Sau hơn 20 năm kểtừ1986 - thời điểm đánh dấu sựbắt đầu của quá trình chuyển đổi
nền kinh tếtừcơchếkếhoạch hóa tập trung sang cơchếthịtrường có sựquản lý
của nhà nước theo định hướng xã hội chủnghĩa, Việt Nam đã đạt được những thành quả
to lớn vềmọi mặt rất đáng được ghi nhận. Nền kinh tếViệt Nam luôn đạt tốc độtăng
trưởng cao và ổn định, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, vai trò và vịthế
của Việt Nam ngày càng được khẳng định và củng cốvững chắc hơn trên trường thế
giới. Tuy vậy, đểcó thể đạt được những mục tiêu đã đềra trong chiến lược ổn định và
phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam đến năm 2020 là phấn đấu đưa nước ta vềcơbản trở
thành một nước công nghiệp với cơsởvật chất kỹthuật hiện đại, tiếp tục duy trì tốc độ
tăng trưởng GDP hàng năm bình quân ởmức cao thì một trong những yếu tố đóng vai
trò quan trọng cho sựthành công đó là nguồn vốn cho đầu tưphát triển. Bên cạnh đó, với
sựkiện Việt Nam trởthành thành viên chính thức của Tổchức thương mại thếgiới
(WTO) đã mởra cánh cửa hội nhập ngày càng sâu rộng cho nền kinh tếViệt Nam nói
chung và các doanh nghiệp (DN) Việt Nam nói riêng. Đi kèm với những cơhội là những
thách thức không nhỏmà không phải bất cứDN nào cũng có thểdễdàng vuợt qua nếu
không có tiềm năng tài chính và nội lực vững mạnh. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc
đểcó thể đứng vững và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thịtrường nội địa cũng nhưthị
trường quốc tếvẫn còn không ít vấn đề đặt ra cần phải sớm giải quyết cho bản thân mỗi
DN như đầu tư đổi mới trang thiết bịkỹthuật công nghệ, tiết kiệm chi phí, nâng cao
năng suất lao động, hạgiá thành sản phẩm, bồi dưỡng nâng cao trình độvà kỹnăng nghề
nghiệp cho người lao động Đểlàm được những điều đó đòi hỏi các DN phải có tiềm
lực tài chính vững mạnh, phải không ngừng gia tăng và sửdụng hiệu quảcác nguồn vốn
cho đầu tưphát triển. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 350.000 DN và phấn đấu đến 2010
nước ta sẽcó khoảng 500.000 DN với nhiều loại hình khác nhau. Nhưvậy nhu cầu bổ
sung vốn đểtái sản xuất và đầu tưcho những năm sắp tới là rất lớn và không thểchỉ
trông chờvào nguồn lợi nhuận giữlại từphía DN mà cần phải huy động từbên ngoài
117 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2033 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
ĐẶNG TẤN TÀI
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
ĐẶNG TẤN TÀI
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ PHAN THỊ DIỆU THẢO
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Phát triển thị trường trái
phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa
từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Các số liệu dùng để phân tích, đánh giá
trong luận văn là trung thực và đều được trích nguồn rõ ràng.
Người thực hiện
ĐẶNG TẤN TÀI
Học viên cao học Lớp TCDN Đ3 – K15
Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu; hình vẽ
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
DOANH NGHIỆP.......................................................................................................... 1
1.1 Trái phiếu ........................................................................................................... 1
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của trái phiếu................................................................ 1
1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trái phiếu....................................................... 2
1.2 Trái phiếu doanh nghiệp..................................................................................... 4
1.2.1 Khái niệm và tính chất của trái phiếu doanh nghiệp.......................................... 4
1.2.2 Phân loại trái phiếu doanh nghiệp...................................................................... 5
1.2.3 Ưu điểm của phương thức tài trợ vốn bằng trái phiếu doanh nghiệp ................ 8
1.3 Thị trường trái phiếu doanh nghiệp...................................................................10
1.3.1 Khái niệm ..........................................................................................................10
1.3.2 Vai trò của việc phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp .........................11
1.3.3 Những thành viên của thị trường trái phiếu doanh nghiệp ...............................12
1.3.3.1 Chủ thể phát hành .............................................................................................12
1.3.3.2 Chủ thể đầu tư ...................................................................................................13
1.3.3.3 Các tổ chức tài chính trung gian.......................................................................13
1.3.4 Phương thức phát hành và hình thức giao dịch trên thị trường trái phiếu doanh
nghiệp................................................................................................................14
1.3.4.1 Phương thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp .............................................14
1.3.4.2 Các hình thức giao dịch trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp....................15
1.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thị trường trái phiếu
doanh nghiệp .....................................................................................................16
1.3.5.1 Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô .....................................................................16
1.3.5.2 Khung pháp lý và hệ thống quản lý cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp...17
1.3.5.3 Gây dựng lòng tin cho công chúng đầu tư đối với thị trường ..........................17
1.3.5.4 Phát triển thị trường sơ cấp..............................................................................18
1.3.5.5 Phát triển thị trường thứ cấp ............................................................................18
1.3.5.6 Xây dựng hệ thống đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ .................................19
1.3.6 Rủi ro khi đầu tư trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp ................................19
1.4 Khảo sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp của một số quốc gia và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam .......................................................................................20
1.4.1 Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở một số quốc gia.....................................21
