triển Liên hợp quốc DANH MỤC HỘP Hộp 1: Chia sẻ của một đại lý phân bón 44 Hộp 2: Chia sẻ của hộ nông dân 45 Hộp 3: Chia sẻ của một trưởng thôn 50 Hộp 4: Chia sẻ của cán bộ sở NN&PTNN tỉnh Nam Định 51 Hộp 5: Chia sẻ của cơ sở kinh doanh 52 Hộp 6: Chia sẻ của cán bộ phòng nông nghiệp huyện 55 Hộp 7: Chia sẻ của thành viên tổ hợp tác nông nghiệp 59 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Nam Định qua các năm 43 Biểu đồ 2.2: Quan điểm của các hộ dân về việc tham gia đề án NN 49 Biểu đồ 2.4.1: Tỷ lệ độ tuổi tham gia trả lời phỏng vấn 61 Biểu đồ 2.4.6: Tỷ lệ số hộ được nghe về PTNN bền vững của các hộ 67 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là một ngành sản xuất chủ yếu của nền kinh tế, cung cấp các sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại. Không những thế, nông nghiệp còn là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất ra hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Nông nghiệp cũng sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của mỗi quốc gia. Ngày nay, trước nhu cầu của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm phục vụ cho sức khỏe, thì các sản phẩm nông nghiệp truyền thống đang chuyển dần từ chiều rộng sang chiều sâu, chú trọng hơn vào các sản phẩm nông sản sạch, thân thiện với môi trường. Những bài học trong các giai đoạn phát triển vừa qua đã cho thấy những hạn chế, khiếm khuyết trong các lý thuyết về phát triển nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng. Vì lợi ích trước mắt, con người chỉ quan tâm đến sản lượng nông nghiệp và thu nhập kinh tế đã gây ra những tổn thương ngiêm trọng về mặt môi trường, làm suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên của trái đất. Chính điều này đã đặt ra một vấn đề đó là chúng ta không chỉ PTNN đơn thuần mà cần phải PTNN bền vững. Trong phát triển nông nghiệp thì điều kiện là phải có các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên năng lực tài chính, sức lao động và không thể thiếu được đó là sự tham gia của cộng đồng mà trụ cột chính là người nông dân. Ở nông thôn trong quá trình tồn tại và phát triển, luôn hình thành một tập quán sản xuất và những cơ chế quản lý cộng đồng do người dân tạo ra và chính họ điều hành. Trong phát triển nông nghiệp bền vững, vai trò đó cần được coi trọng vì nó sẽ góp phần phát triển được kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường. Trong những năm gần đây, những rủi ro từ BĐKH đã khiến những sinh kế dựa vào nguồn TNTN sẵn có của cộng đồng bị tổn thương nghiêm trọng. Người nông dân thiếu những nguồn lực cần thiết và năng lực thích ứng để đương đầu với những rủi ro này. Một số những lĩnh vực nông nghiệp như lâm nghiệp thủy sản và trồng trọt chịu ảnh hưởng từ những thói quen canh tác cũ nên càng phải gánh chịu 2 những hậu quả của BĐKH do những phương thức cũ đều bộc lộ những hạn chế nhất định về kỹ thuật và khả ứng phó với thời tiết và thiên tai và biến động của thị trường. Như vậy, PTNN bền vững cần gắn với vai trò cộng đồng. Nếu thiếu vai trò của cộng đồng trong phát triển, thì sự bền vững trong bất cứ một lĩnh vực nào cũng sẽ không được đảm bảo. Hơn nữa người dân là chủ thể trong mọi phương diện hoạt động xã hội nên họ là những người có quyền được hưởng lợi nhờ sự sử dụng nông nghiệp bền vững trong các hoạt động sinh kế, và đáp ứng các nhu cầu văn hóa xã hội. Những chính sách, kế hoạch để phát triển nông nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của cộng đồng bởi vì họ là người sinh sống, học tập và làm việc tại khu vực đó. Nên họ hiểu địa phương họ có nguồn lực gì, bản thân họ cần gì và họ sẽ nỗ lực hết mình để đáp ứng được những nhu cầu của họ trong hiện tại và thế hệ con cái họ trong tương lai. Nam Định là tỉnh ven biển nằm ở phía Nam đồng bằng sông Hồng, có nhiều tiềm năng để phát triển SXNN toàn diện cả trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng