Luận văn Phong cách nguyễn tuân qua tuỳ bút kháng chiến (1946 - 1954)

Nguyễn Tuân là một trong chín nhà văn được chọn học trong chương trình phổ thông với tư cách là tác gia tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hi ện đại . Ông là một trong số không nhiều nhà văn đã tạo được cho mình một phong cách sáng tạo nghệ thuật độc đáo và có nhiều cống hiến cho văn chương Việt Nam thế kỷ XX. Nguyễn Tuân để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ với những trang viết độc đáo và tài hoa. Ông xứng đáng được coi là một nghệ sĩ lớn. Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1). Văn nghiệp của Nguyễn Tuân trải qua hai giai đoạn trước và sau cách mạng. Với thể loại tuỳ bút, Nguyễn Tuân đã tìm được cho mình một hướng đi riêng, mà cho đến nay chưa ai vượt qua được. Tu ỳ bút đã thực sự trở thành “lãnh địa” của Nguyễn Tuân. Ông được tôn vinh là nhà tuỳ bút số một của Việt Nam. Ông để lại được dấu ấn và tên tuổi của mình chính là nhờ thể tài này.

pdf95 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3548 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phong cách nguyễn tuân qua tuỳ bút kháng chiến (1946 - 1954), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM -----------  ----------- BÙI THỊ ANH CHUNG PHONG CÁCH NGUYỄN TUÂN QUA TUỲ BÚT KHÁNG CHIẾN (1946 - 1954) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN , NĂM 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM -----------  ----------- BÙI THỊ ANH CHUNG PHONG CÁCH NGUYỄN TUÂN QUA TUỲ BÚT KHÁNG CHIẾN (1946 - 1954) Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học : PSG. TS. TÔN THẢO MIÊN THÁI NGUYÊN , NĂM 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Lêi c¶m ¬n Sau mét thêi gian häc tËp vµ nghiªn cøu, t«i ®· hoµn thµnh luËn v¨n th¹c sÜ khoa häc Ng÷ v¨n víi ®Ò tµi: Phong c¸ch NguyÔn Tu©n qua tuú bót kh¸ng chiÕn (1946 - 1954). §Ó thùc hiÖn ®•îc luËn v¨n, ngoµi sù nç lùc, cè g¾ng cña b¶n th©n t«i ®· ®•îc sù d¹y b¶o, ®éng viªn gióp ®ì cña c¸c thÇy c« gi¸o, b¹n bÌ ®ång nghiÖp vµ gia ®×nh. T«i xin bµy tá sù kÝnh träng vµ lßng biÕt ¬n s©u s¾c ®Õn PGS.TS. T«n Th¶o Miªn - ng•êi ®· tËn t×nh h•íng dÉn, chØ b¶o t«i trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn ®Ò tµi. T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n Ban Gi¸m hiÖu, khoa Sau ®¹i häc, Ban chñ nhiÖm khoa Ng÷ v¨n, Tæ bé m«n V¨n häc ViÖt Nam, c¸c thÇy c« gi¸o tr•êng §¹i häc S• ph¹m Th¸i Nguyªn ®· t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho t«i trong suèt qu¸ tr×nh häc tËp vµ nghiªn cøu. T«i xin göi lêi c¶m ¬n s©u s¾c tíi gia ®×nh vµ ng•êi th©n, xin c¶m ¬n anh em, b¹n bÌ vµ ®ång nghiÖp ®· ®éng viªn gióp ®ì t«i thùc hiÖn thµnh c«ng luËn v¨n nµy. Th¸i Nguyªn, ngµy 02 th¸ng 10 n¨m 2007 T¸c gi¶ luËn v¨n Bïi ThÞ Anh Chung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 MỤC LỤC Mở đầu.......................................................................................................... 1 I. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 II. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 2 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 9 IV. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 9 V. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 10 VI. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 10 VII. Kết cấu của luận văn .............................................................................. 