1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam..................................................................25
Kết luận Chương 1 ..........................................................................................................28
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP
TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA............................................................29
2.1 Khái quát quá trình phát triển doanh nghiệp Việt Nam ....................................29
2.2 Thực trạng thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu Việt Nam............33
2.2.1 Thị trường chứng khoán....................................................................................33
2.2.2 Thị trường trái phiếu.........................................................................................36
2.3 Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam..................................................38
2.3.1 Cơ sở pháp lý cho sự hình thành và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Việt Nam ...........................................................................................................38
2.3.2 Thực trạng quá trình phát triển thị trường TPDN Việt Nam ............................41
2.3.3 Đánh giá tình hình hoạt động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam
trong thời gian qua theo mô hình SWOT..........................................................48
2.3.4 Nguyên nhân hạn chế sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại
Việt Nam trong thời gian qua............................................................................57
Kết luận Chương 2 ..........................................................................................................64
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM....................................................................................................65
3.1 Định hướng phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam...............65
3.1.1 Triển vọng phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp.................................65
3.1.2 Định hướng phát triển thị trường TPDN Việt Nam đến năm 2020. .................66
3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại VN..68
3.2.1 Nhóm giải pháp vĩ mô.......................................................................................68
3.2.1.1 Tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định.........................................................68
3.2.1.2 Hoàn thiện khung pháp lý cho sự phát triển thị trường TPDN ........................70
3.2.1.3 Nâng cao năng lực điều hành, hiệu quả quản lý và giám sát của các cơ quan
quản lý nhà nước đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp..........................75
3.2.1.4 Tăng cường lòng tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với thị trường
trái phiếu doanh nghiệp ....................................................................................75
3.2.1.5 Tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo kiến thức về chứng khoán cho các
doanh nghiệp và nhà đầu tư..............................................................................76
3.2.2 Nhóm giải pháp phát triển thị trường sơ cấp ....................................................77
3.2.2.1 Xây dựng chính sách khuyến khích phát hành trái phiếu doanh nghiệp ..........77
3.2.2.2 Chuẩn hóa thông tin và hệ thống công bố thông tin, tăng cường tính minh bạch
cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp ............................................................78
3.2.2.3 Xây dựng đường cong lãi suất chuẩn làm cơ sở tham chiếu cho thị trường trái
phiếu doanh nghiệp ...........................................................................................79
3.2.2.4 Khuyến khích phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm chuyên nghiệp ........80
3.2.2.5 Đa dạng hóa các loại trái phiếu doanh nghiệp ................................................82
3.2.3 Nhóm giải pháp phát triển thị trường thứ cấp...................................................82
3.2.3.1 Xây dựng hệ thống giao dịch chuyên biệt cho thị trường TPDN......................83
3.2.3.2 Phát triển thị trường phi tập trung (OTC) ........................................................84
3.2.3.3 Phát triển các định chế tài chính trung gian, các nhà đầu tư chuyên nghiệp và
các nhà tạo lập thị trường.................................................................................86
3.2.3.4 Giải pháp hạn chế rủi ro trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp ..................87
3.2.4 Giải pháp đối với doanh nghiệp ........................................................................88
Kết luận Chương 3 ..........................................................................................................91
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- CNH – HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
- DN Doanh nghiệp
- DNNN Doanh nghiệp nhà nước
- ĐMTN Định mức tín nhiệm
- GDP Tổng sản phẩm quốc nội
- HASTC Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
- HOSE Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM
- NDT Nhân dân tệ Trung Quốc
- NHNN Ngân hàng nhà nước
- NHTM Ngân hàng thương mại
- OTC Thị trường giao dịch phi tập trung
- TNHH Trách nhiệm hữu hạn
- TPCP Trái phiếu chính phủ
- TPCQĐP Trái phiếu chính quyền địa phương
- TPDN Trái phiếu doanh nghiệp
- TTCK Thị trường chứng khoán
- TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán
- UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước
- USD Dollar Mỹ
- WTO Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG – BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 1.1 Cơ cấu các loại trái phiếu lưu hành ở Hàn Quốc
Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai
đoạn 1990 – 2008
Bảng 2.2 Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động vào 31/12 hàng năm
Bảng 2.3 Quy mô vốn của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2006
Hình 2.1 Chỉ số VN – Index năm 2008
Hình 2.2 Tỷ trọng thị trường trái phiếu trên GDP của Việt Nam so với các nước khu
vực Đông Á
Hình 2.3 Giá trị và tỷ trọng thị trường TPDN Việt Nam năm 2005 – 2007
Hình 2.4 Quy mô thị trường TPDN Việt Nam so sánh với các nước khu vực Đông Á
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ
TÀI.