rừng ngập mặn. Mặc dù là địa phương có hai khu công nghiệp, làng nghề tương đối phát triển, song đến nay nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất quan trọng, đóng góp lớn vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Năm 2016, ngành nông nghiệp Nam Định tạo việc làm cho gần 60% lao động xã hội và cung cấp sinh kế cho khoảng 80% dân số, đóng góp 22,99% vào giá trị gia tăng của tỉnh [6]. “Tuy nhiên, ngành nông nghiệp Nam Định vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém như chất lượng tăng trưởng nông nghiệp thấp; chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp diễn ra một cách chậm chạp; thu nhập và đời sống của người SXNN thấp, tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng. Đặc biệt, SXNN của tỉnh đang chịu tác động của BĐKH ngày càng gia tăng. Hàng năm, Nam Định phải hứng chịu từ 2 đến 4 cơn bão với cường độ lớn, bất thường, khó dự đoán; tình trạng sâu bệnh, ngập úng, khô hạn làm thoái hóa đất nông nghiệp ngày càng gia tăng, xâm nhập mặn ngày càng lấn sâu nội đồng, đa dạng sinh thái ngày càng suy giảm nên SXNN của tỉnh không hiệu quả, kém bền vững, chưa đảm bảo cuộc sống cho nông dân. Những bất cập đó 3 khiến cho một bộ phận nông dân không thiết tha với đồng ruộng, tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang ngày càng tăng. Vì vậy, cần phải tìm ra cách thức sản xuất mới để ngành nông nghiệp của tỉnh khai thác được tiềm năng, lợi thế phát triển hiệu quả và bền vững. Trước những vấn đề đó ngành nông nghiệp Nam Định đang đứng trước thách thức lớn là làm thế nào để phát triển một cách bền vững và để cho nông dân thực sự là những người chủ nhân của quá trình phát triển nông nghiệp, họ được quyết định các hướng phát triển và tham gia vào quá trình phát triển đó. Cho đến nay, hầu như chưa có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này tại Nam Định. Vì vậy, từ góc nhìn của Phát triển bền vững tác giả chọn đề tài “Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng tại tỉnh Nam Định” làm đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Những nghiên cứu về lý thuyết phát triển nông nghiệp bền vững 2.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài. Phát triển nông nghiệp bền vững là một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Do đó, tùy từng giai đoạn nghiên cứu và phát triển, dưới phương pháp tiếp cận khác nhau, các khái niệm PTNN theo hướng bền vững cũng có những cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Có thể kể đến một vài công trình tiêu biểu như sau: Tổ chức Lương thực của Liên hiệp Quốc (FAO) (1990) trong “World Food Dry” cho rằng: “Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật và thể chế nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cả cho hiện tại và mai sau” [40]. Quan niệm của FAO nhấn mạnh cách thức để PTNN theo hướng bền vững, đó là phải thay đổi tổ chức, kỹ thuật và thể chế. Richard R. Harwood (1990) trong công trình nghiên cứu “Lịch sử nông nghiệp bền vững” cho rằng: “Nông nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp mà các hoạt động của các tổ chức kinh tế đều hướng đến bảo vệ và phát huy lợi ích của con người và xã hội trên cơ sở duy trì và phát triển nguồn lực, tối thiểu hóa chi phí để 4 sản xuất một cách hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp và hạn chế tác hại môi trường, trong khi duy trì và không ngừng nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiệp” [43] . Tác giả Maureen (1990) trong “Nông nghiệp ứng biến” (Alternative agriculture) đã dẫn quan điểm của Hội đồng nghiên cứu quốc gia Mỹ cho rằng: “Nông nghiệp bền vững tương ứng với nông nghiệp tùy cơ ứng biến, chứa một phổ đa dạng về các loại hình canh tác, trong đó mỗi loại hình lại có khả năng thích ứng với một kích cỡ quy mô sản xuất trong những điều kiện cụ thể về điều kiện tự nhiên, đất đai