11 Nội dung...................................................................................................... 12 Chƣơng 1. Từ phong cách nhà văn đến quan niệm chung về thể tài tuỳ bút và phong cách tùy bút của Nguyễn Tuân ............................................. 12 1.1. Khái niệm phong cách nghệ thuật .......................................................... 12 1.2. Khái niệm về thể tuỳ bút......................................................................... 16 1.3. Nguyễn Tuân và thể tuỳ bút .................................................................... 18 1.4. Tuỳ bút kháng chiến của Nguyễn Tuân – dấu ấn sáng tạo của một chặng đường .......................................................................................................... 22 Chƣơng 2. Những đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua tuỳ bút kháng chiến (1946 - 1954 ) .................................................................... 30 2.1. Từ kẻ lãng du đến con người nhập cuộc .................................................. 30 2.2. Những đặc điểm chung về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân .............. 34 2.3. Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua tuỳ bút kháng chiến.................. 39 2.3.1. Cảm hứng nghệ thuật bao trùm: Kháng chiến như một phong hội mới ... 39 2.3.2. Sự chuyển biến và thống nhất phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua tuỳ bút kháng chiến ...................................................................................... 54 Chƣơng 3. Phong cách ngôn ngữ trong tuỳ bút kháng chiến của Nguyễn Tuân.............................................................................................. 63 3.1. Cơ sở hình thành ngôn ngữ nghệ thuật Nguyễn Tuân ............................... 63 3.1.1. Nguyễn Tuân với tình yêu tiếng việt tha thiết ....................................... 63 3.1.2. Nguyễn Tuân - một bậc thầy về ngôn từ .............................................. 64 3.2. Ngôn từ nghệ thuật trong tuỳ bút kháng chiến của Nguyễn Tuân .............. 66 3.2.1. Từ ngữ được lựa chọn trong miêu tả .................................................... 67 3.2.2. Sự lạ hoá trong sáng tạo từ ngữ của Nguyễn Tuân................................. 69 3.3. Câu văn và giọng điệu nghệ thuật ........................................................... 73 3.3.1. Câu văn nghệ thuật .............................................................................. 73 3.3.2. Giọng điệu nghệ thuật ......................................................................... 84 Kết luận .................................................................................................... 93 Tài liệu tham khảo ..................................................................................... 95 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Nguyễn Tuân là một trong chín nhà văn được chọn học trong chương trình phổ thông với tư cách là tác gia tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông là một trong số không nhiều nhà văn đã tạo được cho mình một phong cách sáng tạo nghệ thuật độc đáo và có nhiều cống hiến cho văn chương Việt Nam thế kỷ XX. Nguyễn Tuân để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ với những trang viết độc đáo và tài hoa. Ông xứng đáng được coi là một nghệ sĩ lớn. Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1). Văn nghiệp của Nguyễn Tuân trải qua hai giai đoạn trước và sau cách mạng. Với thể loại tuỳ bút, Nguyễn Tuân đã tìm được cho mình một hướng đi riêng, mà cho đến nay chưa ai vượt qua được. Tuỳ bút đã thực sự trở thành “lãnh địa” của Nguyễn Tuân. Ông được tôn vinh là nhà tuỳ bút số một của Việt Nam. Ông để lại được dấu ấn và tên tuổi của mình chính là nhờ thể tài này. 2. Sau Cách mạng Tháng tám, cùng với tuỳ bút Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi, Tuỳ bút kháng chiến đã góp phần bộc lộ rõ thêm phong cách độc đáo, tài hoa và cả khuynh hướng “muốn được cống hiến với tất cả trái tim nhiệt thành cùng cái đầu uyên bác của nhà văn đối với công cuộc đấu tranh và dựng xây đất nước”. Có thể nói, trong những trang tuỳ bút độc đáo của mình nhà văn đã diễn tả được “mọi niềm vui và nỗi đau giằng xé của thời đại giông bão này” (Trích Điện chia buồn của các nhà văn Liên Xô, 1.8.1987, VN số 32,1987). 3. Nguyễn Tuân là nhà văn luôn luôn có ý thức khám phá và cống hiến tài năng của mình cho văn chương. Ông đã từng thử sức ngòi bút của mình qua nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết... nhưng tuỳ bút là thể loại mà ông thành công nhất. Từ trước đến nay, đã có khá nhiều công trình khảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 sát, nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Tuân ở nhiều góc độ khác nhau. Song, để tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu vào đặc điểm nghệ thuật tuỳ bút Nguyễn Tuân qua Tuỳ bút kháng chiến, làm rõ hơn phong cách Nguyễn Tuân thì gần như chưa có công trình nào thực hiện một cách hệ thống. Bên cạnh đó, với tinh thần đổi mới phương pháp và quan điểm dạy học môn Văn trong nhà trường phổ thông là chú ý dạy theo hệ thống thể loại cùng với tiến trình phát triển của văn học, chúng tôi đã lựa chọn thể loại tuỳ bút của Nguyễn Tuân để nghiên cứu. Đó là những lý do cơ bản để chúng tôi chọn Phong cách Nguyễn Tuân qua tuỳ bút kháng chiến (1946-1954) làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình. II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Nguyễn Tuân là một tác gia văn học lớn. Ông khẳng định tài năng thực sự của mình ở thể tài tuỳ bút. Có thể nói, tuỳ bút Nguyễn Tuân đã trở thành đối tượng thu hút được sự quan tâm và chú ý của đông đảo bạn đọc cũng như các nhà nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Tuân nói chung, tuỳ bút Nguyễn Tuân nói riêng với nhiều cấp độ, nhiều nội dung khác nhau, nhưng ở đây chúng tôi muốn nói đến những chuyên gia đã dành nhiều tâm huyết và công sức cho nhà văn Nguyễn Tuân, như Nguyễn Đăng Mạnh, Phong Lê, Vương Trí Nhàn, Hà Văn Đức....Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định“Nguyễn Tuân là một hiện tượng văn học phức tạp”. Trước Cách mạng, do bất hoà với xã hội, ông sống ngông nghênh, quay lưng với thực tại, chỉ coi trọng cái tôi vị kỷ của mình. Nhưng sau Cách mạng, Nguyễn Tuân đã có nhiều thay đổi. Không hoàn toàn đoạn tuyệt ngay với quá khứ, nhưng ông đã nhận thấy ý nghĩa của cuộc sống khi hoà mình vào nhân dân. Nguyễn Tuân cùng đi, cùng nghĩ, cùng sống với bộ đội, với quần chúng lao động. Bởi vậy Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Cách mạng tháng Tám đã cứu sống Nguyễn Tuân”. Cách mạng tháng Tám là cơn bão táp may mắn, giúp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 Nguyễn Tuân hồi sinh trong niềm vui lớn của đất nước. “Mê say với ánh sáng trắng vừa giải phóng, tôi đã là một dạ lữ khách không mỏi, quên ngủ của một đêm phong hội mới”... Nguyễn cũng sáng suốt bốc cho