au hơn 20 năm kể từ 1986 - thời điểm đánh dấu sự bắt đầu của quá trình chuyển đổi
nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý
của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã đạt được những thành quả
to lớn về mọi mặt rất đáng được ghi nhận. Nền kinh tế Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng
trưởng cao và ổn định, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, vai trò và vị thế
của Việt Nam ngày càng được khẳng định và củng cố vững chắc hơn trên trường thế
giới. Tuy vậy, để có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra trong chiến lược ổn định và
phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020 là phấn đấu đưa nước ta về cơ bản trở
thành một nước công nghiệp với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, tiếp tục duy trì tốc độ
tăng trưởng GDP hàng năm bình quân ở mức cao thì một trong những yếu tố đóng vai
trò quan trọng cho sự thành công đó là nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, với
sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) đã mở ra cánh cửa hội nhập ngày càng sâu rộng cho nền kinh tế Việt Nam nói
chung và các doanh nghiệp (DN) Việt Nam nói riêng. Đi kèm với những cơ hội là những
thách thức không nhỏ mà không phải bất cứ DN nào cũng có thể dễ dàng vuợt qua nếu
không có tiềm năng tài chính và nội lực vững mạnh. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc
để có thể đứng vững và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như thị
trường quốc tế vẫn còn không ít vấn đề đặt ra cần phải sớm giải quyết cho bản thân mỗi
DN như đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật công nghệ, tiết kiệm chi phí, nâng cao
năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng nghề
nghiệp cho người lao động … Để làm được những điều đó đòi hỏi các DN phải có tiềm
lực tài chính vững mạnh, phải không ngừng gia tăng và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn
cho đầu tư phát triển. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 350.000 DN và phấn đấu đến 2010
nước ta sẽ có khoảng 500.000 DN với nhiều loại hình khác nhau. Như vậy nhu cầu bổ
sung vốn để tái sản xuất và đầu tư cho những năm sắp tới là rất lớn và không thể chỉ
trông chờ vào nguồn lợi nhuận giữ lại từ phía DN mà cần phải huy động từ bên ngoài
S
theo nhiều hình thức như phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, vay tín dụng …
Tuy nhiên, một thực tế dễ thấy từ trước đến nay là phần lớn các DN Việt Nam vẫn còn
thói quen vay vốn theo cách truyền thống từ ngân hàng hoặc tìm kiếm các nguồn vốn
vay tín dụng ưu đãi của nhà nước hơn là tự huy động trên thị trường bằng cách phát hành
chứng khoán nợ. Với thói quen này vô tình các DN đã bỏ qua một kênh dẫn vốn quan
trọng đó là trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Bởi chi phí vốn huy động trái phiếu luôn
thấp hơn chi phí phát hành cổ phiếu hoặc vay ngân hàng.
Có thể thấy rằng với sự ra đời và đi vào hoạt động của thị trường chứng khoán
trong thời gian qua đã khẳng định sự cần thiết và tính tất yếu phải tạo ra kênh huy động
vốn trung và dài hạn mới cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và các DN nói riêng. Thế
nhưng thực tế hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian vừa qua, đặc
biệt là giai đoạn phát triển quá nóng trong hai năm 2006 – 2007 cho thấy các DN vẫn
còn quá chú trọng vào việc huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu mà chưa quan
tâm đến những tiện ích cũng như lợi thế của việc tài trợ vốn thông qua phát hành TPDN.
Trong khi TPDN được đánh giá là một kênh huy động vốn tích cực và hiệu quả, thị
trường TPDN giữ một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của thị trường vốn
nhưng nó vẫn chưa thu hút được sự quan tâm đúng mức từ phía các DN. Vậy đâu là
những nguyên nhân?
Năm 2008, thị trường tài chính Việt Nam cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng và
tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, do đó khả năng huy động vốn để tái sản
xuất và đầu tư phát triển của các DN cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Thị trường chứng
khoán Việt Nam liên tục mất điểm khiến cho việc huy động vốn cổ phần càng trở nên
khó khăn hơn, trong khi lãi suất trên thị trường tín dụng lại không ngừng gia tăng từ
những tháng đầu năm 2008 khiến cho khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các DN
không hề dễ dàng. Trong bối cảnh đó, một số DN đã tính đến phương án huy động vốn
thông qua việc phát hành trái phiếu. Phát hành TPDN đã thực sự trở thành một kênh huy
động vốn hiệu quả, là sự lựa chọn hấp dẫn và mang lại nhiều lợi ích cho các DN.