và con người. Do vậy, không thể có một khuôn mẫu chung về PTNN bền vững cho các vùng khác nhau, quy mô sản xuất khác nhau”[42] 2.1.2 Các nghiên cứu trong nước Tác giả Nguyễn Văn Mẫn và Trịnh Văn Thịnh (2002) trong công trình “Nông nghiệp bền vững cơ sở và ứng dụng” [17] đã đưa ra quan điểm “Nông nghiệp bền vững không chỉ bảo vệ những hệ sinh thái đã có trong tự nhiên mà còn tìm cách khôi phục những hệ sinh thái đã bị suy thoái”. Quan niệm này chỉ ra, trong PTNN bền vững việc bảo vệ môi trường hiện tại luôn phải song hành việc tái tạo lại hệ sinh thái đã bị suy thoái trong tự. Trong một ngiên cứu khác của tác giả Vũ Đình Thắng và cộng sự (2006) trong “Giáo trình Kinh tế nông nghiệp” cho rằng, “phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững là khả năng duy trì hay tăng thêm năng suất và sản lượng nông sản trong một thời gian dài mà không ảnh hưởng xấu đến điều kiện sinh thái”. Đồng thời, các tác giả cũng đưa ra quan điểm, nông nghiệp bền vững chỉ có ý nghĩa tương đối trong một giai đoạn nhất định, con người cần phải điều chỉnh để lập nên một thế bền vững mới [34]. Quan niệm về SXNN theo hướng bền vững như trên cũng đã đề cập đến vấn đề kinh tế, môi trường và xã hội trong quá trình phát triển. Như vậy có thể thấy, trong từng giai đoạn, trước yêu cầu thực tiễn phát triển của ngành nông nghiệp đặt ra, quan niệm về PTNN theo hướng bền vững có sự khác nhau nhất định, song về 5 cơ bản đã nhấn mạnh đến giải quyết hợp lý, chặt chẽ, hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng nông nghiệp với BVMT và cải thiện cuộc sống con người. 2.2. Những nghiên cứu về PTNN bền vững dựa vào cộng đồng Theo như báo cáo nghiên cứu của một số các tổ chức quốc tế như: Báo cáo cáo rà soát Nông nghiệp và lương thực (2015) của Tổ chức hợp tác và phát triển quốc tế [26]; Báo cáo 40 năm lâm nghiệp cộng đồng (2016) - Quy mô và hiệu quả của Tổ chức Nông lương Thế giới [27]; Báo cáo nghiên cứu của UNDP (2015) “Được mùa”: Những lựa chọn chiến lược để phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam” của UNDP [15]. Các báo cáo khẳng định các mô hình nông nghiệp dựa vào cộng đồng là công cụ hữu hiệu thúc đẩy phát triển bền vững, đồng thời kêu gọi các Chính phủ có những hành động để khai thác hết tiềm năng của lâm nghiệp dựa vào cộng đồng. Trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ cũng đề cao vai trò làm chủ của người dân trong phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam. Tác giả Đặng Kim Sơn (2008), trong “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau” [25] trên cơ sở nghiên cứu thực trạng nông nghiệp Việt Nam sau 20 năm đổi mới đã chỉ ra, “để nông nghiệp PTBV cần phải chú trọng phát triển cả nông dân, nông nghiệp, nông thôn”. Cụ thể, đối với nông dân, tác giả đã phân ra thành 3 nhóm: “nông dân SXNN lâu dài; nông dân chuyển đổi sang sản xuất phi nông nghiệp; nông dân tham gia vào sản xuất ở đô thị, công nghiệp và từng tùy nhóm nông dân sẽ có các chính sách tác động khác nhau cho phù hợp. Đối với nông nghiệp, để PTBV cần phải tăng tỷ lệ đầu tư và đổi mới cơ cấu đầu tư theo hướng đầu tư vào kết cấu hạ tầng, phát triển KHCN, thu hút DN; đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng rộng rãi tiến bộ KHCN từ nước ngoài, kết hợp tăng cường đầu tư nghiên cứu trong nước; bảo vệ quỹ đất lúa, cân bằng lợi ích giữa các vùng quy hoạch SXNN; tăng cường đầu tư KCHT phục vụ đời sống nông dân và SXNN; phát triển sản xuất và chế biến; ưu tiên hỗ trợ xây dựng hệ thống HTX kiểu mới”. 