mình một vị thuốc nữa: Phải đấu tranh tư tưởng, tiêu diệt con người cũ, phải “lột xác”. Nguyễn Tuân đã tiến hành một cuộc “Cách mạng” trong lòng mình. Sự chuyển biến thực sự của ngòi bút Nguyễn Tuân sau Cách mạng, có thể xem như bắt đầu từ Đường vui. Đây là kết quả của một chuyến đi dài, không phải như anh chàng Bạch ngày xưa xê dịch trên xe, trên tàu, thui thủi một mình, mà đi bộ “mình cưỡi lên mình mà trườn qua núi sông đẫm mùi thuốc súng.” Tiếp theo Đường vui (1949), Nguyễn Tuân viết Tình chiến dịch (1950). Hai tác phẩm như cùng được viết trong một mạch văn, một hơi văn, nhưng thực ra, có những điểm khác nhau quan trọng. So với Đường vui, ở Tình chiến dịch tác giả nhập cuộc hơn vào cuộc chiến đấu của dân tộc. Trong bài "Thể tài tuỳ bút của Nguyễn Tuân”, Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định phong cách nghệ thuật độc đáo và sự tài hoa của nhà văn này qua thể tài tuỳ bút. Theo Giáo sư Phong Lê: “Tên tuổi của Nguyễn Tuân gắn với trào lưu văn học lãng mạn trong văn học Việt Nam sau đại chiến thế giới lần thứ hai”. Trước cách mạng, Nguyễn Tuân “thất vọng trước hiện tại, nhà văn quay về quá khứ, nhấm nháp những Vang bóng một thời, những thú chơi được xem là thanh lịch như ướp hương bưởi, thả thơ, đánh thơ...đó là cả một sự bế tắc nằm trong sự bế tắc chung của nền văn học công khai, dưới ách thống trị của thực dân trong xã hội cũ. Khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân chính là một trong số các nhà văn lãng mạn hiếm hoi ngay từ đầu đã có cái may mắn tiếp nhận được ánh sáng mới, để tìm ra con đường giải thoát cho cuộc sống và nghệ thuật của mình. Nhà văn đã hồ hởi đi theo cách mạng và có lúc chan hoà vào dòng người, vui cái vui xuống đường trong những ngày đầu sau khởi nghĩa. Nhưng phải đến cuộc kháng chiến chống Pháp, sống trong đời sống của nhân dân, trong ngọn lửa của chiến đấu, con người và nghệ thuật của Nguyễn Tuân mới có điều kiện “gột rửa” dần những mặt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 tiêu cực để hướng vào quỹ đạo của văn nghệ cách mạng. Tuỳ bút Đường vui chính là tác phẩm mở đầu đánh dấu một giai đoạn sáng tác mới của Nguyễn Tuân, là minh chứng cho sự “nhập cuộc” của nhà văn với cách mạng và kháng chiến. Nhưng phải đến Tình chiến dịch mới cho ta thấy hình ảnh một Nguyễn Tuân thật gần gũi. Ông đã thực sự hoà mình vào cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân, ông đã đi cùng bộ đội, nhân dân trên các nẻo đường kháng chiến gian nan. Cuộc kháng chiến đã mang lại cho Nguyễn Tuân những tình cảm mới mà ông gọi là “nếp tình cảm mới”. Tình cảm đó không có trong các trang viết trước đây của Nguyễn Tuân. Những mối “tình đơn vị”, “tình chiến dịch”, hoặc cái “nỗi nhớ miên man” nó gắn bó con người với nhau. Sau cách mạng, căn bản đã hết rồi cái say sưa tự nhấm nháp mình, Nguyễn Tuân còn phấn đấu đi xa hơn thế. Trong sáng tác của ông đã dần dần xuất hiện những con người kháng chiến mà ông yêu mến khâm phục: anh giao thông “Dầu Gáo”, anh biệt động, anh tự vệ thủ đô, anh du kích liên xã... Trong cái cố gắng “không viết tuỳ theo bút”, có lúc ông đã thử bước sang địa hạt truyện ngắn để dựng hẳn một chân dung quần chúng cách mạng như trong Những con đò danh dự (Độc lập, số 23, tháng 6 1950), hoặc một khung cảnh chiến thắng với nhiều tâm trạng, nhiều khuôn mặt khác nhau của quân dân vùng địch hậu như trong Thắng càn (1954). Có thể nói: Con đường đi của Nguyễn Tuân trong ba mươi năm qua là con đường có nhiều bước thăng trầm. Ông đi vào đời sống, xuất phát từ đời sống (chứ không phải từ cá nhân mình), gắn bó, chan hoà với quần chúng (chứ không phải đứng tách ra ngoài), tin ở cách mạng, và rèn luyện mình theo lập trường và quan điểm của Đảng. Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Vương Trí Nhàn trong bài“Nhà văn Nguyễn Tuân” đã viết “Nên hiểu sự khinh bạc lộ liễu của Nguyễn Tuân trước Cách mạng chẳng qua cũng là một cách nhà văn tự mài sắc mình để làm nghề cho thật đắt, chúng ta sẽ không quá thành kiến với nó, và có thể hiểu tại sao, nó lại tồn tại đồng thời với những phẩm chất ngược lại, như tinh thần phục thiện và một tấm lòng biết thông cảm. Chẳng phải từ sau Cách Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 mạng, khi không còn thật cần thiết cho nghề nữa, thói quen khinh bạc đó đã được gội rửa rất nhiều?” [24;tr.30]. Vương Trí Nhàn quan niệm tuỳ bút là một thể loại “rất kén tác giả. Ấy vậy mà tên tuổi Nguyễn Tuân lại gắn với mảnh đất đáng gọi là “tử địa” ấy. Ông là nhà tuỳ bút số một của văn học Việt Nam hiện đại; sau ông người ta mới gượng gạo nhắc tới vài tên tuổi khác cũng có đôi ba phen thử sức trong nghề - ấy là sau khi họ phải vượt qua con đường khốn khó, hai bên là hai cái vực: hoặc là viết giống Nguyễn Tuân ; hoặc không phải tuỳ bút.” Ông đưa ra kết luận về sự gắn kết của Nguyễn Tuân với thể tài tuỳ bút: “Nó là một bộ phận của con người ông, ông sống với nó và cũng được chết với nó.” Vương Trí Nhàn khẳng định: “Những gì xảy ra trong đời sáng tác của Nguyễn Tuân những năm sau 1945, làm chứng cho điều đó”. Trong cuộc tranh luận về nghệ thuật ở Việt Bắc tháng 7 năm 1949, khi bàn đến Đường vui, Nguyên Hồng nhận xét “anh yêu mình nhiều quá, dựng mình lên nhiều quá.”; còn một cán bộ văn nghệ khác thì bảo “tôi có cảm tưởng là anh đi trên bờ suối, đi trên đường để ngắm cảnh”, những điều này không phải Nguyễn Tuân không biết và ông đã khổ vì nó lắm lắm, trong cơn lúng túng, ông đổ tội cho thể tài. Trong một buổi họp, chính Nguyễn Tuân đã phát biểu: “Nhân nói đến tuỳ bút, tôi có ý kiến là chúng ta ghi chép tài liệu đã nhiều. Bây giờ là thời kì viết tiểu thuyết, đừng viết tuỳ bút nữa.” Một chỗ khác, ông nói rõ hơn: “Người viết tiểu thuyết có điều kiện khách quan hơn”. “Riêng tôi, ở tuỳ bút, tôi dễ phóng túng.” Rồi, làm đúng như điều mình tính, một số tác phẩm ra sau Đường vui, đều được ông gọi là tiểu thuyết. Chỉ có một điều hơi phiền: những tiểu thuyết này không hay, hơn thế nữa, những người tinh tường nhận ra rằng nó chỉ tiểu thuyết ở cái vỏ, còn hơi văn, giọng điệu, vẫn là tuỳ bút. Có lẽ vì cũng nhận ra rằng sự thực là như thế, nên khi tập hợp những gì đã viết hồi ở Việt Bắc, và mới về Hà Nội, Nguyễn Tuân gọi chung chúng là tuỳ bút: Tuỳ bút kháng chiến, Tuỳ bút kháng chiến hoà bình . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 Tác giả Hà Văn Đức với “Tuỳ bút Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám” đã khẳng định: “Có nhiều nhà văn viết tuỳ bút, nhưng hiếm có một cây bút nào lại thuỷ chung gắn bó với nó suốt một đời sáng tác như Nguyễn Tuân. Ông gắn với bó với thể loại tuỳ bút và tạo dựng được cho mình một phong cách riêng ở thể loại này, bởi nó phù hợp với sở trường cũng như cá tính của ông.”, và “tuỳ bút Nguyễn Tuân không chỉ giàu chất hiện thực, mang tính thời sự cao, mà còn đậm đà chất trữ tình, thơ mộng. Chất tình cảm trong tuỳ bút Nguyễn Tuân trước cách mạng thường là buồn, phản ánh cái tâm trạng bức