Về mặt chính sách, phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam nói chung và thị
trường TPDN nói riêng cũng đã được Chính phủ quan tâm và cụ thể hóa trong “Đề án
phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”. Năm
2009, Chính phủ định hướng sẽ huy động một lượng vốn lớn qua thị trường trái phiếu
đồng thời bảo lãnh cho các DN huy động vốn thông qua phát hành TPDN. Bộ Tài chính
cũng đưa ra một số định hướng nhằm phát triển thị trường TPDN như: khuyến khích DN
huy động vốn trực tiếp trên thị trường, hạn chế sự phụ thuộc vào việc cấp vốn qua kênh
tín dụng, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý …
Mặc dù TPDN đang nhận được sự quan tâm từ phía nhà nước lẫn DN, giao dịch
trên thị trường TPDN Việt Nam hiện có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông
Nam Á nhưng các tổ chức tài chính chuyên nghiệp vẫn chưa xếp thị trường TPDN Việt
Nam vào loại thị trường phát triển và cho rằng vẫn còn tồn tại một số yếu tố kìm hãm sự
phát triển đi lên của thị trường này. Để phát triển thị trường TPDN Việt Nam tương xứng
với tiềm năng của nó, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn đầu tư phát triển của nền kinh tế
trong thời kỳ mới - thời kỳ hội nhập, góp phần thành công vào sự nghiệp công nghiệp
hóa - hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước, vẫn còn không ít vấn đề liên quan đến thị
trường TPDN cần được quan tâm xem xét dưới nhiều góc độ. Hơn lúc nào hết, việc đi
vào nghiên cứu cơ sở lý luận, tìm hiểu thực trạng, phân tích đánh giá nguyên nhân và
những mặt hạn chế còn tồn tại trong quá trình phát triển của thị trường TPDN, từ đó đề
xuất những cơ chế, chính sách và giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện và thúc đẩy thị
trường TPDN phát triển, góp phần nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư trung – dài hạn
cho các DN là vấn đề hết sức cấp bách và cần thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý
luận lẫn thực tiễn.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tác giả đã mạnh dạn đi vào nghiên cứu đề tài:
“PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM” để
làm Luận văn Thạc sĩ kinh tế.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến trái phiếu doanh
nghiệp và thị trường trái phiếu doanh nghiệp, kinh nghiệm phát triển thị trường trái phiếu
doanh nghiệp ở một số nước trong khu vực và trên thế giới. Trên cơ sở đó, đề tài đi vào
nghiên cứu đánh giá thực trạng, tìm hiểu các nguyên nhân, phân tích những mặt còn tồn
tại của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, từ đó đề xuất những giải pháp khả thi nhằm
hoàn thiện và phát triển bền vững thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam trong thời
gian tới, góp phần từng bước phát triển thị trường vốn, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát
triển ngày càng cao cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam
nói riêng.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Đề tài nghiên cứu tổng quát kênh huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu
nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển của các doanh nghiệp. Tuy
nhiên, đây cũng là một lĩnh vực nghiên cứu rất mới và phức tạp, đòi hỏi phải có sự phối
hợp đồng bộ của nhiều yếu tố, nhiều lĩnh vực khác nhau. Do giới hạn về thời gian và
chuyên ngành nghiên cứu nên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thị trường trái phiếu
doanh nghiệp ở tầm vĩ mô, trên cơ sở tập hợp phân tích số liệu hoạt động của thị trường
từ năm 1994 đến năm 2008, từ đó nhận định tình hình chung và đề ra những giải pháp
hoàn thiện về cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại
Việt Nam phát triển hơn nữa. Đề tài không đi sâu vào những nghiệp vụ chi tiết của thị
trường.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện đề tài là nghiên cứu tổng hợp
cơ sở lý luận, phương pháp thống kê lịch sử và phương pháp tổng hợp, so sánh để đánh
giá thực trạng hoạt động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian
qua trên cơ sở quán triệt quan điểm học thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
Chủ nghĩa Mac – Lê nin, từ đó vận dụng kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực
và trên thế giới làm cơ sở để đề xuất những giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy thị trường
trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam phát triển hơn.
5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI.
Ngoài phần mở đầu, các danh mục bảng biểu, kết luận và phụ lục; đề tài được chia
thành 3 chương như sau:
CHƯƠNG 1. TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
DOANH NGHIỆP.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP
TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM.
1
CHƯƠNG 1
TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP VÀ THỊ TRƯỜNG
TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP
1.1 Trái phiếu.
1.1.1 Khái niệm và đặc đi