6 Tác giả Trần Đại Nghĩa (2012), trong “Liên kết nông dân doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa quy mô lớn tại Việt Nam” chỉ ra yêu cầu tất yếu của liên kết nông dân – doanh nghiệp trong SXNN theo quy mô lớn và khẳng định “mối liên kết nông dân – doanh nghiệp mang lại lợi ích cho cả hai bên. Việc áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật và sử dụng dịch vụ phục vụ SXNN chỉ phát huy hiệu quả tối đa khi thực hiện theo thời gian nhất định và đồng loạt trên một diện tích lớn”. Đồng thời, tác giả chỉ ra, “liên kết sẽ giúp SXNN tiết kiệm chi phí, gia tăng năng suất và chất lượng nên ngành nông nghiệp sẽ tăng giá trị, tăng lợi nhuận và PTBV” [18]. Bộ NN&PTNT (2013) trong “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và PTBV” [1] trên cơ sở nghiên cứu của đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp chỉ ra những hạn chế, bất cập mà ngành nông nghiệp Việt Nam đang gặp phải, như: “giá trị gia tăng thấp, thu nhập của người làm nông nghiệp thấp, ô nhiễm môi trường gia tăng đã đưa ra hệ thống giải pháp, như: nâng cao chất lượng quy hoạch; khuyến khích, thu hút đầu tư tư nhân; nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công; cải cách thể chế; hoàn thiện hệ thống chính sách để ngành nông nghiệp PTBV”. 2.3 Những nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến PTNN bền vững dựa vào cộng đồng. Ở hướng nghiên cứu này, các công trình nghiên cứu đã chỉ ra hệ thống chính sách, các nguồn lực đầu vào như: khoa học công nghệ (KHCN), vốn đầu tư, lao động, vv... hội nhập kinh tế và BĐKH có ảnh hưởng đến PTNN theo hướng bền vững. Tiêu biểu có thể kể đến như: Frans Elltis (1994) trong “Chính sách nông nghiệp của các nước đang phát triển” [41] cho rằng, “ở các nước đang phát triển, chính sách vùng, chính sách hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho SXNN, chính sách thương mại nông sản, những vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị hóa ảnh hưởng lớn đến PTNN”. Phạm Thị Khanh (2004) trong “Huy động vốn trong nước phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng” chỉ ra, vốn tác động đến SXNN nông nghiệp 7 một cách gián tiếp thông qua đất đai, cây trồng, vật nuôi hay phương tiện kỹ thuật Gia tăng vốn đầu tư PTNN sẽ góp phần làm tăng năng lực sản xuất, thúc đẩy gia tăng năng suất, sản lượng và nâng cao chất lượng nông sản phẩm hàng hóa. Bởi vì, “vốn là tiền để phát triển kết cấu hạ tầng (KCHT), ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ phục vụ SXNN, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp [14]. Tác giả Nguyễn Thị Tố Quyên (2012) trong “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới” [20] cho rằng, “các nguồn lực đầu vào, như: vốn, đất đai, chất lượng lao động, kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng đến PTNN theo hướng bền vững vì đây là điều kiện để phát triển SXNN [22]. Một nghiên cứu hác của tác giả Đào Duy Khuê (2012) trong “ Khoa học và công nghệ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa - giảm nghèo nhanh cho nông dân” [13] đã chỉ ra, KHCN phát triển và được ứng dụng mạnh mẽ vào lĩnh vực nông nghiệp đã tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị cao và đây là cơ sở hàng đầu để PTNN theo hướng bền vững. Ngoài các công trình trên, còn có nhiều bài viết tham luận về PTNN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành. Các nghiên cứu này đã chỉ ra, “hội nhập kinh tế quốc tế có tác động hai mặt đến phát triển ngành nông nghiệp. Trước hết, hội nhập kinh tế sẽ mang lại cơ hội cho ngành nông nghiệp Việt Nam như mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, học hỏi được kinh nghiệm tổ chức sản xuất tiên tiến, nhập khẩu vật tư, nguyên liệu trong nước chưa sản xuất được phục vụ SXNN. Tuy nhiên, thách thức do hội nhập mang lại cho ngành nông nghiệp cũng không hề nhỏ, đó là: cạnh tranh ngày càng gay gắt cả ở thị trường trong nước và quốc tế; ảnh hưởng đến tăng trưởng, xuất khẩu của ngành nông nghiệp [7] Ảnh hưởng của BĐKH đến phát triển ngành nông nghiệp cũng đã được nhiều nghiên cứu chỉ ra. Tác giả Đinh Vũ Thanh, Nguyễn Văn Viết (2012) trong “Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực nông nghiệp và giải
Luận văn liên quan