bối, chán chường của tác giả trước một cuộc đời tù túng, tẻ nhạt (Thiếu quê hương). Sau Cách mạng tháng Tám, cảm xúc và suy nghĩ của Nguyễn Tuân có nhiều thay đổi: say mê, nhiệt tình và lạc quan hơn...” [24;tr.140]. Nhiều thiên tuỳ bút sau cách mạng (nhất là trong tuỳ bút Sông Đà) là những áng văn trữ tình giàu chất thơ. Phan Cự Đệ cũng có những nhận xét và đánh giá tinh tế về nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân. Ông luôn có sự so sánh những biến đổi về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân ở hai giai đoạn trước và sau cách mạng: “giờ đây tác phẩm Nguyễn Tuân vẫn thường lưu ý chúng ta đến góc độ thẩm mĩ trong cuộc sống hàng ngày bận rộn, đề nghị một lối sống đẹp, nhã nhặn, thanh lịch. Trước cách mạng, trong tác phẩm Nguyễn Tuân đã hình thành một phong cách tài hoa và độc đáo...Khi thế giới quan và phương pháp sáng tác đã chuyển biến về cơ bản thì phong cách nghệ thuật cũng thay đổi theo. Tuy nhiên, phong cách mới không phủ định phong cách cũ một cách tuyệt đối mà có sự phê phán và kế thừa. Nhiều hình tượng và môtíp, nhiều thủ pháp nghệ thuật được lặp lại và mang một ý nghĩa mới qua những hình tượng gió, con đường, dòng sông, sân ga, biên giới...có thể thấy được sự lớn lên, sự chuyển biến trong phong cách Nguyễn Tuân” [24; tr.114]. Còn có thể kể đến tác giả Tôn Thảo Miên với một số bài viết về Nguyễn Tuân, như "Nguyễn Tuân- tài hoa văn chương", "Nguyễn Tuân- dấu ấn của cá tính sáng tạo". Trong đó tác giả vừa giới thiệu một cách khái quát về sự nghiệp sáng tác, vừa đi sâu tìm hiểu cá tính sáng tạo của nhà văn. Tôn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 Thảo Miên viết “Tìm hiểu quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân chúng ta sẽ thấy được sự chuyển biến về tư tưởng cũng như phong cách nghệ thuật của ông giữa hai mốc lịch sử trước và sau cách mạng tháng Tám"[24; tr22]. Theo tác giả, mặc dù Nguyễn Tuân là một nhà văn đến với cách mạng khá sớm, có thể nói là ngay từ những ngày đầu tiên, nhưng từ Lột xác đến Chùa Đàn sự quyết tâm từ bỏ con người cũ, cuộc sống cũ dường như mới thể hiện ở phương diện lý thuyết. Còn trên thực tế, Nguyễn Tuân vẫn chưa đoạn tuyệt hẳn với nó. Ngay ở Đường vui một thiên tuỳ bút được coi là có sự chuyển biến thực sự của ngòi bút Nguyễn Tuân sau cách mạng thì người đọc vẫn thấy thấp thoáng một Nguyễn Tuân ham “xê dịch”, ham đi: “...đi bao giờ cũng vui. Chỉ những lúc ngừng mới là hết thú”. Tất nhiên, không giống với trước cách mạng, Nguyễn chỉ đi một mình, lang thang cô độc. Đi không mục đích, không phương hướng. Bây giờ Nguyễn đi cùng với nhân dân, với bộ đội, và Nguyễn đã nhận thấy “sức mạnh của đất nước luôn luôn hiện hình trên từng tấc gang đường xa”. Đường vui là bài ca của một con người mang tâm trạng náo nức, tươi vui, tin tưởng đi vào cuộc kháng chiến. Chất nghệ sĩ, chất lãng mạn, “chất công dân” trong con người Nguyễn Tuân đã tạo nên những trang viết thật hồn nhiên, thật xúc động. Tình chiến dịch là sự tiếp nối âm hưởng sôi động của cuộc kháng chiến được bắt đầu từ tuỳ bút Đường vui. Nếu ở Đường vui Nguyễn Tuân mới chỉ đứng bên lề cuộc chiến đấu với tư cách là người quan sát thì ở Tình chiến dịch ông là một chiến sĩ- nhà văn. Tuy ông không trực tiếp tham gia vào các trận đánh, nhưng ông cũng theo sát bộ đội trong các cuộc hành quân, cũng sống ở chiến khu, cũng vào đồn địch, cũng làm công tác dân vận... Có lẽ, Nguyễn Tuân muốn chứng minh cho sự Lột xá
Luận văn liên quan